1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

bình luận về quy định của pháp luật việt nam hiện hành về hủy phán quyết trọng tài

17 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hủy phán quyết trọng tài
Tác giả An Thanh Tú
Trường học Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nếu có đủ bằng chứng cho thấy phán quyếttrọng tài thuộc một trong các trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy địnhpháp luật, thì việc yêu cầu tòa án có thẩm quyền hủy phá

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Bình luận về quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về

hủy phán quyết trọng tài

MÔN HỌC : Giải quyết tranh chấp th ơng mại quốc ƣ

tế bằng các ph ơng thức giải quyết ƣ tranh chấp thay thế

HỌ VÀ TÊN : AN THANH TÚ

MÃ SỐ HỌC VIÊN : 30NC20829

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong vài năm qua, hoạt động thương mại ở Việt Nam và quốc tế đang phát triển nhanh chóng, dẫn đến nhiều tranh chấp thương mại Doanh nghiệp Việt tin dùng trọng tài để giải quyết tranh chấp, nhưng tình trạng hủy phán quyết trọng tài (PQTT) tăng mạnh Có vẻ như luật pháp Việt Nam về vấn đề này còn nhiều hạn chế Để giải quyết vấn đề này, cần cải thiện và rõ ràng hóa quy định, đảm bảo minh bạch và công bằng, từ đó tăng lòng tin cho doanh nghiệp và đối tác nước ngoài Đề làm rõ nguyên nhân và những quy định về vấn đề này, em xin chọn đề tài số 19:

“Bình luận về quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hủy phán quyết trọng tài” làm đề bài tiểu luận.

NỘI DUNG

I Những vấn đề lý luận chung về hủy phán quyết trọng tài

1 Khái niệm và đặc điểm của phán quyết trọng tài

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010: “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng Trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp

và chấm dứt tố tụng trọng tài”

Phán quyết trọng tài có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, phán quyết của trọng tài quyết định hoàn toàn vụ tranh chấp và chấm

dứt quá trình tố tụng trước Hội đồng trọng tài

Quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài thường bắt đầu khi trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện từ bên nguyên đơn hoặc khi bên đáp ứng nhận được đơn khởi kiện từ bên nguyên đơn, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể Quá trình này kéo dài từ khi trọng tài họp phiên đầu tiên đến khi trọng tài họp phiên cuối cùng để

Trang 3

ra phán quyết về vấn đề tranh chấp Khi phán quyết trọng tài được đưa ra, vụ tranh chấp được coi là đã được giải quyết và quá trình tố tụng trọng tài kết thúc

Thứ hai, phán quyết trọng tài có hiệu lực ràng buộc và là chung thẩm đối với tất

cả các bên

Điều này có nghĩa là phán quyết trọng tài không thể bị các bên tranh chấp kháng cáo trước bất kỳ tòa án hay tổ chức nào khác Nó cũng không thể bị các tổ chức hay

cơ quan nào kháng nghị Tuy nhiên, nếu có đủ bằng chứng cho thấy phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định pháp luật, thì việc yêu cầu tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết đó là hoàn toàn có thể Theo Điều 34 của Bản Quy tắc trọng tài UNCITRAL và Điều 4 khoản 5 của Luật Trọng tài thương mại, phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực ràng buộc Các trung tâm trọng tài cũng khẳng định giá trị chung thẩm của phán quyết trong quy tắc tố tụng trọng tài của họ

Cuối cùng, phán quyết trọng tài không thể được trình bày một cách tùy tiện và

phải tuân theo quy định chung về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật

Về hình thức, phán quyết trọng tài tạo ra một tài liệu pháp lý để chấm dứt tranh chấp Về nội dung, phán quyết trọng tài cung cấp các kết luận về vấn đề tranh chấp

và quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Pháp luật trọng tài của nhiều quốc gia quy định rằng phán quyết trọng tài phải được lập thành văn bản Mặc dù cách trình bày có thể khác nhau, nhưng phải tuân theo quy định chung về nội dung

và hình thức theo quy định của pháp luật

2 Khái niệm và đặc điểm của hủy phán quyết trọng tài

Hủy phán quyết trọng tài là một chế định của pháp luật trọng tài thương mại, theo đó, một trong các bên tranh chấp được quyền yêu cầu tòa án bác phán quyết trọng tài nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp bị hủy theo quy định của pháp luật

Hủy phán quyết có một số đặc điểm dưới đây:

Trang 4

Thứ nhất, thủ tục hủy phán quyết trọng tải của tòa án không phải là thủ tục xét

xử lại vụ kiện Trong quá trình xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tải, tòa án không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp, mà chỉ đối chiếu với các trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật để ra quyết định

Thứ hai, tòa án sẽ ra quyết định hủy phán quyết trọng tải trong trường hợp pháp luật quy định phán quyết trọng tải bị hủy Ngược lại, tòa án sẽ ra quyết định không hủy phân quyết trọng tài nếu lý do bên yêu cầu đưa ra không rơi vào trường hợp pháp luật quy định hủy phán quyết trọng tài

3 Nguyên nhân và ý nghĩa của hủy phán quyết trọng tài

3.1 Nguyên nhân của việc hủy phán quyết trọng tài

Thứ nhất, do các hạn chế của pháp luật:

Các quy định về hủy phán quyết trọng tài liên quan đến hiệu lực, căn cứ, và thủ tục hủy phán quyết trọng tài được đề cập trong pháp luật về trọng tài Những quy định này tạo nên một hệ thống mật thiết với các quy định về thẩm quyền của trọng tài và hội đồng trọng tài, về hình thức và nội dung của tố tụng trọng tài, và về quy trình và tố tụng trọng tài Vì vậy, sự không rõ ràng, không đầy đủ, hoặc thiếu cụ thể

về các vấn đề này có thể dẫn đến việc tăng yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và làm cho tòa án dễ dàng hủy phán quyết trọng tài một cách tùy tiện, vì việc xem xét căn

cứ hủy phán quyết trọng tài trở nên khó khăn trong thực tiễn áp dụng

Thứ hai, do xung đột lợi ích của các bên tranh chấp:

Trong thực tế, không ít trường hợp bên thua kiện không muốn tuân theo phán quyết trọng tài mà thay vào đó, họ cố gắng yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài với hy vọng rằng phán quyết trọng tài sẽ bị hủy và họ sẽ không phải tuân theo phán quyết trọng tài mà có thể bắt buộc họ Tuy nhiên, cũng có trường hợp bên thắng kiện muốn hủy phán quyết trọng tài vì họ cảm thấy rằng lợi ích của mình vẫn chưa được bù đắp thỏa đáng Cuối cùng, có trường hợp cả hai bên đều không hài lòng với phán quyết trọng tài và vì vậy, cả hai bên đều cố gắng yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với hy vọng tìm kiếm một cơ chế bảo vệ lợi ích tốt hơn cho mình

Trang 5

Thứ ba, do năng lực chuyên môn của thẩm phán và trọng tài:

Về năng lực chuyên môn của trọng tài, chất lượng của phán quyết trọng tài phụ thuộc vào trình độ, hiểu biết, kỹ năng và năng lực của trọng tài Đánh giá năng lực chuyên môn của trọng tài thông qua các tiêu chuẩn như đạo đức, trình độ và kỹ năng, và kinh nghiệm Nếu trọng tài không đáp ứng các tiêu chuẩn này, điều này có thể dẫn đến việc hủy phán quyết trọng tài và là nguyên nhân chủ quan do trọng tài gây ra Năng lực chuyên môn của thẩm phán cũng có thể là một nguyên nhân của hủy phán quyết trọng tài, nếu thẩm phán không hiểu về trọng tài, pháp luật về trọng tài và đặc thù của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài, việc hủy phán quyết trọng tài có thể sẽ được xem xét một cách không thỏa đáng

Ý nghĩa của hủy phán quyết trọng tài

Bản chất của việc hủy phán quyết trọng tài là làm cho phán quyết trọng tài đó trở nên vô hiệu và không có hiệu lực thi hành đối với các bên tranh chấp Ý nghĩa tích cực của việc hủy phán quyết trọng tài thể hiện ở việc buộc tòa án phải cẩn trọng xem xét lại phán quyết trọng tài, đánh giá kỹ đơn đề nghị hủy, và xem xét từng căn cứ hủy Nếu phán quyết trọng tài được xem là vi phạm pháp luật và có đủ căn cứ để tuyên hủy, thì tòa án phải tuyên hủy phán quyết trọng tài đó

Tuy nhiên, việc hủy phán quyết trọng tài cũng có ý nghĩa tiêu cực Đối với những phán quyết trọng tài bị hủy bỏ toàn bộ, việc này sẽ tác động tiêu cực đầu tiên đối với bên thắng kiện Điều này đồng nghĩa với việc các lợi ích mà họ hy vọng từ phán quyết trọng tài sẽ không còn tồn tại, và nếu họ muốn bảo vệ quan điểm của mình, họ sẽ phải khởi kiện ra tòa án và tiến hành một quá trình mới, tốn kém về cả thời gian và công sức Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây phá vỡ chiến lược và kế hoạch kinh doanh, xáo trộn công việc và tài chính, và ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của họ

II Pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài

1 Khái niệm về pháp luật hủy phán quyết trọng tài

Trang 6

Hủy phán quyết trọng tài là một chế định đặc biệt trong pháp luật trọng tài Đặc biệt vì mặc dù nằm trong luật trọng tài, nhưng nó lại đưa ra các quy định liên quan đến vai trò của tòa án, trao khá nhiều quyền cho tòa án trong việc hủy phán quyết trọng tài: tòa án có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; tòa

án có thẩm quyền ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ phán quyết trọng tài; tòa án có quyền trả lại phán quyết trọng tài để các trọng tài viên xem xét lại Chế định này đóng vai trò quan trọng không thể thiếu và trở thành nội dung quan trọng của pháp luật trọng tài Đó là các quy định về hủy phán quyết trọng tài, tức là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc hủy phán quyết trọng tài

Pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài là tập hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc hủy phán quyết trọng tài Đó là quan hệ giữa tòa án (bộ máy tư pháp của Nhà nước) với trọng tài (tổ chức phi nhà nước); giữa hội đồng trọng tài, các trọng tài viên với các thẩm phán; giữa tòa án, trọng tài, thẩm phán, hội đồng trọng tài, các thẩm phán và các trọng tài viên với các bên tranh chấp Đây là những quan hệ có liên quan đến nhiều vấn đề của việc hủy phán quyết trọng tài đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh nhằm tạo khung pháp luật phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài nói chung và hủy phán quyết trọng tài nói riêng

2 Nội dung của pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài

Pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thông thường bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, căn cứ hủy phán quyết trọng tài, thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, thủ tục hủy phán quyết trọng tài, hậu quả của việc hủy phán quyết trọng tài

Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Như trên đã trình bày, phán quyết trọng tài là chung thẩm Tuy nhiên, phán

quyết trọng tài có thể bị hủy Luật Mẫu UNCITRAL ghi nhận một bên trong vụ

Trang 7

tranh chấp có quyền yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài trong trường hợp có căn cứ tại Điều 34 Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải được thể hiện thông qua đơn yêu cầu Điều này được Luật Mẫu UNCITRAL và pháp luật các quốc gia quy định Việc một bên nộp đơn yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tải là sự mở đầu quá trình tòa án thụ lý và xem xét hủy phán quyết trọng tải Nếu không có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tải của một bên trong vụ tranh chấp thì không có việc tòa

án xem xét hủy phán quyết trọng tài

Thời hạn yêu cầu hủy phản quyết trọng tài

Theo Luật Mẫu UNCITRAL thì yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải được đưa

ra trong thời hạn là 3 tháng kể từ ngày bên yêu cầu nhận được phán quyết trọng tài (Diều 34) Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cũng được pháp luật của các quốc gia quy định Mỗi nước có pháp luật của riêng mình điều chỉnh thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nhưng 3 tháng là thời hạn được dùng nhiều nhất Tuy nhiên, một vài nước, chẳng hạn Trung Quốc, chỉ cho phép yêu cầu hủy phản quyết trọng tài trong một khoảng thời gian ngắn sau khi phán quyết đó được ban hành Theo Điều 41 Luật Trọng tài Trung Quốc, bên yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tải phải nộp đơn cho tòa án trong vòng 30 ngày sau ngày phán quyết trọng tài được ban hành hoặc được giao

Căn cứ hủy phản quyết trọng tài

Sau khi phán quyết trọng tài được tuyên, một bên có thể nộp đơn yêu cầu cho tòa án có thẩm quyền ở nước đó hủy phán quyết đó vì một số lý do nhất định Các

lý do này không liên quan đến nội dung phán quyết trọng tài mà thường liên quan đến thỏa thuận trọng tài và thủ tục tố tụng Luật Mẫu UNCITRAL quy định giới hạn trực tiếp các căn cứ dựa vào đó tòa án tuyên hủy phán quyết trọng tài Các căn

cứ này được quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Mẫu UNCITRAL và được chia thành hai nhóm Nhóm căn cứ thứ nhất là những căn cứ phải được một bên chứng minh, bao gồm các trường hợp sau Tình trạng không có năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài của một bên; thoả thuận trọng tài vô hiệu; một bên không được thông báo

Trang 8

về việc chỉ định trọng tài viên hoặc về thủ tục tố tụng trọng tài, hoặc một bên không thể thực hiện được việc bảo vệ quyền lợi của mình; phán quyết trọng tải liên quan đến những vấn đề không được đưa ra trọng tải giải quyết; việc thành lập hội đồng trọng tài hoặc việc tiến hành tố tụng trọng tải không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc không phù hợp với quy định của Luật Mẫu nếu các bên không có thỏa thuận Nhóm căn cứ thứ hai là những căn cứ có thể do tòa án chủ động xác định, bao gồm các trường hợp: Vấn đề là đối tượng của tranh chấp không thể được giải quyết bằng trọng tải; phán quyết của trọng tài trái với chính sách công Mỗi quốc gia quy định các căn cứ hủy phán quyết trọng tài cho phù hợp với thực tế nước mình

Thủ tục xem xét hủy phản quyết trọng tài

Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục để tòa án có thẩm quyền xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, và kết quả có thể là ra quyết định hủy phán quyết trọng tài hoặc quyết định không hủy phán quyết trọng tài Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải được gửi đến tòa án có thẩm quyền của quốc gia nơi hội đồng trọng tài ra phán quyết Điều này được quy định tại Luật Mẫu UNCITRAL và pháp luật của các quốc gia

Luật Mẫu UNCITRAL không có quy định nào đề cập đến hậu quả của việc hủy phán quyết trọng tài Pháp luật của các quốc gia quy định khác nhau về vấn đề này Nhiều quốc gia không quy định về hậu quả của trường hợp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thành công Do đó, vấn đề hậu quả của việc hủy phán quyết trọng tài vẫn

là lĩnh vực chưa phát triển của pháp luật trọng tài với một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết

III Bình luận về quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hủy phán quyết trọng tài

Kể từ khi Luật Trọng tài Thương mại có hiệu lực, pháp luật về hủy phán quyết trong vài mảng riêng lẻ và pháp luật về trọng tài nói chung đã được hoàn thiện đáng kể Luật Trọng tài Thương mại quy định khá rõ về hủy phán quyết trọng tài

Trang 9

với những nội dung quan trọng như thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, cơ

sở hủy phán quyết trọng tài, thủ tục xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài Luật Trọng tài Thương mại đã giảm thiểu nguy cơ phán quyết của trọng tài bị tòa

án tuyên hủy do những quy định không phù hợp của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại Tuy nhiên, Luật Trọng tài Thương mại cũng như pháp luật hiện hành của Việt Nam nói chung về hủy phán quyết trọng tài không thể coi là hoàn hảo Thực tế áp dụng đã cho thấy rằng các quy định của Luật Trọng tài Thương mại về hủy phán quyết trọng tài đã phản ánh những hạn chế nhất định, từ đó đặt ra yêu cầu tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi

1 Quy định về thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Quy định tại Điều 69 của Luật Trọng tài Thương mại quy định rằng bên yêu cầu hủy một phán quyết trọng tài phải nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết đó Ngoài ra, Luật Trọng tài Thương mại cũng xem xét các trường hợp khi các bên nộp đơn sau thời hạn do có sự kiện bất khả kháng, trong đó thời gian của sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết hoặc phán quyết cuối cùng Do đó, khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận phán quyết trọng tài, các bên trong tranh chấp sẽ mất quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ phán quyết trọng tài

Thời gian yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo luật pháp Việt Nam vẫn ngắn

so với thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo Luật Mẫu UNCITRAL và luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới Luật Mẫu UNCITRAL quy định rằng yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải được đưa ra trong vòng 3 tháng kể từ ngày bên yêu cầu nhận được phán quyết trọng tài (Điều 34) Nói cách khác, thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong Luật Mẫu UNCITRAL dài hơn gấp ba lần so với thời hạn này ở Việt Nam Nhiều quốc gia trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga cũng quy định thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là 3 tháng Như vậy, thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ở các quốc gia trên cũng dài hơn gấp ba lần so với thời hạn này ở Việt Nam Sở dĩ quy định thời hạn 3 tháng

Trang 10

là vì cả Luật Mẫu UNCITRAL lẫn luật pháp của nhiều quốc gia muốn dành một khoảng thời gian đủ để các bên có thể chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của mình Việc quy định thời hạn ngắn tác động đến cả doanh nghiệp và cá nhân trong vụ tranh chấp Mục tiêu của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận Hàng ngày, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều công việc để đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp phải tập trung tiến hành hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Mỗi doanh nghiệp thường chuyên sâu vào một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhất định Các doanh nhân am hiểu về hoạt động kinh doanh nhưng không phải là chuyên gia về pháp lý hay giải quyết tranh chấp Khi vụ kiện được giải quyết tại trọng tài, hội đồng trọng tài có thể gồm một hoặc các trọng tài viên là những chuyên gia về những nội dung tranh chấp Để tìm ra căn cứ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và thu thập các tài liệu chứng cứ để nộp cho tòa án, cần phải có nhiều thời gian Thời hạn 30 ngày được quy định trong Luật Trọng tài Thương mại được hiểu là thời gian

mà bên yêu cầu phải hoàn thành việc chuẩn bị và nộp đơn cùng các tài liệu chứng

cứ cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài Đây thực sự là một thách thức đối với cả

cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ Đa số các doanh nghiệp ở nước ta chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý bên ngoài khi có tranh chấp Nếu không sử dụng dịch vụ pháp lý bên ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập tài liệu chứng cứ cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn

2 Quy định về căn cứ hủy phán quyết trọng tài

a) Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Dựa theo quy định về "Thỏa thuận trọng tài vô hiệu" trong Điều 68 của Luật Trọng tài thương mại, việc thỏa thuận trọng tài trở nên vô hiệu được coi là một trong những lý do để hủy bỏ phán quyết trọng tài Điều 18 của Luật Trọng tài

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w