1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam

69 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam
Tác giả Lê Thị Mỹ
Người hướng dẫn TS. Đỗ Giang Nam
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --- LÊ THỊ MỸ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH TRONG PHÁP

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT -

LÊ THỊ MỸ

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH TRONG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội – 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực

Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Mỹ

Trang 3

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

EVFTA EU-Vietnam Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại

tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại

-Rights

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 7BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI 71.1 Khái quát chung về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 71.1.1 Khái niệm “Hiệp định thương mại tự do – FTA” 71.1.2 “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – FTA thế hệ mới” 71.1.3 Mối liên hệ giữa các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 91.2 Khái quát chung về bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền sở hữu bí mật kinh doanh 91.2.1 Khái niệm bí mật kinh doanh và quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 91.2.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trên thế giới và Việt Nam 131.3 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 161.3.1 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 171.3.2 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU 24CHƯƠNG 2 30

Trang 5

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH

DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 30

2.1 Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh 30

2.2 Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 32

2.2.1 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD 32

2.2.2 Chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 35

2.3 Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 38

2.3.1 Quyền của chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh 38

2.3.2 Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 42

2.4 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 43

2.4.1 Các dạng hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 43

2.4.2 Phương thức xác định hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh 46

2.4.3 Phương thức bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 47

CHƯƠNG 3 50

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ĐẾN VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 50

3.1 Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam 51

Trang 6

3.2 Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam 55

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bằng kinh nghiệm và sự tích lũy các tri thức của mình, con người dần dần tạo ra những thông tin và cách thức phương pháp sản xuất mới Đồng thời, nhu cầu cạnh tranh với các thương nhân khác trên thị trường cũng buộc các thương nhân phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu, tích lũy, phát triển bí quyết riêng

Cho đến thời kì cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, bản chất của những bí quyết sản xuất, kinh doanh đã dần dần đổi khác Quá trình sản xuất phức tạp và các quan hệ giao dịch ngày càng mở rộng đòi hỏi phải có hệ thống sổ sách, giấy tờ, đồng thời cũng tạo ra cho phần lớn người làm thuê có khả năng thay đổi chủ1.Ngày nay, trong thời đại công nghệ số phát triển, sự kết hợp giữa tính di động của công nghệ và người lao động tăng lên; sự bảo

vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với bằng sáng chế giảm đã thúc đẩy sự cần thiết của pháp luật về bí mật thương mại Điều này được thể hiện cụ thể qua việc, người lao động thường xuyên thay đổi công việc hơn, và họ có xu hướng chuyển sang làm việc cho các đối thủ cạnh tranh với ông chủ trước Việc này dẫn đến các thông tin có giá trị của công ty có thể được mang theo (dưới dạng các tài liệu hoặc trong trí nhớ) của người lao động Bên cạnh đó, thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, kéo theo việc lưu trữ tài liệu điện tử được cải thiện đáng kể Từ đó đe dọa tính an toàn của các thông tin mật và gia tăng những kẻ trộm thông tin Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế giảm do sự giới hạn về thời hạn bảo hộ Những vấn đề này đều khiến cho việc bảo hộ BMKD trở nên ngày càng quan trọng.2

Trang 8

sở hữu trí tuệ (IPR), theo quy luật tất yếu cũng sẽ có những ảnh hưởng và tác động đến pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam

Tuy nhiên, cho đến nay theo khảo sát hạn hẹp của tác giả, sự nghiên cứu về những tác động hay việc đánh giá những ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới còn khá ít ỏi, gần như chưa có các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn “Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể những quy định của các FTA thế hệ mới và của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, từ đó rút ra những tác động của các hiệp định đó đối với pháp luật Việt Nam về loại đối tượng SHCN này

2 Tình hình nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 10 năm (Việt Nam gia nhập WTO chính thức từ ngày 11/01/2007), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vừa được kí kết vào ngày 09/3/2018, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh

Trang 9

3

Châu Âu đã kết thúc đàm phán, Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực được 12 năm (luật này được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006)

Là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, vấn đề bảo hộ quyền

sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng đã được quan tâm đề cập nghiên cứu nhưng có thể do tính mới mẻ của chúng so với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp nên những nghiên cứu đó gần như chưa nhiều, mang tính riêng lẻ, ở một vài khía cạnh trong các bài viết trên tạp chí trong nước hoặc nước ngoài hoặc được đề cập đến trong các hội thảo khoa học Ví

dụ như bài viết “Một số vấn đề về bảo hộ bí mật kinh doanh và hoàn thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh đăng trên tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế - Luật số 3 năm 2004, hoặc trong cuốn sách “Quyền sở hữu trí tuệ” của TS Lê Nết nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm

2006 có dành chương 7 để nói về bí mật kinh doanh, hay trong Luận văn

“Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam” của Ths Trương Thị Thanh Tuyết năm 2011…Trong bài viết trên, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh đã chỉ ra rằng “BMKD với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là một trong những phạm trù còn ít được nghiên cứu” Đặc biệt, với sự ra đời của các Hiệp định thương mại tự do thế mới trong thời gian gần đây, những vấn đề liên quan đến bí mật kinh doanh trong đó gần như chưa được nghiên cứu một cách tổng thể

3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và đánh giá tác động của các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (cụ thể là hai Hiệp định tiêu biểu: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Trang 10

hộ quyền SHCN đối với BMKD

Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ của khóa luận là:

- Tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh;

- Phân tích, đánh giá các tác động của các FTA thế hệ mới đối với pháp luật Việt Nam trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh từ đó đưa ra kết luận về mức độ tương thích của pháp luật về bí mật kinh doanh hiện hành của Việt Nam so với các quy định của những Hiệp định đó

4 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận:

chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền sở hữu công nghiệp; thành tựu của triết học, các chuyên ngành khoa học pháp lý như lịch sử pháp luật, lý luận nhà nước và pháp luật, luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ… và những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết trên tạp chí khoa học về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Trang 11

5

Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử

dụng kết hợp các phương pháp sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê, phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học…

5 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến bí mật kinh doanh trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tiêu biểu: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu; kết hợp với nghiên cứu các vấn đề liên quan đến

bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam từ đó đưa ra các đánh giá về tác động của các quy định trong các Hiệp định đối với pháp luật Sở hữu trí tuệ về

bí mật kinh doanh của Việt Nam

6 Những đóng góp mới về mặt khoa học của khóa luận

Đây là khóa luận nghiên cứu một cách tổng hợp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo các Hiệp định thương mại tự

do thế hệ mới và theo pháp luật Việt Nam Cụ thể, đó là những nghiên cứu liên quan đến bí mật kinh doanh trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu; các vấn đề liên quan đến bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Từ những nghiên cứu tổng hợp mang tính chất hệ thống kết hợp với so sánh đối chiếu, rút ra kết luận về sự tương hợp giữa các quy định của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới về bảo hộ Sở hữu công nghiệp đối với

bí mật kinh doanh với pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam; đồng thời

Trang 12

6

đưa ra một số đánh giá về tác động của các quy định mang tính chất quốc tế

đó với pháp luật trong nước

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục những từ viết tắt, Danh mục các tài liệu tham khảo và Mục lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh

doanh trong các hiệp định thương mại tự do thế hế mới

Chương 2: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh

doanh trong pháp luật Việt Nam

Chương 3: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam

Trang 13

7

CHƯƠNG 1 BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ

MỚI 1.1 Khái quát chung về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 1.1.1 Khái niệm “Hiệp định thương mại tự do – FTA”

Trước thập niên 1990, chủ nghĩa khu vực thường mang hình thái khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) nhưng sau đó, hình thái FTA (Free Trade Agreement) song phương hoặc đa phương trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường.3

Cho tới nay, đã có rất nhiều quốc gia đưa ra các khái niệm FTA cho riêng mình Điều này thể hiện các quan điểm khác nhau về FTA cũng như sự phát triển của mỗi quốc gia Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất của Trung tâm WTO (VCCI), “FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên”4 Ngày nay, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới còn bao gồm cả các nội dung liên quan đến xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động,

Trang 14

http://www.trungtamwto.vn/tin-8

Các hiệp định thương mại tự do được xem là “FTA thế hệ mới” xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của chúng Các FTA này có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại Có thể liệt kê các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặc trưng như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EV-FTA); Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Thái Bình Dương (T-TIP); Hiệp định thương mại tự do Australia – Hoa

Kỳ (AUSFTA)

Các Hiệp định thương mại tự do được xem là “FTA thế hệ mới” vì các đặc trưng sau:

Thứ nhất, các FTA này bao gồm cả các nội dung vốn được coi là “phi

thương mại” như doanh nghiệp nhà nước, mua sắm Chính phủ, thương mại điện tử, lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản lý tốt 5

Thứ hai, nếu so với các FTA trước đây cũng như các Hiệp định của

WTO thì các FTA này có nhiều nội dung mới hơn như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để các nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình.6

Thứ ba, các nội dung trong các FTA trước đây và trong các Hiệp định

của WTO đã được điều chỉnh cụ thể, đầy đủ hơn trong các FTA thế hệ mới này Cụ thể là các điều khoản liên quan đến thương mại hàng hóa; bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế; thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR); tự vệ thương mại; quy tắc xuất xứ; minh bạch hóa

Trang 15

http://enternews.vn/cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-co-hoi-va-thach-thuc-cua-nen-kinh-te-9

và chống tham nhũng; giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận

và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS) Ví dụ như: Trong các FTA thế hệ mới, về thương mại dịch vụ và đầu tư, các cam kết đều cao hơn WTO.7

Như vậy, có thể xem các FTA thế hệ mới như những Hiệp định “WTO cộng”8, điều chỉnh các nội dung mới hơn, toàn diện hơn và có cam kết cao hơn

1.1.3 Mối liên hệ giữa các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và vấn

đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có phạm vi điều chỉnh toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó không thể không nói đến các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng

Qua việc khảo sát các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có thể thấy lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực được tập trung đàm phán với nhiều điều khoản có mức độ cam kết cao hơn so với Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs)9 Việc cho ra đời các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã dẫn đến hệ quả tất yếu, các FTA này sẽ là nguồn quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp trong đó có bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

1.2 Khái quát chung về bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền sở hữu bí mật kinh doanh

1.2.1 Khái niệm bí mật kinh doanh và quyền sở hữu công nghiệp đối với

Trang 16

10

1.2.1.1 Khái niệm bí mật kinh doanh

Trong quá trình lao động, cùng với những tìm tòi sáng tạo con người dần dần tích lũy cho mình những kinh nghiệm, những tri thức riêng với đặc trưng mang tính lợi thế và có giá trị cho hoạt động lao động, kinh doanh, sản xuất của mình Hiểu được ý nghĩa của những thông tin này, con người dần ý thức được việc phải bảo mật chúng, từ đây thì những ý niệm đầu tiên về bí mật kinh doanh được hình thành

Nói đến BMKD chính là nói đến những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng mang giá trị kinh tế nhất định và được giữ bí mật bởi người nắm giữ Trên thế giới, BMKD được quy định đầu tiên trong Hiệp định TRIPs năm 1994 Điều 39 của Hiệp định này nói về BMKD, theo

đó, BMKD là thông tin có tính chất bí mật với nghĩa là những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó nói chung không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận được dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó; có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật; và được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng những biện pháp phù hợp với thực tế.10

Về thuật ngữ, ngoài bí mật kinh doanh thì còn xuất hiện một số thuật ngữ khác cũng mang nghĩa là bí mật kinh doanh như: thông tin bí mật, thông tin không được tiết lộ 11

Khoản 1, Điều 2 Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

có dùng thuật ngữ thông tin bí mật, theo đó thông tin bí mật được hiểu gồm bí mật kinh doanh, thông tin đặc quyền và thông tin không bị tiết lộ khác chưa trở thành đối tượng phải bị tiết lộ công khai không hạn chế theo pháp luật.12

10 Điều 39, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, 1994

11 Trương Thị Thanh Tuyết, Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, 2011, tr 9

12 Điều 2, hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, 2000, Nxb Thống Kê, Hà Nội

Trang 17

11

Thông tin không được tiết lộ khác như những thử nghiệm hoặc dữ liệu không được tiết lộ nhất định được đệ trình như là điều kiện để phê duyệt việc tiếp thị dược phẩm hoặc các sản phẩm hóa nông có sử dụng các thành phần hóa học mới (Điều 39.3 Hiệp định TRIPs)

Pháp luật Việt Nam, tại khoản 23, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng đã định nghĩa về BMKD như sau: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng

sử dụng trong kinh doanh”

1.2.1.2 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 1.2.1.2.1 Khái niệm

Bí mật kinh doanh tồn tại dưới dạng là các thông tin vì vậy chủ sở hữu thường khó khăn trong việc chiếm hữu chúng Các quyền năng của chủ sở hữu đối với BMKD được gọi là quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các loại tài sản vô hình như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bí mật kinh doanh, bao gồm các quy định của luật dân sự và một số ngành luật khác cũng như các quy định trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương về các đối tượng đó.13

Quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD là quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức đối với bí mật kinh doanh, bao gồm các quy định về điều kiện, việc xác lập, chuyển giao, chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với với BMKD, các hành vi xâm phạm BMKD

Trang 18

12

Thứ nhất, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD có cơ

sở từ sự độc quyền thực tế của một chủ thể xác định đối với một tập hợp tri thức nhất định Khi một chủ thể tạo ra một tập hợp thông tin có giá trị trong kinh doanh, sản xuất thì lập tức bí mật đó được độc quyền bởi người nắm giữ

đó dựa trên những biện pháp bảo mật mà chủ sở hữu sử dụng.14

Thứ hai, bí mật kinh doanh là một đối tượng của quyền sở hữu công

nghiệp có tính chất tổng hợp cao Tính tổng hợp cao này được thể hiện qua việc BMKD là tập hợp những thông tin thuộc nhiều mặt khác nhau của lĩnh vực kinh doanh như sản xuất, quản lý, tài chính, thương mại hoặc tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như: kết quả nghiên cứu khoa học, công thức pha chế, quy trình sản xuất.15

Thứ ba, BMKD không bị hạn chế về mặt thời hạn bảo hộ Một bí mật

kinh doanh nếu như đáp ứng và duy trì được các điều kiện để được bảo hộ thì

sẽ được bảo hộ một cách vô thời hạn, đây cũng là nét đặc trưng riêng của BMKD so với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp.1617

Thứ tư, quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD được xác lập theo

cơ chế bảo hộ tự động Khác với các đối tượng khác như sáng chế, chỉ dẫn địa

lý muốn được bảo hộ cần phải thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, BMKD được bảo hộ một cách tự động Điều này cũng phù hợp với yêu cầu về tính bảo mật tuyệt đối của các thông tin liên quan đến BMKD của chủ sở hữu.18

14 Nguyễn Thị Quế Anh, Một số vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh và hoàn thiện bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế-Luật, 2004, tr 78

15 Như trên, tldd

16 South East Asia IPR SME Help Desk, Protecting your trade secrets in South-East Asia, 2016

17 Nguyễn Thị Quế Anh, Một số vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh và hoàn thiện bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế-Luật, 2004, tr 79

18 Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr

153

Trang 19

13

1.2.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trên thế giới và Việt Nam 1.2.2.1 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về quyền sở hữu công

nghiệp đối với bí mật kinh doanh trên thế giới

BMKD được xem là một trong những đối tượng xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp Có nguồn gốc từ

sự tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm của người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh, BMKD được hình thành và ngày càng được coi trọng như một tài sản quý giá Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội loài người, những ông chủ bắt đầu có nhu cầu cho việc thuê mướn nhân công, lao động, điều này một mặt cho thấy sự tiến lên của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng một mặt lại đe dọa cho sự bảo mật của những thông tin như quy trình sản xuất, công thức pha chế… được xem như những bí mật kinh doanh của các ông chủ Bấy giờ, để giải quyết vấn đề này, các ông chủ đã nghĩ ra việc bắt các công nhân làm việc cho mình phải kí các thỏa thuận, cam kết về việc không tiết lộ các BMKD trong nhà xưởng Mặc

dù vậy, cơ chế để đảm bảo tính bảo mật cho các thông tin là BMKD vẫn chưa

đủ, cần có sự tham gia của quyền lực nhà nước, do đó mà pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh dần hình thành.19

Đặc biệt, nhu cầu toàn cầu hóa đã dẫn đến việc ra đời của các điều ước quốc tế điều chỉnh về lĩnh vực SHTT trong đó có quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD Đầu tiên là công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ra đời năm 1883 Trong công ước này, đáng chú ý là Điều 10bis về cạnh tranh không lành mạnh: “Các nước thành viên của Liên minh có trách

19 Nguyễn Thị Quế Anh, Một số vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh và hoàn thiện bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế-Luật, 2004, tr 76

Trang 20

14

nhiệm bảo đảm cho công dân của các nước thành viên đó sự bảo hộ có hiệu quả chống lại hành động cạnh tranh không lành mạnh” Trong đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là “bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại”20 Tuy nhiên, đây chỉ mới

là điều khoản gián tiếp quy định liên quan đến bí mật kinh doanh

Tiếp đến là Hiệp định TRIPs ra đời năm 1994 Đây được xem là hiệp định đa phương lớn nhất về bảo hộ BMKD Trong đó, Hiệp định đã quy định bảy đối tượng thuộc phạm vi của quyền SHTT, bao gồm: sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật Khoản 1, Điều 39 Hiệp định quy định: “Để đảm bảo chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu theo quy định tại Điều 10bis Công ước Paris, các thành viên phải bảo hộ thông tin bí mật và bảo hộ các dữ liệu được trình nộp cho Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ.”21

1.2.2.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở

hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ở Việt Nam

Không phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển sớm, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam dường như chưa được chú ý quan tâm nhiều trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 Chỉ cho đến sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, mở đầu cho thời kì đổi mới của dân tộc ta thì pháp luật

về SHTT mới bắt đầu được quan tâm Cụ thể là sự ra đời của một số văn bản pháp luật như Nghị định 855/HĐBT ngày 13/5/1988 ban hành Điều lệ về kiểu

20 Điều 10bis, Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, NXb Thống kê, Hà Nội, 2000

21 Khoản 1, Điều 39, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Thống Kê, 2000

Trang 21

Bắt đầu từ việc pháp điển hóa, cho ra đời Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ban hành ngày 28/01/1989, thuật ngữ “quyền sở hữu công nghiệp” được sử dụng về mặt pháp lý, tuy nhiên trong văn bản này vẫn chưa

có quy định liên quan đến bí mật kinh doanh

Tiếp đến, Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, thuật ngữ “quyền sở hữu trí tuệ” đã được hiểu bao gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được đàm phán, yêu cầu Việt Nam phải ban hành luật về bảo vệ BMKD chậm nhất là 18 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực Do vậy mà đến 3/10/2000, Chính phủ đã ban hành nghị định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.23Từ nghị định này thì BMKD lần đầu tiên được công nhận bảo hộ một cách rõ ràng, trực tiếp trong pháp luật Việt Nam

Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 1995, cùng với một số thay đổi liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đặt ra những điều khoản “bản lề” cho những quy định cụ thể chi tiết khác

Trang 22

16

Ngày 29/11/2005, Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 8 thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 Đây là đạo luật đầu tiên được ban hành để điều chỉnh riêng về các quan hệ xã hội trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Các quy định được đưa ra để điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD trong đạo luật này tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh

Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành, Chính phủ lần lượt cho ra đời các Nghị định hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, hình thức mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hiệu quả Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP

Ngày 19/6/2009, tại kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật

số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm

2005, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 Việc sửa đổi, bổ sung luật sở hữu trí tuệ đã góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này, đặc biệt tiến tới hoàn thiện hơn nữa pháp luật về SHTT nói chung và pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD nói riêng trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng

1.3 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công thương ký gửi Thường vụ Quốc hội liên quan đến Nghị quyết số 1052/NQ-UBTVQH13 về một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế

Trang 23

ký dưới tư cách là thành viên độc lập, bao gồm: FTA với Chi Lê, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Á-Âu và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương FTA đã kết thúc đàm phán là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu Bốn FTA đang được đàm phán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN – Hồng Kông, FTA với Israel và FTA với khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA)

Trong tất cả các FTA đã được kí kết, đàm phán và đang tiến hành đàm phán thì hai hiệp định được xem là tiêu biểu nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ bí mật kinh doanh nói riêng bao gồm: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được kí kết ngày 09/3/2018 tại thủ đô Santiago (Chi Lê) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU-FTA) đã kết thúc đàm phán.25

1.3.1 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

1.3.1.1 Khái quát về Hiệp định CPTPP

CPTPP là một hiệp định mới, thay thế cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do sự rút lui của Mỹ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền CPTPP được xem là một Hiệp định thương

https://vietnambiz.vn/viet-nam-da-va-dang-tham-gia-16-fta-10697.html, 21/12/2016

25 Tổng hợp từ trang web http://www.trungtamwto.vn/wto/wto-vietnam

Trang 24

18

mại tự do thế hệ mới có kế thừa những nội dung trong Hiệp định TPP Đây là kết quả đàm phán của 11 quốc gia, bao gồm: Bờ-ru-nây, Chi Lê, Niu-di-lân, Sing-ga-po, Úc, Pê Ru, Việt Nam, Ma-lay-si-a, Mê-xi-cô, Nhật Bản và Ca-na-

da.26 Một số nước như: Cô-lôm-bi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-dô-nê-si-a, Hàn Quốc, Đài Loan đang ngỏ ý muốn tham gia trong tương lai

Về nội dung của hiệp định, với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Thương mại, đầu tư, môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ CPTPP hứa hẹn sẽ củng cố mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế thành viên cũng như thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời cũng tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, hộ gia đình, nông dân và người lao động

Một trong những vấn đề đáng quan tâm đó là những quy định của CPTPP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Sự điều chỉnh cụ thể của Hiệp định về lĩnh vực này cũng là một trong những lí do khiến nó được xem là một trong những FTA thế hệ mới tiêu biểu

1.3.1.2 Quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD trong Hiệp định

CPTPP

Sở hữu trí tuệ được quy định tại Chương 18 của Hiệp định, bao gồm 11 mục, trong đó tại Mục F quy định về Bằng sáng chế và kết quả thử nghiệm bí mật hoặc các thông tin bí mật khác (Patents and Undisclosed Test or Other Data) Theo Hiệp định CPTPP, Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng sở hữu trí tuệ từ mục 1 đến mục 7 phần II của Hiệp định TRIPs27 (bao gồm: bản quyền và các quyền liên quan; nhãn hiệu hàng hóa; chỉ dẫn địa lý; kiểu dáng công nghiệp; patent; thiết kế bố trí mạch tích hợp; bảo hộ thông tin bí mật)

Trang 25

19

Về mục tiêu, Hiệp định CPTPP khẳng định, việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, vào việc tạo thuận lợi qua lại của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ, có lợi cho phúc lợi kinh tế xã hội, và tạo

ra cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ28 Về nguyên tắc, hiệp định CPTPP nêu ra những nguyên tắc như:Các bên có thể xây dựng hoặc sửa đổi luật pháp của mình nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng, thúc đẩy các lợi ích công cộng trong các lĩnh vực có vai trò tối quan trọng đối với phát triển công nghệ và phát triển kinh tế-xã hội của nước mình, với điều kiện các biện pháp đó phù hợp với các quy định của Chương 18 về SHTT; Các biện pháp thích hợp cần thiết, miễn là chúng phù hợp với các quy định của Chương này, nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền

sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu hay việc sử dụng các biện pháp không cần thiết nhằm hạn chế thương mại hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển giao công nghệ quốc tế29

Về thuật ngữ, Hiệp định CPTPP dùng thuật ngữ Undisclosed Test or Other Data (kết quả thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật khác) để chỉ các thông tin bí mật cần được bảo mật đối với sản phẩm hóa nông, sản phẩm dược hay sinh phẩm

Về các quy định, Hiệp định CPTPP điều chỉnh việc xác lập và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD thông qua các điều khoản

Trang 26

20

Hiệp định CPTPP quy định về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD dựa trên những tiêu chuẩn tối thiểu của hiệp định TRIPs Quyền sở hữu đối với BMKD của người nắm giữ sẽ được xác lập khi đáp ứng

các tiêu chuẩn mà Điều 39, hiệp định TRIPs đưa ra, bao gồm: có tính chất bí

mật với nghĩa là những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó nói chung không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó; có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật và được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng những biện pháp phù hợp thực tế

Về việc xác lập quyền sở hữu đối với các thông tin bí mật trong các điều khoản của Hiệp định CPTPP, đây được xem là một trong hai hiệp định

có sự điều chỉnh về nội dung này cụ thể nhất trong các FTA CPTPP dùng các điều khoản 18.47; 18.50; 18.51 để nói về các quy định này Cụ thể, các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh bao gồm: sản phầm hóa nông (Agricultural Chemical Products), dược phẩm (Pharmaceutical Products) và sinh phẩm (Biologics) Trong đó, sản phẩm hóa nông mới là sản phẩm có chứa một chất hóa học mà chưa được phê duyệt trước đó ở một quốc gia cho việc sử dụng nó trong sản phẩm hóa nông30; dược phẩm mới là sản phẩm dược không chứa đựng một chất hóa học mà đã được phê duyệt trước đó ở một quốc gia31

Nội dung chính của các điều khoản này nhằm chủ yếu thể hiện quyền ngăn cấm người khác sử dụng bất hợp pháp các thông tin bí mật

Khoản 1, Điều 18.47 Hiệp định quy định như sau:

1 Nếu một Bên yêu cầu, như một điều kiện để cấp giấy phép lưu hành cho một sản phẩm hóa nông mới, nộp kết quả thử nghiệm và

30 Khoản 3, Điều 18.47 Hiệp định CPTPP

31 Điều 18.52, hiệp định CPTPP

Trang 27

21

dữ liệu bí mật liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, các Bên không cho phép người thứ ba, không cần sự đồng ý của người trước đó đã gửi thông tin, mua bán cùng một sản phẩm hoặc một sản phẩm tương tự trên cơ sở các thông tin hoặc giấy phép lưu hành được cấp cho người nộp kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật trong ít nhất là 10 năm, kể từ ngày cấp giấy phép lưu hành của Sản phẩm hóa nông mới trên lãnh thổ của Bên đó 32

Như vậy, nếu một quốc gia A có yêu cầu đối với quốc gia B, để có được một chấp thuận cho việc buôn bán, kinh doanh một sản phẩm hóa nông tại quốc gia đó, cần nộp các kết quả thử nghiệm và các dữ liệu bí mật khác liên quan đến độ an toàn, hiệu quả của sản phẩm này Quốc gia B có các tài liệu đó nếu không được phép của quốc gia A thì không được cho phép bất kì một quốc gia thứ ba nào được quyền sử dụng các thông tin đó để kinh doanh, mua bán sản phẩm giống hoặc tương tự sản phẩm của quốc gia A trong thời gian ít nhất 10 năm kể từ ngày có chấp thuận đối với sản phẩm hóa nông mới cho quốc gia A

Hiệp định không chỉ ngăn cấm việc sử dụng bất hợp pháp các thông tin

bí mật của một bên trong trường hợp ở khoản 1, Điều 18.47, mà còn mở rộng phạm vi điều chỉnh của việc bảo hộ các kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật khác Cụ thể, Khoản 2, Điều 18.47, Hiệp định CPTPP quy định về việc sử dụng các kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật của quốc gia A như sau:

Nếu một Bên cho phép việc nộp bằng chứng của một giấy phép lưu hành trước của sản phẩm trong lãnh thổ khác như một điều kiện để cấp giấy phép lưu hành cho một sản phẩm hóa nông mới, Bên đó sẽ

32 Thư viện pháp luật, trong-hiep-dinh-tpp-bang-tieng-viet

Trang 28

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-TPP/11634/chuong-so-huu-tri-tue-22

không cho phép người thứ ba, không cần sự đồng ý của người trước

đó đã gửi kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ cho giấy phép lưu hành

đó để mua bán cùng một sản phẩm hoặc một sản phẩm tương tự trên cơ sở kiểm tra bí mật đó hoặc dữ liệu khác, hoặc bằng chứng khác về giấy phép lưu hành đã có từ trước trong lãnh thổ khác trong ít nhất 10 năm, kể từ ngày cấp giấy phép lưu hành các Sản phẩm hóa nông mới trên lãnh thổ của Bên đó 33

Với nội dung tương tự, các điều khoản 18.50, 18.51 cũng quy định việc ngăn cấm bên thứ ba, dựa trên những kết quả thử nghiệm bí mật hoặc các dữ liệu bí mật khác của chủ sở hữu các sản phẩm dược phẩm mới, sinh phẩm để được phép buôn bán, kinh doanh sản phẩm đó hoặc tương tự sản phẩm đó tại một quốc gia

Nội dung quy định của Hiệp định, một mặt không chỉ đảm bảo được các quy định liên quan đến các tuyên bố nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng của Hiệp định TRIPs, thể hiện trong việc một bên khác ngoài chủ sở hữu thông tin bí mật phải biết về các thông tin, kết quả thử nghiệm liên quan đến

độ an toàn, ảnh hưởng của sản phẩm hóa nông, dược phẩm mới; một mặt còn cho thấy mức độ bảo hộ cao của Hiệp định đối với các thông tin bí mật như kết quả thử nghiệm hay dữ liệu bí mật khác của chủ sở hữu, thể hiện quyền ngăn cấm các bên khác ngoài chủ sở hữu được phép “ăn hôi”, sử dụng các thông tin đó để buôn bán, kinh doanh các sản phẩm giống hoặc tương tự sản phẩm của chủ sở hữu

33 Thư viện pháp luật, trong-hiep-dinh-tpp-bang-tieng-viet

Trang 29

(a) truy cập vào một bí mật thương mại trong hệ thống máy tính một cách cố tình và trái thẩm quyền;

(b) biển thủ một bí mật thương mại bao gồm cả sự trợ giúp của hệ thống máy tính một cách cố tình và trái thẩm quyền; hoặc

(c) tiết lộ gian lận, cố tình và trái thẩm quyền một bí mật thương mại bao gồm

cả sự trợ giúp của hệ thống máy tính

Ngoài ra, Khoản 3, Điều 18.78 của hiệp định CPTPP quy định cụ thể hơn về quyền giới hạn tính hiệu lực của các thủ tục tố tụng hình sự, hoặc giới hạn mức xử phạt đối với các hành vi ở khoản 2 mà:

(a) các hành vi vì mục đích chiếm ưu thế thương mại hay lợi ích tài chính; (b) các hành vi có liên quan đến một sản phẩm hoặc dịch vụ trong thương mại quốc gia hoặc quốc tế;

Trang 30

1.3.2 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

1.3.2.1 Khái quát về hiệp định EVFTA

Được tuyên bố khởi động hoạt động đàm phán từ tháng 6 năm 2012, cho đến ngày 4/8/2015, Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã chính thức tuyên

bố kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định EVFTA

EVFTA là một FTA thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao Các lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA là: Thương mại hàng hóa; quy tắc xuất xứ; hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật; hàng rào kĩ thuật trong thương mại; phòng vệ thương mại; thương mại dịch vụ; đầu tư; cạnh tranh; doanh nghiệp nhà nước; mua sắm chính phủ; sở hữu trí tuệ; phát triển bền vững; các vấn đề pháp lý; hợp tác và xây dựng năng lực

Trang 31

25

Phần sở hữu trí tuệ trong EVFTA gồm các cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý với mức bảo hộ cao hơn so với WTO Có thể nói, cùng với Hiệp định CPTPP, EVFTA

là một trong những FTA có phạm vi, mức độ bảo hộ các đối tượng của sở hữu công nghiệp rộng và cao nhất34

1.3.2.2 Quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD trong Hiệp định EVFTA

Sở hữu trí tuệ được quy định chi tiết tại Chương 12 của EVFTA, bao gồm 30 điều với các đối tượng bảo hộ tương tự như CPTPP, bao gồm: quyền tác giả và các quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo vệ thông tin bí mật,

và giống cây trồng

Về thuật ngữ, EVFTA không dùng thuật ngữ bí mật kinh doanh như pháp luật Việt Nam và cũng không dùng thuật ngữ kết quả thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật khác (Undisclosed test or other data) mà dùng thuật ngữ thông tin và dữ liệu bí mật (Undisclosed information and data và Confidential information and data) để chỉ những thông tin mang tính bảo mật của chủ sở hữu.35

Về cơ sở pháp lý của các quy định liên quan đến bảo hộ các thông tin bí mật này, Hiệp định cũng tương tự như CPTPP đều dựa trên tiền đề là Điều 39 Hiệp định TRIPs và Điều 10bis của công ước Paris về chống cạnh tranh không lành mạnh.36

http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/tom-luoc-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-eu-evfta, 30/8/2015

35 Điều 9, Hiệp định EVFTA

36 Khoản 2, Điều 2, Hiệp định EVFTA

Trang 32

Liên quan đến xác lập quyền đối với các thông tin và dữ liệu bí mật, EVFTA tại Điều 9, quy định như sau:

Để thực thi Điều 39, Hiệp định TRIPs, và nhằm đảm bảo việc bảo vệ hiệu quả chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 10bis của công ước Paris, mỗi bên sẽ bảo vệ các thông tin và dữ liệu bí mật được nộp cho Chính phủ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ theo khoản [A] và [B] như sau: [A] Nếu một bên yêu cầu, như một điều kiện cho việc chấp thuận việc mua bán, kinh doanh sản phẩm nông hóa hoặc sản phẩm dược nộp kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu khác, cái mà nguồn gốc của chúng liên quan đến một sự

nỗ lực đáng kể, bên đó sẽ phải bảo vệ những thông tin đó chống lại việc sử dụng thương mại không công bằng Ngoài ra, mỗi bên sẽ bảo đảm cho thông tin đó không bị tiết lộ, ngoại trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ cộng đồng [B] Mỗi bên quy định rằng, đối với các dữ liệu ở [A], đã được nộp cho bên

đó, sau ngày Hiệp định này có hiệu lực thì không một người nộp đơn nào cho

Trang 33

27

việc chấp thuận sản phẩm không có sự cho phép của người mà đã nộp chúng, dựa vào thông tin đó để đăng ký sản phẩm trong một thời gian hợp lý thường không ít hơn năm năm kể từ ngày bên đó chấp thuận việc buôn bán, kinh doanh sản phẩm của bên sản xuất dữ liệu đó.37

Cũng có nội hàm gần như tương tự với các quy định của CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thông tin bí mật liên quan đến các sản phẩm hóa nông và dược phẩm Trong đó, các thông tin bí mật được khoản 1 của Điều 9 chỉ rõ là các thông tin có nguồn gốc từ sự nỗ lực đáng kể Theo đó, khi một bên yêu cầu về việc nộp các kết quả thử nghiệm bí mật và dữ liệu khác liên quan đến việc lưu hành sản phẩm hóa nông và dược phẩm thì các thông tin bí mật này sẽ được các bên bảo vệ, chống lại việc sử dụng thương mại không lành mạnh và chống bị bộc lộ Điều này thể hiện nghĩa vụ bảo vệ các thông tin bí mật của các một quốc gia trong trường hợp quốc gia khác cung cấp các kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật để lưu hành sản phẩm dược hoặc sản phẩm hóa nông mới tại quốc gia này Tuy nhiên, trong trường hợp nhằm bảo vệ công chúng, các thông tin này có thể bị tiết lộ

Đồng thời khoản [B] của Điều 9 Hiệp định còn quy định về quyền ngăn cấm của chủ sở hữu thông tin mật đối với việc quốc gia khác dùng các thông tin này để xin cấp phép sản phẩm mà không có sự cho phép của bên là chủ sở hữu của thông tin bí mật đó trong khoảng thời gian ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm bên chủ sở hữu thông tin bí mật được cấp phép sản phẩm

Tóm lại, được quy định dựa trên cơ sở pháp lý là các điều khoản của Hiệp định TRIPs và Điều 10bis của Công ước Paris, Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA đã có những quy định chi tiết với mức bảo hộ cao đối với

37 Điều 9, Hiệp định EVFTA

Trang 34

28

các thông tin bí mật, kết quả thử nghiệm bí mật và dữ liệu bí mật khác đối với việc xin phép lưu hành sản phẩm nông hóa, sản phẩm dược, sinh phẩm mới tại một quốc gia là thành viên của các hiệp định, trong đó đặc biệt chú ý đến việc quy định trách nhiệm bảo mật, chống tiết lộ thông tin của quốc gia yêu cầu và thể hiện được quyền ngăn cấm bên thứ ba sử dụng các thông tin bí mật

đó một cách bất hợp pháp trong thời hạn nhất định

1.3.2.2.2 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong hiệp định EVFTA

Một trong những khía cạnh quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

là vấn đề bảo vệ quyền hay thực thi quyền Hiệp định EVFTA mặc dù không

có điều khoản cụ thể quy định trực tiếp về biện pháp bảo vệ quyền SHCN đối với BMKD, nhưng có các điều khoản liên quan đến việc thực thi quyền như sau:

Về thực thi dân sự, hiệp định quy định về các biện pháp tạm thời như: ban hành lệnh tạm thời của tòa án; lệnh thu giữ mang tính phòng ngừa hoặc hạn chế các tài sản động sản và bất động sản của người xâm phạm bị cáo buộc, bao gồm cả việc hạn chế các tài khoản ngân hàng và các tài sản khác của người đó38… Đồng thời, hiệp định cũng quy định các biện pháp khắc phục như quyền yêu cầu: (a) việc thu hồi từ các kênh thương mại; (b) việc loại bỏ ngoài các kênh thương mại hoặc; (c) việc phá hủy hàng hóa mà họ đã phát hiện vi phạm quyền SHTT Các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cũng có thể yêu cầu phá hủy các tài liệu quan trọng và các bổ sung mà sử dụng chủ yếu các tài liệu quan trọng và bổ sung đó đã được thực hiện trong việc tạo ra

38 Điều 14, hiệp định EVFTA

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w