Bên cạnh rất nhiều tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho người dùng như: thông tinnhanh, khối lượng thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí… còncó một kh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN
BỘ MÔN: TOÁN ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên
trường Đại học Thương Mại.
Nhóm 5 – K57H.
Mã lớp học phần: 2187AMAT1011.
Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Tuyết Mai.
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG 2: XỬ LÝ SỐ LIỆU 5
I Khái quát về mạng xã hội 5
II Biểu đồ thống kê khảo sát sinh viên TMU đối với hành vi sử dụng mạng xã hội 5
CHƯƠNG 3: BÀI TOÁN ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ 13
CHƯƠNG 4: BÀI TOÁN KIỂM ĐỊNH 15
Trang 3CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của toàn xã hội trong những năm gần đây Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng” theo quan điểm của Thomas L Friedman tác giả của cuốn sách World is flat (Thế giới phẳng) không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội Bên cạnh rất nhiều tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho người dùng như: thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí… còn
có một khía cạnh khá quan trọng, làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm, và các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối Như vậy, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia
sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, Internet đang từng bước khẳng định tầm quan trọng Đặc biệt, các mạng xã hội như Facebook, ZaLo, Youtube đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của nhiều người đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ, mạng xã hội lại càng có một vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đối với con người Ngày nay khi mà công nghệ thông tin phát triển thì không ai có thể phủ nhận lợi ích mà mạng xã hội mang lại đặc biệt là giới trẻ
Mạng xã hội đem đến những tính năng mới với một nguồn thông tin phong phú đa dạng, đã thật sự đi vào đời sống của con người, với những chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo của các thành viên, Internet ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa của một bộ phận sinh viên Hiện nay, mạng xã hội chính là nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận những tiến bộ khoa học một cách nhanh nhạy nhất và đây cũng là lực lượng chịu tác động của các phương tiện thông tin truyền thông nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích mà MXH đem lại cho con người như một khối lượng thông tin phong phú được cập nhật nhanh chóng, liên tục thì chúng ta còn nhận thấy một khía cạnh quan trọng làm thay đổi đến hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với nhóm, các quốc gia, dân tộc với nhau đó chính là khả năng kết nối giữa các cá thể trong xã hội với nhau Đây chính là không gian giao tiếp công cộng phi vật chất tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con người với con người với nhau thông qua nhiều hình thức, liên kết rộng khắp chứ không bị giới hạn bởi chiều không gian Lượng thông tin chia sẻ là hết sức to lớn và vô cùng phong phú đa dạng Chính vì vậy mà số lượng người truy cập vào ngày càng đông đảo và tăng lên đặc biệt tăng nhanh chóng ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, những nhu cầu trong đời sống của con người ngày một tăng lên thì việc tiếp cận với những kiến thức mới mẻ từ bên ngoài là điều không mấy khó khăn, đặc biệt nhất là giới trẻ Sinh viên có thể dễ dàng truy cập mạng xã hội thông qua các phương tiện khác nhau (VD: Điện thoại, máy tính bảng, laptop, …) Sự xuất hiện của mạng xã
Trang 4hội với những tính năng mới, với nguồn thông tin phong phú và đa dạng đã đem lại cho công chúng nhiều sự trải nghiệm đầy thú vị, tạo điều kiện cho con người giao tiếp mà còn là nơi để quảng cáo, kinh doanh, trao đổi, kết bạn, tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ Chính vì thế, mạng xã hội đã đem lại nhiều lợi ích không hề nhỏ, khiến cuộc sống này trở nên thoải mái, bớt đi những căng thẳng, lo âu Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực kể trên cũng còn đâu đó những hệ lụy mà mạng xã hội mang lại như mất thời gian nhất là đối với sinh viên làm xao nhãng việc học, sống khép kín, sa đà vào "cuộc sống ảo" trên mạng xã hội mà quên đi cuộc sống thực tế đang diễn ra, nhiều bạn trẻ tìm bạn đời trên mạng tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, bắt cóc Họ luôn cập nhật trạng thái cá nhân một cách liên tục, đăng những câu nói “câu like”, hình ảnh gây sốc để
“tăng độ hot” …Vì vậy, việc nghiên cứu thái độ và nhận thức của sinh viên về mạng xã hội là điều cấp thiết Bởi những số liểu đó sẽ cho chúng ta có được những giải pháp tối ưu nhất giải quyết những hệ lụy của mạng xã hội đang “đe dọa” nền giáo dục nước ta
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Thương Mại
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên như mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram
- Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu 300 Sinh viên đại học trường Đại học Thương Mại
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm hiểu hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đánh giá thực trạng mức độ, biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Dựa vào các số liệu đã thu thập được, vẽ một số bảng biểu, biểu đồ mô tả
Dựa vào số liệu đã thu thập được tự đặt ra ít nhất 2 bài toán ước lượng tham số, đã được học trên lớp (Trong đó, 1 bài ước lượng khoảng tin cậy đối xứng, 1 bài ước lượng khoảng tin cậy 1 phía) sau đó nêu cách giải bài toán
Dựa vào số liệu đã thu thập được tự đặt ra ít nhất 2 bài toán kiểm định giả thuyết về các tham số của ĐLNN, đã được học trên lớp (2 bài với các cặp giả thuyết khác nhau) sau đó nêu cách giải bài toán
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng khảo sát Google Form
- Phương pháp ước lượng tham số và kiểm định giả thuyết toán học
CHƯƠNG 2: XỬ LÝ SỐ LIỆU.
I Khái quát về mạng xã hội
1 Khái niệm
“Mạng xã hội” là một website mở trong đó người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết nối và tương tác với mọi người thông qua các tính năng riêng biệt của mạng xã hội Mạng xã hội có các đặc trưng cơ bản:
- Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân
- Là một website mở, nội dung của website được xây dựng, hoàn toàn bởi các thành viên tham gia
2 Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên
Ảnh hưởng tích cực: Những mặt tiện ích mà MXH đem lại cho sinh viên như sử dụng trong học tập, giao lưu với bạn bè các trường và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, những thành viên này liên kết với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới gặp nhau ngoài đời, và nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực”
Ảnh hưởng tiêu cực: Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực thì MXH cũng có nhiều bất cập như MXH còn là nơi phát tán nhiều thông tin chưa chính xác “nhảm “đến với cộng đồng Có nhiều bạn đến với MXH chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau ần lại thành thói quen, nhiều bạn mắc chứng bệnh “hội nghiện Facebook không có việc gì cũng vào MXH, đôi khi chỉ là để up-date những điều không đâu
II Biểu đồ thống kê khảo sát sinh viên TMU đối với hành vi sử dụng mạng xã hội.
1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Kết quả điều tra mức độ sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Trường Đại học Thương Mại cho thấy trong tổng số 300 sinh viên được khảo sát, có đến 299 sinh viên (chiếm 99%) có sử dụng mạng xã hội Như vậy, việc sử dụng mạng xã hội trong sinh viên hiện nay là phổ biến Vậy mạng xã hội nào được sinh viên sử dụng nhiều nhất?
Biểu đồ 1: Các mạng xã hội được sinh viên sử dụng (%)
Trang 7STT Mạng xã hội
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh
thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
Trang 812 Kakao Talk 5 9 33 226
Nhận xét: Biểu đồ 1 cho thấy Facebook hiện đang là MXH được ưa dùng nhất và có tới 264
sinh thường sử dụng mạng xã hội này Không chỉ được ưa dùng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, Facebook đang được xếp thứ nhất trong số 11 mạng xã hội lớn Do Facebook có tính tương tác cao, kho lưu trữ ứng dụng lớn, đa ngôn ngữ và phát triển sớm trên mạng di động nên mức độ
sử dụng của Facebook đối với sinh viên là rất cao
Google xếp hạng ở vị trí thứ 2 trong số các mạng xã hội được sinh viên Trường Đại học Thương Mại ưa dùng với 250 sinh viên thường xuyên sử dụng Các sinh viên sử dụng google là
do nhu cầu của hoạt động học tập, nên cần phải lập thư điện tử (gmail), lập phòng họp (google meet) để liên lạc với giảng viên, trao đổi với các thành viên trong các nhóm học tập, theo dõi được lịch học, thông báo trên trang chủ của Trường
Xếp ở vị trí thứ ba trong nghiên cứu này là Youtube, với 186 sinh viên đang thường xuyên sử dụng Theo ý kiến của nhiều sinh viên, Youtube có ưu điểm là tính tiện dụng trong việc chia sẻ các video trực tuyến với những hình ảnh, âm thanh và chuyển động của nội dung các video tạo ra tác động trực quan tới mặt cảm xúc của người dùng Youtube có khả năng chứa đựng số lượng video lớn với đầy đủ các chương trình truyền hình, video và phim ảnh do chính các thành viên chia sẻ
2 Độ tuổi sinh viên bắt đầu sử dụng mạng xã hội
Nghiên cứu cũng đề cập đến khía cạnh sinh viên bắt đầu sử dụng mạng xã hội từ bao giờ Kết quả về độ tuổi sinh viên sử dụng mạng hội được trình bày ở biểu đồ 2:
Biểu đồ 2: Độ tuổi sinh viên bắt đầu sử dụng mạng xã hội
Trang 9
36%
55%
3%
Từ 6 - 11 tuổi
Từ 11 - 15 tuổi
Từ 15 - 18 tuổi
Từ 18 - 22 tuổi
Câu hỏi: Độ tuổi sinh viên bắt đầu sử dụng mạng
Nhận xét: Việt Nam đang bước vào thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ, sinh viên vì thế cũng trở
thành những công dân số từ rất sớm với việc sử dụng Internet ngày càng gia tăng Sinh viên được tiếp cận mạng xã hội đa số ở độ tuổi từ 15 – 18 tuổi, với 53% và từ 11 – 15 tuổi với 37,3% Mạng Internet đã mang lại nhiều lợi ích trong việc cung cấp kiến thức, phương thức học tập, giải trí, tăng cường tương tác xã hội… Tuy nhiên, mặt trái của mạng xã hội cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức, bởi môi trường không gian mạng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro, gây mất an toàn Đó có lẽ là một trong những lý do mà một số sinh viên bắt đầu sử dụng mạng xã hội muộn ở độ tuổi từ 18 – 22 tuổi, chiếm 2,7%
3 Thời gian sinh viên sử dụng cho mạng xã hội
Khi mà công nghệ phát triển như hiện nay thì vai trò của mạng xã hội trong cuộc sống với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng Nhưng việc sinh viên dành thời gian như thế nào để sử dụng MXH là một điều đáng lưu ý Khi được hỏi “Một ngày bình thường bạn dành bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội?” kết quả thu được như sau:
Trang 10Biểu đồ 3: Thời gian dành cho mạng xã hội của sinh viên ĐH Thương Mại
25%
42%
26%
7%
Từ 0 - 1h/ngày
Từ 3 - 5h/ngày
Từ 5 - 7h/ngày Khác (8h trở lên)
Câu hỏi: Thời gian dành cho mạng xã hội
Nhận xét: Biểu đồ 3 cho thấy tỉ lệ sinh viên thường sử dụng mạng xã hội từ 3 – 5 giờ/ngày là cao nhất (chiếm 42,4%), và từ 5 – 7 giờ/ngày (chiếm 25.9%) Đáng lưu ý là có 6,9% SV cho biết
họ thường bỏ ra trên 8 giờ/ngày để vào mạng xã hội Lượng thời gian này là đáng báo động về một trong những dấu hiệu cho thấy nguy cơ nghiện mạng xã hội trong sinh viên Theo nghiên cứu của Tiffany A và cộng sự (2009), sinh viên đại học Hoa Kỳ sử dụng Facebook trung bình từ 10 đến 30 phút mỗi ngày Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cho thấy có đến 65% trên sinh viên sử dụng mạng xã hội nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày Khi các nhu cầu của giới trẻ không được đáp ứng một cách toàn diện thì việc ngồi nhiều thời gian trên mạng xã hội để họ học tập, tán gẫu, giải trí, tìm cảm giác mạnh thông qua các trò chơi điện tử là điều dễ hiểu Mặc dù vậy, hiệu quả của việc đáp ứng các nhu cầu đã chiếm nhiều thời gian từ một môi trường ảo đang gây nhiều ồn
ào, bàn tán là điều đáng để quan tâm nghiên cứu
4 Bảo mật thông tin trên mạng xã hội
Trang 11Theo Boyd Danah (2007), bảo mật thông tin trên mạng xã hội được hiểu là một cá nhân có những thông tin quan trọng mà người khác không thể biết, thông tin đó có thể là những thông tin
cá nhân như tên, địa chỉ liên lạc, chứng minh thư hoặc những thông tin khác nếu cá nhân cho đó
là những thông tin riêng tư Bảo mật thông tin trên mạng xã hội thường gắn liền với sự riêng tư của cá nhân và nó rất khác nhau giữa cá nhân này với cá nhân khác Những thông tin riêng tư này được giới hạn trong những cách thức, kỹ thuật bảo mật của cá nhân Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu sinh viên bảo vệ thông tin riêng tư của mình trên mạng xã hội như thế nào? Đồng thời làm rõ nhận thức của sinh viên về những thông tin mà theo họ cần phải bảo mật
Biểu đồ 4: Cách thức bảo vệ thông tin của sinh viên (%)
Cánh giác với những tin nhắn, tài khoản lạ
Không đưa thông tin về cá nhân cho người lạ
Để mật khẩu lạ, ký tự khó nhớ
Hạn chế liên kết với nhiều tài khoản khác nhau
Thường xuyên thay đổi mật khẩu
Không truy cập mạng nơi công cộng
0 50 100 150 200 250 300
257 254 153 149 104 110
Nhận xét: Số liệu khảo sát cho thấy có đến 97% sinh viên cho rằng mình đã bảo mật thông tin của mình trên mạng xã hội, chỉ có 3% sinh viên không quan tâm đến chuyện này Tuy nhiên, cách thức họ bảo mật thông tin của mình thể hiện như thế nào là điều đáng được làm rõ Trong 6 cách thức bảo mật mà nghiên cứu đưa ra, biểu đồ 4 cho thấy: SV thường sử dụng nhiều hơn cả là cách thức “Cảnh giác với những tin nhắn, lời dụ lạ” (chiếm 86,8%), “Không đưa thông tin về cá nhân” (chiếm 85,8%) và “Để mật khẩu, kí tự lạ khó nhớ” (chiếm 51,7%) Trong khi đó, cách thức
mà SV ít sử dụng nhất có liên quan đến việc “Thường xuyên thay đổi mật khẩu” (chiếm 35,1%) Kết quả này cho thấy sinh viên trong nghiên cứu này đã chủ động trong việc bảo mật thông tin của mình trên mạng xã hội
5 Chi phí mà sinh viên đầu tư cho mạng xã hội
Nghiên cứu cũng đề cập đến khía cạnh việc sinh viên đầu tư vào việc sử dụng mạng xã hội như thế nào Kết quả về chi phí mà sinh viên đầu tư cho mạng xã hội ở biểu đồ 5:
Trang 12Biểu đồ 5: Chi phí sinh viên đầu tư vào mạng xã hội (đồng).
40
%
33
%
11
%
5%
Từ 0 – 100.000 đồng
Từ 100.000 – 300.000 đồng
Từ 300.000 – 500.000 đồng
Từ 500.000 – 700.000 đồng
Từ 700.000 – 1.000.000 đồng Khác (Lớn hơn 1.000.000 đồng)
Câu hỏi: Chi phí sinh viên đầu tư vào
Nhận xét: Chi phí sinh viên đầu tư vào mạng xã hội không quá nhiều, phần lớn là từ 0 –
100.000 đồng (chiếm 40,1%) và từ 100.000 – 300.000 đồng (chiếm 37,5%) Và chưa đến 15% sinh viên chi cho mạng xã hội trên 700.000 đồng Kết quả trên cho thấy sinh viên trường Đại học Thương Mại sử dụng hợp lý trong chi tiêu dành cho mạng xã hội
Trang 13CHƯƠNG 3: BÀI TOÁN ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ.
Câu 1: Khảo sát 300 sinh viên về độ tuổi bắt đầu sử dụng mạng xã hội thu được kết quả như sau:
Dựa vào mẫu trên với độ tin cậy là 99% bằng khoảng tin cậy đối xứng, hãy ước lượng độ tuổi trung bình của một sinh viên khi bắt đầu dùng mạng xã hội Biết độ tuổi của sinh viên là một ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn
Bài làm
Ta có bảng thống kê như sau:
Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ độ tuổi của một sinh viên khi bắt đầu sử dùng mạng xã hội
X N ( μ , σ) Có: n=300 , γ=0,99=¿α=1−γ=0,01 , α2=0,005
x=1
n∑ i=1
k
nixi=8,5 ×21+13 ×112+16,5 ×159+20 8×
300 = 14,727
Ta có:
s '2= 1
299×(8,5
2
×21 13 112 16,5 159 20+ 2× + 2× + 2×8−300 14,727× 2)=6,246
¿> s'
=√s'2
=2,499
Vì X N(μ , σ)2,ta có thống kê:
T =
X−μ
s '
√n
T( 229)
Ta có phân vịt0,005
( 229)=2,576
P (|T| < tα
(n−1 ¿¿¿ )=1−α ¿
P (|X – μ
s'
√n |<tα (n−1 ¿¿¿ )=1−α ¿
P (X −s
'
√ntα
¿ ¿