1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong pháp luật về hợp đồng Việt Nam

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi Thường Thiệt Hại Và Phạt Vi Phạm Trong Pháp Luật Về Hợp Đồng Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Kiên
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Các nguyên tắc đưa ra về việc “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọn

Trang 1

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ PHẠT VI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN KIÊN

Hà Nội – 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ PHẠT VI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN KIÊN

Hà Nội – 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA VI PHẠM HỢP ĐỒNG 6

1.1 Vi phạm hợp đồng 6

1.1.1 Cơ sở lý luận về hợp đồng và hiệu lực bắt buộc của hợp đồng 6

1.1.2 Vi phạm hợp đồng 13

1.2 Trách nhiệm dân sự đối với hành vi vi phạm hợp đồng 18

1.2.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự 18

1.2.2 Các căn cứ phát sinh và ảnh hưởng đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự 22

1.2.3 Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm 31

1.3 Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG 2 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ PHẠT VI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG 37

2.1 Bồi thường thiệt hại trong pháp luật về hợp đồng 37

2.1.1 Định nghĩa bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng 37

2.1.2 Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng 39 2.1.3 Quy định trong luật hiện hành 47

2.2 Phạt vi phạm 55

2.2.1 Định nghĩa phạt vi phạm, điều khoản phạt vi phạm 55

2.2.2 Nội dung của phạt vi phạm 57

2.2.3 Quy định trong luật Việt Nam 63

2.3 Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm 69

Trang 5

2.4 Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong tương quan với buộc tiếp tục

thực hiện nghĩa vụ 74

2.5 Các vấn đề phi truyền thống có nét tương đồng 76

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM 82

3.1 Những vướng mắc trong pháp luật, thực tiễn xét xử 82

3.1.1 Vướng mắc trong pháp luật 82

3.1.2 Vướng mắc trong thực tiễn xét xử 85

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 86

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ Luật Dân sự

LTM: Luật Thương mại

BTTH: Bồi thường thiệt hại

PVP: Phạt vi phạm

PECL: Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu

UNIDROIT: Bộ Nguyên Tắc Unidroit Về Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế

Trang 7

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tự do phát triển kinh doanh đã làm xuất hiện tình trạng lợi dụng những kẽ hở trong hợp đồng đã ký kết để cố tình vi phạm hoặc lờ đi những giao kết với đối tác Trong khi đó, rất ít chủ thể bị vi phạm hợp đồng áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hợp đồng như đã thỏa thuận do nhiều nguyên nhân Trên thực tế, các vụ việc vi phạm hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều, dẫn đến các vụ tranh chấp do đó mà tăng lên Việc xác định được những chế tài cơ bản đối với bên vi phạm, đó là những vấn đề cốt yếu phải được làm rõ mới có thể giải quyết tranh chấp xảy ra

Phạt vi phạm (PVP) và bồi thường thiệt hại (BTTH) do vi phạm hợp đồng là biện pháp pháp lý quan trọng có tính răn đe cũng như bù đắp cho bên bị thiệt hại (bên có quyền) những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng Tuy nhiên, căn cứ áp dụng biện pháp BTTH và PVP ra sao, xác định mức BTTH và PVP như thế nào, mối quan hệ giữa hai trách nhiệm pháp lý này, … và thực tiễn tại Việt Nam việc quy định, áp dụng pháp luật liên quan vấn đề này đang còn bộc lộ những hạn chế nhất định; nhiều tranh chấp xảy ra khó giải quyết kịp thời và triệt để

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nhằm để hiểu rõ các nguyên nhân hạn chế, bất cập để tìm các giải pháp, để từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam, đề ra các giải pháp

cụ thể trong việc áp dụng pháp luật về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là việc cần thiết cả về lý luận và thực tiễn

Do đó bản thân chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong pháp luật về hợp đồng Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình

Tình hình nghiên cứu

Trước đây vấn đề phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

đã được một số luật gia nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu về luật dân sự

Trang 8

nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng Điển hình là tác giả Vũ Văn Mẫu với cuốn “Dân luật khái luận” (Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960), cuốn

“Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử - Diễn giải” (Quyển thứ hai, Sài Gòn 1975), cuốn

“Cổ luật Việt Nam lược khảo” (Quyển thứ hai, Sài Gòn, 1970); tác giả Nguyễn Mạnh Bách với cuốn “Dân luật Việt Nam - Nghĩa vụ” (1974), cuốn “Pháp luật về hợp đồng (lược giải)” (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 1995), cuốn “Nghĩa vụ dân

sự trong luật dân sự Việt Nam " (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 1998)

Sách chuyên khảo: Chúng ta có thể kể đến một số sách chuyên khảo có đề cập tới vấn đề nghiên cứu của khóa luận như cuốn “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2007; cuốn “Luật hợp đồng Việt Nam - bản án và bình luận bản án” của tác giả Đỗ Văn Đại do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2014, cuốn “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” của tác giả Đỗ Văn Đại do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tái bản năm

2013 (có sửa chữa, bổ sung ), cuốn “Giáo trình Luật Hợp đồng” của PGS.TS Ngô Huy Cương, cuốn “Pháp luật về hợp đồng”, Trương Nhật Quang (NXB Dân trí, 2020)

Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài, cho tới thời điểm hiện tại có tương đối nhiều công trình nghiên cứu về luật hợp đồng nói chung và các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng nói riêng, trong đó có các công trình nghiên cứu trực tiếp về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, chẳng hạn như: Bài báo khoa học: Công trình “Damages for breach of contract ” được Robert Cooter và Melvin Aron Eisenberg đăng trên California Law Review số 73 năm 1985; Công trình “Measuring Damages under the CISG - Article

74 of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods’" do Eric C Schneider đăng trên Pace International Law Review số 9 năm 1997; Công trình “Remarks on the Damages Provisions in the CISG, Principles of European Contract Law (PECL) and UNIDROIT Principles of International

Trang 9

Commercial Contracts (UPICC)” do Friedrich Blase và Philipp Hottler đăng trên trang web chính thức của CISG năm 2004;

Ngoài ra còn có nhiều luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đã khai thác rất thành công đề tài này Đó cũng là một trong thực thách thức khi người viết chọn phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng làm đề tài khóa luận của mình

Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận như sau:

• Nghiên cứu tổng quan về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng pháp luật dân sự, đặt hai trách nhiệm pháp lý này dưới góc độ pháp luật so sánh

• Nghiên cứu quy định và sự vận động trong quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng, bao gồm căn cứ phát sinh, mức phạt/mức bồi thường, tương quan với trách nhiệm dân sự khác, những vấn đề phi truyền thống có nét tương đồng với hai loại trách nhiệm pháp lý này

• So sánh, đối chiếu và đưa ra đề xuất, kiến giải

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Khóa luận tập trung nghiên cứu về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng Thứ nhất là làm rõ căn cứ phát sinh trách nhiệm cũng như nói rõ hơn về những trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm hợp đồng Khóa luận làm rõ các khái niệm, nội dung và chỉ ra những bất cập, đề xuất sửa đổi phù hợp với thực tiễn pháp luật

Phương pháp nghiên cứu đề tài

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp lịch sử, phương pháp luật học so sánh, phương pháp

tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lý và rõ ràng nhất

Trang 10

Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương chính:

Chương 1: Vi phạm hợp đồng và trách nhiệm dân sự của vi phạm hợp đồng Chương 2: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong pháp luật về hợp đồng Chương 3: Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1: VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN

SỰ CỦA VI PHẠM HỢP ĐỒNG 1.1 Vi phạm hợp đồng

1.1.1 Cơ sở lý luận về hợp đồng và hiệu lực bắt buộc của hợp đồng 1.1.1.1 Tổng quan về hợp đồng

Nhà triết học Aristotle đã cho rằng, con người “là cá nhân khi đứng biệt lập, không thể tự cung tự cấp; và do đó anh ta phải là một bộ phận trong mối quan hệ với cái tổng thể1” Một cá nhân không thể đứng độc lập và tự mình tồn tại, tạo ra mọi của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của bản thân Mà cần sự trao đổi giữa người này với người kia, con người bằng ý chí và hành vi của mình có thể chuyển giao cho nhau những lợi ích vật chất để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống Quan hệ này

có thể được gọi là hợp đồng

Có rất nhiều định nghĩa về hợp đồng, tùy vào từng hệ thống pháp luật hay tùy vào từng quy định riêng ở pháp luật của mỗi quốc gia sẽ đề cập tới các khái niệm khác nhau Thuật ngữ hợp đồng có nguồn gốc từ một từ tiếng La-tinh là

“contractus”, phát sinh từ động từ “contrahere”, có nghĩa là ràng buộc… Xuất phát

từ thuật ngữ contractus, từ hợp đồng trong tiếng Anh có tên gọi contract, trong tiếng Pháp có tên gọi contrat 2 Có thể thấy rằng từ thời cổ đại, người La Mã đã định nghĩa được khái niệm về Hợp đồng và nội dung của nó, đồng thời gây ảnh hưởng đến chế định hợp đồng của các quốc gia khác về sau này Theo Nguyễn

Ngọc Khánh, tại Việt Nam, thuật ngữ khế ước 3 xuất hiện lần đầu trong Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ (1883), Bộ Dân luật Bắc kỳ (1931) và Bộ Dân luật Trung kỳ (1936)4

Trang 12

Theo từ điển Luật học Black (Black’s Law Dictionary), hợp đồng là “một sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên các nghĩa vụ có thể thi hành, hay được pháp luật công nhận.5” Trong sách của Ryan & Fergus định nghĩa “hợp đồng là một văn bản ràng buộc pháp lý giữa ít nhất hai bên mà xác định và điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên đối với một thỏa thuận6.” Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp quy định “hợp đồng là sự nhất trí giữa hai hoặc nhiều người nhằm tạo lập, sửa đổi, chuyển giao hoặc chấm dứt các nghĩa vụ.” Còn Điều 358 Bộ luật Dân

sự Việt Nam 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy, dù cho có khác nhau về định nghĩa, hợp đồng vẫn được công nhận

là một hành vi làm phát sinh hệ quả pháp lý thông qua sự thống nhất về ý chí Từ đó một lần nữa khẳng định bản chất của hợp đồng bao gồm sự thống nhất ý chí của các bên và hệ quả pháp lý trong trường hợp không thực hiện thỏa thuận đã đề ra

1.1.1.2 Các đặc điểm hình thành hợp đồng

Một hợp đồng được hình thành và có hiệu lực ràng buộc các bên cần tuân thủ các quy định của luật về mặt ý chí được thống nhất, chủ thể giao kết được đảm bảo, đối tượng của hợp đồng có thể thực hiện được, và không vi phạm về hình thức

Thứ nhất, hợp đồng hình thành dựa trên sự thống nhất về ý chí của các bên

Theo Vũ Văn Mẫu, một hành vi muốn có giá trị pháp luật cần hội tụ các điều kiện trong đó có việc “phải có một ý chí và ý chí đó phải hữu hiệu” Ý chí này không được gây nhầm lẫn, gian dối hoặc bị cưỡng ép Các ý này cũng phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS 2015

Trước tiên để các bên có thể thống nhất về ý chí thì cần có một đề nghị giao kết hợp đồng Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác

Trang 13

định hoặc tới công chúng7 Để đạt được sự thống nhất ý chí, cần phải có một sự đồng ý từ người nhận đề nghị giao kết Sự đồng ý này cần hiểu rõ là sự tán thành cuối cùng và không đi kèm thêm điều kiện gì Nếu có một lời đề nghị ngược lại hay thương lượng lại thì hợp đồng chưa được hình thành, thay vào đó, đây là một lời đề nghị mới8

Sự thống nhất về ý chí cần có nền tảng của sự tự nguyện giao kết hợp đồng Việc tự nguyện giao kết được hiểu rằng một người sẽ không bị ép buộc và không phải phải làm những việc mà ngoài ý muốn của họ Nếu một người không muốn giao kết hợp đồng và bị ép buộc để thống nhất về mặt ý chí, sự tự nguyện là một rào cản khiến cho hợp đồng đó không có hiệu lực

Thứ hai, chủ thể giao kết hợp đồng cần thỏa mãn năng lực hành vi, hay theo

cách nói của Vũ Văn Mẫu là “phải có đủ năng lực ký kết” Tùy từng quốc gia quy định sự đầy đủ về năng lực hành vi của chủ thể, nhưng để hợp đồng được giao kết

và có hiệu lực thì các quy định này cần được đảm bảo, tại Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ Khi năng lực hành vi của người giao kết hợp đồng được đảm bảo, quyền và nghĩa vụ của các bên từ khi thống nhất mới được hoàn chỉnh và phát sinh hiệu lực

Thứ ba, đối tượng của hợp đồng có thể thực hiện được Khi giao kết hợp

đồng, các bên tạo ra các quyền (lợi ích) cho mình và các nghĩa vụ cho bên còn lại, nói cách khác, đây là hành vi có chủ đích9 Do đó, các quyền và nghĩa vụ này là đối tượng của hợp đồng và là những gì các bên được hưởng hoặc sẽ phải thực hiện Các đối tượng này không được vi phạm vào các điều cấm của luật, đạo đức xã hội, không “trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục” Một khi đối tượng của hợp đồng không hợp pháp, các điều kiện về thống nhất của ý chí và chủ thể hợp đồng ngay lập tức bị loại bỏ, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực pháp lý

Trang 14

Thứ tư, cần đảm bảo hình thức của hợp đồng Các yêu cầu của nhà làm luật

bắt buộc các chứng thư phải làm theo một thể thức nhất định là các ngoại lệ của việc tự do ý chí Theo yêu cầu đó, nhà làm luật cho rằng riêng ý chí thì chưa được coi là có hiệu lực để ràng buộc các đương sự trước pháp luật10

“Các hình thức này theo kiểu hình thức chủ nghĩa có thể được chia làm bốn

điểm (1) Các hình thức trọng thể được ấn định cho một số hành vi quan trọng, cốt

để các đương sự chú trọng đặc biệt việc mình sắp làm; (2) Các hình thức chứng cứ

để dẫn chứng trước pháp luật (luật tố tụng trong trường hợp này chỉ chấp nhận hai cách dẫn chứng: “chứng thư hợp đồng” và “sự thú nhận của đương sự”); (3) Các hình thức cấp-tư-năng nhằm đảm bảo quyền định đoạt của những người chưa hoàn toàn có tư cách chủ thể độc lập để tự mình xác lập các giao dịch dân sự (ví dụ người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của mình); (4) Các hình thức công bố trong trường hợp có liên quan đến người thứ ba11”

Tại Việt Nam, một số hợp đồng cụ thể cần được lập thành văn bản Mặc dù các bên có sự tự do về ý chí để lựa chọn hình thức hợp đồng nhưng để đảm bảo tính pháp lý, luật pháp đã đặt ra giới hạn việc thể hiện ý chí của các bên được phù hợp

1.1.1.3 Cơ sở ràng buộc hiệu lực của hợp đồng

Về hiệu lực bắt buộc của hợp đồng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện cho rằng:

“Hợp đồng phải được thực hiện đúng và đủ Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên giao kết” và nó thậm chí còn cao hơn luật bổ khuyết 12 Để giải thích cho căn nguyên này, theo giáo sư Vũ Văn Mẫu, có 3 lý do chính để thúc đẩy hiệu lực của nghĩa vụ, bao gồm nguyên tắc về tự do ý chí của cá nhân, lời hứa phải được thực hiện (Pacta sunt servanda) và để giữ sự ổn định, niềm tin trong các mối quan hệ giao thương13

Trang 15

Thứ nhất, về nguyên tắc tự do ý chí của cá nhân trong hiệu lực thúc đẩy nghĩa vụ thực hiện hợp đồng Tự do ý chí là nền tảng tạo nên quan hệ hợp đồng Không có tự do ý chí không thể hình thành quan hệ hợp đồng và ngược lại, “tự do ý chí có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhằm biến các dự định hoặc kế hoạch trở thành hiện thực”14 Có nhiều định nghĩa về tự do ý chí, nhưng chung quy có thể hiểu nguyên tắc tự do ý chí trong pháp luật về hợp đồng “là các bên được tự do giao kết hợp đồng hay thỏa thuận về việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo ý chí của mình miễn là nó không trái với trật tự công cộng”15 Người ta biết đến hợp đồng như một sự thỏa thuận giữa hai bên, khi đi tới sự thống nhất với nhau trên cơ sở quyền tự do ý chí của những người tham gia quan hệ hợp đồng Mặt khác, học thuyết tự do ý chí dựa trên quan niệm rằng không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một công việc mà không xuất phát từ lợi ích của họ16 Nên “dù ở hệ thống pháp luật nào, người ta cũng đều thừa nhận nền tảng của luật hợp đồng là tự

do ý chí, có nghĩa tự do ý chí là vấn đề trọng yếu của hợp đồng”17

Có thể nói, ý chí

và việc hành động theo ý chí là sự phân biệt đặc trưng của con người so với các loài vật khác Con người có tư duy, họ có quyền lựa chọn những hành động hay không hành động có lợi nhất cho mình Và lợi ích của cả xã hội chính là được thiết lập từ tổng thể những lợi ích cá nhân đó Khi muốn đảm bảo đem lại lợi ích chung của cộng đồng xã hội thì nhất thiết, quyền tự do ý chí cá nhân phải được tôn trọng và đề cao Mặt khác, xét về phương diện triết học, khả năng xác lập các hợp đồng dựa trên

tự do ý chí và quyết định của chính cá nhân đó phản chiếu lẽ công bằng18 Vì lẽ đó, mọi sự thúc buộc của pháp luật về việc thực hiện hợp đồng đều trên cơ sở sự đồng ý của chính người tham gia vào quan hệ hợp đồng, hợp đồng có hiệu lực là sự đảm bảo thực hiện đúng những mong muốn mà ý chí cá nhân đề ra

quốc gia giáo dục xuất bản Sài Gòn, Sài Gòn, tr 244

14 Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 25

15 http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210246 , truy cập ngày 11/04/2021

16

Ngô Huy Cương (2008), Tự do ý chí và sự tiếp nhận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay, Tạp chí

nghiên cứu lập pháp, tr.115, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/07/08/3278/ , truy cập ngày

11/04/2021

17 Ngô Huy Cương (2008), tlđd, tr.115

18

Vũ Văn Mẫu (1963), sđd, tr 84

Trang 16

Thứ hai, hợp đồng cần phải được thực hiện trên thực tế để đảm bảo nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng, hay còn gọi là nguyên tắc pacta sunt servanda hoặc nguyên tắc bất khả xâm phạm hợp đồng Pacta sunt servanda là nguyên tắc người ta nhắc tới khi nói đến tính bắt buộc của hợp đồng Theo thuật ngữ Latinh,

“Pacta” là những điều giao ước; “sunt” là thì; “servanda” là cần phải được giữ,

“pacta sunt servanda” nghĩ là “Hứa là phải làm” và khi đưa vào luật pháp quốc tế thường dịch theo nghĩa “Nguyên tắc tận tâm, thiện chí và trung thực” Từ xa xưa, trong luật La Mã cổ đại đã bắt đầu đề cập đến nguyên tắc này, cho đến tận ngày nay, nó đã tồn tại hàng ngàn năm dưới dạng tập quán Như đã đề cập ở trên, hợp đồng được hình thành từ tự do ý chí, nói cách khác là cam kết của chính chủ thể tham gia trong quan hệ khế ước Theo đó, “những mong muốn được thể hiện ra dưới dạng “vật chất” là những điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng và được coi là “luật giữa các bên””19

Nguyên tắc này được người La Mã đề cao trong việc thực hiện đúng quy định hợp đồng, mọi thỏa thuận thì luôn cần được tôn trọng và thi hành Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc có tầm quan trọng đặc biệt trong quan hệ hợp đồng, bởi nguyên tắc này không chỉ đảm bảo cân bằng quyền và lợi ích giữa các bên trong hợp đồng mà còn đảm bảo cân bằng lợi ích của xã hội với lợi ích của các bên trong hợp đồng Đồng thời nguyên tắc phản ánh công lý tự nhiên

và các yêu cầu kinh tế vì nó ràng buộc một người với những lời hứa của mình và bảo vệ lợi ích của người có quyền.20 Như vậy, hợp đồng có sự tuân thủ những điều kiện có hiệu lực sẽ ràng buộc các bên kể từ thời điểm giao kết và các bên không được tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ, chấm dứt Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng và là nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servanda) trong lĩnh vực hợp đồng

Nguyên do thứ ba cần đề thúc đẩy hiệu lực ràng buộc của hợp đồng chính là

để giữ trật tự ổn định, niềm tin trong các mối quan hệ giao thương Như đã đề cập

19 trong-qua-trinh-thuc-hien-hop-dong , truy cập ngày 14/04/2021

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-phat-luat/hau-qua-phap-ly-khi-hoan-canh-co-su-thay-doi-co-ban-20 Dietrich Maskow (1992), “Hardship and Force Majeure”, The American Journal of Comparative Law, 40,

p 658; available at: http://tldb.uni-koeln.de/TLDB.html

Trang 17

đến ở hai nguyên do đầu tiên, hợp đồng được thực hiện là sự đảm bảo về tự do ý chí

và lời hứa phải được thực hiện Khi không đảm bảo những điều kiện tối thiểu trong những mối quan hệ này, con người sẽ khó tạo lập được lòng tin vào hợp đồng và do

đó, đi ngược lại nguyên tắc tự do kinh doanh, phát triển kinh doanh Một cộng đồng được tạo dựng từ mỗi cá nhân, và những hành động cá nhân sẽ góp phần ảnh hưởng đến cách nhìn nhận đánh giá của toàn xã hội Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng giống như việc “kích hoạt domino” Một người mua ban đầu chưa thực sự tin rằng mình đúng đắn và nhận được lợi ích khi mua món hàng này Tuy nhiên trước họ, có rất nhiều người đã mua và tiếp tục đặt niềm tin mua bán, thì sẽ tạo hiệu ứng cho những người về sau tin tưởng vào giá trị của món hàng và những quảng cáo từ người bán Bởi vậy, để đời sống giao thương có thể phát triển và thúc đẩy nền kinh

tế phát triển, thì tính bắt buộc của hợp đồng nhất thiết phải được đề cao

Từ những cơ sở đó, để tạo lập giá trị hợp đồng đúng nghĩa và tạo ra giá trị tốt đẹp cho mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội, pháp luật dựa trên các nguyên tắc, tạo ra hiệu lực ràng buộc nhất định về mặt pháp lý

Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, các nhà làm luật có lẽ rất rõ ràng trong việc phân biệt nguyên tắc dân sự nói chung, nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ và nguyên tắc giao kết hợp đồng, nguyên tắc thực hiện hợp đồng Bộ Luật này đã có dành riêng một điều khoản nói nguyên tắc của việc thực hiện hợp đồng.21 Tuy nhiên đến Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, nguyên tắc này đã không còn tồn tại nữa thay vào đó là quy định chung trong nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Cụ thể điều

3 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định như sau:

Điều 3 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1 Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản

2 Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận

21

Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, Điều 412

Trang 18

không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng

3 Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực

4 Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

5 Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự

Các nguyên tắc đưa ra về việc “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”; “cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”; “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự” mặc dù chưa có những giải thích rõ ràng, xác đáng nhưng phần nào những quy định này đã bao gồm việc ghi nhận hiệu lực bắt buộc của hợp đồng

1.1.2 Vi phạm hợp đồng

Trong tác phẩm “Rhetorics”, triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle cho rằng:

“Nhìn chung, luật là một dạng của hợp đồng vì vậy hành vi không tuân thủ hay vi phạm hợp đồng cũng chính là hành vi vi phạm luật Hơn nữa hầu hết các giao dịch thông thường và các giao dịch được xác lập trên cơ sở tự nguyện đều được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng, vì vậy nếu hiệu lực của hợp đồng bị phá hủy thì mối quan hệ giữa con người với con người cũng sẽ bị phá hủy” Như đã đề cập ở phần

hiệu lực bắt buộc của hợp đồng, việc bảo vệ hiệu lực của hợp đồng là cần thiết giúp cho hợp đồng được thực hiện trên thực tế Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu các bên đều thiện chí và tận tâm thực hiện đúng như phần nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng đã giao kết hợp lệ Tuy nhiên, hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng không phải là câu chuyện quá xa lạ trên thực tế, người ta gọi đó là vi phạm hợp đồng

Trang 19

Có nhiều thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến “vi phạm hợp đồng” “Vi phạm hợp đồng” là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong hệ thống Common law, còn trong hệ thống pháp luật của Civil law thì lại thường sử dụng thuật ngữ “không thực hiện hợp đồng” Hai thuật ngữ này đều bao hàm mọi hành vi không thực hiện đúng hợp đồng, cho dù là không thực hiện một phần, không thực hiện toàn bộ, chậm thực hiện hay có khiếm khuyết trong việc thực hiện hợp đồng Giống như hệ thống pháp luật Civil Law, Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu (PECL) sử dụng thuật ngữ “không thực hiện hợp đồng (non-performance)” để chỉ đến các hành vi không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng Ngoài ra PECL còn có sự phân biệt giữa không thực hiện hợp đồng được miễn trách nhiệm và không thực hiện hợp đồng không được miễn trách nhiệm Còn nội hàm của khái niệm “vi phạm hợp đồng” trong các hệ thống pháp luật Common Law không bao hàm trường hợp không thực hiện hợp đồng không được miễn trách nhiệm

Trong pháp luật Việt Nam, Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 đưa ra định nghĩa vi phạm nghĩa vụ “là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.”22

Bộ luật Dân sự không đưa ra định nghĩa riêng cho việc vi phạm hợp đồng mà chỉ định nghĩa chung trong vi phạm nghĩa vụ, tuy nhiên, trong Luật Thương Mại 2005 đã đưa ra định nghĩa riêng về vi phạm hợp đồng nhưng dường như không quá khác biệt về định nghĩa vi phạm nghĩa vụ trong Bộ Luật Dân sự, theo đó “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy

đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này” Luật đã liệt kê có 3 kiểu vi phạm bao gồm: Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ và thực hiện không đúng nghĩa vụ như đã thỏa thuận Theo Điều 398 BLDS năm 2015 nội dung của hợp đồng (nghĩa vụ) có thể bao gồm: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp Luật Dân sự

22

Điều 351, Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015

Trang 20

Nhật Bản đưa ra 3 yếu tố của việc vi phạm hợp đồng bao gồm: Thực hiện chậm, thực hiện không đầy đủ và không thể thực hiện Tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ cũng chia ra 3 hình thức vi phạm gồm: Không thực hiện, thực hiện không đúng và thực hiện chậm trễ nghĩa vụ 23

Nhìn chung, có nhiều định nghĩa đưa ra về vi phạm hợp đồng Tuy nhiên, hầu như pháp luật không có quy định cụ thể chi tiết các điều kiện để xem đó là một hành vi vi phạm Có thể tóm gọn các căn cứ để xác định vi phạm hợp đồng bao gồm:

Thứ nhất, phải có sự tồn tại hợp đồng và nghĩa vụ của bên vi phạm Đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên để phát sinh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng Phải làm rõ nghĩa vụ xuất phát từ quan hệ hợp đồng đã được xác lập và nghĩa vụ đó thuộc về bên vi phạm, mới có thể xác định được hành vi vi phạm hợp đồng Khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ thường nằm ở các trường hợp sau: Trường hợp không có sự thỏa thuận, nghĩa là các bên im lặng về một vấn đề nào đó và nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ được suy đoán về vấn đề này Trường hợp thứ hai là khi các bên ngầm thỏa thuận chịu sự chi phối của luật (điều khoản luật định) Chẳng hạn, nếu các bên không thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp thì sẽ áp dụng các quy định của luật pháp để xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Trong nhiều trường hợp khác, các điều khoản viết trong hợp đồng lại không rõ ràng, tối nghĩa hoặc mâu thuẫn nhau, đòi hỏi thẩm phán phải giải thích hợp đồng Tóm lại phải làm

rõ được nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thì mới có thể xem xét đến trường hợp

có sự vi phạm hợp đồng hay không, và nghĩa vụ không phải bao giờ cũng được quy định một cách minh thị trong hợp đồng và dễ dàng nhận diện được

Thứ hai, phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ trên thực tế Hành vi vi phạm nghĩa vụ là việc người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, thể hiện dưới các hình thức sau: Từ chối thực hiện nghĩa vụ, chậm thực hiện nghĩa vụ, thực hiện một phần nghĩa vụ, thực hiện không đúng nghĩa vụ, không

23

Ngô Huy Cương (2013), sđd, tr 107

Trang 21

thực hiện một nghĩa vụ Từ chối thực hiện nghĩa vụ là việc một bên có nghĩa vụ nhưng đã chủ động không thực hiện nghĩa vụ của mình Người giao hàng vì một lý

do nào đó đã từ chối thực hiện việc giao hàng như trong cam kết từ đầu, dẫn đến việc vi phạm không thực hiện công việc mà hợp đồng quy định Chậm thực hiện nghĩa vụ là việc tại thời gian quy định trong hợp đồng, bên vi phạm đã không thực hiện nghĩa vụ đó, trong hợp đồng quy định đúng ngày X bên giao hàng phải giao đầy đủ số hàng tuy nhiên bên giao hàng đã giao vào thời gian Y, dẫn đến việc thực hiện sai nghĩa vụ về thời gian quy định trong hợp đồng Thực hiện một phần nghĩa

vụ là việc thực hiện nghĩa vụ nhưng chưa hết phần nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng Bên mua có thể mua 100 món hàng nhưng bên bán chỉ giao 90 món hàng

và thiếu 10 món hàng còn lại, 10 món hàng đó là phần nghĩa vụ mà bên bán chưa thực hiện, do đó được xem là vi phạm hợp đồng Thực hiện không đúng nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ đã thực hiện hoàn toàn sai lệch với nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng Chẳng hạn như bên bán chung cư đã từng cam kết sẽ giao căn nhà chung

cư cao cấp rộng rãi thoáng mát, ở gần công viên và khu chợ, nhưng khi giao nhà thì căn nhà diện tích nhỏ, hẹp, không gần bất cứ địa điểm nào đã quy định trong hợp đồng Như vậy bên bán đã thực hiện không đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng Cuối cùng là không thực hiện một nghĩa vụ, khác với việc thực hiện một phần nghĩa vụ, trong trường hợp này một hợp đồng có nhiều nghĩa vụ phải thực hiện bao gồm nghĩa vụ chính và nghĩa vụ thứ yếu, nhưng người có nghĩa vụ đã không thực hiện hết tất cả các nghĩa vụ quy định trong đó, dẫn đến việc vi phạm hợp đồng Chẳng hạn trong hợp đồng mua bán, nghĩa vụ giao hàng và nghĩa vụ thanh toán tiền được coi là nghĩa vụ chính A đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng cho B, nhưng do nhầm lẫn, thay vi giao hàng tại địa điểm Z thì A lại giao hàng tại địa điểm K B sẽ có quyền coi việc thực hiện toàn bộ hợp đồng đã bị

vi phạm nếu chỉ ra được việc thực hiện nghĩa vụ phụ này có ý nghĩa không thể thiếu được cho lợi ích mà hợp đồng mang lại cho B 24

Trang 22

Trong Pháp luật Việt Nam, ở Bộ Luật Dân sự 2015 đưa ra định nghĩa về vi phạm nghiêm trọng “là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.”25

Trong khi

đó Luật Thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về vi phạm cơ bản như sau: “Vi phạm

cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” (Phần gạch chân phân biệt sự khác nhau) Có thể thấy trong Luật thương mại, phải có hành vi gây thiệt hại là yếu tố bắt buộc để xác định sự vi phạm, trong khi pháp luật dân sự không đặt ra điều kiện này Dường như “vi phạm nghiêm trọng” hay “vi phạm cơ bản” là từ dùng có tính chất tương đối, không phải yếu tố để xét đến mức độ của hành vi gây thiệt hại Tuy nhiên, việc xác định “vi phạm nghiêm trọng” hay “vi phạm cơ bản” là cần thiết để xét đến các biện pháp khắc phục trong quan hệ hợp đồng Vậy trong hợp đồng thương mại chắc chắn phải có yêu cầu chứng minh thiệt hại Khi áp dụng các biện pháp khắc phục cho vi phạm cơ bản thì cần chứng minh thiệt hại đã phát sinh hoặc có thể phát sinh, nghĩa là công nhận thiệt hại trực tiếp và thiệt hại ước tính.26 Trong khi đó, xét về vi phạm nghiêm trọng trong luật Dân sự, yếu tố thiệt hại không được nhắc tới, mà chỉ đề cập đến việc làm cho bên có quyền không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, điều này cũng giống với khái niệm vi phạm cơ bản mà Công ước viên 1980 đã đưa ra Khái niệm “mục đích của việc giao kết hợp đồng” có vẻ cũng được quy định khá chung chung, không có một thước đo cụ thể, do vậy, người viết có thể hiểu đối với hợp đồng dân sự, chỉ cần không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ là đã có sự vi phạm nghiêm trọng Còn trong hợp đồng thương mại thì cần chứng minh được hành vi gây thiệt hại mới có

cơ sở để xác định hành vi gây thiệt hại

Cần xác định đúng hành vi vi phạm cũng như căn cứ xác định hành vi vi phạm, bởi hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố quan trọng, căn cứ để áp dụng các

25 Khoản 2 Điều 423 Bộ Luật Dân sự 2015

26 Đỗ văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị Quốc gia, tr

685

Trang 23

biện pháp khắc phục, các chế tài khác trong quan hệ hợp đồng Nói cách khác, vi phạm hợp đồng sẽ cần xét đến hậu quả pháp lý đi kèm sau đó

1.2 Trách nhiệm dân sự đối với hành vi vi phạm hợp đồng

1.2.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự

Như đã đề cập, hợp đồng có hiệu lực bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa

vụ của mình phù hợp với các điều khoản đã thỏa thuận Việc không thực hiện nghĩa

vụ theo hợp đồng, không tôn trọng cam kết mà các bên đã tự nguyện xác lập hay nói cách khác là hành vi vi phạm hợp đồng đều bị xem là hành vi sai trái Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, hệ thống pháp luật các quốc gia đều áp đặt trách nhiệm pháp lý đối với bên không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, cũng như dự liệu các

hệ quả pháp lý nhằm khắc phục tình trạng do hành vi không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng gây nên Hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồng “là việc áp dụng các hình thức pháp lý đã được pháp luật dự liệu nhằm khắc phục, sửa chữa hậu quả của hành

vi không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, hay nói cách khác là áp dụng các giải pháp pháp lý nhằm khắc phục tình trạng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên một cách cân bằng nhất27.”

Nói về trách nhiệm pháp lý của việc vi phạm hợp đồng, có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng như “chế tài”, “phương thức”, “trách nhiệm dân sự”, “biện kháp khắc phục” … Tuy nhiên, tác giả xin phép không đề cập đến vấn đề sử dụng thuật ngữ, mà gọi chung trách nhiệm pháp lý đó là trách nhiệm dân sự đối với hành

vi vi phạm hợp đồng theo như thuật ngữ được sử dụng trong pháp luật dân sự hiện hành Pháp luật dân sự Việt Nam sử dụng thuật ngữ “trách nhiệm dân sự” chung cho việc vi phạm nghĩa vụ, không đưa ra trách nhiệm pháp lý của vi phạm hợp đồng, quy định “bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân

sự đối với bên có quyền.”28

Trang 24

Có thể nói, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là một hình thức chế tài do Nhà nước quy định áp dụng đối với các hành vi vi phạm quyền và nghĩa

vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng dân sự 29 Giống như trách nhiệm dân

sự nói chung, trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm hợp đồng không nằm trong ý chí, sự kiểm soát của các bên khi tạo lập quan hệ hợp đồng Nói cách khác người vi phạm không mong muốn phải chịu trách nhiệm mặc dù có thể việc vi phạm hợp đồng nằm trong tầm kiểm soát của họ Còn người có quyền không mong muốn khả năng hợp đồng bị vi phạm khiến cho mục đích hợp đồng ban đầu không đạt được Tuy nhiên, theo nguyên tắc Ignorantia juris haud excusat, nói cách khác là không ai được xem là không biết luật, trách nhiệm dân sự căn cứ vào một hành vi được xem

là trái luật và buộc người thực hiện hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm cho hành

vi của mình Tương tự, căn cứ vào việc vi phạm hợp đồng dân sự, trách nhiệm dân

sự phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng

Về trách nhiệm dân sự nói chung, theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu, để làm rõ khái niệm trách nhiệm dân sự thì phải đặt trong tương quan so sánh với trách nhiệm luân

lý và trách nhiệm hình sự.30 Theo đó, trách nhiệm luân lý là khi ta làm một điều gì

đó trái đạo đức khiến bản thân bị cắn rứt lương tâm và bị tòa án lương tâm soi xét,

tự bản thân cảm thấy có trách nhiệm với việc mình đã làm Trách nhiệm đạo đức dựa vào ý chí chủ quan của mỗi người bởi không có một thước đo giá trị chung cho tất cả mọi người, một hành vi đối với người này có thể là trái với luân lý đạo đức nhưng với người kia lại không đáng phải chê trách Không có một chế tài bắt buộc nào áp dụng đối với các hành vi trái với đạo đức, mà chỉ có lương tâm mỗi người tự soi xét, mặc dù có khi hành vi ấy không làm tổn hại đến ai Khác với trách nhiệm luân lý là trách nhiệm pháp lý Trong trách nhiệm pháp lý, bao gồm trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hình sự là việc cưỡng chế trừng phạt chủ thể xâm phạm tới trật tự xã hội Giáo sư Vũ Văn Mẫu cho rằng “Khi đương sự

bị trừng phạt như vậy, tất nhiên hành vi của họ phải bị lương tâm chế trách Vì vậy

29 Vũ Tiến Vinh (2006), Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp

luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật ĐHQGHN

30

Vũ Văn Mẫu (1963), sđd, tr 431

Trang 25

phạm vi của trách nhiệm hình sự nằm trong phạm vi của trách nhiệm luân lý”31 Tuy nhiên người viết có quan điểm cho rằng, một người phải chịu trách nhiệm hình sự

có thể bị lương tâm chê trách hoặc không Biểu hiện cho việc có những trường hợp không bị lương tâm soi xét là việc bị cáo không nhận tội, tái phạm,… và việc soi xét lương tâm là tùy thuộc vào bản thân của người phải chịu trách nhiệm hình sự đó mà không ai đánh giá được Nếu trách nhiệm hình sự là việc gây ra tổn thất giá trị chung cho cộng đồng xã hội thì việc gây tổn thất cho riêng một đối tượng khác được coi là trách nhiệm dân sự Nếu pháp luật hình sự chú trọng sự trừng phạt thì pháp luật dân sự chú trọng khôi phục trạng thái ban đầu, nên mọi trách nhiệm được

áp dụng cho hành vi vi phạm, mục đích chủ yếu vẫn nhằm trả lại cho các bên những

gì đã có như ban đầu

Trước đây, người ta tiếp cận trách nhiệm pháp lý dựa trên công lý trừng phạt

“mắt đền mắt, răng đền răng.” Bởi người ta cho rằng sự trừng phạt là thích đáng đối với những hành động đáng trách Tuy nhiên, xét về kinh tế, xã hội thay vì chịu một thiệt hại, thì nay lại phải gánh chịu gấp đôi; xét về đạo đức thì trừng phạt là cách thực hiện công lý một cách cực đoan, cũng như sử dụng một hành vi vi phạm khác

để trừng phạt một hành vi vi phạm Trừng phạt khác với răn đe, bởi vì sự răn đe thực sự nhằm mục đích tác động đến người vi phạm cũng như cộng đồng nhằm tạo

ra ý thức và kỹ năng không bị trừng phạt Vì vậy người ta cho rằng triết lý trừng phạt xuất phát từ tập quán trả thù nguyên thủy (Talion) này dường như đã lỗi thời Khi xã hội trở nên văn minh hơn, người gây vi phạm cần “điều trị” hơn là trừng phạt; nếu không thì “chu kỳ vi phạm” sẽ tiếp tục không suy giảm.32 Như Mahatma Gandhi đã từng nói: “Mắt đổi mắt chỉ tạo nên một thế giới mù lòa”.33 Các nhà lập pháp đã đưa ra ý tưởng rằng, tại sao không để người vi phạm sửa lỗi bằng cách khắc phục hơn là trả thù, tại sao không tiếp cận trách nhiệm pháp lý dựa trên triết lý

“công lý phục hồi” thay vì “công lý trừng phạt” Theo đó, công lý phục hồi tìm cách

31

Vũ Văn Mẫu (1963), sđd, tr 432

32 Xem:

https://delphipages.live/vi/chinh-tr%E1%BB%8B-lu%E1%BA%ADt-phap-chinh- ph%E1%BA%A1t/retributive-justice, truy cập ngày 23/04/2021

ph%E1%BB%A7/lu%E1%BA%ADt-phap-t%E1%BB%99i-ph%E1%BA%A1m-tr%E1%BB%ABng-33

Xem: http://redsvn.net/nhung-triet-ly-bat-hu-cua-mohandas-gandhi/, truy cập ngày 23/04/2021

Trang 26

khôi phục, chữa lành hoặc sửa chữa các vi phạm, mất cân bằng và các mối quan hệ

bị phá vỡ, tập trung ứng phó với hành vi vi phạm bằng việc bồi thường cho người người bị vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh từ hành vi vi phạm, trong đó người vi phạm, người bị vi phạm và cộng đồng được tập hợp lại với nhau để khôi phục sự hòa hợp giữa các bên Công lý phục hồi dành thế chủ động cho các bên trong vụ việc, kết quả của việc áp dụng công lý phục hồi là sự đồng thuận và hài lòng của các bên Chính vì dựa trên triết lý này, thay vì mục đích trả thù và trừng phạt thì trách nhiệm dân sự có chức năng khắc phục lại tình trạng vi phạm

Xét về trách nhiệm dân sự thì phạm vi bao hàm của nó rất rộng: Trách nhiệm khế ước, trách nhiệm dân sự phạm và trách nhiệm chuẩn dân sự phạm 34 Trách nhiệm khế ước, nói theo thuật ngữ hiện đại là trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm hợp đồng, cũng mang những đặc tính của trách nhiệm dân sự nói chung, tuy nhiên trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự lại bao hàm các nội dung riêng không giống với các trách nhiệm dân sự khác 35 Đó là khi các cá nhân, pháp nhân buộc phải thực hiện trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự thì (1) các chủ thể buộc phải thực hiện đúng hợp đồng (2) các chủ thể vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho các chủ thể bị vi phạm và (3) các chủ thể phải chịu phạt vi phạm (trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng) Ngoài ra, trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là sự cưỡng chế của Nhà nước nhưng trên nguyên tắc, quy định chung về điều kiện trình tự thủ tục thực hiện nghĩa vụ được các bên xác lập theo thỏa thuận hay nói cách khác hợp đồng chính là căn cứ để xem xét trách nhiệm dân

sự do vi phạm hợp đồng dân sự

Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng đã không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đủ những quyền và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng do các bên đã xác lập, gây thiệt hại khiến cho bên kia không đạt được mục

34 Vũ Văn Mẫu (1963), sđd, tr 433

35

Vũ Tiến Vinh (2006), tlđd, tr 18

Trang 27

đích của hợp đồng thì phải buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại, chịu mức phạt (nếu có trong thỏa thuận) hoặc phải chịu những hậu quả bất lợi khác

1.2.2 Các căn cứ phát sinh và ảnh hưởng đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự

Cũng giống như các loại trách nhiệm hình sự, hành chính, lao động … trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh khi có đủ điều kiện làm cơ sở nhất định Theo đó, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự được chịu ảnh hưởng vào những căn cứ được trình bày dưới đây

1.2.2.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng

Về khả năng nhận thức, một người được coi là biết hoặc buộc phải biết, dựa trên một tiêu chuẩn về nhận thức đối với một chủ thể trong xã hội Một người được xác định khả năng điều khiển hành vi thông qua cách thức người đó thực hiện hành vi: Nếu họ có khả năng tự do lựa chọn cách xử sự, thì họ có khả năng điều khiển hành vi Tương tự, khi một người xác lập quyền và nghĩa vụ thông qua một hợp đồng cụ thể, có nghĩa là họ có khả năng điều khiển hành vi và thực hiện đúng những nghĩa vụ được quy định trong phạm vi họ đã xác lập Hành vi (behaviour), được định nghĩa là cách mà ai đó cư xử, đặc biệt là đối với người khác 36 Theo từ điển Tiếng Việt, hành vi là “toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể”37 dù được hiểu theo cách nào, thì có thể thấy hành vi được xem là cách cư xử, bao gồm hành động hoặc không hành động Hành vi vi phạm hợp đồng như đã đề cập ở phần vi phạm hợp đồng, được thể hiện dưới các hình thức không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Tuy nhiên, không phải mọi hành vi nào cũng là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng, mà hành vi được đề cập đến ở đây là những hành vi vi phạm hợp đồng mà trái luật, có thể nằm ngoài phạm vi thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ hợp đồng Bởi thực tế pháp luật đã có những quy định

Trang 28

về loại trừ trách nhiệm khi vi phạm quan hệ hợp đồng trong một số tình huống cụ thể như lỗi do bên bị vi phạm hay trường hợp bất khả kháng… sẽ được đề cập ở phần các trường hợp miễn trừ trách nhiệm

Như đã đề cập, hành vi bao gồm việc hành động hoặc không hành động Biểu hiện của không hành động được hiểu là việc không thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, trong khi hợp đồng đã có quy định và bên vi phạm có nghĩa vụ phải thực hiện nhưng bên vi phạm đã không làm Biểu hiện của hành động vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ đã thực hiện những điều cấm của pháp luật, vi phạm thỏa thuận của các bên trái với bản chất mà nghĩa vụ đã xác lập, chẳng hạn như việc giao không đúng đối tượng, số lượng, tính chất của vật hay giao sai thời gian, địa điểm mà hợp đồng đã có quy định rõ ràng Đối tượng của hợp đồng có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hay không thực hiện một công việc Khi đối tượng của hợp đồng là tải sản, những hành vi vi phạm xảy ra chủ yếu dựa trên tính chất tài sản như vật đồng bộ, vật cùng loại, vật chính, vật phụ… Chẳng hạn chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển giao vật hoặc tài sản không đúng tính chất đã cam kết trong hợp đồng bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng Loại vi phạm này xảy ra phổ biến vì tính chất vật cùng loại nhưng khác nhau về chất lượng, nên bên có quyền không phát hiện ra hành vi vi phạm, khiến cho bên có nghĩa vụ được hưởng lợi một cách không chính đáng từ hành vi gian dối của mình Loại vi phạm khác có thể kể đến là khi bên có nghĩa vụ chuyển giao không đầy đủ số lượng tài sản cần chuyển giao do tính chất vật đồng bộ, vật chính có vật phụ đi kèm của tài sản Không chỉ tài sản mà đối tượng của hợp đồng còn có thể là công việc phải thực hiện hay không thực hiện công việc A ký hợp đồng với B và cam kết nghĩa vụ sẽ vận chuyển hàng hóa cho B bao gồm các công việc vận chuyển, bốc vác hàng hóa đến nơi quy định, Tuy nhiên trong quá trình thực hiện A lại không cung cấp đầy đủ dịch vụ vận tải đã cam kết, nên A được xem là không hoàn thành công việc và có hành vi vi phạm hợp đồng vì đã không thực hiện công việc trong hợp đồng Trong một trường hợp khác, A ký hợp đồng vận tải hàng hóa cho B thường xuyên và liên tục, công việc diễn ra đều đặn như trong hợp đồng Tuy nhiên A lại ký một hợp

Trang 29

đồng khác với C là chỉ trong một ngày X, A không được phép vận chuyển hàng hóa như thường ngày vẫn thực hiện Trong trường hợp này, A đã ký hợp đồng với C nhưng vào ngày X, A vẫn vận chuyển hàng hóa như thông thường thì A được xem

là vi phạm hợp đồng vì đã thực hiện công việc mà đáng lẽ ra không được thực hiện như trong cam kết hợp đồng với C

Có thể thấy hành vi vi phạm hợp đồng có những đặc trưng riêng, biểu hiện

cụ thể là những hành vi xử sự trái với quy định của pháp luật hoặc trái với nội dung

đã cam kết trong hợp đồng Khác với hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi được xem xét làm cơ sở bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Hành vi trái pháp luật theo quy định chung mọi công dân, tổ chức có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự

1.2.2.2 Có thiệt hại xảy ra

Mặc dù đã tồn tại hành vi vi phạm pháp luật thì trên thực tế vẫn chưa đủ để làm căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự như việc bồi thường thiệt hại bởi trách nhiệm này chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm đã gây ra trên thực tế một thiệt hại nhất định Thiệt hại (damage) có thể được định nghĩa là những tổn hại về thể chất gây ra khiến cho thứ gì đó kém hấp dẫn, hữu ích hoặc có giá trị.38 Từ điển Tiếng Việt định nghĩa thiệt hại là bị mất mát hay tổn thất về người, về của cải vật chất hoặc tinh thần Khoa học pháp lý đã phân thiệt hại thành hai dạng là thiệt hại thực tế

và thiệt hại gián tiếp Theo đó thiệt hại thực tế, hay còn gọi là thiệt hại trực tiếp được xác định trên cơ sở khách quan, được tính cụ thể bằng tiền Còn thiệt hại gián tiếp là thiệt hại được suy đoán sẽ xảy ra và được xác định là chắc chắn xảy ra Đối với trách nhiệm dân sự, thiệt hại được đề cập đến là thiệt hại thực tế, chứ không thể yêu cầu bồi thường những thiệt hại qua trung gian Chẳng hạn, A là lao động chính trong gia đình, A ký hợp đồng mua bán với B, nếu hợp đồng được thực hiện thì A

sẽ được nhận một số tiền rất lớn đủ trang trải cuộc sống gia đình và chăm sóc đầy

đủ những nhu cầu thiết yếu cho các thành viên trong gia đình Tuy nhiên do hành vi

38 Xem: https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/damage_1?q=damage, truy cập ngày 22/04/2021

Trang 30

vi phạm hợp đồng của B mà A đã không thể nhận số tiền như mong muốn Trong trường hợp này, thiệt hại trực tiếp xảy ra với A và do đó, dù người thân của A có thể

có thiệt hại do B có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhưng người thân của A không có quyền được yêu cầu bồi thường Những thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại gây ra cho người trực tiếp gánh chịu hậu quả của sự kiện phát sinh thiệt hại Bởi theo nguyên tắc không thể buộc chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự cho những thiệt hại giả định không chắc chắn xảy ra trong tương lai theo hướng đề cập đến thiệt hại gián tiếp Vì vậy đối với trách nhiệm bồi thường, trước hết phải có thiệt hại và bên bị vi phạm phải chứng minh được mình có thiệt hại, mức độ thiệt hại và thiệt hại phải tính toán được, xác định bằng các phương pháp nhất định Việc xác định được thiệt hại thực tế có vai trò quan trọng trong việc ấn định mức bồi thường đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại Đây là điều kiện đặc thù đối với trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại, còn trong những trường hợp như quan hệ hợp đồng đặt cọc hay có thỏa thuận về phạt vi phạm, mặc dù chưa gây ra bất cứ thiệt hại nào nhưng chỉ cần có hành vi vi phạm thì bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm về tài sản Thực tế, mặc dù đã xác định được những thiệt hại và chủ thể trực tiếp chịu thiệt hại, thì vẫn còn những câu hỏi phải làm rõ: Trách nhiệm đối với những thiệt hại đến đâu? Ai phải chịu bồi thường? Để xác định được những câu hỏi

đó, cần phải liên hệ đến mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy

ra

Trong pháp luật của Pháp, thiệt hại phải lường trước được ở thời điểm giao kết hợp đồng 39 Ví dụ đặt ra là khi người vận chuyển nhận hành lý ký gửi, nếu trong đó có laptop mà người vận chuyển không biết thì khi hành lý bị thất lạc, người vận chuyển có phải bồi thường tất cả tài sản trong hành lý bao gồm chiếc laptop không? Trong tình huống này, nếu điều lệ vận chuyển có quy định nhà vận chuyển không chấp nhận ký gửi đồ vật quý theo hành lý thì nhân viên vận chuyển phải từ chối việc ký gửi, hoặc sẽ yêu cầu khách hàng cam kết giải trừ trách nhiệm cho nhà vận chuyển đối với việc bảo quản hành lý, và chỉ chịu trách nhiệm bồi

39

Bộ luật Dân sự Pháp, điều 1150

Trang 31

thường theo giá trị tính trên những đồ vật thông thường trong trường hợp hành lý bị thất lạc Tuy nhiên hiện nay Luật Việt Nam chưa có quy định tương tự mà chỉ giải quyết theo tập quán Khi đưa ra tòa án, thẩm phán sẽ yêu cầu bên gây thiệt hại chứng minh mức bồi thường mà bên gây thiệt hại yêu cầu, nếu không chứng minh được, thẩm phán quyết định mức bồi thường theo kinh nghiệm và tập quán địa phương 40

1.2.2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra

Không phải mọi sự vi phạm nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm dân sự và không phải bất kỳ thiệt hại nào xảy ra trong quan hệ dân sự thì cũng đều do bên vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu, mà đối với trách nhiệm bồi thường nói riêng, chỉ khi

có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại, thì mới phát sinh trách nhiệm phải bồi thường Quan hệ nhân quả, nói cách khác là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phải được xác định là nguyên nhân gây ra thiệt hại, và ngược lại thiệt hại trong hợp đồng phải được xuất phát từ hành vi vi phạm Mặc dù có thể đã có thiệt hại từ hành vi vi phạm, nhưng đôi khi người gây thiệt hại không phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại đã có mà chỉ bồi thường trong phạm vi vi phạm của mình Những thiệt hại nào

là hệ quả tất yếu của hành vi vi phạm thì mới nằm trong trách nhiệm bồi thường Đã

là mối quan hệ nhân quả, thì nhất thiết hành vi gây thiệt hại phải là nguyên nhân, thiệt hại là kết quả, nguyên nhân phải có trước kết quả, hành vi gây thiệt hại phải có trước thiệt hại xảy ra Nếu thiệt hại đã có sẵn trước khi hành vi vi phạm xảy ra thì chắc chắn đó không phải là kết quả của hành vi vi phạm đó, vì giữa chúng không có mối quan hệ nhân quả, và bởi vậy mà không có căn cứ buộc bên vi phạm phải bồi thường cho những thiệt hại này

Tuy nhiên trong thực tế, có những trường hợp rất khó để xác định mối quan

hệ nhân quả bởi thiệt hại có thể gắn với nhiều nguyên nhân khác nhau, thiệt hại gián

40

Nguyễn Ngọc Điện, sđd, tr 212, 213

Trang 32

tiếp, thiệt hại xảy ra là kết quả vận động không phải của một hành vi mà của nhiều hành vi khác nhau Ví dụ công ty A ký hợp đồng cung cấp chất liệu vải cho công ty

B, để công ty B cung cấp cho nhà máy may C, nhưng số lượng vải mà công ty A cung cấp cho B kém chất lượng, khi B và C nhận số vải đều chủ quan, không kiểm tra kĩ dẫn đến số lượng quần áo đã may có chất lượng vải kém, không tiêu thụ được nhiều Việc xác định mối quan hệ nhân quả trong trường hợp này rất dễ gây nhầm lẫn nếu dựa vào suy đoán chủ quan Trong trường hợp này cần dựa vào mối quan hệ khách quan, tất yếu, trực tiếp, còn những tổn thất vật chất thực tế là kết quả khách quan, tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng Chủ thể gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ, đầy đủ các thiệt hại nếu có nhiều thiệt hại xảy ra và nếu một thiệt hại xuất phát từ nhiều hành vi vi phạm thì các chủ thể của những hành vi

đó phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại chung

Để giải quyết những khó khăn trong việc xác định mối quan hệ nhân quả, đã

có nhiều học thuyết được đưa ra: Theo học thuyết các điều kiện ngang bằng thì cho

rằng tất cả hành vi vi phạm dẫn đến việc phát sinh hậu quả đều có giá trị bằng nhau

Tuy nhiên học thuyết các điều kiện cần thiết lại cho rằng chỉ có những hành vi tác

động nào đóng vai trò quyết định mà nếu không có nó thì hậu quả không thể xảy ra

mới được coi là nguyên nhân Thuyết nguyên nhân điển hình (nguyên nhân thích hợp) đưa ra quan điểm một hành vi được xem là nguyên nhân của hậu quả nào đó

chỉ khi hành vi đó cũng gây ra hậu quả tương tự Nghĩa là hậu quả xảy ra phải mang tính chất điển hình, thích hợp, phải tương ứng với sự hình dung thông thường của

nhận thức con người Học thuyết quan hệ nhân quả trực tiếp và gián tiếp thì cho

rằng mối quan hệ nhân quả được coi là trực tiếp nếu trong quá trình vận động các sự kiện giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra không tồn tại bất cứ một tình tiết nào khác có ý nghĩa pháp lí để truy cứu trách nhiệm dân sự Nhưng nếu trong quá trình vận động đó mà xuất hiện những tình tiết khác có ý nghĩa pháp lí đối với việc xác định trách nhiệm dân sự thì mối quan hệ nhân quả đó sẽ mang tính chất gián tiếp

Học thuyết khả năng và hiện thực cho rằng việc xác định tính nhân quả phải dựa

trên sự phân định vai trò của các sự kiện các tình tiết trong việc tạo ra khả năng gây

Trang 33

hậu quả, theo đó một sự kiện một tình tiết nếu chỉ tạo ra khả năng trừu tượng của hậu quả thì không nằm trong mối quan hệ nhân quả, vấn đề trách nhiệm không đặt

ra, một số sự kiện tình tiết khác nếu tạo ra khả năng cụ thể của hậu quả hoặc thêm một bước nữa là đưa hậu quả trở thành hiện thực thì khi đó mối quan hệ nhân quả

đủ để truy cứu trách nhiệm dân sự… Mỗi học thuyết đều có những ưu và nhược điểm riêng, quan trong hơn, mỗi hệ thống pháp luật khác nhau lại có cách nhìn nhận các học thuyết trên đây khác nhau, dẫn tới hệ quả mỗi một hệ thống pháp luật có những quy định riêng về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và thiệt hại xảy ra.41

Đối với Luật Dân sự của Pháp, các học thuyết pháp lý và án lệ cho rằng nếu

sự kiện pháp lý ban đầu đóng vai trò là điều kiện cần và chủ yếu cho việc phát sinh thiệt hại, thì người tạo ra điều kiện phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó

Bộ Luật Dân sự Nhật Bản lại quy định về sự ràng buộc trong trách nhiệm dân sự

“… khi việc xác lập hoặc chuyển giao vật quyền đối với một vật cụ thể là đối tượng của hợp đồng đa phương và vật này đã bị mất hay bị tổn thất bởi bất cứ lý do nào nhưng người thụ trái không phải chịu trách nhiệm thì trái chủ phải chịu những mất mát hoặc tổn thất đó” ( Điều 534), “Nếu vật bị tổn thất bởi bất kỳ lý do nào mà người thụ trái không phải chịu trách nhiệm thì trái chủ phải chịu tổn thất này” (Điều 535), “ Nếu trái vụ không thể thực hiện được mà không bên nào phải chịu trách nhiệm thì người thụ trái không có quyền yêu cần bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình Nếu trái vụ không thể thực hiện được bởi lý do mà trái chủ phải chịu trách nhiệm, thì người thụ trái không bị mất quyền yêu cần thực hiện, nếu người thụ trái

đã nhận bất kỳ lợi ích nào thông qua việc giải phóng khỏi nghĩa vụ thì phải trả lại nguồn lợi này cho trái chủ” Quan niệm của các luật gia ở Việt Nam cho rằng vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, và thiệt hại là hậu quả của nguyên nhân trực tiếp” Một số tác giả việt Nam cũng nhận định rằng việc quy định quan hệ nhân quả là quan hệ trực tiếp sẽ dẫn đến kết luận là bên không thực hiện không chịu

41 xay-ra-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html, truy cập ngày 22/04/2021

Trang 34

http://www.luatyenxuan.com/ban-ve-moi-quan-he-nhan-qua-giua-hanh-vi-vi-pham-hop-dong-va-thiet-hai-trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra cho bên bị thiệt hại khi thiệt hại có thể

tránh được và nếu bên bị thiệt hại xử sự hợp lý (khắc phục thiệt hại) Điều đó chứng

minh tầm quan trọng của mối quan hệ nhân quả trong việc xác định mức bồi thường

thiệt hại42

1.2.2.4 Yếu tố lỗi

Lỗi (fault) theo từ điển luật học Black được hiểu là sự thất bại do cố ý hoặc

do cẩu thả để duy trì tiêu chuẩn của hành vi khi sự thất bại đó làm hại đến người

khác 43 Từ điển Tiếng Việt định nghĩa lỗi là sự sai lầm, thiếu sót trong thái độ xử

sự Trong pháp luật hiện hành, lỗi trong trách nhiệm dân sự không phải là điều kiện

để quyết định người gây thiệt hại có phải bồi thường hay không bởi pháp luật về

hợp đồng không đặt ra vấn đề lỗi của bên vi phạm trong việc xác định có hay không

có vi phạm, mà mang tính xác định phạm vi mức độ bồi thường đến đâu Cụ thể bộ

Luật dân sự 2015 quy định về lỗi ảnh hưởng đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại

như sau: “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi

thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh

tế của mình.”, “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được

bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”, “Trường hợp vi phạm nghĩa vụ

và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi

thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.” Người làm luật hoàn toàn

không nhắc đến lỗi của bên có nghĩa vụ, có thể hiểu trong tư duy của nhà làm luật,

đã có vi phạm thì chắc chắn phải chịu trách nhiệm do vi phạm Bởi lẽ như đã nói về

trách nhiệm thực hiện hợp đồng, người tham gia vào quan hệ hợp đồng phải xác

định được nghĩa vụ của mình và có trách nhiệm thực hiện nó, nên việc vi phạm

nghĩa vụ được hiểu là hành vi không thực hiện nghĩa vụ có ý thức vì vậy, có thể

thấy lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán, mặc định.44

42 Ngô Huy Cương (2013), sđd

43 Black’s Law Dictionary, West Thomson Business, p 683

44

Nguyễn Ngọc Điện, sđd, tr 194

Trang 35

Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được (Điều 364 Bộ Luật dân sự 2015) Như đã đề cập ở trên, người vi phạm hợp đồng dù có lỗi cố ý hay vô ý thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra Tuy nhiên nếu một người không thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng do các trở ngại khách quan, thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm mà không thể khắc phục được, thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm dân sự

Yếu tố lỗi được pháp luật của nhiều quốc gia công nhận là một điều kiện của trách nhiệm dân sự Bộ luật Dân sự Công hòa Nhân dân Trung Hoa quy định:

“Công dân hoặc pháp nhân vi phạm hợp đồng hay không thực hiện các nghĩa vụ khác đều phải chịu trách nhiệm dân sự Trong trường hợp do pháp luật quy định công dân có thể phải chịu trách nhiệm dân sự cả khi không có lỗi” (Điều 106) Bộ Luật Dân sự Nhật Bản quy định cơ sở quy trách nhiệm về vi phạm đã xảy ra là mức

độ lỗi của các bên trong việc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng Nên vấn đề đầu tiên khi giải quyết vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng là phải xác định xem chủ thể nào có lỗi vi phạm hợp đồng Nếu có vi phạm hợp đồng xảy ra những không bên nào có lỗi thì không bên nào có quyền yêu cầu chịu trách nhiệm dân sự đối với bên còn lại (Điều 536 Bộ Luật Dân sự Nhật Bản) Luật của Pháp có sự tách biệt rõ ràng giữa lỗi tùy theo nghĩa vụ được chia thành nghĩa vụ phương tiện và nghĩa vụ kết quả, giữa 2 nghĩa vụ này là loại trung gian Theo nghĩa vụ kết quả, bên có nghĩa vụ phải cam kết mang đến cho bên có quyền một kết quả cụ thể Chẳng hạn như một công trình được xây dựng đúng quy cách, một món hàng được giao tận nơi người nhận, chiếc

xe mới sửa trong một khoảng thời gian hợp lý không còn lỗi hỏng hóc như trước, … Trong trường hợp không mang lại kết quả cụ thể, trừ trường hợp bất khả kháng, thì

Trang 36

người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm từ suy đoán lỗi và mối liên hệ giữa lỗi và thiệt hại xảy ra Tuy nhiên đối với nghĩa vụ phương tiện, việc không có kết quả như mong đợi không được suy đoán lỗi của bên có nghĩa vụ, bên có quyền chỉ có thể quy trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ khi chứng minh được lỗi của bên có nghĩa vụ Bởi trong nghĩa vụ phương tiện, bên có nghĩa vụ cam kết thực hiện bằng khả năng

và kinh nghiệm của mình nhưng không đảm bảo kết quả cụ thể Một Luật sư cam kết sẽ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, khi không đạt được kết quả như mong muốn, bên có quyền chỉ có thể quy trách nhiệm khi chứng minh được lỗi của luật sư chẳng hạn như đã bỏ sót chứng cứ rành rành, … Loại trung gian giữa 2 nghĩa vụ này có thể hiểu là trong trường hợp không đạt kết quả mong muốn, bên có nghĩa vụ có thể đảo ngược trách nhiệm khi chứng minh được mình không có lỗi

1.2.3.1 Xảy ra trường hợp miễn trách do hai bên thỏa thuận

Pháp luật về hợp đồng lấy tự do ý chí làm nền tảng quan trọng nhất Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, các bên có thể cân nhắc các yếu tố đặc thù, chẳng hạn như các khó khăn kỹ thuật có thể gặp phải khi thực hiện hợp đồng, các điều kiện ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện đúng và đầy đủ nội dung hợp đồng; khi đó để thể hiện thiện chí và đồng thời cũng để gạt bỏ lo ngại của các bên, điều khoản về các trường hợp miễn trách có thể được sử dụng

Điều khoản miễn trách (Exculpatory Clause) đặt ra các trường hợp mà các bên cho rằng khi xảy ra thì việc miễn trừ trách nhiệm dân sự là phù hợp Tuy nhiên,

tự do ý chí không nên và không thể là tuyệt đối Các điều khoản miễn trừ trách

Trang 37

nhiệm cần được điều chỉnh trong một số trường hợp cụ thể Các vấn đề cần quan tâm về điều khoản miễn trách bao gồm (1) điều khoản miễn trách trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng; (2) hiệu lực của điều khoản miễn trách

Về vấn đề thứ nhất, nhìn chung các quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 đã cố gắng giới hạn các điều khoản thiếu thiện chí được áp đặt bởi thương nhân bằng cách liệt kê điều khoản loại trừ trách nhiệm của thương nhân ra khỏi các hợp đồng mẫu (Điều 16) Tuy nhiên, khi xem xét kỹ giới hạn mà đạo luật này đề ra thì có nhận thấy một lỗ hổng lớn: nếu các thương nhân đưa vào những trường hợp miễn trách khó hiểu so với một người không có nhiều kiến thức hay kĩ năng, đó sẽ là một lợi thế rất lớn và thiên lệch Pháp luật Việt Nam đã không thể bao quát được những trường hợp này – vốn không hề hiếm gặp trong thực tế

Về vấn đề thứ hai, hiệu lực của điều khoản miễn trách cần được xem xét khi các điều kiện hưởng quyền miễn trách hoặc tình huống miễn trách được quy định khắt khe hơn trong luật Ví dụ: điều khoản về tình huống bất khả kháng yêu cầu bên muốn viện dẫn phải gửi thông báo ngay lập tức trong mọi tình huống cho bên bị vi phạm Câu hỏi đặt ra là liệu điều này có khiến bên vi phạm không được hưởng quyền miễn trừ theo chế định bất khả kháng nữa hay không? Rõ ràng nếu cho rằng câu trả lời là có thì một thỏa thuận của tư nhân đã bác bỏ hiệu lực của một chế định

và điều này là vô lý Điều đó có nghĩa là bên vi phạm có thể viện dẫn hoặc tình huống do thỏa thuận, hoặc tình huống do luật định để yêu cầu quyền được miễn trách

1.2.3.2 Xảy ra tình huống bất khả kháng

Tình huống bất khả kháng có lẽ là trường hợp miễn trách tiêu biểu nhất Theo Điều 165 BLDS 2015 định nghĩa: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” Như vậy một sự kiện được coi là bất khả kháng khi đáp ứng được 03 yếu tố: (1) xảy ra một cách khách quan; (2) không thể lường trước; và (3) không thể khắc phục

Trang 38

Về tiêu chí khách quan: một sự kiện được coi là bất khả kháng nếu như không xảy ra do hành vi của bất kỳ bên nào trong quan hệ hợp đồng Rất hiển nhiên, nếu sự kiện xảy ra do hành vi của chính bên vi phạm thì quyền viện dẫn bất khả kháng sẽ không tồn tại Nếu sự kiện đến từ hành vi của bên bị vi phạm thì có thể sẽ được coi như trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

Về tiêu chí không thể lường trước: các bên phải không thể đoán định được sự kiện bất khả kháng Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa “đoán định” và “biết đến sự tồn tại” của sự kiện Bất kỳ người có hiểu biết trung bình nào cũng hiểu rằng bão lũ, động đất, sóng thần là các hiện tượng tự nhiên tồn tại trong thế giới khách quan, nhưng biết trước về việc xảy ra các thiên tai đó và sự ảnh hưởng của chúng đối với việc thực hiện hợp đồng lại mới là vấn đề mà chế định bất khả kháng quan tâm

Về tiêu chí không thể khắc phục: đây là 1 tiêu chí đặc trưng của bất khả kháng Để viện dẫn bất khả kháng bên vi phạm buộc phải chứng minh rằng sự kiện này không thể đảo ngược với toàn bộ nguồn lực và khả năng của mình

Theo Vũ Văn Mẫu, hai điều kiện không thể lường trước và không thể khắc phục đều phải được đánh giá trên tiêu chuẩn chung; sẽ không phải bất khả kháng nếu như chỉ có bên vi phạm không thể lường trước hoặc khắc phục Các tiêu chí này

sẽ được đánh giá trên phương diện trừu tượng (appreciation in abstracto).45

1.2.3.3 Hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên kia

Nguyên tắc chung được phát biểu tương đối đơn giản: Khi sự vi phạm là nguyên nhân của một hành vi có lỗi nào đó mà chính bên bị vi phạm thực hiện, bên

vi phạm sẽ được miễn trừ trách nhiệm Ta có thể dễ dàng nhận thấy có hai trường hợp liên quan có thể gây bối rối, đó là trường hợp không có hoặc không chứng minh được lỗi của bên kia và trường hợp hai bên cùng vi phạm nghĩa vụ Ta xem xét lần lượt hai trường hợp này

Trường hợp không có lỗi của bên vi phạm: ví dụ A và B ký kết một hợp đồng, theo đó A cho B thuê một số máy móc để B thi công nhà xưởng cho A Các

45

Vũ Văn Mẫu (1963), sđd, tr.620 - 621

Trang 39

máy móc này do chính B sản xuất Khi A sử dụng các máy này để thi công thì máy móc gặp trục trặc, và có thể xác định được đây là một tình huống vi phạm trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability) thì, nếu hợp đồng không đủ rõ ràng, B có thể vẫn phải bồi thường hoặc chịu phạt nếu chậm thực hiện nghĩa vụ Điều này dường như không công bằng với B

Trường hợp hai bên cùng có lỗi: xét tình huống A và B có hợp đồng mua bán hàng hóa A không giao hàng cho B đúng hạn và B cũng chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán Nếu hợp đồng không yêu cầu A giao hàng trước và sau đó B mới trả tiền thì việc chậm trả của B sẽ có thể được coi như là trường hợp miễn trách thứ hai này Tuy nhiên, nếu thời điểm trả tiền không phụ thuộc thời điểm giao hàng thì vi phạm của B không phải do hành vi / lỗi của A, nói cách khác, hành vi / lỗi của A không phải nguyên nhân của vi phạm của B và do đó B không được miễn trách

1.2.3.4 Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên vi phạm không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng

Chỉ căn cứ vào câu chữ, sự khác biệt quan trọng nhất của trường hợp này so với trường hợp bất khả kháng là các bên không thể đoán được quyết định của cơ quan quản lý nhà nước sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng Lý do của việc này có thể là do tính chất công khai của pháp luật46: các bên buộc phải biết đến các rủi ro pháp lý tồn tại trong chính sách và pháp luật của nhà nước tại thời điểm giao kết vốn công khai; trong khi đó các chính sách và quy định mới ra đời sau này chắc chắn không nằm trong phạm vi hiểu biết của các bên

1.3 Tiểu kết chương 1

Có thể nói, bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong quan hệ hợp đồng là một trong những trách nhiệm dân sự của hành vi vi phạm hợp đồng Bởi vậy, việc đưa ra cái nhìn tổng quan về vi phạm hợp đồng, trách nhiệm dân sự trong quan hệ

46 Một trong 8 yêu cầu cơ bản của pháp luật Xem: Trần Kiên (2019), Tính ổn định của pháp luật từ lý thuyết

và kinh nghiệm quốc tế: Bài học cho Việt Nam, Tạp chí khoa học VNU - Chuyên san Luật học, 35 (4)

Trang 40

hợp đồng là cần thiết bởi bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm cũng mang những đặc điểm chung trong trách nhiệm dân sự của hành vi vi phạm hợp đồng Thông qua chương đầu tiên, tác giả đã làm rõ vi phạm hợp đồng, trong đó đưa ra tổng quan về hợp đồng và hiệu lực bắt buộc của hợp đồng Từ tính chất bắt buộc về hiệu lực của hợp đồng để khẳng định rằng, vi phạm hợp đồng là việc làm trái nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng, cơ sở để đi đến trách nhiệm dân sự trong hành vi vi phạm hợp đồng

Tóm lại, trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng đã không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đủ những quyền và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng do các bên đã xác lập, gây thiệt hại khiến cho bên kia không đạt được mục đích của hợp đồng thì phải buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm (nếu có trong thỏa thuận) hoặc phải chịu những hậu quả bất lợi khác Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm cũng mang những đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự:

Là một chế tài dân sự; áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật; được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi pháp luật cho phép; sử dụng một số biện pháp chế tài nhất định do luật định để buộc người vi phạm phải chịu hậu quả bất lợi; mang tính chất tài sản; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng dân sự tương ứng với nhau Căn cứ phát sinh trách nhiệm, nói cách khác là các điều kiện phát sinh và quyết định tính chất, mức độ của trách nhiệm dân sự đối với hành vi vi phạm hợp đồng nhìn chung chịu ảnh hưởng bởi các cơ sở: Có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra, cuối cùng là yếu tố lỗi Ngoại trừ những trường hợp miễn trừ trách nhiệm như xảy ra trường hợp miễn trừ mà các bên đã thỏa thuận, trường hợp bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia, hành vi vi phạm của bên bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng thì mọi hành vi vi phạm hợp đồng có đủ các yếu tố quy trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự do hành

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w