1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích đánh giá dự án đầu tư cầu bắc kạn 2

101 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 195,76 KB

Cấu trúc

  • I. Khái niệm và ý nghĩa (1)
    • 1.1. Khái niệm (1)
    • 1.2. ý nghĩa (1)
  • II. Nội dung phân tích dự án đầu tư (1)
    • 2.1. Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế - xã hội tổng quan và thị trường của dự án (3)
    • 2.2. Phân tích dự án về mặt kỹ thuật (3)
    • 2.3. Phân tích dự án về mặt tài chính (4)
    • 2.4. Phân tích dự án về mặt kinh tế - xã hội (4)
    • 2.5. Phân tích dự án về mặt môi trường (5)
    • 2.6. Phân tích dự án về mặt chính trị, pháp lý (5)
  • III. Giá cả trong phân tích đánh giá dự án đầu tư (6)
    • 3.1. Giá tài chính (giá thị trường) (6)
    • 3.2. Giá kinh tế (giá mờ) (6)
  • IV. Nhân tố thời gian đánh giá dự án đầu tư (7)
    • 1. Cơ sở dữ liệu tính toán cho tương lai (0)
    • 2. Vấn đề giá trị (tiền) biến đổi theo thời gian (7)
  • V. Một số hệ thống các chỉ tiêu trong phân tích đánh giá dự án đầu tư (8)
    • 5.1. Nhóm các chỉ tiêu tĩnh (8)
      • 5.1.1. Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm KH: C SP (8)
      • 5.1.2. Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một sản phẩm (8)
      • 5.1.3. Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư, KH: R V (8)
      • 5.1.4. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn (9)
    • 5.2. Các chỉ tiêu động (9)
      • 5.2.2. Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng tương lai hoá. KH: MFV (10)
      • 5.2.3. Chỉ tiêu hệ số thu chi san đều hàng năm. KH:MAV (10)
      • 5.2.4. Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (11)
      • 5.2.5. Chỉ tiêu sinh lời BCR (11)
    • 5.3. Chỉ tiêu tỷ suất chiết khấu điều chỉnh độ rủi ro (12)
    • 5.4. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án (12)
    • 5.5. Phương pháp phân tích rủi ro hay xác định độ mạo hiểm của dự án (12)
  • I. Một số vấn đề chung về dự án đầu tư phát triển GTVT (13)
    • 1.1. Đặc điểm (13)
    • 1.2. Phân loại đầu tư phát triển GTVT (13)
  • II. Mô hình phân tích đánh giá dự án đầu tư GTVT (15)
    • 2.1. Sơ đồ tổng quát (15)
    • 2.2. Mô hình chi tiết phân tích đánh giá dự án đầu tư GTVT (16)
      • 2.2.1. Mô hình chi tiết và phân tích hiệu quả tài chính (16)
      • 2.2.2. Mô hình chi tiết phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư GTVT (18)
  • III. Xác định chi phí của dự án đầu tư GTVT (19)
    • 3.1. Chi phí trực tiếp của chủ đầu tư (19)
      • 3.1.1. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (19)
      • 3.1.2. Đối với dự án đầu tư phát triển vận tải (21)
    • 3.2. Chi phí không phản ánh trong giá cả thị trường (21)
  • IV. Lợi ích của dự án đầu tư phát triển GTVT (21)
    • 4.1. Lợi ích của chủ đầu tư (21)
      • 4.1.1. Lợi ích do giảm chi phí khai thác (21)
      • 4.1.2. Lợi ích do tiết kiệm thời gian (23)
      • 4.1.3. Lợi ích do giảm tai nạn (23)
    • 4.2. Lợi ích xã hội (23)
      • 4.2.1. Lợi ích cho người sử dụng (23)
    • 4.3. Các lợi ích xã hội khác (0)
  • Phần II. Giới thiệu về dự án cầu Bắc Kạn 2 (25)
    • I. Giới thiệu chung (25)
      • 1.1. Các yếu tố của dự án (25)
      • 1.2. Mục tiêu của dự án (25)
      • 1.3. Phạm vi nghiên cứu của dự án (25)
      • 1.4. Nội dung nghiên cứu (26)
    • II. Hiện trạng kinh tế - xã hội và giao thông khu vực nghiên cứu (26)
      • 2.1. Tình hình xã hội (26)
      • 2.2. Tình hình kinh tế thị xã Bắc Kạn (27)
      • 2.3. Hiện trạng giao thông khu vực (27)
        • 2.3.1. Giao lưu khu vực (27)
        • 2.3.2. Cầu hiện tại (27)
        • 2.3.3. Các dự án đang triển khai (28)
    • III. Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, những quy hoạch có liên quan, dự báo nhu cầu vận tải (28)
      • 3.1. Các định hướng kinh tế - xã hội, các quy hoạch có liên quan đến dự án (28)
        • 3.1.1. Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội (28)
        • 3.1.2. Quy mô dân số và đất đai (29)
        • 3.1.3. Quy hoạch không gian đô thị (29)
        • 3.1.4. Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông (30)
      • 3.2. Dự báo nhu cầu vận tải (31)
    • IV. Phương án vượt sông và giải pháp kỹ thuật (31)
      • 4.1. Quy trình thiết kế và các nguyên tắc chung thiết kế (31)
      • 4.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản (0)
      • 4.3. Phương án vị trí cầu (34)
      • 4.4. Phương án kết cấu cầu (34)
      • 4.5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống đường hai đầu cầu (35)
    • V. Tác động môi trường (37)
      • 5.1. Các căn cứ pháp lý về môi trường (38)
      • 5.2. Điều tra các yếu tố môi trường hiện tại (38)
      • 5.3. Các đặc trưng xã hội (38)
      • 5.4. Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và khai thác (39)
    • VI. Tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn (40)
      • 6.1. Tổng mức đầu tư cầu Bắc Kạn 2 (40)
      • 6.2. Tổng mức đầu tư phân đường hai đầu cầu (0)
      • 6.3. Chi phí giải phóng mặt bằng công trình cầu Bắc Kạn (49)
      • 6.4. Phương thức đầu tư (50)
    • VII. Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án (52)
    • VIII. Tổ chức thi công (56)
      • 8.1. Trình tự và biện pháp thi công (56)
        • 8.1.1. Mặt bằng công trường (56)
        • 8.1.2. Thi công mố cầu (56)
        • 8.1.3. Thi công cột trụ T1, T2 (56)
        • 8.1.4. Thi công kết cấu phần trên (57)
        • 8.1.5. Thi công đường hai đầu cầu (57)
      • 8.2. Tiến độ thi công (57)
    • IX. Kết luận (58)
  • Phần III. Tiến hành dự án (60)
    • I. Nguyên tắc xác định phương án vị trí (61)
    • II. Các phương án vị trí (62)
      • 2.1. Phương án 1 (62)
      • 2.2. Phương án 2 (62)
      • 2.3. Các thông số kinh tế - kỹ thuật của mỗi phương án (62)
    • III. Xác định phương án tuyến (64)
    • IV. Phương án kết cấu cầu (66)
      • 4.1. Nguyên tắc lựa chọn loại hình kết cấu (0)
      • 4.2. Các phương án kết cấu (66)
      • 4.3. Lựa chọn phương án kết cấu (68)
    • I. Về mặt kinh tế (85)
    • II. Về mặt xã hội (86)
  • Phần IV. Kết luận và kiến nghị (92)
    • I. Kết luận (92)
      • 1. Tên dự án:"Dự án cầu Bắc Kạn 2" (93)
      • 2. Vị trí (93)
      • 3. Kết cấu cầu: Là phương án kết cấu 1 (93)
      • 4. Đường hai đầu cầu (93)
      • 5. Tổng mức đầu tư (94)
    • II. Kiến nghị (96)

Nội dung

Khái niệm và ý nghĩa

Khái niệm

Phân tích đánh giá dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án, tính hiệu quả của một dự án từ đó đề ra các quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.

ý nghĩa

Việc phân tích đánh giá dự án đầu tư rất quan trọng.

- Giúp chủ đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất để đầu tư.

- Giúp cho các cơ quan hữu quan của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phương và của cả nước trên các mặt, các mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.

- Thông qua đánh giá, nhà đầu tư xác định tính lợi hại của dự án khi cho phép đi vào hoạt động trên cơ sở các khía cạnh: công nghệ, vốn, ô nhiễm môi trường, và các lợi ích kinh tế khác.

- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư.

Nội dung phân tích dự án đầu tư

Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế - xã hội tổng quan và thị trường của dự án

Tình hình kinh tế tổng quát là nền tảng của dự án đầu tư Nó thể hiện khung cảnh đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án đầu tư Đối với dự án giao thông vận tải cần phải xác lập mối liên hệ giữa dự án với chiến lược phát triển ngành, chiến lược phát triển quốc gia.

Nghiên cứu tổng quan về dự án đầu tư đặt trong mối liên hệ với thị trường bao gồm:

- Xem xét tình hình kinh tế tổng quát liên hệ đến dự án đầu tư.

- Xem xét tính khả thi của dự án về mặt thị trường.

Với dự án giao thông vận tải cần phải xác định mục tiêu của dự án có phù hợp và nằm trong mục tiêu phát triển chung của ngành, địa phương, quốc gia Sau đó xác định các phương án để đạt được các mục tiêu đó Việc đánh giá nhu cầu giao thông vận tải là đặc biệt quan trọng Nhu cầu vận tải được tính toán và dự báo theo xe con quy đổi Có 3 loại nhu cầu vận tải: Nhu cầu vận tải bình thường, nhu cầu vận tải chuyển đổi và nhu cầu vận tải phát sinh.

Phân tích dự án về mặt kỹ thuật

Phân tích đánh giá về mặt kỹ thuật dự án đầu tư là nghiên cứu, xem xét thiết kế kỹ thuật của bộ phận, hạng mục của dự án Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích kinh tế tài chính của dự án Không có số liệu của phân tích kỹ thuật không thể tiến hành phân tích kinh tế, tài chính Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật phải được bác bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư sau này.

Với các dự án công trình giao thông, phân tích dự án về mặt kỹ thuật bao gồm xem xét thiết kế và biện pháp tổ chức thi công xây dựng Bao gồm các thiết kế hình học, thiết kế kết cấu, biện pháp tổ chức thi công và việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng.

Phân tích dự án về mặt tài chính

Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính.

- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện hiệu quả dự án đầu tư.

- Xem xét tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án.

Trên quan điểm tài chính (hay còn gọi là đứng trên góc độ của chủ đầu tư) việc đánh giá dự án đầu tư là bài toán tư nhân, tức là chỉ xem xét chi phí và lợi ích của chủ đầu tư Giá cả trong phân tích tài chính là giá tài chính hay giá thị trường Đối với các dự án giao thông vận tải về mặt tài chính thường rất có ít ý nghĩa.

Phân tích dự án về mặt kinh tế - xã hội

Phân tích đánh giá trên quan điểm kinh tế (hay còn gọi là đứng trên góc độ Nhà nước) những lợi ích đem lại không đơn thuần xuất phát từ cá thể nào, mà từ tác nhân kinh tế rộng lớn, đó là lợi ích của quốc gia, của xã hội Theo quan điểm này thì tất cả các chi phí, tổn thất, lợi ích mà dự án đầu tư mang lại phải được xem xét đồng thời.

- Nhà cung cấp: người bỏ vốn đầu tư, quản lý khai thác.

- Người sử dụng: người tiêu thụ sản phẩm và khai thác dự án

- Các ngoại ứng tích cực về mặt xã hội và môi trường sinh thái.

Giá cả trong phân tích kinh tế là giá kinh tế hay giá mờ, là giá phản ánh đúng giá trị thực của hàng hóa.

Trên quan điểm kinh tế, cần phân tích một cách tổng thể giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích xã hội an ninh quốc phòng.

Với dự án giao thông vận tải, các tác động về mặt kinh tế - xã hội có thể xem xét kích thích phát triển kinh tế của vùng có con đường, cây cầu, hoặc các tuyến vận tải đi qua, tạo cơ hội việc làm trực tiếp và gián tiếp cho những người trong và ngoài dự án phát triển trình độ khoa học kỹ thuật địa phương và khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến vào thực tiễn, tiết kiệm thời gian và chi phí khai thác của hành khách, giảm hay tăng tai nạn giao thông,thay đổi về xã hội lâu dài cho việc phá dỡ, cưỡng chế nhà cửa, và di chuyển nhân dân địa phương, phân chia về vật chất các công trường dân cư hay sự thay đổi công ăn việc làm nguồn sống của nhân dân.

Phân tích dự án về mặt môi trường

Phân tích dự án về mặt môi trường là xem xét các ảnh hưởng đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và khai thác dự án Việc phân tích này bao gồm xác định và đánh giá các tác động tới môi trường của dự án, từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi này.

Việc đánh giá tác động môi trường bao gồm các vấn đề sau: (đối với con đường, cây cầu làm mới).

- Xem xét ảnh hưởng tới nguồn nước, ảnh hưởng thoát nước, chế độ dòng chảy tại khu vực tuyến đi qua.

- Ảnh hưởng về điều kiện địa chất kỹ thuật.

- Khai thác vật liệu và các ảnh hưởng (khai thác mỏ đá, mỏ đất để lại đất và rác thải…).

- Điều kiện môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng và khai thác.

Phân tích dự án về mặt chính trị, pháp lý

Phân tích khía cạnh chính trị chủ yếu là xem xét các ảnh hưởng và áp lực có thể về mặt chính trị đối với dự án Từ đó giúp đưa ra những lời khuyên cần thiết đối với các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự án và có biện pháp cần thiết.

Phân tích về pháp lý của dự án thực chất là xem xét các thủ tục hành chính trong quá trình lập dự án có phù hợp với các quy định của chính phủ hay không.

Giá cả trong phân tích đánh giá dự án đầu tư

Giá tài chính (giá thị trường)

Giá tài chính hay còn gọi là giá thị trường là giá được hình thành từ thị trường và được dùng để phân tích hiệu quả tài chính của dự án thể hiện lợi ích tài chính trực tiếp của chủ đầu tư.

Xét về bản chất, giá thị trường là sự biểu hiện bằng tiền giá trị thị trường của hàng hóa hay dịch vụ Nhìn chung giá cả thị trường được hình thành theo các quy luật cơ bản của thị trường mà trong đó chủ yếu phải kể đến là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, và quy luật cạnh tranh.

Mặt khác, trong giá thị trường chỉ thể hiện được các chi phí trực tiếp của người sản xuất các loại sản phẩm hay dịch vụ nó chưa thể hiện được các chi phí khác của các bên có lien quan đặc biệt là chi phí chung của toàn xã hội cũng như các chi phí về mặt môi trường.

Ngoài ra, tại các nước có sự điều tiết của Nhà nước đối với thị trường thì giá cả thị trường cũng bị bóp méo bởi các chính sách điều tiết vĩ mô như: chính sách thuế, chính sách tài chính tín dụng, chính sách bảo trợ mậu dịch, chính sách xã hội… Tuy nhiên, giá cả thị trường luôn được coi là chuẩn mực để đánh giá lợi ích tài chính trực tiếp của chủ đầu tư.

Giá kinh tế (giá mờ)

Giá kinh tế (còn gọi là giá mờ hay giá phản ánh) là giá thị trường đã được điều chỉnh để giảm bớt các ảnh hưởng của các nhân tố làm cho giá cả không phản ánh đúng giá trị thực của hàng hóa Ví dụ: các nhân tố tác động đến quy luật cung cầu, thuế trong giá, những khoản mục được Nhà nước trợ giá…

Khi phân tích lợi ích của dự án trên quan điểm của Nhà nước hay của cộng đồng cần loại bỏ những bóp méo của giá thị trường và như vậy giá được sử dụng ở đây là giá mờ Giá này không tồn tại trong thực tế hay còn gọi là giá mờ.

Về lý thuyết, hầu hết các loại hàng hóa đều có giá cả khác với giá trị, vì vậy không thể trực tiếp dùng khi tính toán kinh tế các dự án Tuy nhiên trong thực tế người ta chỉ chọn lọc để định giá mờ một số loại hàng hóa nhất định, theo hai tiêu chuẩn dưới đây:

- Những loại hàng hóa (tài nguyên) chiếm vị trí trội nhất trong các lợi ích và chi phí của dự án tính theo giá thị trường.

- Tất cả hàng hóa tham gia vào dự án, những giá thị trường nào khác xa nhất so với các giá mờ tương ứng.

Nhân tố thời gian đánh giá dự án đầu tư

Vấn đề giá trị (tiền) biến đổi theo thời gian

Chúng ta sử dụng tiền như một đơn vị tính toán các chỉ tiêu giá trị của dự án Song tiền vốn sinh lời theo thời gian, đồng thời luôn chịu sự thay đổi giá trị theo thời gian có thể thường là giảm giá trị theo thời gian (giảm phát hoặc lạm phát). Để đánh giá sự biến đổi này người ta phải sử dụng một cách ước lượng thông qua một hệ số gọi là suất chiết khấu Đánh giá các chỉ tiêu giá trị theo suất chiết khấu có nghĩa là chúng ta giả thiết:

- Chỉ dùng một đơn vị tiền tệ.

- Không xem xét vấn đề lạm phát hoặc giảm phát đột biến. Đối với vốn vay người ta thường tính r = lãi suất vay.

Nếu vay bằng các nguồn khác nhau thì r được tính bằng bình quân gia quyền của các lãi suất vay theo trọng số là số tiền vay tương ứng.

Một số hệ thống các chỉ tiêu trong phân tích đánh giá dự án đầu tư

Nhóm các chỉ tiêu tĩnh

Nhóm các chỉ tiêu tĩnh là các chỉ tiêu đánh giá không xét đến sự tăng giảm giá trị của đồng tiền ở các năm khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố giảm phát hay lạm phát cũng như khả năng sinh lời của đồng tiền theo thời gian.

5.1.1 Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm KH: CSP

Q: Khối lượng sản phẩm của phương án.

V: Vốn đầu tư cho phương án

V/2: mức vốn ứ đọng trung bình khi phải trả lãi. r: lãi suất vốn vay để đầu tư cho phương án

Cn: Chi phí sản xuất hàng năm để sản xuất sản phẩm.

5.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một sản phẩm

LSP: Lợi nhuận tính cho một sản phẩm

GSP: Giá bán cho một sản phẩm

CSP: Chi phí cho một sản phẩm

5.1.3 Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư KH: R V

Trong đó: RV: Mức doanh lợi của một đồng vốn đầu tư

L: Lợi nhuận hàng năm cộng với tiền trả lãi cho vốn vay để đầu tư.

V0: Vốn đầu tư cho loại tài sản ít hao mòn (nhà xưởng) không hao mòn (đất đai, vốn lưu động).

Vm: vốn đầu tư cho loại tài sản hao mòn thường xuyên.

5.1.4 Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn

Thời gian thu hồi vốn là khoảng thời gian mà toàn bộ lợi ích thu được của dự án bằng tổng mức đầu tư bỏ ra.

- Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận hàng năm.

V: vốn đầu tư của phương án

Ln: lợi nhuận ròng thu được hàng năm tính cho năm đại diện hay ước lượng trung bình.

- Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản hàng năm.

Kn: Tiền khấu hao cơ bản hàng năm

Các chỉ tiêu động

Các chỉ tiêu động trong phân tích đánh giá dự án là các chỉ tiêu đánh giá có xét đến sự tăng giảm của đồng tiền ở các năm khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát hay giảm phát cũng như khả năng sinh lời của đồng tiền theo thời gian.

5.2.1 Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng (hiệu số thu chi) hiện tại hóa KH: MPV

Bt: là khoản thu ở năm t.

Ct: là khoản chi ở năm t n: tuổi thọ của dự án theo quy định r: tỷ suất chiết khấu

Cụ thể hơn ta có:

V: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu (t = 0)

H: Giá trị thu hồi ở thời điểm n

Nếu trị số Bt và Ct không thay đổi hàng năm thì:

Khi nhiều phương án ta thường lựa chọn phương án có MPV max

5.2.2 Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng tương lai hóa KH: MFV

Nếu Bt và Ct không đổi.

5.2.3 Chỉ tiêu hệ số thu chi san đều hàng năm KH: MAV

- Trường hợp các trị số thu chi không đều đặn.

- Trường hợp các hệ số thu chi đều đặn hàng năm:

Btd: Trị số thu đều đặn hàng năm

Ctd: Trị số chi đều đặn hàng năm.

E: Khấu hao cơ bản hàng năm (A) cộng với khoản lãi trung bình hàng năm phải trả cho số giá trị tài sản cố định chưa khấu hao hết ở đầu mỗi năm đ.

A H: giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản của dự án n: tuổi thọ của dự án

R Vct: Giá trị TSCĐ của phương án chưa được khấu hao hết ở năm t. T: Khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu khai thác dự án đến cuối năm t.

5.2.4 Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn

Tỉ suất nội hoàn (IRR) là lãi suất chiết khấu tối đa mà dự án có thể chịu được nghĩa là ứng với r = IRR thì NPV = 0 tức là:

NPV Ta có: NPV1: Giá trị lợi ích ròng tương ứng với r1

NPV2: Giá trị lợi ích ròng tương ứng với r2

 IRR = r1 + (r2 - r1) Đánh giá: Một phương án được coi là hiệu quả khi trị số của nó tìm ra thoả mãn điều kiện IRRr (r: suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được).

5.2.5 Chỉ tiêu sinh lời BCR

BCR n: vòng đời của dự án

Bt: khoản thu của dự án ỏư năm t (t = 0 n)

Ct: Khoản chi của dự án ở năm t (t = 0 n)

Khi BCR 1 NPV > 0 Do vậy

- Nếu dự án độc lập thì việc đầu tư được chấp nhận

- Nếu các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có BCR lớn nhất thị được chọn.

Chỉ tiêu tỷ suất chiết khấu điều chỉnh độ rủi ro

r(đ) r: tỷ lệ chiết khấu r(đ): Tỉ lệ chiết khấu đầy đủ ( có điều chỉnh theo mức độ mạo hiểm) q: Xác suất xuất hiện rủi ro.

Phương pháp phân tích rủi ro hay xác định độ mạo hiểm của dự án

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GTVT.

Một số vấn đề chung về dự án đầu tư phát triển GTVT

Đặc điểm

- Mục tiêu của đầu tư phát triển GTVT không phải vì mục đích sản xuất kinh doanh đơn thuần để thu lợi nhuận, mà quan trọng là tạo tiền đề cho các ngành sản xuất khác phát triển và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, là điều kiện để ổn định và phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong hiện tại cũng như tương lai Do vậy, trong so sánh và đánh giá phương án đầu tư cần phải lấy lợi ích kinh tế - xã hội là mục tiêu chính sau đó xét đến lợi ích thoả đáng của chủ đầu tư.

- Xây dựng các công trình giao thông là ngành sản xuất nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội là tiền đề cho việc phát triển các ngành kinh tế - xã hội khác, bởi vậy việc đầu tư phát triển giao thông vận tải phải luôn đi trước về năng lực trình độ công nghệ.

- Dự án đầu tư phát triển GTVT đòi hỏi quy mô đầu tư ban đầu lớn, có chu kỳ kinh doanh dài, gặp phải nhiều yếu tố bất định và thường nằm ngoài khả năng tự điều tiết của các nhà đầu tư tư nhân, dễ gây rủi ro, vì vậy nhất thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước.

Phân loại đầu tư phát triển GTVT

- Đầu tư và cải tạo các công trình: đường, cầu cống nằm trên mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ Hệ thống kênh rạch, xây dựng các cảng sông, cảng biển, hệ thống bến bãi, ga đường sắt, sân bay…

- Đầu tư lĩnh vực vận tải: đầu tư mua sắm, sửa chữa các loại phương tiện vận tải, các phương tiện sửa chữa, đầu tư xây dựng, cải tạo các cơ sở sản xuất, sửa chữa các phương tiện vận tải, hệ thống thông tin, tín hiệu và các cơ sở tổ chức điều hành vận tải…

Có thể phân loại đầu tư trong giao thông vận tải theo sơ đồ sau:

Vận tải hành khách công cộng Đầu tư GTVT Đầu tư phát triển giao thông

Công trình cầu cống và các thiết bị GT

Mạng lưới đường bộ và bến xe

Mạng lưới đường sắt và ga đường sắt

Cảng biển và luồng vào cảng

Cảng sông và các tuyến vận tải nội địa

Sân bay và ga hàng không Đầu tư phát triển vận tải

Vận tải hàng hóa Vận tải hành khách liên tỉnh

Dự báo kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Hiệu quả Kinh tế - xã hội

Hiệu quả tài chính (nếu có)

Dự báo nhu cầu vận tải

Lợi ích tài chính (nếu có)

Lợi ích không tính bằng tiền

Mô hình phân tích đánh giá dự án đầu tư GTVT

Sơ đồ tổng quát

Cũng giống như các dự án khác, việc đánh giá dự án GTVT bắt đầu bằng việc nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách của Nhà nước để làm cơ sở cho việc lượng hóa chi phí và lợi ích của dự án.

Dự báo nhu cầu vận tải (hàng hóa và hành khách) là một trong những tiền đề quan trọng nhất để lượng hóa chi phí và lợi ích của dự án đầu tư trong GTVT vì mục tiêu của đầu tư GTVT là để thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Sau dự báo là lập các bảng chi phí - lợi ích của dự án.

Thông thường lợi ích chủ yếu của một dự án phát triển GTVT bao gồm:

- Lợi ích trong ngành: giảm chi phí khai thác, tiết kiệm thời gian vận hành phương tiện, giảm chi phí khắc phục phương tiện do giảm tai nạn giao thông…

- Lợi ích ngoài ngành vận tải: giảm thiệt hại do rút ngắn thời gian vận chuyển (giảm ứ đọng hàng hoá trong quá trình vận chuyển, giảm hao hàng hóa phụ thuộc vào thời gian vận chuyển (hàng tươi, sống) giảm thời gian đi lại của hành khách, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất khác.

- Lợi ích (không) hoặc khó lượng hóa được: thiểu hóa tác động đến môi trường sinh thái và môi trường xã hội.

Trên cơ sở các bảng cân đối chi phí và lợi ích của dự án, giai đoạn tiếp là đánh giá hiệu quả của dự án theo quan điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá đã lựa chọn.

Mô hình chi tiết phân tích đánh giá dự án đầu tư GTVT

2.2.1 Mô hình chi tiết và phân tích hiệu quả tài chính Đánh giá dự án đầu tư GTVT theo quan điểm tài chính

Chi phí tài chính của chủ đầu tư Lợi ích tài chính của chủ đầu tư

Chi phí đầu tư XD cơ sở hạ tầng Chi phí đầu tư trang thiết bị Chi phí duy tu sửa chữa cơ sở hạ tầng Chi phí vận hành khai thác

Các loại thuế Các khoản thu từ hạng mục đầu tư Tiết kiệm chi phí khai thác vận hành Tiết kiệm các chi phí khác

Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

NPV, THV, IRR… Đánh giá mức độ an toàn về tài chính của dự án (độ nhạy, mức độ rủi ro…)

1 8 Đánh giá dự án đầu tư GTVT theo quan điểm kinh tế

Giá kinh tế (giá mờ)

Chi phí trực tiếp của chủ đầu tư Chi phí

X H phản không phản ánh trong giá thị trường Lợi ích của chủ đầu tư Lợi ích của người sử dụng Lợi ích KT - XH khác

- Giảm chi phí khai thác.

- Tiết kiệm thời gian vận hành phương tiện vận tải

- Giảm chi phí khắc phục PT do tai nạn giao thông

- Tiết kiệm CF khai thác phương tiện vận tải

- Giảm tai nạn do rút ngắn thời gian vận chuyển (giảm hư hỏng hàng hóa, tiết kiệm thời gian ứ đọng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

- Giảm thời gian đi lại của hành khách.

- Giảm tai nạn giao thông

- Nâng cao khả năng củng cố quốc phòng an ninh.

- Thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng Kinh tế - xã hội.

- Nâng cao đời sông văn hóa.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng.

- Nâng cao chất lượng VT

Tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.

Kết lu ận tính k hả thi v ề mặt kinh t ế - xã hội

2.2.2 Mô hình chi tiết phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư GTVT

Sơ đồ đánh giá dự án đầu tư phát triển GTVT về mặt tài chính.

Sơ đồ đánh giá dự án đầu tư GTVT theo quan điểm kinh tế.

Xác định chi phí của dự án đầu tư GTVT

Chi phí trực tiếp của chủ đầu tư

3.1.1 Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

Chi phí đầu tư xây dựng công trình: Là toàn bộ chi phí để xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng hay trang bị lại tình trạng kỹ thuật công trình.

Chi phí xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư tổng dự toán công trình, dự toán hạng mục, giá thanh toán và vốn đầu tư được quyết toán khi kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Chi phí chuẩn bị cho thực hiện đầu tư: điều tra khảo sát, lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

- Chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư.

+ Đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư+ Chuyển quyền sử dụng đất.

+ Khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán. + Chi phí thực hiện công tác đấu thầu.

+ Hoàn tất các thủ tục đầu tư.

+ Xây dựng các công trình tạm, phụ trợ.

Chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng: Chi phí xây lắp, mua sắm thiết bị và các chi phí khác có liên quan.

+ Chi phí tháo dỡ, phá các vật kiến trúc cũ (có tính giá trị thu hồi nếu có).

+ Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng + Chi phí xây dựng các công trình tạm, phụ trợ phục vụ thi công + Chi phí xây dựng các hạng mục công trình.

+ Chi phí lắp đặt thiết bị + Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng xây dựng ( trong chỉ định thầu nếu có).

- Chi phí mua sắm thiết bị.

+ Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ.

+ Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

+ Chi phí khối công trình (nếu có).

- Chi phí khác có liên quan trong giai đoạn xây dựng

+ Chi phí giám sát thi công, chi phí tư vấn.

+ Chi phí ban quản lý dự án.

+ Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường (nếu có).

+ Chi phí kiểm định vật liệu đưa vào công trình (nếu có).

+ Chi phí thực hiện quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình.

+ Chi phí tháo dỡ các công trình tạm, phụ trợ phục vụ thi công, nhà ở…

+ Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình.

+ Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý.

+ Chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử.

+ Chi phí nguyên liệu năng lượng và nhân lực trong quá trình chạy thử không và có tải.

- Chi phí chuẩn bị sản xuất để đưa dự án vào khai thác sử dụng.

- Lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện dự án.

- Chi phí duy tu, sửa chữa.

3.1.2 Đối với dự án đầu tư phát triển vận tải

- Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: gara, bãi đỗ, điểm dừng, văn phòng…

- Chi phí duy tu sửa chữa cơ sở hạ tầng.

- Chi phí đầu tư cho phương tiện và trang thiết bị.

- Chi phí vận hành khai thác các hạng mục của dự án để tạo ra sản phẩm hoặc thành quả của dự án.

Chi phí không phản ánh trong giá cả thị trường

- Chi phí tai nạn giao thông

- Chi phí về môi trường

Lợi ích của dự án đầu tư phát triển GTVT

Lợi ích của chủ đầu tư

4.1.1 Lợi ích do giảm chi phí khai thác

- Lưu lượng bình thường: tức là lưu lượng (hàng hóa, xe cộ, hành khách) mà ta có thể quan sát thấy trên đường nếu không xuất hiện dự án.

Giá trị tiết kiệm được của chi phí vận chuyển hành khách:

B(t)HK : Lợi ích thu được năm (t) do tiết kiệm chi phí vận chuyển hành khách.

Q(t)HK : Tổng số chuyến đi của hành khách trong năm tính toán (t)

C T HK, C s HK: chi phí khai thác để thực hiện một chuyến đi (t) trong trường hợp có và không có dự án.

Với vận tải hàng hóa:

Bi (t)HH: Lợi ích đem lại năm (t) do tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa.

P(t): tổng lượng luân chuyển hàng hóa trong năm tính toán (t).

C T , C S : Chi phí vận chuyển cho 1T - km trong trường hợp có và không có dự án.

- Lưu lượng vận tải cảm ứng: là kết quả do dự án tạo điều kiện mới để trao đổi sản phẩm, giao lưu văn hóa trong phạm vi hấp dẫn.

Chi phí khai thác giảm đối với luồng hành khách cảm ứng.

: lợi ích thu được do tiết kiệm chi phí đi lại của luồng hành khách cảm ứng.

: tổng số chuyến đi của hành khách trong trường hợp có và không có dự án.

Chi phí khai thác giảm với luồng hàng hóa cảm ứng là:

Lợi ích đem lại do tiết kiệm chi phí khai thác luồng hàng hóa cảm ứng.

: Tổng lượng luân chuyển hàng hóa trong trường hợp có và không có dự án.

4.1.2 Lợi ích do tiết kiệm thời gian

Lợi ích do giảm thời gian của phương tiện được xác định:

BPT BPT: Lợi ích đem lại do rút ngắn thời gian của phương tiện trong năm (t)

Ni: Lưu lượng loại xe (i) trong năm tính toán

: thời gian vận chuyển của loại phương tiện thứ (i) đang xét trong trường hợp có và không có dự án.

: Giá trị một giờ xe của loại phương tiện đang xét.

4.1.3 Lợi ích do giảm tai nạn

BTNGT: Hiệu quả do giảm tai nạn giao thông trong năm tính toán.

: tổng số phương tiện năm tính toán

: Chi phí khắc phục tai nạn giao thông tính bình quân cho10.000 đơn vị phương tiện vận tải trong trường hợp có và không có dự án.

Lợi ích xã hội

Lợi ích xã hội bao gồm lợi ích trực tiếp mà dự án đem lại cho một bộ phận trong toàn bộ cộng đồng Nó cũng bao gồm lợi ích trực tiếp hay lợi ích gián tiếp mà dự án đem lại.

4.2.1 Lợi ích cho người sử dụng

- Lợi ích tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách.

B(t)HK: hiệu quả kinh tế do rút ngắn thời gian đi lại của hành khách.

Q(t)HK : tổng số chuyến đi của hành khách trong năm tính toán

T: Thời gian tiết kiệm được của một chuyến đi trong trường hợp có và không có dự án (tính bằng giờ).

: Hệ số xét đến số hành khách không có việc làm đều đặn ( = 0,7

GHK giờ: Giá trị một giờ của hành khách.

- Lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa của chủ hàng. B(t)HH = Qi(t) T g(i) r/360

B(t)HH : Lợi ích thu được do giảm ứ đọng hàng hóa.

Q(i)(t): khối lượng vận chuyển loại hàng hóa (i) năm (t) g(i): Giá trị bình quân một tấn hàng hóa (i)

T: Thời gian vận chuyển tiết kiệm được của một chuyến đi có và không có dự án. r: Hiệu quả kinh tế vốn đầu tư chung của Xã hô.

- Lợi ích do giảm hao hụt hàng hóa:

B(t)hao hụt: lợi ích thu được do giảm hao hụt hàng hóa.

Q'i : Khối lượng hàng hóa (i) được vận chuyển mà tỷ lệ hao hụt của nó phụ thuộc vào thời gian vận chuyển.

K(i): Tỉ lệ hao hụt hàng hóa tính tình quân 1 ngày vận chuyển.

1.3.Các lợi ích xã hội khác

- Thúc đẩy sản xuất phát triển

- Góp phần nâng cao dân trí và cải thiện đời sống văn hóa - xã hội.

- Tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho toàn xã hội.

- Nâng cao khả năng củng cố an ninh, đảm bảo trật tự và ổn định xã hội.

- Góp phần cải thiện môi trường.

Các lợi ích xã hội khác

Tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có 6 huyện và một thị xã. Thị xã Bắc Kạn là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục của toàn tỉnh Bắc Kạn Thị xã Bắc Kạn nằm ở trung tâm của toàn tỉnh và có đầu mối giao thông đi toàn bộ các huyện.

Cầu Bắc Kạn 2 thị xã Bắc Kạn bắc qua sông Cầu tại phía Bắc thị xã thuộc địa phần phường Sông Cầu - TX Bắc Kạn nối thị xã với khu đô thị quy hoạch phía Bắc thị xã hình thành nên trục giao thông chính của toàn thị xã.

Cầu Bắc Kạn mới được xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương, của các phương tiện giao thông qua thị xã Và do nằm tại vị trí nối liền thị xã hiện tại với khu đô thị quy hoạch mở rộng ở phía Bắc nên việc xây dựng cầu Bắc Kạn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của thị xã tạo thêm cho bộ mặt đô thị, của thị xã vẻ đẹp kiến trúc và thẩm mỹ trong hệ thống quy hoạch tổng thể xây dựng.

1.1 Các yếu tố của dự án:

- Tên dự án: Cầu Bắc Kạn 2.

- Chủ đầu tư: Sở giao thông vận tải Bắc Kạn

- Vị trí: vượt qua sông Cầu tại khu vực cầu Phà cũ, phường Sông Cầu thị xã Bắc Kạn.

1.2 Mục tiêu của dự án

Nghiên cứu xây dựng cầu mới nối liền trung tâm thị xã với vùng đô thị phía Bắc thị xã theo quy hoạch xây dựng, phục vụ giao thông vận tải khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.3 Phạm vi nghiên cứu của dự án

- Địa điểm: Cầu Bắc Kạn 2 - thị xã Bắc Kạn bắc qua sông Cầu.

Giới thiệu về dự án cầu Bắc Kạn 2

Giới thiệu chung

Tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có 6 huyện và một thị xã. Thị xã Bắc Kạn là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục của toàn tỉnh Bắc Kạn Thị xã Bắc Kạn nằm ở trung tâm của toàn tỉnh và có đầu mối giao thông đi toàn bộ các huyện.

Cầu Bắc Kạn 2 thị xã Bắc Kạn bắc qua sông Cầu tại phía Bắc thị xã thuộc địa phần phường Sông Cầu - TX Bắc Kạn nối thị xã với khu đô thị quy hoạch phía Bắc thị xã hình thành nên trục giao thông chính của toàn thị xã.

Cầu Bắc Kạn mới được xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương, của các phương tiện giao thông qua thị xã Và do nằm tại vị trí nối liền thị xã hiện tại với khu đô thị quy hoạch mở rộng ở phía Bắc nên việc xây dựng cầu Bắc Kạn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của thị xã tạo thêm cho bộ mặt đô thị, của thị xã vẻ đẹp kiến trúc và thẩm mỹ trong hệ thống quy hoạch tổng thể xây dựng.

1.1 Các yếu tố của dự án:

- Tên dự án: Cầu Bắc Kạn 2.

- Chủ đầu tư: Sở giao thông vận tải Bắc Kạn

- Vị trí: vượt qua sông Cầu tại khu vực cầu Phà cũ, phường Sông Cầu thị xã Bắc Kạn.

1.2 Mục tiêu của dự án

Nghiên cứu xây dựng cầu mới nối liền trung tâm thị xã với vùng đô thị phía Bắc thị xã theo quy hoạch xây dựng, phục vụ giao thông vận tải khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.3 Phạm vi nghiên cứu của dự án

- Địa điểm: Cầu Bắc Kạn 2 - thị xã Bắc Kạn bắc qua sông Cầu.

+ Điểm đầu dự án: Ngã ba Phiêng Luông Lý trình Km 156 + 200 - QL3.

+ Điểm cuối dự án: Km 156 + 900 - QL3.

Tổng chiều dài cầu và đường dự tính là 800m trong đó chiều dài cầu khoảng 130m 190m

Hiện trạng kinh tế - xã hội và giao thông khu vực nghiên cứu

- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng.

- Lựa chọn vị trí xây dựng cầu, các điểm khống chế, phương án tuyến của đường hai đầu cầu.

- Lựa chọn quy mô của dự án, các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án.

- Phân tích các phương án và giải pháp xây dựng.

- Đánh giá tác động môi trường

- Xác định tổng mức đầu tư của dự án.

- Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

- Kiến nghị giải pháp thực hiện và phương án đầu tư.

II HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU.

2.1 Tình hình xã hội a Tỉnh Bắc Kạn.

Tỉnh Bắc Kạn là tình tái lập sau khi tách rời từ tỉnh Bắc Thái cũ, toàn tỉnh có 6 huyện và thị xã Bắc Kạn với dân số theo thống kê 1999 là 275.165 người phân bổ trên diện tích 4857,2km 2

Tình có hệ thống y tế, giáo dục chưa đồng bộ, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu, các hoạt động văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống văn hóa nhất là ở các xã vùng cao. b Thị xã Bắc Kạn.

Nằm ở trung tâm của tỉnh nằm lọt giữa hai huyện Bạch Thông phía Bắc và Chợ Mới phía Nam Nằm cách Hà Nội 188km Toàn bộ thị xã Bắc Kạn có 8 phường và xã Với dân số theo thống kê năm 1999 là 28.831 người Dân số trong độ tuổi lao động 16270 người chiếm tỷ lệ 58%, các dân tộc ít người chiếm 52% dân số toàn thị xã.

- Tổng diện tích thị xã Bắc Kạn 132,2km 2

2.2 Tình hình kinh tế thị xã Bắc Kạn

- Công nghiệp: Quy mô công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, phân tán, số lượng sản phẩm không lớn, giá trị thấp, công nghiệp chủ yếu là khai thác, chế biến gỗ, đá.

- Nông - lâm nghiệp: ngành lâm nghiệp có tiềm năng với diện tích đất cũng chiếm tỷ trọng lớn Nhưng diện tích đất rừng giàu chiếm tỷ trọng thấp.

- Du lịch: Thị xã Bắc Kạn là nơi đầu nguồn sông cầu được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan với điểm du lịch: Hồ Ba Bể, các khu di tích: Cẩm Giàng, Phú Thông…

2.3 Hiện trạng giao thông khu vực

- Tuyến QL3 đi qua thị xã dài khoảng 6km

- Các tuyến đường dân sinh

- Khu vực sân bay nằm ở phía Bắc thị xã.

- Cầu Bắc Kạn (cầu Phà) toàn bộ xe cộ tại khu vực phải đi qua cầu cũ, cầu có tải trọng thấp, một làn xe, hay ách tắc giao thông ở 2 đầu cầu.

- Ngầm Bắc Kạn: Các xe tải trọng lớn phải qua ngầm Thực tế ngầmBắc Kạn chỉ sử dụng được ở mùa khô.

2.3.3 Các dự án đang triển khai

Như vậy các cầu hiện tại trên tuyến, hoặc đang xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông của thị xã với các khu đô thị mới cũng như trên tuyến quốc lộ 3 hiện tại.

Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, những quy hoạch có liên quan, dự báo nhu cầu vận tải

3.1 Các định hướng kinh tế - xã hội, các quy hoạch có liên quan đến dự án

3.1.1 Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Theo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1997 - 2010: Phát triển kinh tế tỉnh theo hướng phát huy nội lực, tiếp tục đẩy manh công cuộc đổi mới, tập trung khai thác các lợi thế và tiềm năng sẵn có Nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế thích hợp trong từng giai đoạn nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, giữ gìn môi trường, sinh thái tạo sự công bằng trong đời sống dân cư, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu phát triển kinh tế cụ thể:

- Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở nỗ lực phát huy những lợi thế và khắc phục khó khăn trở lực. Nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế thích hợp.

- Phát triển Bắc Kạn phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế vùng Đông Bắc và cả nước.

- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trên cơ sở kế thừa có chọn lọc.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng cao, vùng sâu, vùng xá kết hợp với quá trình đô thị hóa và phát triển các vùng nông thôn.

- Phát triển kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tạo sự ổn định vững chắc.

- Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

3.1.2 Quy mô dân số và đất đai

3.1.2.1 Dự báo dân số và lao động.

Tính đến thời điểm tháng 2 - 1997, dân số toàn thị xã Bắc Kạn là 28831 người với tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình là 2,31% Dân số nội thị là

14223 người chiếm 50,7% dân số thị xã. Đến năm 2005 dự kiến dân số toàn thị xã đạt 40.000 người trong đó vùng nội thị là 30.000 người Giai đoạn 2005 - 2020 dân số sẽ tăng đến 60.000 - 70.000 người trong đó khu vực nội thị là 45000 - 50.000 người.

Từ cơ cấu dân số hiện có dự báo đến năm 2005 số người trong độ tuổi lao động là 24.000 người chiếm 60% dân số Cố gắng thực hiện mục tiêu giảm số lao động không có việc làm xuống ở mức 2%.

3.1.2.2.Từ hiện trạng quỹ đất của Bắc Kạn và dự báo dân số, thị xã Bắc Kạn có phương án dự trữ quy mô đất đai đô thị từ năm 2005 đến 2020 như sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2020

1 Diện tích nội thị ha 1457 1502

2 Diện tích đất xây dựng đô thị ha 300 460

4 Đất ngoài dân dụng ha 90 140

6 Mật độ giao thông đường phố chính

3.1.3 Quy hoạch không gian đô thị

3.1.3.1 Bố cục kiến trúc đô thị.

- Hướng phát triển chính của đô thị Đô thị phát triển rộng và cân bằng về hướng Đông Nam và Tây Bắc. Lấy Sông Cầu làm trục chính vừa tạo cảnh quan đô thị, vừa phát triển mở rộng phạm vi thị xã hình thành trục trung tâm thị xã.

Các đường lớn được xây dựng hợp lý, tạo nên các quần thể kiến trúc công trình.

Cảnh quan công viên, danh lam thắng cảnh, cây xanh mặt nước đều phục vụ và đóng góp chung cho cảnh quan đô thị.

3.1.3.2 Cơ cấu không gian đô thị.

- Công nghiệp - kho tàng: Bố trí 2 cụm công nghiệp chính ở phía Bắc thuộc xã Huyền Tụng và phía Nam thuộc xã Xuất Hoá chủ yếu là các ngành vật liệu xây dựng, máy móc nông nghiệp, khai thác khoáng sản, đóng gói, chế biến nông lâm sản.

- Trung tâm đô thị: Quy hoạch các trung tâm chính trị, văn hóa, hành chính, đào tạo dạy nghề.

- Các khu nhà ở: Bố trí thành các khu nhà ở mật độ trung bình và tập trung ở 4 phường.

- Dịch vụ công cộng - thương mại: xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ về thương mại, công cộng mới: chợ, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại tại các phường trung tâm thị xã.

3.1.4 Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông

- Cải tạo nâng cấp các tuyến đường chính.

+ Tuyến dọc bờ sông Cầu thuộc thị xã.

+ Xây dựng các tuyến nội thị.

+ Tuyến trung tâm nối QL3 qua thị xã.

+ Xây dựng các tuyến phục vụ xây dựng phát triển dân cư. + Hệ thống tuyến bờ sông Cầu

+ Dự án nâng cấp quốc lộ 3 đoạn trong thị xã

- Các dự án đang triển khai có liên quan đến dự án

+ Tuyến chánh thị xã Bắc Kạn: Đang trong giai đoạn hoàn thiện Tuyến nằm về phía hạ lưu cầu Bắc Kạn 2 khoảng 1,1km Tuyến này chỉ có tác dụng phục vụ giao thông đối ngoại của tỉnh là chính, ít có tác dụng đối với việc mở rộng thị xã theo quy hoạch.

+ Cầu Dương Quang: nằm ở phía thượng lưu cầu Bắc Kạn 2 khoảng 2km nối khu đô thị trung tâm với phần đô thị mở rộng phía Tây Bắc thị xã Cầu Dương Quang không nằm trong trục chính thị xã, mặt khác khổ cầu hẹp như vậy chỉ đáp ứng một phần nhu cầu giao thông trong khu vực quy hoạch mới của thị xã.

+ Mặt bằng khu vực sân bay: hiện đang triển khai san lấp mặt bằng, khu vực sân bay sát kề với khu vực dự án, đây là dự án tác động một phần tổng thể phát triển giao thông tỉnh Bắc Kạn, cũng như phương án tuyến cầu Bắc Kạn.

3.2 Dự báo nhu cầu vận tải

Từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển không gianđô thị của thị xã cùng với việc phát triển hệ thống giao thông, nhu cầu giao thông, dự kiến nhu cầu lưu lượng giao thông qua cầu sẽ tăng lên nhanh chóng vào những năm tới Với tốc độ tăng trưởng dự kiến 8 - 10%/năm Qua số liệu đếm xe trực tiếp tại vị trí cầu tháng 10 năm

2001 kết hợp với số liệu đếm xe trên quốc lộ 3 tại km141 Dự báo đến năm

2020 lưu lượng thông xe qua cầu (tính theo lượt xe) cụ thể như sau: Ô tô tải, xe khách: 2200xe

Xe đạp, xe máy: 24.000xe

Phương án vượt sông và giải pháp kỹ thuật

4.1 Quy trình thiết kế và các nguyên tắc chung thiết kế

- Quy trình thiết kế cầu, cống theo trạng thái giới hạn 22TCVN18 - 79

- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 - 85.

- Quy phạm thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị 20TCN

- Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22TCVN 211 - 95

- Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCVN 263 - 2000

- Tham khảo một số qui phạm hiện có của các nước.

4.1.2 Các nguyên tắc thiết kế

- Công trình thiết kế vĩnh cửu, kiến trúc công trình đẹp, mang tính thẩm mỹ phù hợp với qui hoạch không gian đô thị của thị xã.

- Đáp ứng được nhu cầu giao thông trong tương lai.

- Thời gian thi công ngắn thuận lợi, tính cơ giới cao.

- Sử dụng các công nghệ mới hiện đại.

- Giá thành xây lắp công trình hợp lý.

4.2 Các công thông số kỹ thuật cơ bản

4.2.1 Quy mô công trình: Cầu được thiết kế vĩnh cửu

4.2.2 Tải trọng thiết kế: H30 và XB80, động đất cấp 6

4.2.3 Tần suất lũ thiết kế P = 1%

4.2.4 Mặt cắt ngang đường hai đầu cầu

+ Phía bờ Nam: tuyến phía bờ này sẽ có hai giải pháp mặt cắt ngang là 41m và 27m nối vào mặt cắt ngang 23m tại vị trí cầu Với cả 2 đoạn 41m và 27m được bắt đầu từ điểm đầu tuyến tới giao lộ với đường thanh niên, vuốt nối dần xuống đến 23m cho tới khi gặp cầu.

+ Bề rộng đường xe chạy: 2 x 13 = 26m

+ Bề rộng phần xe chạy: 2 x 7,5 = 15m

+ Bề rộng phần xe chạy: 2 x 7,5 = 15m

Cầu Bắc Kạn 2 được thiết kế với 4 làn xe Phương án khổ cầu cụ thể như sau:

- Bề rộng phần đường xe chạy: 4 x 3,5 = 14m

- Bề rộng lề bộ hành và lan can: 2 x 3 = 6m

- Phần bảo vệ lan can và lề bộ hành: 4 x 0,5 = 2m

Theo kíên nghị của Ban quản lý dự án thì không thiết kế thông thuyền cho cầu Bắc Kạn 2 Điều tra mùa lũ tại vị trí dự kiến xây dựng cầu có nhiều trên nhiều đường kính khoảng 0,4m, sông Chỉ có một số bè gỗ và tre nứa đi lại về mua cạn.

4.2.7 Khổ đường chui dưới cầu

Khổ đường chui dưới cầu phụ thuộc voà quy hoạch chung của thị xã cũng như thiết kế hệ thống đường và nút giao thông của dự án Dự án có một điểm đường chui với bề rộng 5m và nằm trong quy hoạch tại vị trí phía bờ

Bắc Tại đây sẽ khống chế chiều cao xe chạy nhằm giảm bớt cao độ đường đỏ cầu.

4.3 Phương án vị trí cầu

Phương án tuyến đã xem xét sự ảnh hưởng đến một số công trình hiện tại như đường điện 110KV, sân bay đang xây dựng.

- Các giao cắt và điểm khống chế.

+ Điểm giao đường Thanh niên và đường xuống ngầm bờ Nam. + Đường chui đi khu Bắc sông Cầu.

+ Đường xuống ngầm bờ Bắc.

+ Giao với đường đi xã Huyền Tụng.

+ Cột điện cao thế 110KV.

Khoảng cách  70m Chiều cao vòng dây:  5m + Sân bay: yêu cầu công trình cầu không ảnh hưởng đến tình không của sân bay trong tương lai.

Tuyến bắt đầu vị trí đầu của dự án tại Km156 + 200, đi bám theo QL3 cũ phía bờ thị xã sau đó hơi chếch sang bên phải và nắn vào vị trí phía hạ lưu cầu cũ hướng tuyến đi xiên với dòng chảy sông Cầu 25 0 , vượt qua sông Cầu tại hạ lưu cầu Phà cũ cách cầu Phà cũ khoảng 50m Bám tiếp sườn và đường hiện tại sau đó nối vào vị trí cuối tuyến tại Km156 + 900 Tuyến chỉ có một lần đổi hướng.

4.4 Phương án kết cấu cầu

- Yêu cầu về đảm bảo khẩu độ thoát nước, các cao độ khống chế:

+ Khẩu độ thoát nước tối thiểu 95m.

+ Cao độ đỉnh trụ hoặc mố > cao độ Hmax 1% là 0,5m + Cao độ đáy dầm > cao độ đường chui quy hoạch là 3,5m.

- Phương án kết cấu vật liệu: chọn vật liệu xây dựng là bê tông.

- Loại hình kết cấu phần trên:

- Cầu dầm liên tục: thi công bằng công nghệ đúc hẫng.

- Loại hình kết cấu dưới:

Dựa vào kết quả thăm dò địa chất, kết cấu nền móng đề xuất dùng là cọc khoan nhồi đường kính từ 1  1,5m.

- Giải pháp nâng cao tính thẩm mỹ công trình:

+ Lựa chọn bán kính trắc dọc dầu, các đường cong bàn dưới dầm liên tục hợp lý tạo tầm nhìn thoáng đạt.

+ Đường người đi được lát gạch đá.

+ Lan can đường bộ hành dùng loại vật liệu có tính trang trí cao, màu sắc hài hoà, hợp lý.

+ Cột điện chiếu sáng được bố trí vào giữa tạo cảm giác liên tục

+ Sơ đồ nhịp: dầm 3 nhịp liên tục, chiều dài toàn cầu L = 139,3m + Kết cấu phần trên:

Toàn bộ cầu có 3 nhịp liên tục dầm bê tông cốt thép dự ứng lực Mặt cắt ngang cầu là dầm hợp chiều cao thay đổi từ 3,8m tại trụ đến 1,8m tại giữa nhịp.

Mở hai đầu cầu hình chữ U trên nền móng gồm 9 cọc khoan nhồi có đường kính 1,5m.

Trụ giữa sông là trụ đôi tiết diện hình bán nguyệt trên nền móng gồm 10cọc khoan nhồi có đường kính 1,5m.

4.5 Các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống đường hai đầu cầu

4.5.1 Cấp đường Đường cấp II, đô thị loại IV Vận tốc thiết kế V = 60km/h.

Mặt cắt ngang đường đã nói ở quy mô công trình.

3 6 Độ dốc ngang mặt đường i = 2% Độ dốc ngang vỉa hè i = 1,5%.

Mặt cắt ngang đường hai đầu cầu được vuốt nối vào mặt cắt ngang cầu trong phạm vi 20m.

4.5.3 Trắc dọc cầu và đường dẫn

Cao độ tại điểm đầu là 135,1m Đường cong đứng lồi bán kính R = 6000m. Độ dốc 2 bên cầu đối xứng qua tim cầu là i = 1,058%. Độ dốc dọc lớn nhất của đường hai đầu cầu i = 2,51%.

Bán kính đường cong đứng nhỏ nhất R = 6000m.

Hệ thống nút giao trên đoạn tuyến là nút giao cùng mức Lưu lượng giao thông chủ yếu là giao thông nội thị, lưu lượng ít do đó cấu tạo và tổ chức giao thông trong nút chủ yếu là nút giản đơn Vận tốc thiết kế V = 60km/h, vận tốc tính toán tại nút

V = 30km/h với hướng đi thẳng và rẽ phải, V = 15km/h đối với nhánh rẽ trái trực tiếp.

Hệ thống nút bao gồm:

- Nút giao đầu cầu phía bờ nam sông Cầu.

- Đường chui dân sinh dưới dầm cầu bên đầu cầu phía bờ Bắc.

- Nút giao thông với đường xuống ngầm phía bờ Bắc sông Cầu.

- Nút giao với đường đi xã Huyền Tụng.

4.5.5 Kết cấu mặt đường vỉa hè, tuyến chính

+ Bê tông nhựa hạt thô 7cm.

+ Cấp phối đá dăm loại A 15cm

+ Cấp phối sỏi cuội 30cm.

Tổng chiều dài kết cấu 52cm

+ Vữa XM đệm M75 dày 2cm.

4.5.6.Công trình hạ tầng kỹ thuật

Cống thoát nước lưu vực và ống cống trong hệ thống cống dọc áp dụng theo định hình cống tròn BTCT 78 - 02X Nước mặt đường vỉa hè được thu vào hệ thống thoát nước dọc tuyến thông qua các hố thu và hố thăm Đoạn từ đầu tuyến cho đến đầu cầu phía bờ Nam sông cầu thiết kế cống dọc 2 bên đường, cống dọc được đặt dưới vỉa hè đường kính D150mm thoát nước toàn bộ khu vực trung tâm thị xã Đoạn từ đầu cầu phía bờ Bắc cho đến cuối tuyến cống dọc được đặt hai bên đường dưới vỉa hè đường kính D1000mm.

4.5.7 Công trình chiếu sáng cây xanh

Hệ thống chiếu sáng trên đường dùng đèn cao áp thủy ngân màu vàng bóng đôi được đặt trên giải phân cách Cột cao 10m, khoảng cách các cột 30 - 40m một cột Trên vỉa bố trí dải cây xanh khoảng cách 10m một cây đặt trên vỉa hè.

4.5.8 Báo hiệu an toàn giao thông

Vạch sơn, biển báo hiệu và các thiết bị an toàn giao thông áp dụng theo: "Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN - 237 - 97" Đối với những đoạn đắp cao hai đầu cầu bố trí tôn sóng.

- Đất đắp lấy tải mỏ, cự ly vận chuyển tạm tính 2km bằng ô tô.

- Đá lấy tại mỏ đá suối Bồng cự ly vận chuyển ước tính 35km bằng đường ô tô hoặc mỏ đá Suối Viền cự ly vận chuyển 12km.

- Cát vàng lấy tại sông Cầu, cự ly vận chuyển 4km bằng ô tô.

Tác động môi trường

Cầu Bắc Kạn 2 nằm trong khu vực dân cư đông đúc của thị xã nên việc xem xét đánh giá tác động môi trường do việc xây dựng cầu là hết sức cần thiết và quan trọng.

5.1 Các căn cứ pháp lý về môi trường

- Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội khoá IX nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ 14 đã thông qua ngày 27/12/1993 và đã được công bố theo pháp lệnh số 292/CTN ngày 18/10/1994 của Chủ tịch nước.

- Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1990 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 1100 - TT - TTg ngày 28/8/1997 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường đối với các dự án đầu tư.

- Tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường 22 - TCN 242 - 98.

5.2 Điều tra các yếu tố môi trường hiện tại

- Nguồn nước: Qua kết quả thăm dò tại địa phương thì nguồn nước sử dụng tại khu vực xây dựng không bị ô nhiễm.

- Không khí: Mức độ ô nhiễm không khí ở mức rất nhẹ đây chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông.

- Tiếng ồn: Do nằm trong vùng đô thị và vị trí xây dựng cũng bị ảnh hưởng một phần của tiếng ồn.

- Rác thải, bụi: thị xã bị ô nhiễm do bụi ở mức độ nhẹ do đang trong giai đoạn xây dựng và đô thị hóa.

5.3 Các đặc trưng xã hội

Thị xã Bắc Kạn là một đô thị miền núi, tuy có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh về rừng, khoáng sản, du lịch nhưng chưa được khai thác Cơ sở kinh tế kỹ thuật nghèo nàn, mức độ tăng trưởng kinh tế thấp Mức sống dân cư đô thị so với cả nước rất thấp Kinh tế thương nghiệp, dịch vụ nhỏ là chủ yếu, dân cư đô thị lấy kinh tế vườn, tự cung tự cấp là chủ yếu Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa được quan tâm, nhất là hạ tầng kỹ thuật chưa có đây là những vấn đề bức xúc trong việc cải tạo và xây dựng đô thị.

5.4 Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và khai thác 5.4.1 Các tác động trong giai đoạn khai thác

- Đền bù nhà cửa, hoa màu, công trình điện nước thông tin trong khi mở đường.

- Di dời dân cư gây xáo trộn xã hội do một số hộ dân trong khu vực dựng phải chuyển chỗ ở có thể dẫn đến những tác động cho bộ phận dân cư đó: thay đổi đời sống khi thay đổi nơi và môi trường sống…

- Hình thành công trường xây dựng hai bên bờ sông khi xây dựng, chiếm giữ đất các khu vực công cộng cũng như của dân làm các công trường thi công.

- Cản trở, hư hại đường giao thông lân cận do các loại máy móc thi công trọng tải lớn.

- Gây ảnh hưởng đến giao thông trên QL3 hiện tại.

- Gây tiếng ồn do các loại máy móc thi công như: Máy phát điện, máy bơm, búa đóng cọc, máy tiện, cần cẩu…

- Phát sinh bụi khi nắng gió và khí độc do vận hành máy, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng.

- Các rủi ro do tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

- Rác và nước thải của các khu công nhân ở.

- Tác động xã hội do một lượng lớn công nhân lành nghề chuyển từ nơi khác đến làm việc xa nhà.

5.4.2 Các tác động trong giai đoạn khai thác

- Cảnh quan khi xuất hiện công trình.

- Tiếng ồn, rung động do dòng xe chạy.

- Ô nhiễm môi trường do các khí thải động cơ xe, bụi.

- Tăng rủi ro do tai nạn giao thông.

- Gây xói lở đất do đào phá tự nhiên

- Khi xây dựng công trình, các đơn vị thi công sử dụng công nhân kỹ thuật của mình, lao động phổ thông sử dụng lao động địa phương vật tư chính

4 0 được nhập hoặc mua ở các cơ sở sản xuất trong nước, các vật liệu phụ, vật liệu sẵn có tại địa phương sử dụng các cơ sở cung cấp tại chỗ Sau khi công trình kết thúc một bộ phận lao động tham gia xây dựng công trình bị thất nghiệp, một số cơ sở cung cấp nguyên vật liệu bị ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

- Có thể tác động xấu đến môi trường tự nhiên khu vực Bắc Kạn do áp lực các hoạt động kinh tế như khai thác lâm sản, khoáng sản…

Tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn

6.1 Tổng mức đầu tư cầu Bắc Kạn 2

Cầu dầm hộp liên tụcm, L = 139,3m; B = 23m (36 + 54 + 36)

STT Hạng mục công trình ĐVT Khối lượng Đơn giá tổng hợp Thành tiền

A Giá trị dự toán xây lắp sau thuế

A1 Xây lắp chính sau thuế I + II 26.995.766.645

1 Bê tông dầm hộp liên tục

2 Cốt thép dầm hộp liên tục Tấn 376.8 6.001.696 2.261.439.185

5 Gối cầu liên tục lớn

6 Gối cầu liên tục bé

7 Mặt cầu Asphat hạt mịn dày 7cm

9 Bê tông gờ lan can M300 M 3 101.7 888.743 90.385.121

10 Cốt thép gờ lan can Tấn 20.3 7.448.070 151.195.819

11 Gạch lá lát lề người đi Tấn 766.2 80.000 61.296.000

12 Bê tông M300 dải phân cách

13 Cốt thép dải phân cách Bộ 12.6 7.448.070 93.845.680

14 Lan can thép (mạ kẽm) Cột 23.7 10.000.000 236.810.000

17 Đèn cao áp thủy ngân Cột 7.0 8.500.000 59.500.000

18 Sơn vạch chỉ giới bảo vệ M 2 557.2 23.327 12.997.792

+ Bê tông M300 M 3 1.038.0 2.000.000 2.076.000.000 + Cốt thép Tấn 181.7 5.981.746 1.086.883.290

+ Bê tông M300 M 3 1.365.0 2.500.000 3.412.500.000 + Cốt thép Tấn 238.0 6.170.541 1.474.142.146

+ Đá hộc xây vữa M100 M 3 390.0 474.827 185.182.598 + Bê tông M100 M 3 140.0 365.743 51.203.981

+ Đào trên cạn M 3 1.740.0 21.085 36.688.242 + Đào dưới nước M 3 1.620.0 36.956 59.868.199

AII XÂY LẮP KHÁC SAU

1 Bãi gia công thép + chứa M 2 904 25.000 22.600.000

3 Bãi tập kết vật liệu M 2 860 15.000 12.900.000

6 Nhà ở cho Ban điều hành + công nhân + nhà ăn + nhà tắm + nhà VS

9 Chi phí đường dây điện 40.000.000

10 Chi phí nước thi công 10.000.000

11 Chi phí chuyển quân, máy 50.000.000

Nội dung khoản chi phí khác Công trình: cầu Bắc Kạn 2 - thị xã Bắc Kạn Đơn vị: đồng

STT Hạng mục công trình Ký hiệu Cách tính Thành tiền

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế

Chi phí khảo sát bước dự án khả thi

273.487.957 (có dự đoán chi tiết) Chi phí khảo sát bước thiết kế kỹ thuật

Chi phí thiết kế kỹ thuật, BVTC * 1.1 (tạm tính)

Chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư xây dựng

318.089.975 a Chi phí tư vấn và xây dựng

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

BXD Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

Thẩm định thiết kế kỹ thuật

Thẩm định tổng dự toán

Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu

Chi phí giám sát thi công

B Lệ phí thẩm định dự án đầu tư, thiết kế KT và tổng dự toán XD

Lệ phí thẩm định dự án đầu tư

Lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật

Lệ phí thẩm định tổng dự toán

Chi phí ban QLDA A*1.343% 354.313.154 09/2000/TT

- BXD Chi phí quyết toán công trình

- TCNH Chi phí nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình

Chi phí bảo hiểm công trình

Chi phí kiểm định, thử tải công trình

Chi phí đảm bảo giao thông đường thủy

Chi phí rà phá bom mìn 13930m2 5000 69.650.000

Chi phí siêu âm cọc

Khoan kiểm tra cọc (tạm tính)

6.2 Tổng mức đầu tư phần đường hai đầu cầu

TT Hạng mục công trình ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền

A GIÁ TRỊ XÂY LẮP SAU

AI Xây lắp chính sau thuế (I…V) 10.411.149.258

1 Bê tông atphal mịn dày 7cm M2 16.934 59.590 1.009.108.914

3 Cấp phối đá dăm loại A dày

4 Cấp phối sỏi cuội dày 30cm M2 16.934 22.185 375.682.964

III Diện tích vỉa hè 626.025.872

3 Cát vàng đầm chặt dày 10cm M3 906 64.967 58.873.242

4 Viên bê tông bó vỉa

5 Bê tông đệm bó vỉa M100, dày 5cm

6 Gạch thẻ xây vỉa (10x20xL) M3 64 450.571 28.755.410

IV Công trình thoát nước và 3.939.480.189

4 Hố ga thu hàm ếch Hố 30 1.000.210 30.006.287

6 Cống D40 nối từ hố thu vào hố thăm

7 Tấm bê tông 25x100x5cm thu nước mặt đường, M200

8 Vữa xi măng M100 đệm dày

9 Cốngkỹ thuật (cấp điện, cáp quang) bê tông cốt thép B x

11 Cống kỹ thuật ngang đường

12 ống xi phông D30 cung cấp nước bằng gang chống rỉ

1 Cột điện chiếu sáng bóng đôi Cột 25 8.500.000 212.500.000

2 Hố trồng cây xanh xây gạch Hố 112 120.000 13.440.000

6 Cột đỡ biển báo phản quang Cột 20 286.000 5.720.000

7 Diện tích trồng cỏ dải phân cách

AII Xây lắp khác sau thuế 418.200.000

1 Bãi xe máy và tập kết VL M2 1.000 15.000 15.000.000

2 Nhà ở cho ban điều hành + công nhân + nhà ăn + nhà tắm + nhà VS.

4 Chi phí trạm điện (tạm tính) 100.000.000

5 Chi phí đường dây (tạm tính) 20.000.000

6 Chi phí nước thi công(tạm tính)

7 Chi phí chuyển quân, máy 50.000.000

Chi phí khác đường hai đầu cầu công trình cầu Bắc Kạn 2

(mặt cắt ngang 27m), L = 0,80102KM Đơn vị: đồng

STT Hạng mục công trình Ký hiệu Cách tính Thành tiền (đ) Ghi chú

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế

1 Chi phí khảo sát bước dự án khả thi

106.633.404 (Có dự toán chi tiết)

2 Chi phí khảo sát bước thiết kế kỹ thuật

3 Chi phí thiết kế kỹ thuật, * 1.1 (tạm tính)

4 Chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư xây dựng

164.347.092 a Chi phí tư vấn và xây dựng

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

Thẩm định thiết kế kỹ thuật

Thẩm định tổng dự toán

Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu

Chi phí giám sát thi công

B Lệ phí thẩm định dự án đầu tư, thiết kế

KT và tổng dự toán

Lệ phí thẩm định dự án đầu tư

Lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật

Lệ phí thẩm định tổng dự toán

5 Chi phí ban QLDA A*1.557% 160.135.553 09/2000/TT -

6 Chi phí quyết toán công trình

7 Chi phí nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình

8 Chi phí bảo hiểm công trình

9 Chi phí kiểm định, thử tải công trình

10 Chi phí rà phá bom mìn (tạm tính)

6.3 Chi phí giải phóng mặt bằng công trình cầu Bắc Kạn

TT Hạng mục công trình ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền

I.1 Đoạn ngã ba Phiêng Luồng tới đầu cầu phía bờ Nam

1 Đền bù lợp Pro, vách gỗ M2 1351.27 188.000 254.038.760

2 Đền bù nhà xây lớp ngói M2 1240.21 542.000 672.193.820

3 Đền bù nhà mái bằng 1 tầng M2 2020.8 1.000.000 2.020.800.000

4 Đền bù nhà mái bằng 2 tầng M2 412.88 1.400.000 578.032.000

6 Đền bù đất thổ cư M2 10088 1.000.000 10.088.000.000

I.2 Đoạn cách QL3 (cuối tuyến)

20m đi xuống ngầm bên bờ bắc sông Cầu

1 Đền bù lớp Pro, vách gỗ M2 188.2 188.000 35.381.600

2 Đền bù nhà xây lợp ngói M2 1253.92 542.000 679.624.640

3 Đền bù nhà mái bằng 1 tầng M2 190.38 1.000.000 190.380.000

4 Đền bù nhà mái bằng 2 tầng M2 287.34 1.400.000 402.276.000

5 Đền bù nhà cơ quan M2 87.33 800.000 69.864.000

6 Đền bù đất thổ cư M2 12231 350.000 4.280.850.000

I.3 Đoạn cuối tuyến cách QL3

20m vào đường ngầm Bắc Kạn

1.296.151.420 Đền bù lợp Pro, vách gỗ M2 213.51 188.000 40.139.880 Đền bù nhà xây lợp ngói M2 358.87 542.000 194.507.540 Đền bù nhà mái bằng 1 tầng M2 345.05 1.000.000 345.050.000 Đền bù nhà mái bằng 2 tầng M2 229.12 1.400.000 320.768.000 Đền bù nhà cơ quan M2 43.67 800.000 34.936.000 Đền bù đất thổ cư M2 645 550.000 354.750.000

Di chuyển cột điện Cột 22 1.000.000 22.000.000

Trạm biến áp (tạm tính) Trạm 1 150.000.000 150.000.000

II ĐỀN BÙ TẠM THỜI 210.600.000 Đất đền bù tạm thời M2 7020 30.000 210.600.000

Việc đa dạng hoá các phương thức đầu tư cho cơ sở hạ tầng là xu hướng của các nước trong khu vực nói chung và xu hướng ở Việt Nam nói riêng Trong kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở tại thị xã Bắc Kạn thì nguồn vốn dành cho xây dựng giao thông chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong đó nguồn vốn dành cho việc xây dựng các công trình giao thông được ưu tiên giải ngân Trong khuôn khổ dự án cầu Bắc Kạn các phương thức đầu tư được xem xét.

- Phương thức đầu tư nhà nước bằng cấp phát vốn NSNN.

- Phương thức đầu tư BOT, BTO bằng nguồn vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân.

- Phương thức đầu tư BT trả chậm bằng nguồn vốn đầu tư của các tổ chức và cá nhân.

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu vốn xây dựng cơ bản của ngành GTVT nói chung và của tỉnh Bắc Kạn nói riêng thì có nhận xét sau:

- Phương hướng đầu tư nhà nước bằng cấp phát vốn NSNN: Phương thức đầu tư này rất thích hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn hiện tại vì Nhà nước đang dành cho tỉnh ngoài ngân sách lớn phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng.

- Phương thức đầu tư BOT, BTO bằng nguồn vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân: Việc đầu tư cầu Bắc Kạn theo hình thức BOT, BTO sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư vì khu vực tuyến đi qua còn khá trống trải, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu, chưa có các công trình xây dựng lớn.

Do vậy thời gian khai thác kinh doanh hoàn vốn đầu tư rất dài.

- Phương thức đầu tư BT trả chậm bằng nguồn vốn đầu tư của các tổ chức và cá nhân.

+ Giảm áp lực nhu cầu vốn đầu tư NSNN.

+ Lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhà đầu tư được giải quyết thoả đáng.

Trên cơ sở nội dung đã phân tích, phương thức đầu tư bằng cấp vốnNSNN hoặc phương thức đầu tư BT trả chậm có thể được áp dụng để triển khai cho dự án cầu Bắc Kạn 2.

Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án

Cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư dự án cầu Bắc Kạn 2 thông qua các chỉ tiêu kinh tế của khu vực thị xã Bắc Kạn trong đó cơ sở chính là thu nhập GDP đầu người hàng năm.

Mức thu nhập bình quân theo đầu người hàng năm dự báo đến năm

2004 của thị xã Bắc Kạn là 250USD/người/năm (hay 3750.000VND) Nếu chỉ tính mức độ thiệt thòi của dân cư khu vực này bằng 3% tổng thu nhập của dân Bắc Kạn thì tổng số tiền tổn thất của dân cư khu vực này là:

Dự kiến công trình thi công trong 18 tháng, thời gian tính toán kinh tế của dự án là 30 năm Với tốc độ tăng trưởng lượng xe q = 8% Suất chiết khấu

Số liệu tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng cầu Bắc Kạn 2 cho thấy các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư như sau:

Bảng tính các chỉ tiêu kinh tế của dự án.

Tổng mức đầu tư cầu và đường đầu cầu: 67.78 Với SCK r= 0.100

Dự báo tăng trưởng giao thông: 8% Lợi ích năm đầu: 6.750

Lưu lượng xe ngày đêm: 2200 xe/ngày đêm x 0.909

Năm thứ Năm Phân bổ vốn

Chi phí xây dựng Lợi ích hàng năm SCK = 10%

* tổng cih phí hiện tại 76 tỷ

* Thời gian hoàn vốn 14 năm

* Tổng lợi nhuận hiện tại: 142.872

Bảng tính các chỉ tiêu kinh tế của dự án

Tổng mức đầu tư cầu và đường đầu cầu: 67.78 Với SCK r= 0.100

Dự báo tăng trưởng giao thông: 8% Lợi ích năm đầu: 6.750

Lợi ích năm đầu: 6.750 IRR 16%

Lưu lượng xe ngày/đêm 2200 xe/ngày/đêm x 0.864

Năm thứ Năm Phân bổ vốn

Chi phí xây dựng Lợi ích hàng năm SCK = 10%

Chỉ tiêu suát sinh lời nội tại:

Tổ chức thi công

Tổ chức xây dựng được lập cho phương án kíên nghị (phương án kết cấu I - 1).

8.1 Trình tự và biện pháp thi công

Dựa trên khối lượng công việc, tiến độ thi công cũng như thực tế địa hình khu vực xây dựng cầu, tổng mặt bằng công trường sơ bộ xác định như sau:

Diện tích bãi thi công, nhà kho, khu làm việc, nhở ở dự kiến 1,2ha bố trí chủ yếu ở bờ Bắc Một phần mặt bằng lán trại sẽ bố trí ở phía bờ Nam. Phần mặt bằng này được đắp đến cao độ + 134.00 để tránh ngập lụt trong thời gian thi công.

- Lắp dựng máy khoan, tiến hành khoan và đổ bê tông cọc.

- Đào hố móng đến cao độ thiết kế, rải đá dăm và đổ lớp bê tông đệm lót đáy bệ.

- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép đổ bê tông mố.

- Thi công tứ nón, chân khay.

- Lợi dụng nước cạn trong mùa khô thi công đắp đào.

- Lắp dựng máy khoan, tiến hành khoan và đổ bê tông cọc.

- Kết hợp thủ công và cơ giới đào hố móng đến cao độ thiết kế.

- Đổ bê tông bịt đáy.

- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép đổ bê tông trụ.

8.1.4 Thi công kết cấu phần trên

- Lắp dựng đà giáo khối K0

- Đúc khối K0 trên đà giáo.

- Đúc hẫng cân bằng các khối tiếp theo bằng xe treo.

- Lắp đặt đà giáo khối nhịp biên đổ bê tông nhịp biên.

- Thi công mặt cầu, lan can tay vịn, hoàn thiện.

8.1.5 Thi công đường hai đầu cầu Đường hai đầu cầu thuộc phạm vi thị xã và một phần thuộc quốc lộ 3 cũ nên vấn đề đảm bảo giao thông hết sức quan trọng Tóm tắt công nghệ thi công đường hai đầu cầu như sau:

- Lập biện pháp tổ chức thi công, phương án bảo đảm an toàn giao thông trong khi thi công.

- Thi công hệ thống nền đường

- Thi công hệ thống thoát nước, điện ngầm, thông tin

- Thi công lớp móng dưới, móng trên.

- Rải thảm lớp bê tông nhựa

- Hoàn thiện hệ thống cây xanh, chiếu sáng, cọc tiêu biển báo.

-Tiến độ thi công dự kiến 18 tháng kể cả thời gian chuẩn bị Nhân lực huy động vào thời điểm cao nhất 150 - 180 người.

- Để đảm bảo tiến độ thi công nêu trên yêu cầu làm tốt công tác chuẩn bị: đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị bãi thi công, tập kết xe máy thíêt bị,tranh thủ thời gian thi công xen kẽ các hạng mục công trình.

Kết luận

- Tên dự án "Dự án Cầu Bắc Kạn 2"

- Tổng dài cầu và đường hai đầu cầu là 801,2m

- Chiều dài cầu (tính từ đuôi mố) 139,25m.

- Hình thức đầu tư, xây dựng mới.

- Quy mô cầu: cầu xây dựng vĩnh cửu.

- Tải trọng thiết kế: Đoàn xe H30, xe nặng XB - 80, người đi 300kg/cm 2

- Đường đầu cầu có bề rộng nền đường thay đổi từ 23m đến 41m tuỳ theo từng vị trí

- Vị trí tuyến: cầu nằm cách cầu Phà cũ 50m về phía hạ lưu.

+ Sơ đồ nhịp : 36 + 54 + 36m + Khổ cầu: K = 2 x 7m + 2 x 3m + 4 x 0,5m = 27m + Chiều dài toàn cầu L = 139,25m

+ Phần cầu chính nằm trên đường cong đứng bán kính R 6000m.

- Kết cấu nhịp: Kết cấu dầm hợp BTCT dự ứng lực 3 nhịp, chiều cao tiết diện dầm thay đổi từ 3,8m tại vị trí trụ đến 1,8m tại giữa nhịp.

+ Mố hai đầu cầu kết cấu chữ U nền móng 9 cọc khoan nhồi đường kính 1,5m

+ Trụ giữa sông đặt trên nền móng gồm 10 cọc khoan nhồi đường kính 1,5m.

- Đường đầu cầu: Đường cấp II đô thị loại IV, vận tốc thiết kế V = 60km/h

+ Bê tông nhựa hạt thô 7cm

+ Cấp phối đá dăm loại A 15cm

+ Cấp phối sỏi cuội 30cm

+ Tổng chiều dày kết cấu 52cm.

Tổng mức đầu tư: 67.782.336.334 đồng

Giải phóng mặt bằng: 21.286.088.220 đồng

Tiến hành dự án

Nguyên tắc xác định phương án vị trí

Việc lựa chọn vị trí cầu hợp lý có ý nghĩa quan trọng quyết định quy mô đầu tư công trình, các điều kiện kỹ thuật và quy mô khai thác.

Trong dự án này, đường đầu cầu và cầu nằm trong một tổng thể chung của cả dự án nên ta phải xem xét đồng thời.

Việc lựa chọn vị trí tuyến và vị trí cầu dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển của thị xã và các công trình hiện có ít tác động đến môi trường dân sinh và xã hội.

- Thuận lợi cho hoạt động giao thông của thị xã.

- Thoả mãn các tiêu chuẩn về hình học của tuyến và cầu.

- Mức độ giải quyết tránh các điểm khống chế.

- Thoả mãn yêu cầu và thủy lực thủy văn

- Thuận lợi cho biện pháp tổ chức thi công

- Có giá thành xây lắp công trình hợp lý.

Phần thiết kế tuyến sẽ xem xét tỉ mỉ hiện trạng các công trình đã có, đang xây dựng và quy hoạch phát triển tương lai của thị xã Phương án tuyến sẽ xem xét sự ảnh hưởng đến một số công trình hiện tại: đường dây điện 110KV, sân bay đang xây dựng và các điểm giao cắt.

Các điểm giao cắt và điểm khống chế:

- Điểm giao đường Thanh niên và đường xuống ngầm bờ Nam.

- Đường chui đi khu Bắc sông Cầu.

- Đường xuống ngầm bờ Bắc.

- Giao với đường đi xã Huyền Tụng.

+ Chiều cao võng dây  5m và điểm cao nhất của công trình.

- Sân bay: Yêu cầu công trình cầu không ảnh hưởng đến tính không bay của sân bay trong tương lai Theo quy định về đảm bảo tính không thì ứng với khoảng cách hiện tại từ sân bay đến cầu là 350m.

Các phương án vị trí

Qua nghiên cứu hồ sơ khảo sát thực địa, điều tra thu thập số liệu chi tiết có liên quan đến dự án thì có hai phương án tuyến hợp lý như sau:

Tuyến bắt đầu từ vị trí đầu của dự án tại KM 156 + 200, đi bán theo QL3 cũ phía bờ thị xã sau đó hơi chếch sang bên phải và nắn vào vị trí về phía hạ lưu cầu cũ, vượt qua sông cầu tại hạ lưu cầu Phà cũ cách cầu phà cũ khoảng 50m Tuyến đi xiên với dòng chảy sông Cầu một góc 25 0 Bám tiếp sườn đồi và đường hiện tại sau đó nối vào vị trí cuối tuyến tại KM 156 + 900. Tuyến chỉ có một lần đổi hướng tại đỉnh D1 - 1.

Tuyến bắt đầu từ vị trí đầu của dự án tại KM 156 + 200, đi bám theo QL3 cũ phía bờ thị xã sau đó hơi chếch sang bên phải và nắn vào vị trí về phía hạ lưu cầu cũ, vượt qua sông Cầu tại hạ lưu cầu cũ cách cầu phà cũ khoảng 35m hướng cầu vuông góc với dòng chảy Tuyến bờ bên kia thị xã tiếp tục bám theo QL3 cũ và nối vào điểm của tuyến của dự án tại Km 156 +

900 Tuyến đổi hướng hai lần tại đỉnh DII - 1 và DII - 2.

2.3 Các thông số kinh tế - kỹ thuật của mỗi phương án

Do đặc điểm về địa chất thủy văn tương tự nhau, để thuận tiện cho việc so sánh chọn phương án vị trí, một phương án kết cấu được áp dụng để xác định tổng mức đầu tư so sánh (cầu dầm hợp liên tục ba nhịp) bố trí sơ đồ 36m + 54m + 36m) đồng thời do có hai loại mặt cắt là 41m và 27m ở phía bờ Nam nên lựa chọn loại mặt cắt 27m để so sánh phương án tuyến.

Các thông số kinh tế - kỹ thuật của hai phương án được thống kê ở các bảng sau:

Bảng tổng hợp chỉ tiêu kỹ thuật của các phương án.

R đường cong nằm Imax L (max) H (đào) max

Tổng hợp khối lượng chính của các phương án.

Hạng mục Đơn vị PA I PA II

5 Diện tích kết cấu mặt m 3 16934 14909

II Công trình thoát nước, kỹ thuật chiếu sáng

8 Biển báo các loại Cái 40 40

Tổng hợp khối lượng đền bù

Hạng mục Đơn vị PA I PA II

1 Nhà tạm, vách gỗ, lớp fibro m 2 1753 1333

11.Di chuyển cột điện hạ thế Cột 22 1

12 Di chuyển cột cao thế Cột 0 1

Xác định phương án tuyến

Trên cơ sở các kết quả điều tra thu thập số liệu kinh tế - xã hội và khảo sát địa hình thông qua các nguyên tắc lựa chọn phương án như đã nêu, các tiêu chí của hai phương án tuyến được thống kê so sánh cho trong bảng dưới đây:

STT Nội dung so sánh Phương án vị trí 1 Phương án vị trí 2

1 Mức độ phù hợp với quy hoạch đô thị và các công trình hiện có

-Vị trí đã chọn phù hợp với quy hoạch thị xã.

- Bảo tồn được vị trí khu phố cổ

- ít giải toả đền bù

- Vị trí đã chọn không thuộc quy hoạch trục trung tâm thị xã.

- Đi qua khu phố cổ.

- Giải toả đền bù rất nhiều.

2 Mức độ thuận lợi cho giao thông khu vực

3 Thoả mãn các tiêu chuẩn về hình họa cảnh quan thiết kế

Lý do: các yếu tố hình học tuyến đảm bảo, tuyến đi tương đối thẳng, bẻ góc 1 lần, tầm nhìn đẹp

Lý do: Tuyến bị chuyển hướng hai lần tầm nhìn không đẹp

4 Mức độ giải quyết đánh giá các điểm khống chế

- Vị trí điểm đầu và điểm cuối tuyến đảm bảo.

- Không phạm vào vị trí đường dây 110KV

Một phần đường dây 110KV phải đi rời.

5 Mức độ thoả mãn yêu cầu về thuỷ văn, thủy lực

6 Mức độ thuận tiện cho biện pháp tổ chức thi công

Lý do: ảnh hưởng do khâu đảm bảo giao thông khi thi công ít.

- Để bố trí mặt bằng công trường

Lý do: Toàn bộ công trình nằm trong hệ thống QL3 đang khai thác nên công tác đảm bảo giao thông trong thi công khó khăn.

7 Mức độ hợp lý của tổng mức đầu tư

Lý do: Tổng mức đầu tư hợp lý.

Tổng mức đầu tư cao hơnTMĐT 68.787.073.173 đồng

Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hai phương án vị trí ở trên kết hợp với ý kiến thống nhất của địa phương, nên dự án đã chọn phương án vị trí 1 là phương án kỹ thuật của dự án.

Phương án kết cấu cầu

4.1 Nguyên tắc lực chọn loại hình kết cấu

- Thoả mãn khẩu độ thoát nước và thoả mãn tính không đường chui.

- Phù hợp với các điều kiện tự nhiên tại vị trí xây dựng cầu (đặc biệt là điều kiện địa chất và thủy lợi, thủy văn).

- Thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế và khai thác.

- Đáp ứng các yêu cầu kiến trúc và cảnh quan đô thị.

- Phù hợp với các công trình đã có và dự kiến xây dựng của thị xã.

- Chi phí xây dựng hợp lý.

4.2 Các phương án kết cấu

Trên cơ sở các nguyên tắc đã nêu, một số lựa chọn chung nhất để tiến hành thiết lập các phương án là:

- Yêu cầu đảm bảo khẩu độ thoát nước, các cao độ khống chế.

- Phương án kết cấu vật liệu.

Trong điều kiện hiện tại về công nghệ thi công, giá thành xây dựng tại Việt Nam lựa chọn vật liệu xây dựng là bê tông.

- Loại hình kết cấu phần trên: ứng với khẩu độ đã tính toán và địa hình thực tế tại khu vực xây dựng các loại hình kết cấu có thể được xem xét:

+ Cầu dầm liên tục: thi công bằng công nghệ đúc hẫng

Tuy nhiên phương án cầu dây văng không được đưa vào xem xét lựa chọn do ảnh hưởng đến tính không bay của sân bay trong tương lai.

- Loại hình kết cấu dưới:

Dựa vào kết cấu thăm dò địa chất khu vực, kết cấu nền móng đề xuất dùng cho các phương án là cọc khoan nhồi đường kính từ 1  1,5m.

- Giải pháp nâng cao tính thẩm mỹ công trình:

+ Lựa chọn bán kính trắc dọc cầu, các đường cong bên dưới dầm liên tục hợp lý tạo tầm nhìn thoáng đạt.

+ Đường người đi được lá gạch màu đỏ nâng cao tính thẩm mỹ và gây được ấn tượng về màu sắc trong bố cục công trình.

+ Lan can đường bộ hành dùng loại vật liệu có tính trang trí cao, màu sắc hợp lý hài hoà với tổng thể công trình.

+ Cột điện chiếu sáng được bố trí vào giữa tạo cảm giác liên tục phù hợp với phần đường.

4.2.1 Phương án kết cấu 1 a Sơ đồ nhịp.

Dầm liên tục 3 nhịp 36 + 54 + 36m, chiều dài toàn cầu đến đuôi mố cầu

Toàn bộ cầu có 3 nhịp liên tục dầm bê tông cốt thép dự ứng lực Mặt cắt ngang cầu là dầm hợp chiều cao thay đổi từ 3,8m tại trụ đến 1,8m tại giữa nhịp. c Kết cấu phần dưới.

Mố hai đầu cầu kết cấu chữ U trên nền móng gồm 9 cọc khoan nhồi có đường kính 1,5m.

Trụ giữa sông là trụ đôi tiết diện thân đặc hình bán nguyệt trên nền móng gồm 10 cọc khoan nhồi có đường kính 1,5m.

4.2.2 Phương án kết cấu 2 a Sơ đồ nhịp.

Dầm khung T 3 nhịp 36 + 54 + 36m, chiều dài toàn cầu tính đến đuôi hai mố cầu T39,3m. b Kết cấu phần trên:

Toàn bộ cầu có 3 nhịp khung T, dầm bê tông cốt thép dự ứng lực. c Kết cấu phần dưới:

- Mố hai đầu cầu kết cấu chữ U đặt trên nền móng gồm 9 cọc khoan nhồi có đường kính 1,5m.

- Trụ giữa sông là tru đôi tiết diện thân đặc hình bán nguyệt đặt trên nền móng gồm 10 cọc khoan nhồi có đường kính 1,5m

4.3 Lựa chọn phương án kết cấu

Bảng các danh mục lựa chọn phương án kết cấu.

STT Nội dung so sánh Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

1 Thoả mãn khẩu độ thoát nước vô tính không đường chui

2 Phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vị trí xây dựng cầu

3 Thoả mãn tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế và khai thác cầu

4 Đáp ứng các yêu cầu kiến trúc và cảnh quan đô thị

5 Phù hợp với công trình đã có và quy hoạch thị xã

6 Tận dụng vật liệu sẵn có và công nghệ thi công của các đơn vị trong nước

7 Tổng mức đầu tư hợp lý

Khá Cao hơn Phương án 3 là: 2,083 tỷ đồng.

Khá Cao hơn phương án 3:

Trên cơ sở so sánh các kết quả tiêu chí đã nêu ở trên và các nguyên tắc lựa chọn loại kết cấu và giá thành hợp lý dự án đã lựa chọn phương án 1 là phương án kết cấu cầu.

Bảng đền bù phương án tuyến IA (mặt cắt ngang 27m)

Tên hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền

Luông tới đầu cầu phía bờ nam

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 1351.27 188.000 254.038.760

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 1240.21 542.000 672.193.820

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 2020.8 1.000.000 2.020.800.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 tầng m2 412.88 1.400.000 578.032.000

6 - Đền bù đất thổ cư m2 10088 1.000.000 10.088.000.000

I.2 Đoạn cách QL3 (cuối tuyến) 20m đi xuống ngầm bên bờ bắc sông cầu

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 188.2 188.000 35.381.600

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 1253.92 542.000 679.624.640

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 190.38 1.000.000 190.380.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 tầng m2 287.34 1.400.000 402.276.000

6 - Đền bù đất thổ cư m2 12231 350.000 4.280.850.000

I.3 Đoạn cuối tuyến cách QL3

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 213.51 188.000 40.139.880

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 358.87 542.000 194.507.540

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 345.05 1.000.000 345.050.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 tầng m2 229.12 1.400.000 320.768.000

6 - Đền bù đất thổ cư m2 645 550.000 354.750.000

1 - Di chuyển cột điện Cột 22 1.000.000 22.000.000

2 - Trạm biến áp (tạm tính) Trạm 1 150.000.00

II ĐỀN BÙ TẠM THỜI 210.600.000

- Đất đền bù tạm thời m2 7020 30.000 210.600.000

Bảng đền bù phương án tuyến IIA (mặt cắt ngang 27m)

Tên hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền

Luông tới đầu cầu phía bờ nam

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 859.93 188.000 161.666.840

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 1200 542.000 650.400.000

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 859.93 1.000.000 859.930.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 tầng m2 411.88 1.400.000 576.632.000

6 - Đền bù đất thổ cư m2 8264.2 1.000.000 8.264.200.000

I.2 Đoạn cầu bắc sông cầu cuối tuyến

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 127.72 188.000 24.011.360

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 1515.46 542.000 821.379.320

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 178.5 1.000.000 178.500.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 tầng m2 1093.75 1.400.000 1.531.250.000

5 - Đền bù nhà cơ quan m2 89 800.000 71.200.000

6 - Đền bù đất thổ cư m2 10469 550.000 5.757.950.000

1 - Di chuyển cột điện Cột 26 1.000.000 26.000.000

2 -Di chuyển cột điện cao thế 110KV

3 - Trạm biến áp (tạm tính)

II ĐỀN BÙ TẠM THỜI 210.600.000

- Đất đền bù tạm thời m2 7020 30.000 210.600.000

Bảng đền bù phương án tuyến IB (mặt cắt ngang 41 & 27m)

Tên hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền

Luông tới đầu cầu phía

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 1872.27 188.000 351.986.760

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 1641.21 542.000 889.535.820

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 2450.57 1.000.000 2.450.570.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 tầng m2 623.54 1.400.000 872.956.000

6 - Đền bù nhà cơ quan m2 0 800.000 -

7 - Đền bù đất thổ cư m2 12927.68 1.000.000 12.927.680.000

I.2 Đoạn cách QL3 (cuối tuyến) 20m đi xuống ngầm bên bờ bắc sông cầu

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 188.2 188.000 35.381.600

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 1253.92 542.000 679.624.640

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 190.38 1.000.000 190.380.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 tầng m2 287.34 1.400.000 402.276.000

6 - Đền bù nhà cơ quan m2 87.33 800.000 69.864.000

6 - Đền bù đất thổ cư m2 12231 350.000 4.280.850.000

QL3 20m vào đường ngầm Bắc Kạn

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 213.51 188.000 40.139.880

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 358.87 542.000 194.507.540

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 354.05 1.000.000 354.050.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 m2 229.12 1.400.000 320.768.000

6 - Đền bù nhà cơ quan m2 43.67 800.000 34.936.000

7 - Đền bù đất thổ cư m2 645 550.000 354.750.000

1 - Di chuyển cột điện Cột 22 1.000.000 22.000.000

2 - Trạm biến áp (tạm tính) Trạm 1 150.000.00

II ĐỀN BÙ TẠM THỜI 210.600.000

- Đất đền bù tạm thời m2 7020 30.000 210.600.000

Bảng đền bù phương án tuyến IIA (mặt cắt ngang 27m)

Tên hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền

Luông tới đầu cầu phía bờ nam

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 1382.19 188.000 259.851.720

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 1675.54 542.000 908.142.680

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 2479 1.000.000 2.479.000.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 tầng m2 615.25 1.400.000 861.350.000

6 - Đền bù đất thổ cư m2 11680.87 1.000.000 11.680.870.000

I.2 Đoạn cầu bắc sông cầu cuối tuyến

1 - Đền bù lớp Pro, vách gỗ m2 127.72 188.000 24.011.360

2 - Đền bù nhà xây lợp ngói m2 1515.46 542.000 821.379.320

3 - Đền bù nhà mái bằng 1 tầng m2 178.5 1.000.000 178.500.000

4 - Đền bù nhà mái bằng 2 tầng m2 1093.75 1.400.000 1.531.250.000

5 - Đền bù nhà cơ quan m2 89 800.000 71.200.000

6 - Đền bù đất thổ cư m2 10469 550.000 5.757.950.000

1 - Di chuyển cột điện Cột 26 1.000.000 26.000.000

2 -Di chuyển cột điện cao thế 110KV (TT)1

3 - Trạm biến áp (tạm tính) Trạm 1 150.000.000 150.000.000

II ĐỀN BÙ TẠM THỜI 210.600.000

- Đất đền bù tạm thời m2 7020 30.000 210.600.000

Tổng cộng 28.323.988.280 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Cầu Bắc Kạn 2 nằm trong khu vực đông dân cư của thị xã nên việc xem xét đánh giá tác động môi trường do việc xây dựng cầu là hết sức cần thiết và quan trọng.

Các căn cứ pháp lý về môi trường.

- Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ 4 đã thông qua ngày 27/12/1993 và đã được công bố theo pháp lệnh 242/CTN ngày 10/1/1994 của Chủ tịch nước.

- Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trưòng.

- Thông tư số 1100 - TT - MTg ngày 20/8/1997 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường đối với các dự án đầu tư.

- Tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường 22 - TCN 242 - 98. Điều tra các yếu tố môi trường hiện tại:

- Nguồn nước: Qua kết quả thăm dò tại địa phương thì nguồn nước tại khu vực không bị ô nhiễm.

- Không khí: Mức độ ô nhiễm không khí ở mức rất nhẹ đây chủ yếu là do các hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông.

- Tiếng ồn: Do nằm trong cùng đô thị và nên vị trí xây dựng cũng bị ảnh hưởng một phần của tiếng ồn.

- Rác thải, bụi: thị xã bị ô nhiễm không khí do bụi ở mức độ nhẹ do đang trong giai đoạn xây dựng và đô thị hóa.

Các tác động tới môi trường trong giai đoạn xây dựng:

- Đền bù nhà cửa hoa màu, công trình điện nước thông tin mở đường.

- Di dời dân cư gây xáo trộn xã hội do một số hộ trong khu vực xây dựng phải chuyển chỗ ở có thể dẫn đến tác động cho bộ phận dân cư đó: thay đổi đời sống khi thay đổi nơi và môi trường sống…

- Hình thành các công trường xây dựng hai bên bờ sông khi xây dựng chiếm giữ đất các khu vực công cộng cũng như của dân làm các công trường thi công.

- Cản trở hư hại đường giao thông lân cận do các loại máy móc thi công trọng tải lớn.

- Gây ảnh hưởng đến giao thông trên QL3 hiện tại.

- Gây tiếng ồn do các loại máy móc thi công, máy phát điện, máy bơm, máy khoan, máy tiện, cần cẩu…

- Phát sinh bụi khi nắng gió và khí độc do vận hành máy, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng.

- Các rủi ro do tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

- Rác và nước thải ở các khu công nhân ở.

- Tác động xã hội do một lượng lớn công nhân lành nghề chuyển từ nơi khác đến làm việc.

Các tác động trong giai đoạn khai thác.

- Tiếng ồn, rung động do dòng xe chạy.

- Ô nhiễm môi trường do các khí thải động cơ xe, bụi.

- Tăng rủi ro do tai nạn giao thông.

- Gây xói lở do đào phá tự nhiên

- Có thể tác động xấu đến môi trường tự nhiên, khu vực thị xã Bắc Kạn do áp lực các hoạt động kinh tế như khai thác tài nguyên rừng, khoáng sản…

Danh mục đánh giá tác động môi trường

Các ảnh hưởng đến môi trường Đánh giá tác động

Các tác động tiêu cực

Các giải pháp khắc phục

A ảnh hưởng do vị trí dự án

- Tổn hại hệ sinh thái

- Sự định cư lại + Chia đất nơi ở dân cư ảnh hưởng đếnđời sống dân cư

Có quy hoạch tái định cư đền bù thoả đáng

B ảnh hưởng trong giai đoạn xây dựng

- Ảnh hưởng đến giao thông khu vực

+ Phá hoại đường, gây tắc nghẽn giao thông

Có biện pháp đảm bảo giao thông khi thi công

- An toàn lao động trong thi công

+ Tổn hại đến sức khoẻ công dân

Thực hiện nghiêm túc an toàn lao động

- Ô nhiễm do bụi và khí độc của máy thi công

+ Tổn hại đến sức khoẻ của công nhân và dân sống gần công trường

Sử dụng máy thi công đủ tiêu chuẩn, có kế hoạch hạn chế trong thời kỳ XD như tưới nước giảm bụi khuyếch tán Phá hỏng các công trình nhà

Có kế hoạch xây dựng thận

8 0 ở, điện nước cung cấp điện nước trọng, hợp lý

Các ảnh hưởng đến môi trường Đánh giá tác động

Các tác động tiêu cực

Các giải pháp khắc phục

C ảnh hưởng trong giai đoạn khai thác

- Mất yên tĩnh do tiếng ồn và độ rung

+ ảnh hưởng tới sức khoẻ dân cư xung quanh do mất ngủ…

Gây khó chịu cho người dân

Có kế hoạch điều chỉnh tiêu chuẩn về môi trường, giờ giấc hoạt động của các loại phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực có dự án

- Ô nhiễm không khí do bụi và khí độc, khí thải của các phương tiện

+ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân Đối với ô nhiễm do bụi dùng giải pháp trồng cây hợp lý,dùng biện pháp tưới nước nhằm ngăn bụi khuyếch tán

Gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân hai bên bờ sông

- Tai nạn giao thông Đe dọa đến tính mạng sức khoẻ con người

Thiết kế phù hợp hệ thống biển báo phòng hộ đầy đủ

Xói lở đất + Đe doạ tính mạng con người, gây xói mòn đất định cư

Trồng cả cây xanh, xây đê để bảo vệ mái dốc.

- Vị trí tuyến đi qua thuộc địa phận thị xã Bắc Kạn, mật độ dân cư dày, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ở mức độ trung bình, tác động trong giai đoạn xây dựng tuy có nhưng chỉ ở giai đoạn tạm thời Trong giai đoạn khai thác các tác động này có thể giảm xuống mức thấp bằng các biện pháp xử lý và thực tế chúng chỉ tác động nhỏ đến môi trường.

- Tiếng ồn và rung động là không thể tránh khỏi Tuy vậy có thể giảm thiểu bằng cách sử dụng thiết bị hợp lý và đúng thời điểm.

- Ô nhiễm không khí do khí thải động cơ xe là nguy cơ xảy ra khi dự án hoàn thành, tuy nhiên độ ô nhiễm có thể kiểm soát bằng cách tăng các tiêu chuẩn về môi trường của các loại phương tiện tham gia giao thông.

- Đối với việc di dân tái định cư của những hộ trong khu vực dự án đi qua: có các biện pháp giải quyết vấn đề di dân, đảm bảo công bằng, hợp lý và tạo điều kiện sinh kế lâu dài cho nhân dân.

- Tổ chức quản lý giao thông hợp lý: Hạn chế các phương tiện ra vào đô thị, xã, tổ chức điều khiển giao thông tốt, tránh ùn tắc giao thông.

- Các giải pháp tổng hợp khác: cải tiến các phương tiện cá nhân, giáo dục về môi trường, tổ chức các phong trào, chương trình về môi trường.

Tiêu chuẩn khí thải của phương tiện vận tải Đơn vị: g/l Trọng lượng xe

CO HC NOX CO HC + NOX

Tiêu chuẩn về tiếng ồn tại các khu vực Đơn vị: dB Khu vực Từ 6h đến 18h Từ 18h đến 22h Từ 22h đến 6h

Loại I: Những khu vực cần có sự yên tính cao như: bệnh viện, viện điều dưỡng, nhà trẻ, nhà dưỡng lão, lớp học, thư viện, các viện nghiên cứu.

Loại II: Khu quy hoạch nhà ở, khách sạn, cơ quan hành chính

Loại III: Khu thương mại, chợ bến xe, bến tàu.

Loại IV: Khu quy hoạch sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ. Loại V: Khu công nghiệp nặng.

Tiêu chuẩn tiếng ồn cho các phương tiện vận tải Đơn vị: dB

Loại xe Mức ồn cho phép

- Các xe 2 bánh động cơ dưới 125cc 79 92

- Các loại xe có động cơ trên 125 và các loại xe 3 bánh có động cơ

- Các xe du lịch dưới 12d chỗ ngồi 83 92

- Xe chở hàng loại nhẹ 84 92

- Xe tải và xe buýt có động cơ dưới

- Xe tải và xe buýt có động cơ trên

89 92 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

Cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu cầu Bắc Kạn 2 thông qua các chỉ tiêu kinh tế của khu vực thị xã Bắc Kạn trong đó cơ sở chính là thu nhập GDP đầu người hàng năm.

Mức thu nhập đầu người hàng năm dự báo đến năm 2004 của thị xã Bắc Kạn là 250 USD/người/năm.

Về mặt kinh tế

Do dự án nằm trên trục chính của thị xã và nằm trên quốc lộ 3 nên về mặt kinh tế dự án có ý nghĩa to lớn Trước tiên là hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của thị xã sau là thúc đẩy kinh tế phát triển, nhằm đẩy mạnh việc lưu thông hàng hóa, đem lại những lợi ích cho thị xã và tỉnh Bắc Kạn

Khi chưa có dự án: việc vận chuyển hàng hóa chỉ đi qua ngầm Bắc Kạn và cầu Bắc Kạn cũ

Mà cầu Bắc Kạn cũ (cầu Phà cũ) chỉ cho những xe tải nhẹ đi qua hay gây ách tắc giao thông do đó làm tăng thời gian vận chuyển của phương tiện, đồng thời tăng chi phí khai thác của công trình, của xe cộ Khi vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào thời gian vận chuyển nó sẽ làm hao hụt hàng hóa (loại hàng tươi sống) Còn ngầm Bắc Kạn chỉ khai thác được trong mùa mưa.

Khi dự án đi vào khai thác: do theo qui hoạch các khu công nghiệp ở phía Bắc thị xã (Xã Huyền Tụng) và phía Nam thị xã (xã Xuất Hoá) mà phía

Bắc thị xã kinh tế kém phát triển hơn phía Nam do vậy khi có dự án: sẽ làm phát triển cân bằng giữa phía Bắc và Nam thị xã.

+ Việc vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi lên chủ yếu phải qua thị xã lên Cao Bằng và xuất sang Trung Quốc số lượng hàng hóa tương đối lớn do vậy khi vận chuyển qua thị xã sẽ không phải dừng chờ từ đó làm giảm thời gian vận chuyển làm tăng khả năng vận tải của phương tiện.

+ Làm giảm tai nạn giao thông: do ở khu vực cầu cũ hay xảy ra tai nạn giao thông do đường và cầu hẹp mà phương tiện tham gia giao thông lại khá đông đặc biệt vào giờ cao điểm Do vậy dự án sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn.

+ Góp phần làm tăng trưởng GDP của thị xã và toàn tỉnh Bắc Kạn.

Về mặt xã hội

-Thúc đẩy sản xuất phát triển: dự án sẽ tạo điều kiện lưu thông giữa các cơ sở sản xuất phía Bắc và phía Nam thị xã làm giảm chi phí vận tải tạo cho giá thành sản phẩm tại nơi tiêu thụ phù hợp với giá cả thị trường.

Bắc Kạn có các cơ sở sản xuất với trang thiết bị công nghệ còn lạc hậu, đặc biệt cơ sở hạ tầng còn thấp kém vì vậy muốn phát triển các cơ sở sản xuất thì phải có các cơ sở hạ tầng phát triển đặc biệt là hạ tầng giao thông phải đi trước một bước từ đó thu hút vốn đầu tư vào trong tỉnh nhằm phát triển kinh tế đặc biệt là công nghệ hiện đại từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Góp phần nâng cao dân trí và cải thiện đời sống văn hóa xã hội DoBắc Kạn là một tỉnh miền núi, dân trí với trình độ còn thấp chủ yếu là người dân tộc, hệ thống giáo dục còn ở tình trạng thấp kém đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu Dân ở phía Bắc thị xã trìnhđộ còn thấp hơn dân ở phía Nam.Đời sống văn hoá của người dân Bắc Kạn còn thấp đặc biệt là các cơ sở văn hóa còn thiếu do vậy khi dự án sẽ góp phần nâng cao dân trí và đời sống cuả người dân của toàn thị xã và toàn tỉnh như: giao lưu văn hoá - xã hội, tinh thần của người dân giữa thành thị và nông thôn đặc biệt là giao lưu giữa tỉnh với các tỉnh lân cận với Hà Nội, từ đó nâng cao đời sống tinh thàn cho người dân.

- Tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người dân: do thị xã bố trí 2 cụm công nghiệp ở phía Bắc và Phía Nam thị xã mà số người ở độ tuổi lao động làm việc ở các khu công nghiệp này do vậy dự án sẽ tạo điều kiện đi lại cho các công nhân làm việc, thu hút được một số lao động cần thiết, góp phần làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong thị xã và toàn tỉnh.

- Nâng cao khả năng củng cố quốc phòng an ninh đảm bảo trật tự và ổn định xã hội Do cầu phà cũ hay gây ách tắc giao thông hai bên đầu cầu do đó dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý của người dân Do vậy dự án sẽ khắc phục tình trạng trên góp phần ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội.

- Góp phần cải thiện môi trường: dự án làm giảm ách tắc giao thông từ đó làm giảm khí thải của các phương tiện, giảm thiểu bụi bặm, tiếng ồn do các phương tiện gây ra từ đó giữ bầu không khí trong sạch cho môi trường do vậy chi phí cho công tác khắc phục ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường cũng giảm đáng kể.

Khi dự án đi vào khai thác sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của thị xã Bắc Kạn và toàn tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng GDP, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân địa phương đồng thời mang lại lợi ích to lớn và lâu dài về mặt xã hội cho nhân dân địa phương.

Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư được trình bày ở bảng sau:

Bảng tính các chỉ tiêu kinh tế của dự án.

Tổng mức đầu tư cầu và đường đầu cầu: 67.78 Với SCK r= 0.100

Dự báo tăng trưởng giao thông: 8% Lợi ích năm đầu: 6.750

Lưu lượng xe ngày đêm: 2200 xe/ngày đêm x 0.909

Năm thứ Năm Phân bổ Chi phí xây dựng Lợi ích hàng năm SCK = 10%

* tổng cih phí hiện tại 76 tỷ

* Thời gian hoàn vốn 14 năm

* Tổng lợi nhuận hiện tại: 142.872

Bảng tính các chỉ tiêu kinh tế của dự án

Tổng mức đầu tư cầu và đường đầu cầu: 67.78 Với SCK r= 0.100

Dự báo tăng trưởng giao thông: 8% Lợi ích năm đầu: 6.750

Lợi ích năm đầu: 6.750 IRR 16%

Lưu lượng xe ngày/đêm 2200 xe/ngày/đêm x 0.864

Năm thứ Năm Phân bổ vốn

Chi phí xây dựng Lợi ích hàng năm SCK = 10%

Chỉ tiêu suát sinh lời nội tại:

Ngày đăng: 05/07/2023, 17:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w