MỤC LỤC
“Các hình thức này theo kiểu hình thức chủ nghĩa có thể đƣợc chia làm bốn điểm (1) Các hình thức trọng thể đƣợc ấn định cho một số hành vi quan trọng, cốt để các đương sự chú trọng đặc biệt việc mình sắp làm; (2) Các hình thức chứng cứ để dẫn chứng trước pháp luật (luật tố tụng trong trường hợp này chỉ chấp nhận hai cách dẫn chứng: “chứng thư hợp đồng” và “sự thú nhận của đương sự”); (3) Các hình thức cấp-tư-năng nhằm đảm bảo quyền định đoạt của những người chưa hoàn toàn có tư cách chủ thể độc lập để tự mình xác lập các giao dịch dân sự (ví dụ người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của mình); (4) Các hình thức công bố trong trường hợp có liên quan đến người thứ ba11”. Trong pháp luật Việt Nam, Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 đƣa ra định nghĩa vi phạm nghĩa vụ “là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.”22 Bộ luật Dân sự không đƣa ra định nghĩa riêng cho việc vi phạm hợp đồng mà chỉ định nghĩa chung trong vi phạm nghĩa vụ, tuy nhiên, trong Luật Thương Mại 2005 đã đưa ra định nghĩa riêng về vi phạm hợp đồng nhưng dường nhƣ không quá khác biệt về định nghĩa vi phạm nghĩa vụ trong Bộ Luật Dân sự, theo đó “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.
“… khi việc xác lập hoặc chuyển giao vật quyền đối với một vật cụ thể là đối tƣợng của hợp đồng đa phương và vật này đã bị mất hay bị tổn thất bởi bất cứ lý do nào nhưng người thụ trái không phải chịu trách nhiệm thì trái chủ phải chịu những mất mát hoặc tổn thất đó” ( Điều 534), “Nếu vật bị tổn thất bởi bất kỳ lý do nào mà người thụ trái không phải chịu trách nhiệm thì trái chủ phải chịu tổn thất này” (Điều 535), “ Nếu trái vụ không thể thực hiện đƣợc mà không bên nào phải chịu trách nhiệm thì người thụ trái không có quyền yêu cần bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Cụ thể bộ Luật dân sự 2015 quy định về lỗi ảnh hưởng đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.”, “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không đƣợc bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”, “Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.” Người làm luật hoàn toàn không nhắc đến lỗi của bên có nghĩa vụ, có thể hiểu trong tƣ duy của nhà làm luật, đã có vi phạm thì chắc chắn phải chịu trách nhiệm do vi phạm.
Tóm lại, trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng đã không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đủ những quyền và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng do các bên đã xác lập, gây thiệt hại khiến cho bên kia không đạt đƣợc mục đích của hợp đồng thì phải buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm (nếu có trong thỏa thuận) hoặc phải chịu những hậu quả bất lợi khác. Ngoại trừ những trường hợp miễn trừ trách nhiệm như xảy ra trường hợp miễn trừ mà các bên đã thỏa thuận, trường hợp bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia, hành vi vi phạm của bên bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết đƣợc vào thời điểm giao kết hợp đồng thì mọi hành vi vi phạm hợp đồng có đủ các yếu tố quy trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự do hành.
Theo cách hiểu thông thường khi nói đến thiệt hại về tinh thần trong luật, thì thiệt hại về tinh thần (tổn thất về tinh thần) đƣợc hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu nhầm… Thiệt hại về tinh thần là thiệt hại thường được đề cập trong bồi thường đối với quan hệ ngoài hợp đồng đối với quan hệ hợp đồng, thực tế thì thiệt hại về tinh thần thường rất khó chứng minh trên thực tế và cũng ít có trường hợp thiệt hại về tinh thần trong quan hệ hợp đồng đƣợc công nhận. Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào Hợp đồng đƣợc giao kết giữa Công ty N và Hợp tác xã Tiến H để tính sản lƣợng, giá trị bị thiệt hại; việc trình bày giữa hai bên về phạt hợp đồng, số tiền bồi thường, căn cứ vào bản chi do Công ty N cung cấp để làm cơ sở buộc bị đơn bồi thường mà chưa đánh giá việc thỏa thuận giữa hai bên có hợp pháp không, có xảy ra trong thực tế không, cấp sơ thẩm cũng chƣa xác minh tại cơ quan chức năng để làm rừ năng suất, sản lƣợng, giỏ trị của cõy cà chua mà Cụng ty N.
Mặt khác khi xác định mức phạt vi phạm tối đa đƣợc áp dụng đối với hợp đồng xây dựng (đặc biệt là hợp đồng xây dựng của công trình không sử dụng vốn nhà nước), Bộ Xây dựng cho rằng, các bên được quyền áp dụng mức phạt vi phạm đã đƣợc thỏa thuận theo hợp đồng xây dựng đối với công trình không sử dụng vốn nhà nước.65 Với cách giải thích này của Bộ Xây dựng, có thể hiểu rằng trong trường hợp của công trình xây dựng không sử dụng vốn nhà nước, mức phạt vi phạm tối đa 8% theo Luật Thương mại 2005 không được áp dụng và các bên có quyền tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm theo BLDS 2015. Tòa án sẽ thông thường giữ lại một phần bồi thường mang tính trừng phạt khi xem xột việc giảm mức thỏa thuận bồi thường khi nú rừ ràng quỏ nhiều để phù hợp với ý định ngăn ngừa vi phạm của các bên khi thỏa thuận.67 Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng cũng quy định tương tự: “Mặc dù đã tồn tại thỏa thuận bất kỳ về mức đền bù, tuy nhiên khoản đền bù có thể bị giảm xuống ở một mức hợp lý, nếu khoản đền bù này quá lớn hơn so với mức thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện đúng theo hợp đồng” 68 Một số hệ thống pháp luật khác cũng cho phép nhƣ vậy như trường hợp của Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Ý69 Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế cũng có quy định tương tự: “Mặc dù có thỏa thuận khác, khoản tiền đền bù có thể giảm một cách hợp lý nếu nó quá mức so với thiệt hại gây ra do việc không thực hiện hợp đồng và do hoàn cảnh khác.”70.
Đối với phạt vi phạm, mức phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận, tự ấn định mức phạt mà không bị pháp luật hạn chế mức phạt tối đa đối với hợp đồng dân sự, còn trong hợp đồng thương mại mức phạt vi phạm bị giới hạn là không vƣợt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi, với hợp đồng xây dựng không vƣợt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công… Với bồi thường thiệt hại, cũng như đã đề cập về đặc điểm của bồi thường thiệt hại là không đem lại cho người bị thiệt hại sự hưởng lợi bất chính đáng, chỉ bù đắp những thiệt hại mà bên có nghĩa vụ đã vi phạm. Quy định này có mâu thuẫn là “các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại”, điều này có thể hiểu là khi có thỏa thuận phạt thì quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại vẫn là mặc định, nếu các bên muốn chỉ áp dụng điều khoản phạt mà không đặt vấn đề bồi thường thiệt hại thì phải nờu rừ trong thỏa thuận.
Theo tinh thần của nguyên tắc thiện chí thực thiện hợp đồng, việc buộc thực hiện đúng hợp đồng có thể được ưu tiên thực hiện trước khi áp dụng các chế tài dân sự khác, trình tự ƣu tiên này giúp cho hợp đồng sẽ đƣợc thực hiện trên thực tế mà không cần phải sử dụng đến các chế tài bắt buộc, giúp mối quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng đỡ xảy ra những mâu thuẫn chƣa cần thiết. Bởi thế, mặc dù trình tự ưu tiên thực hiện nghĩa vụ được áp dụng trước khi áp dụng các chế tài dân sự khác sẽ phù hợp hơn với nguyên tắc thiện chí thực hiện hợp đồng nhƣng trình tự này đƣợc khuyến khích mà không nhất thiết phải đƣợc áp dụng, có thể áp dụng đồng thời cả ba loại trách nhiệm dân sự hoặc các bên có thể tự do thỏa thuận.
Khi một hành vi vi phạm xảy ra, bên vi phạm, ngay lập tức, phải chi trả cho bên bị toàn bộ giá trị của trái phiếu phạt, mà thông thường là lớn hơn giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm mà không cần xét liệu có thiệt hại thực tế xảy ra hay không hoặc xảy ra ở mức độ nào.79 Với tính chất bất đối xứng của trái phiếu phạt, trong nhiều trường hợp, bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền không hợp lý, ngay cả khi hành vi vi phạm không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho bên bị vi phạm. Cỏc nước thụng luật phõn biệt rất rừ ràng bồi thường thiệt hại ước tớnh và phạt vi phạm, cụ thể, bồi thường thiệt hại phải là sự bù đắp những mất mát của bên bị vi phạm, trong khi phạt vi phạm chỉ có tính chất răn đe bên vi phạm.83 Các nước thông luật nhìn chung không chấp nhận điều khoản phạt vi phạm, do đó, nếu đánh giá mức bồi thường ấn định trước là vượt quá mức hợp lý khi xem xét hành vi vi phạm và các thiệt hại nó có thể gây ra, các thẩm phán hoặc trọng tài thông luật sẽ có 02 cách ứng xử.
Một vấn đề cần phải nói đến khi phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về phạt vi phạm là trong thực tiễn lưu thông dân sự trong rất nhiều trường hợp mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận cao hơn rất nhiều so với thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra hoặc thiệt hại thực tế hầu nhƣ không xảy ra thì sẽ giải quyết nhƣ thế nào. Tuy nhiên, xét về khía cạnh bản chất của thỏa thuận và tôn trọng ý chí, sự tự do thỏa thuận của các bên khi ký kết hợp đồng, trong quá trình giải quyết các vụ việc thực tế, các cơ quan giải quyết tranh chấp thường không tuyên thỏa thuận trên là vô hiệu, mà chỉ không thừa nhận hiệu lực của thỏa thuận đối với phần vƣợt quá 8%, theo đó, bên vi phạm vẫn phải chịu mức phạt cao nhất là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, tức là, nếu trong hợp đồng các bên thỏa thuận tổng mức phạt lên đến 100% giá trị hợp đồng thì khi áp dụng phạt trên thực tế, cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ yêu cầu bên vi phạm chịu mức phạt là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Với cách quy định nhƣ trên, chúng ta sẽ giải quyết đƣợc tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với các thỏa thuận phạt, vừa đảm bảo và tôn trọng sự tự do thỏa thuận, tự định đoạt của các bên khi giao kết hợp đồng trong giới hạn mức trần phạt cho phép của nhà nước. Bên cạnh đó, mục đích của việc quy định chế tài phạt vi phạm là để phòng ngừa và răn đe các bên vi phạm hợp đồng, thiết nghĩ, không ai có thể hiểu hơn bản thân người trong cuộc (các bên trong hợp đồng) về mức phạt ở mức độ nhƣ thế nào mới đủ sức phòng ngừa và răn đe các hành vi vi phạm, do tính phức tạp và đặc thù của mỗi lĩnh vực khác nhau trong quan hệ hợp đồng.