Đánh thuế ở tất cả cáckhâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa ở trong nước, khâu nhậpkhẩu, lưu thông hàng nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ làphần giá trị mới t
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KÌ
MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ SỐ 06 : Phân tích, đánh giá và nêu ví dụ minh hoạ đối với các quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
HÀ NỘI – 2022
HỌ TÊN : BÙI THỊ KHÁNH LINH
MSSV : 441346
LỚP : N02 – TL1
NHÓM : 09
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Giá trị gia tăng: GTGT
Ngân sách nhà nước: NSNN
Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 và các Luật sửa đổi Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2013, 2014, 2016: Luật Thuế GTGT
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Khái quát về pháp luật thuế giá trị gia tăng 1
1 Khái niệm về thuế giá trị gia tăng 1
2 Đặc điểm thuế giá trị gia tăng 1
II Các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật 2
1 Quy định pháp luật về phương pháp khấu trừ thuế GTGT 2
2 Quy định pháp luật về phương pháp tính trực tiếp trên GTGT 8
III Ví dụ thực tiễn và đánh giá thực tiễn áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 10
1 Ví dụ về phương pháp khấu trừ thuế 10
2 Ví dụ về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 11
3 Đánh giá thực tiễn áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.………… ………11
IV Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 12
1 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về phương pháp khấu trừ thuế 12
2 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 13
3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4MỞ ĐẦU
Mỗi sắc thuế sẽ có những đặc trưng riêng biệt, được quy định bởi các văn bản khác nhau và mang những chức năng khác nhau Do đó việc tính thuế trên mỗi sắc thuế sẽ có những phương pháp tính khác nhau Trong số sắc thuế thì thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch
vụ Để hiểu rõ hơn về các phương pháp tính thuế GTGT em xin chọn đề số 06: “Phân tích, đánh giá và nêu ví dụ minh hoạ đối với các quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.” để làm bài tập học kỳ
NỘI DUNG
I Khái quát về pháp luật thuế giá trị gia tăng
1 Khái niệm về thuế giá trị gia tăng
Theo Điều 2 Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 và các Luật sửa đổi Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2013, 2014, 2016 (Luật Thuế GTGT) quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
2 Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Thứ nhất, thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất rộng Mọi chủ thể tồn tại trong xã hội đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho nền kinh tế xã hội
Thứ hai, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế giá trị tăng áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng
Trang 5Thứ ba, tổng không đổi theo giai đoạn lưu thông Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa ở trong nước, khâu nhập khẩu, lưu thông hàng nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên tổng số thuế GTGT phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu
Thứ tư, thuế GTGT được nộp vào Ngân sách nhà nước (NSNN) theo mức độ tiêu thụ và thông qua giá cả của hàng hóa dịch vụ, là loại thuế gián thu Tính chất gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau Ưu điểm của thuế gián thu là hạn chế được sự phản ứng về thuế từ người gánh chịu thuế, nhưng nhược điểm là không tạo ra
sự bình đẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập chênh lệch
3 Vai trò
- Điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT;
- Khoản thu quan trọng trong Ngân sách nhà nước;
- Công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế
II Các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật
Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT
và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT1
1 Quy định pháp luật về phương pháp khấu trừ thuế GTGT
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 10 Luật Thuế GTGT:
1 Theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế GTGT
2
Trang 6“1 Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.”
Nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là số thuế GTGT phải nộp được tính trên cơ sở số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Số thuế ở đây được xác định một cách trực tiếp, là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất lưu thông mà không phải phần GTGT được xác định trực tiếp qua các khâu
a Điều kiện áp dụng
Điều kiện áp dụng được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế GTGT:
Trang 7“2 Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.”
Kế toán là việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành.2
Hóa đơn là những chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật Hóa đơn GTGT là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Như vậy, cơ sở kinh doanh được áp dụng phương pháp trừ thuế nếu cơ
sở đó thực hiện đầy đủ chế độ kế toán đã nêu trên và có hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
b Đối tượng áp dụng
Phương pháp khấu trừ áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn cụ thể: cơ sở kinh doanh đang hoạt động được
áp dụng khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
Thứ nhất, có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT được xác định như sau:
2 Khoản 7 Điều 4 Luật Kế toán năm 2015
4
Trang 8- Doanh thu hàng năm do cơ sở kinh doanh tự xác định, căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết
kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế quý 03 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 02 năm liên tục
- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoạt động không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu ước tính của năm như sau: Tổng cộng chi tiêu “Tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng hoạt động sản xuất kinh doanh chia (:) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh nhân (x) 12 tháng
- Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong cả năm thì xác định theo doanh thu của năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh
- Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong một thời gian trong năm thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh
- Kết quả xác định doanh thu của năm nếu trên 1 tỷ đồng thì cơ sở đó áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, nếu không đạt doanh thu 01 tỷ thì cơ sở đó
áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp cơ sở đăng
ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
Thứ hai, cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới 01 tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
Trang 9- Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, hoặc
có hợp đồng theo địa điểm kinh doanh
- Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ
- Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã
Như vậy, cơ sở kinh doanh thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
c Công thức tính thuế
Số thuế GTGT
=
Số thuế GTGT đầu ra
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Đối với phương pháp khấu trừ thuế, số thuế được xác định một cách trực tiếp là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông mà không phải là phần GTGT được xác định trực tiếp qua các khâu Trong đó: Thuế GTGT đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế
đã xác định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hóa dịch vụ Được tính:
6
Trang 10Số thuế GTGT
=
đầu ra
Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra
ghi trên hóa đơn GTGT.
Thuế GTGT của hàng
hóa, dịch vụ bán ra ghi
trên hóa đơn GTGT
=
Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra
x
Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch
vụ đó
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT theo quy định của pháp luật Thuế suất được quy định rõ cho từng ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng hóa dịch vụ
Thuế GTGT ở khâu bán ra được xác định trên chứng từ, hóa đơn hợp lệ của chủ thể nộp thuế Pháp luật quy định trường hợp chứng từ không phản ánh số thuế GTGT hoặc chỉ ghi nhận giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ Nếu chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT: Những hóa đơn đặc thù như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết, trên hóa đơn có thể hiện giá đã bao gồm thuế GTGT thì kế toán phải tách thuế theo công thức:
Số thuế GTGT
đầu ra
= Giá thanh toán - Giá chưa thuế
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng hóa dịch vụ
Số thuế GTGT
Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
Điều kiện khấu trừ thuế được quy định tại Điều 12 Luật Thuế GTGT:
Trang 11Thứ nhất, đối với tài sản cố định đầu tư để sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT, phần thuế tương ứng giá trị tài sản đầu tư được xác định là thuế đầu vào để tính số thuế phải nộp
Thứ hai, không phải phần thuế giá trị gia tăng của mọi giá trị hàng hóa dịch vụ ở khâu mua vào đều được coi là phần thuế đầu vào Số thuế đầu vào được xác định tương ứng với phần hàng hóa, dịch vụ dùng cho hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT
Thứ ba, số thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào, kê khai trong tháng đó
Thứ tư, thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải đủ điều kiện luật định
Khoản 2 Điều 12 Luật Thuế GTGT quy định về những điều kiện đối với chủ thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
- Chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành chế độ hạch toán kế toán, chế độ sử dụng chứng từ hóa đơn theo quy định hiện hàng dành cho các chủ thể kinh doanh
- Đăng ký thuế, đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo đúng trình tự luật định
- Đăng ký với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
2 Quy định pháp luật về phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
a Khái niệm
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được quy định tại khoản 1 Điều
11 Luật Thuế GTGT:
8
Trang 12“1 Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý
GTGT của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.”
b Đối tượng áp dụng
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
Trang 13- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
c Công thức tính thuế:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Theo đó:
GTGT của
vàng, bạc, đá =
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra
-Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng
Chủ thể nộp thuế theo phương pháp trừ trực tiếp trong trường hợp này được pháp luật chỉ rõ là cơ sở chế tác, kinh doanh vàng bạc, đá quý mà không quy định chung chung
Căn cứ tính phần “giá trị tăng thêm” là giá thanh toán, tức là giá đã có thuế GTGT được xác định trong chứng từ, hóa đơn
Thuế suất được áp dụng cho cả hàng hóa dịch vụ mua vào và hàng hóa dịch vụ bán ra Đối với hàng hóa, dịch vụ ở khâu mua vào, nếu không chứng minh được đã bán ra, đã cung ứng, không được xác định là phần giá trị được phép trừ đi khi tính phần “giá trị gia tăng”
Theo khoản 2 Điều 11 Luật Thuế GTGT, ngoài trường hợp chủ thể kinh doanh vàng, bạc, đá quý, phương pháp tính trực tiếp được áp dụng đối với đối tượng là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh; doanh nghiệp, hợp tác xã có mức doanh thu dưới 1 tỷ đồng; cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam Công thức tính:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ
%
Trong đó:
- Tỷ lệ % được tính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11
10