1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận tìm hiểu về vấn đề “quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị căn bản nhất”

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị căn bản nhất
Tác giả Ma Thị Khiêm
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Đức Minh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 239,66 KB

Nội dung

Khi nói đến quyền lực nhà nước là nói đến khả năng, năng lực của nhà nước để nhà nước áp đặt ý chí ý chí này vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội như đã phân tích của mình lên các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Họ và tên : Ma Thị Khiêm

MSV: 19061162

BÀI TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ

“QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CĂN BẢN NHẤT”

Tiểu luận kết thúc môn học Chính trị học

Giảng viên : PGS.TS Đỗ Đức Minh

Hà Nội _2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1 Khái niệm quyền lực 3

2 Khái niệm quyền lực nhà nước 3

3 Khái niệm quyền lực chính trị 4

4 Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị căn bản .5

3.1 Đặt vấn đề 5

3.2 Vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị 5

3.3 Quyển lực nhà nước trong mối quan hệ với quyền lực chính trị 7

KẾT LUẬN 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

MỞ ĐẦU

Đối với pháp luật và chính trị thì cụm từ quyền lực nhà nước đã không xa lạ

gì Đây là một loại quyền lực quan trọng, được quy định trong Hiến pháp ở tất

cả các thời kỳ Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc, chưa nắm được Quyền lực nhà nước là một phần quan trọng và căn bản trong quyền lực chính trị

Trang 3

NỘI DUNG

1 Khái niệm quyền lực

Quyền lực, được miêu tả theo khía cạnh khoa học xã hội, một mặt là khả năng gây ảnh hưởng của một người hoặc một nhóm người đến hành vi và suy nghĩ của các cá nhân, nhóm người khác với ý nghĩa là "quyền lực"; mặt khác, nó đại diện cho 1 vị trí của cá nhân hoặc nhóm người, là khả năng đạt được mục tiêu xác định một cách đơn phương, không chịu sự kiểm soát, áp đặt, hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của các cá nhân hoặc nhóm người khác (vd: quyền con người) Vế sau được hiểu theo tính pháp lý với ý nghĩa là "thẩm quyền", "quyền lợi" của các cá nhân và nhóm người tham gia vào một hệ thống xã hội được bảo trợ bởi một nền tảng pháp luật đã được xây dựng và đưa ra dựa theo các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là dựa trên các thỏa thuận và cam kết của những chủ thể tham gia trong xã hội (khế ước xã hội)

2 Khái niệm quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước là quyền lực chung của cộng đồng, được tổ chức thành nhà nước nằm trong tay một giai cấp, lực lượng nhất định trong xã hội Khi nói đến quyền lực nhà nước là nói đến khả năng, năng lực của nhà nước để nhà nước áp đặt ý chí (ý chí này vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội như đã phân tích) của mình lên các chủ thể trong xã hội trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước Quyền lực nhà nước mang tính pháp lý và được bảo đảm thực hiện bằng hệ thống các công

cụ bạo lực của nhà nước

Trang 4

Quyền lực nhà nước là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước, theo đó nhà nước được áp dặt ý chí và buộc những chủ thể khác trong xã hội phải phục tùng mệnh lệnh của mình nhằm đảm bảo an ninh, duy trì trật tự xã hội Quyền lực Nhà nước lớn mạnh đến đâu còn phụ thuộc vào sức mạnh vũ trang, kinh tế, uy tín,… của chính nhà nước đó trong xã hội

Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với chủ thể còn lại trong xã hội Trong đó, nhà nước là chủ thể quyền lực, các cá nhân, tổ chức còn lại là đối tượng của quyền lực ấy, và họ phải phục tùng ý chí của nhà nước Quyền lực nhà nước cũng hiện diện trong mối quan hệ giữa các thành viên cũng như các cơ quan của nó Các thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phục tùng cấp trên

3 Khái niệm quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị là năng lực của một chủ thể trong việc áp đặt mục tiêu chính trị của mình đối với toàn xã hội Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hay liên minh giai cấp, của một lực lượng xã hội Bản chất của quyền lực chính trị là quan hệ sức mạnh giữa các giai cấp trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước hoặc gây áp lực đối với quyền lực nhà nước Quyền lực chính trị khác với quyền lực công, quyền lực nhà nước Quyền lực công đại diện cho tất cả mọi người trong xã hội, nảy sinh từ nhu cầu chung của cộng đồng xã hội để tạo ra và duy trì tổ chức và trật tự của xã hội Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước

Quyền lực chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và tồn tại những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội, thể hiện tập trung ở nhà nước Giai cấp nắm quyền lực chính trị thông thường cũng là giai cấp nắm quyền lực kinh tế Quyền lực chính trị chính là biểu hiện tập trung của quyển lực kinh tế Quyền lực chính trị có thể thuộc về một chính đảng của một giai cấp, một liên minh nhiều đảng phái hoặc thuộc về nhân dân, khi lí tưởng của

Trang 5

tộc như ở Việt Nam hiện nay, thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc

4 Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị căn bản

3.1 Đặt vấn đề

Quyền lực nhà nước là Quyền lực chính trị được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là cơ quan, là công cụ của quyền lực chính trị Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị

3.2 Vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị

Quyền lực chính trị được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là cơ quan, là công

cụ của quyền lực chính trị Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị

Thông qua nhà nước, quyền lực chính trị vốn thuộc một bộ phận dân cư trở thành một quyền lực công đối với toàn xã hội, vì nhà nước là người đại diện chính thức của toàn xã hội, nhân danh xã hội để điều hành, quản lí, sai khiến toàn xã hội Để thực hiện vai trò, hoàn thành sứ mệnh của mình, nhà nước lập

ra cả một bộ máy chuyên nghiệp quản lí mọi mặt đời sống xã hội, đưa cả xã hội vận hành theo một đường lối nhất định; có các công cụ sức mạnh và cưỡng chế như toà án, nhà tù, cảnh sát, quân đội bảo đảm thực hiện các chính sách, pháp luật của mình; nhân danh toàn xã hội ban hành một hệ thống các quy tắc xử sự để cả xã hội làm theo, đưa hoạt động của toàn xã hội vận hành theo một hướng nhất định Nhà nước có khả năng huy động bằng chính sách thuế, sự đóng góp của toàn xã hội tạo ra cơ sở tài chính cho tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trong thực hiện sách lược, chủ trương của Nhà nước

Trang 6

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và các quy định pháp luật khác và thực hiện quyền quản lý đất nước Hoạt động của nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, với các công cụ và phương thức quản lý riêng của mình

Không những đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị mà Nhà nước còn

là người đại diện chính thức cho các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Điều

đó làm cho Nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi để có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình Nhà nước cũng là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội

Nhà nước cũng có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện vai trò của mình Nhà nước còn là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội Bằng việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, Nhà nước thực hiện việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân

Nhà nước nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác Nhà nước

có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng làm

Trang 7

cho Nhà nước có vai trò nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp Nhà nước củng cố và phát triển các quan hệ đó trong một thể thống nhất

Tất cả các điều kiện trên là ưu thế riêng có của Nhà nước XHCN so với các tổ chức chính trị, xã hội khác, chúng quy định vị trí, vai trò trung tâm của Nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta Hiện nay, việc tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta Do đó, cùng với việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, cải cách nền hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, thực sự là của dân, do dân, vì dân

Vì vậy, có thể nói, trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nhà nước đóng vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Vì đó là thiết chế biểu hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực

ấy

3.3 Quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị là một dạng quyền lực trong xã hội có giai cấp Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm rằng quyền lực chính trị

là bạo lực có tổ chức của giai cấp để đàn áp một giai cấp khác Như vậy,

quyền lực chính trị luôn gắn liền với quyền lực nhà nước, phản ánh mức độ giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước của những tập đoàn người trong xã hội để bảo vệ lợi ích của mình, chi phối các tập đoàn khác Nói cách khác, quyền lực chính trị phản ánh mức độ thực hiện lợi ích của một giai cấp, một nhóm người nhất định trong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm người khác thông qua mức độ chi phối quyền lực nhà nước

Trang 8

Quyền lực chính trị luôn hướng tới quyền lực nhà nước.Nhà nước không chỉ biểu hiện tập trung và mạnh mẽ nhất quyền lực của giai cấp cầm quyền mà còn nhân danh quyền lực xã hội đối với mọi giai cấp và tầng lớp khác Do đó các lực lượng luôn hướng quyền lực của mình đê nắm giữ hoặc chi phối

quyền lực nhà nước Trong lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp đều xoay quanh việc giành ,giữ và sử dụng quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích của giai cấp Bên nào giành thắng lợi sẽ sẽ tổ chức quyền lực của mình thành quyền lực nhà nước ,thực hiện sự thống trị giai cấp đối với toàn xã hội với tư cách là quyền lực công_quyền lực xã hội Nhà nước là một thiết chế để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị Xét về bản chất giai cấp thì quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị,là một bộ phận đặc biệt của quyền lực chính trị ,quyền lực nhà nước mang đầy đủ

những đặc trưng của quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị Việc chuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ làm thay đổi bản chất của chế độ chính trị Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều có tính chất của quyền lực nhà nước So với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thức biểu hiện

KẾT LUẬN

Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi thực hiện quyền lực cũng có thể có những hạn chế, thiếu sót nhất định, thậm chí có thể lạm quyền Việc lạm dụng quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước thường dẫn đến những hậu quả vô cùng nặng nề cho xã hội, cho các tổ chức và cá nhân Do vậy, tất cả các tổ chức, cá nhân

Trang 9

thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước đều phải bị kiểm soát, kể cả

tổ chức Đảng CSVN Không phải ngẫu nhiên mà Hiến pháp năm 2013 quy định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng CSVN hoạt động trong

khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, “Đảng CSVN gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” Đường lối, chính sách của Đảng cần phải được phản biện, phải được xem xét, đánh giá từ nhiều phương diện, lực lượng khác nhau Nếu đường lối, chính sách của Đảng chưa hoàn thiện thì phải có sự hoàn thiện trước khi triển khai thực hiện, nếu có những cách tiếp cận khác hay hơn, hiệu quả, phù hợp hơn thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp, hiệu quả nhất Việc phản biện, góp ý với Đảng phải được tiến hành bởi Nhà nước, Nhân dân, các tổ chức xã hội khác thông qua cơ chế đơn giản, thuận lợi, thiết thực và hiệu quả

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Chính trị học Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

2 Bài viết “Quyền lực chính trị, quy định về quyền lực chính trị “của tác giả

Lê Minh Trường (20/5/2021)

3 Bài viết “quyền lực nhà nước là gì?Bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị” tác giả Nguyễn Văn Dương (05/02/2021)

4 Hiến pháp 2013

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w