Tác động của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

Những đóng góp mới về mặt khoa học của khóa luận

Trong phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến bí mật kinh doanh trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tiêu biểu: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu; kết hợp với nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam từ đó đưa ra các đánh giá về tác động của các quy định trong các Hiệp định đối với pháp luật Sở hữu trí tuệ về bí mật kinh doanh của Việt Nam.

Kết cấu của khóa luận

Khái quát chung về bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền sở hữu bí mật kinh doanh

  • Khái niệm bí mật kinh doanh và quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
    • Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trên thế giới và Việt Nam

      Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các loại tài sản vô hình như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bí mật kinh doanh, bao gồm các quy định của luật dân sự và một số ngành luật khác cũng như các quy định trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương về các đối tượng đó.13. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội loài người, những ông chủ bắt đầu có nhu cầu cho việc thuê mướn nhân công, lao động, điều này một mặt cho thấy sự tiến lên của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng một mặt lại đe dọa cho sự bảo mật của những thông tin như quy trình sản xuất, công thức pha chế… được xem như những bí mật kinh doanh của các ông chủ.

      Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

      • Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
        • Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

          Về nguyên tắc, hiệp định CPTPP nêu ra những nguyên tắc như:Các bên có thể xây dựng hoặc sửa đổi luật pháp của mình nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng, thúc đẩy các lợi ích công cộng trong các lĩnh vực có vai trò tối quan trọng đối với phát triển công nghệ và phát triển kinh tế-xã hội của nước mình, với điều kiện các biện pháp đó phù hợp với các quy định của Chương 18 về SHTT; Các biện pháp thích hợp cần thiết, miễn là chúng phù hợp với các quy định của Chương này, nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu hay việc sử dụng các biện pháp không cần thiết nhằm hạn chế thương mại hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển giao công nghệ quốc tế29. Quyền sở hữu đối với BMKD của người nắm giữ sẽ được xác lập khi đáp ứng các tiêu chuẩn mà Điều 39, hiệp định TRIPs đưa ra, bao gồm: có tính chất bí mật với nghĩa là những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó nói chung không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó; có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật và được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng những biện pháp phù hợp thực tế. Nội dung quy định của Hiệp định, một mặt không chỉ đảm bảo được các quy định liên quan đến các tuyên bố nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng của Hiệp định TRIPs, thể hiện trong việc một bên khác ngoài chủ sở hữu thông tin bí mật phải biết về các thông tin, kết quả thử nghiệm liên quan đến độ an toàn, ảnh hưởng của sản phẩm hóa nông, dược phẩm mới; một mặt còn cho thấy mức độ bảo hộ cao của Hiệp định đối với các thông tin bí mật như kết quả thử nghiệm hay dữ liệu bí mật khác của chủ sở hữu, thể hiện quyền ngăn cấm các bên khác ngoài chủ sở hữu được phép “ăn hôi”, sử dụng các thông tin đó để buôn bán, kinh doanh các sản phẩm giống hoặc tương tự sản phẩm của chủ sở hữu.

          Liên quan đến biện pháp hình sự, hiệp định CPTPP tại Khoản 1, Điều 18.78 đã khẳng định: Trong lộ trình nhằm đảm bảo sự bảo vệ hiệu quả trước sự cạnh tranh không công bằng như được qui định trong Mục 10bis của Công ước Paris, mỗi Bên phải đảm bảo rằng các thể nhân và pháp nhân cần có công cụ pháp lý để ngăn chặn những bí mật thương mại hợp pháp của họ không bị tiết lộ, giành lấy hoặc sử dụng bởi những người khác (kể cả các doanh nghiệp nhà nước) theo cách thức đi ngược với các thông lệ thương mại trung thực mà không có sự đồng tình của mình. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD trong EVFTA cũng dựa trên các tiêu chuẩn của hiệp định TRIPs, Khoản 1, Điều 2 của hiệp định EVFTA đó nờu rừ bản chất và phạm vi của cỏc nghĩa vụ được quy định trong hiệp định này là các Bên khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ và phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả các điều ước quốc tế đối với vấn đề SHTT mà các Bên là thành viên, bao gồm Hiệp định của WTO về các khía cạnh thương mại liên quan đến SHTT (sau đây gọi là Hiệp định TRIPS).

          Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

          Ví dụ, các BMKD về công thức pha chế nguyên liệu để tạo ra loại nước hoa Chanel No5 của Pháp, công thức hay quy trình sản xuất bia Heineken…Chính những hiểu biết đặc biệt này đã mang lại cho chủ sở hữu hoặc người sử dụng chúng những lợi ích, tạo nên những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và vị thế trong trường kinh doanh. Thông thường các chủ sở hữu các BMKD vẫn thường dùng một số biện pháp sau để bảo mật BMKD của mình: Biện pháp hạn chế việc biết hoặc tiếp cận được thông tin (cất trong két sắt, cất giữ không theo trật tự vốn có của nó, mã hóa thông tin, mã truy cập thông tin…); biện pháp chống bộc lộ thông tin (ký kết các hợp đồng bảo mật, hợp đồng lao động trong đó có quy định trách nhiệm của người được biết hoặc tiếp cận thông tin).46. Bên cạnh các điều kiện để một thông tin hay tập hợp các thông tin được xem là BMKD thì pháp luật Việt Nam tại Điều 85, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng quy định về một số đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là BMKD, bao gồm: bí mật về nhân thân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc phòng, an ninh, thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh.

          Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

            Tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền sở hữu BMKD được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kì hình thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành BMKD đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký”. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, hai hay nhiều doanh nghiệp sáp nhập với nhau để tạo thành một pháp nhân mới thì toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sáp nhập sẽ được chuyển cho doanh nghiệp nhận sáp nhập, trong đó bao gồm cả BMKD. Tương tự như việc quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở chuyển nhượng, việc chủ sở hữu chuyển nhượng bí mật kinh doanh của mình cho một chủ thể mới thông qua thỏa thuận sẽ khiến cho quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD của chủ sở hữu cũ bị chấm dứt.

            Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

              Việc bên chuyển quyền quy định các điều khoản như: cấm bên chuyển quyền cải tiến BMKD, buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí các cải tiến BMKD do bên được chuyển quyền tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được nhận quyền xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ được sản xuất được xem là những điều khoản làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng BMKD bị vô hiệu57. Việc ngăn cấm người khác sử dụng BMKD được thể hiện thông qua việc thực hiện các biện pháp bảo vệ BMKD, đống thời thông qua các hành vi chống lại các hành vi sử dụng bất hợp pháp BMKD như yêu cầu chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm BMKD phải chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc cải chính, xin lỗi công khai hoặc bồi thường thiệt hại. Pháp luật ra đời nhằm mục đích đảm bảo công bằng cho xã hội, điều chỉnh một cách hợp lý các quan hệ xã hội, đối với quyền sở hữu công nghiệp cũng vậy, pháp luật quy định một số trường hợp giới hạn quyền của chủ sở hữu để đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền và lợi ích chung của toàn thể xã hội.

              Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

              • Phương thức bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

                Chủ thể quyền hay người nộp đơn yêu cầu cần phải có nghĩa vụ chứng minh, bao gồm việc nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với BMKD; tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm BMKD của người; các tài liệu chứng cứ chứng minh về thiệt hại do hành vi xâm phạm đó gây nên65. Nếu có, tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau để giải quyết: buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm BMKD với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu.66. Thứ nhất, về biện pháp hành chính, việc xử lý hành vi xâm phạm BMKD bằng biện pháp hành chính được áp dụng trong một số trường hợp nhất định: hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội67; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu; một số hành vi khác.