Việc xem xét đánh giá một cách hệ thống và toàn diện các cơ sở lý luận và thực tiến về một mô hình Toà chuyên trách có đầy đủ năng lực chuyên môn trong khi nhu cầu giải quyết tranh chấp
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
\
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÀ ÁN CHUYÊN TRÁCH VỀ SỞ HỮU TRÍ
TUỆ TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L
Hà Nội – Năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÀ ÁN CHUYÊN TRÁCH VỀ SỞ HỮU TRÍ
TUỆ TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Bích Thảo
Hà Nội – Năm 2018
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Khoá luận này là thành quả của một quá trình dài em học tập và nghiên cứu tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Để có được khoá luận hoàn thiện như ngày hôm nay, đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Bích Thảo Cô không chỉ là người đã dạy em những bài học đầu tiên về pháp luật Sở hữu trí tuệ mà còn chỉ dẫn em tận tình trong suốt quá trình học tập
và thực hiện khoá luận này Sự chỉ bảo dìu dắt của cô đối với em là vô cùng đáng quý và sẽ là những bài học quý báu cho em không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong quá trình làm việc sau này
Tiếp theo đó, em cũng xin gửi lời cám ơn tới các Thầy, Cô đang thực hiện công tác tại Bộ môn luật Dân sự nói riêng và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung trong suốt chặng đường vừa qua đã giảng dạy tận tình, giúp đỡ chúng em không chỉ có được kiến thức quý báu mà còn xây dựng được cho bản thân những kĩ năng mà một sinh viên Luật cần phải có Nhờ vậy mà em có thể thực hiện khoá luận và đồng thời gặt hái được cho mình những hành trang quý báu để học tập và làm việc trong tương lai
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn tới bố mẹ, người thân và bạn bè trong suốt thời gian qua đã luôn cố gắng tạo điều kiện, động viên cổ vũ và trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho em để em có thể yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu, ví dụ, trích dẫn trong khóa luận đều đảm bảo sự tin cậy, chính xác, khách quan và trung thực
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2018
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Trang 5MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU - 7
1 T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - 8
2 T ÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : - 9
3 Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - 10
4 M ỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOÁ LUẬN - 11
4.1 Mục tiêu nghiên cứu - 11
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - 11
5 P HƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 12
6 K ẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN - 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THÀNH LẬP TÒA ÁN CHUYÊN TRÁCH VỀ SHTT TẠI VIỆT NAM - 13
1.1 K HÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM CỦA TOÀ ÁN CHUYÊN TRÁCH VỀ SHTT - 13
1.1.1 Khái niệm Toà án chuyên trách về SHTT - 13
1.1.2 Đặc điểm của mô hình Toà án Chuyên trách SHTT - 14
1.1.3 Ưu điểm của Tòa án chuyên trách về SHTT - 18
1.2 C Ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÀNH LẬP TÒA ÁN CHUYÊN TRÁCH VỀ SHTT Ở V IỆT N AM 20 1.2.1 Đặc thù của tranh chấp SHTT: - 20
1.2.2 Yêu cầu cải cách tư pháp, kiện toàn hệ thống tòa án - 24
1.2.3 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - 26 1.2.4 Xu hướng thành lập Tòa án chuyên trách về SHTT trên thế giới - 29
1.2.5 Xu hướng chuyên môn hóa trong hệ thống tòa án Việt Nam những năm gần đây - 33
1.3 C Ơ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THÀNH LẬP TÒA ÁN CHUYÊN TRÁCH VỀ SHTT Ở V IỆT N AM 35 1.3.1 Thực trạng tranh chấp SHTT ở Việt Nam - 35
1.3.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp SHTT tại tòa án Việt Nam: - 39
1.3.3 Một số vụ án tranh chấp SHTT tại Toà án Nhân dân - 47
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH TÒA ÁN CHUYÊN TRÁCH VỀ SHTT TRÊN THẾ GIỚI VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM - 51
2.1 M Ô HÌNH T RUNG Q UỐC - 51
2.1.1 Bối cảnh thành lập - 51
2.1.2 Đặc điểm của mô hình Toà án SHTT Trung Quốc - 53
2.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Toà án SHTT Trung Quốc - 54
2.2 M Ô HÌNH T HÁI L AN - 61
2.2.1 Bối cảnh thành lập: - 61
2.2.2 Đặc điểm - 61
2.2.3 Ưu điểm và nhược điểm mô hình Toà SHTT Thái Lan: - 64
2.3 M Ô HÌNH H ÀN Q UỐC - 65
2.3.1 Bối cảnh thành lập: - 65
2.3.2 Đặc điểm mô hình - 66
2.3.3 Ưu điểm và nhược điểm Toà Hàn Quốc: - 68
2.4 Đ Ề XUẤT MÔ HÌNH T ÒA ÁN CHUYÊN TRÁCH VỀ SHTT TẠI V IỆT N AM - 71
KẾT LUẬN - 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: - 77
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp các mô hình Toà án Sở hữu trí tuệ trên thế giới - tr.30 Bảng 1.2 Tổng hợp các mô hình Toà án Sở hữu trí tuệ tại châu Á và châu
Đại Dương – tr.32
Bảng 1.3 Số liệu thực thi và giải quyết tranh chấp quyền SHTT của các bộ
ngành liên quan giai đoạn 2012-2015 – tr.37
Trang 8
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang xoay chuyển và tác động mạnh mẽ đến kinh tế xã hội toàn cầu, kinh tế tri thức đang ngày càng được coi trọng kéo theo đó là ý thức về giá trị của các sản phẩm tạo nên từ chất xám con người Các thành quả sáng tạo – đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ - đóng vai trò và có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng khi được các nhà kinh tế học hiện đại coi là động lực cơ bản để phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Khác với vài thập kỷ trước đây khi các quốc gia chạy đua trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động, hiện nay hầu hết các nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển, đều cạnh tranh bằng cách chạy đua về công nghệ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia bởi nó tạo ra một hành lang pháp lý an toàn để cá nhân và tổ chức có thể sáng tạo, khai thác và thực hiện hoạt động liên quan đến các tài sản trí tuệ Và cũng bởi lẽ đó, nhu cầu về một cơ quan chuyên trách có đủ năng lực để giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh
trong lĩnh vực mới mẻ này được đặt ra Thiết lập hệ thống toà SHTT đồng nghĩa
với việc tạo ra một môi trường bình đẳng cho việc giải quyết các tranh chấp về SHTT Hiện nay tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, các Toà án chuyên trách sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Court – IPC) đã được xây dựng và đạt được những kết quả đầy hứa hẹn, tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn chưa xuất hiện mô hình này
Pháp luật Việt Nam thời gian gần đây cho thấy nhiều cố gắng trong việc cải cách pháp luật, kiện toàn hệ thống toà án nói chung và tăng cường bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ nói riêng Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 nhìn chung đã được thừa nhận tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn chung của thế giới Mặc dù vậy, tính hiệu quả trong quá trình thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế,
Trang 9đặc biệt là giải quyết tranh chấp QSHTT tại Tòa án, mà một trong những nguyên nhân là Việt Nam chưa có tòa án chuyên trách về SHTT
Chính bởi lý do này, người viết đã lựa chọn đề tài “Xây dựng mô hình Toà
án chuyên trách về Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” để làm khoá luận tốt nghiệp nhằm luận giải cơ sở khoa học trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra đề xuất
về việc thành lập mô hình Toà án sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Việc xem xét đánh giá một cách hệ thống và toàn diện các cơ sở lý luận và thực tiến về một mô hình Toà chuyên trách có đầy đủ năng lực chuyên môn trong khi nhu cầu giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ đang ngày một tăng cao là một điều hết sức cần thiết, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, kiện toàn hệ thống Toà án mà Nhà nước Việt Nam đã đặt ra đồng thời là cầu nối giúp cho Việt Nam hoà mình thuận lợi trong dòng chảy hội nhập kinh tế quốc tế Do đó đề tài được lựa chọn mang tính mới và có ý nghĩa trên thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Những năm gần đây, mô hình Toà án Chuyên trách SHTT đã được nghiên cứu ở những cấp độ và phạm vi khác nhau trong các công trình khoa học pháp lý
Ở phương Tây, có thể kể tới “Nghiên cứu về Toà án chuyên trách Sở hữu trí tuệ”
(2016) nằm trong Dự án kết hợp giữa Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPI) và Văn
phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO); Nghiên cứu “Toà án chuyên
trách Sở hữu trí tuệ - Khó khăn và thách thức” cùng với bài viết “Một cái nhìn
cận cảnh về Toà án chuyên trách Sở hữu trí tuệ” của Jacques de Werra - Phó Hiệu trưởng và Giáo sư Luật sở hữu trí tuệ và Hợp đồng của Đại học Geneva, Hoa Kỳ;
một loạt các bài viết nghiên cứu về Toà án SHTT tại các quốc gia ví dụ như “ Toà
án sở hữu trí tuệ tại Brazil” của Denis Borges Barbosa và Pedro Marcos Nunes Barbos (2016) , nghiên cứu “Toà án Sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc” của Duncan Matthews – đại học Queen Mary London (2017), “Toà án Trung ương Sở hữu trí
tuệ và thương mại quốc tế Thái Lan: Một khía cạnh mới trong thực thi quyền SHTT tại Thái Lan” của Vichai Ariyanuntaka…Các nghiên cứu này đã phần nào
Trang 10chỉ ra được những ưu điểm và khuyết điểm cũng như thách thức đặt ra đối với việc xây dựng mô hình Toà án chuyên trách SHTT một cách khái quát và cụ thể tại một số quốc gia phát triển, tuy nhiên một phần do Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực pháp luật mới mẻ cho nên những công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô hình này vẫn chưa nhiều, khái niệm chính xác của Toà án chuyên trách cũng chưa được nhắc tới một cách chính thức.
Tại Việt Nam, vấn đề Toà án chuyên trách về SHTT mới được đề cập rất
ít trong các nghiên cứu về pháp luật SHTTvà việc xây dựng mô hình Tòa án chuyên trách về SHTT cũng chỉ dừng lại ở mức đề xuất trong phần hoàn thiện pháp luật, có thể kể tới như: Chuyên đề khoa học xét xử “Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân trong tình hình mới” (2009) của Thạc sĩ Bùi Thị Dung Huyền, “Bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ: Cần có Toà chuyên trách” (2008) của Hoàng Hà,…
Khoá luận là một trong những công trình đầu tiên tập trung vào phân tích các đặc điểm, bao gồm cả ưu điểm và nhược của mô hình Toà án chuyên trách về
Sở hữu trí tuệ; xét trên những ví dụ của mô hình đã được thành lập tại các quốc gia trên thế giới; chứng minh được nhu cầu thực tiễn liên quan đến giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ nói chung và tại Toà án nói riêng trong giai đoạn hiện nay; từ đó đưa ra định hướng và đề xuất về một mô hình Toà án chuyên trách Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là mô hình Toà án chuyên trách về Sở hữu trí tuệ - một mô hình mới mẻ đã xuất hiện trong hệ thống tòa án của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chưa có tại Việt Nam Việc nghiên cứu dựa trên ơ
sở lý luận bao gồm những đặc điểm của mô hình Toà án chuyên trách Sở hữu trí tuệ nói chung, vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ, nhu cầu và xu hướng thành lập Toà Sở hữu trí tuệ trên thế giới cũng như những kết quả tích cực mà mô
Trang 11hình này đã đạt được; dựa trên thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ của pháp luật Việt Nam tại Toà án để đưa ra những đề xuất về một mô hình Toà án chuyên trách trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ mà người viết thấy là phù hợp
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận không chỉ dừng lại ở pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ mà người viết đã tìm hiểu và mở rộng ra pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ tại Toà án nói riêng của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng thành công mô hình này
4 Mục tiêu và nhiệm vụ của khoá luận
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của khoá luận đó là làm rõ cơ sở khoa học của việc thành lập mô hình Toà án Sở hữu trí tuệ chuyên trách tại Việt Nam trên hai phương diện lý luận
và thực tiễn; phân tích đối chiếu với việc áp dụng trên thực tế những hiệu quả mà
mô hình này mang lại cho một số các quốc gia tiêu biểu trên thế giới để từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm và đưa ra ý kiến đề xuất về mô hình Toà án chuyên trách
sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong tương lai
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm và đặc điểm của Toà án chuyên trách SHTT
- Về cơ sở lý luận: Nêu rõ đặc thù của tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; Chỉ ra việc xây dựng mô hình Toà án chuyên trách SHTT tại Việt Nam
là phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp, xu hướng chuyên môn hoá của hệ thống tòa án nước ta và của pháp luật các quốc gia trên thế giới trong thời đại hội nhập
- Về cơ sở thực tiễn: Phân tích được nhu cầu và thực trạng giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ tại Toà án nhân dân hiện nay
- Phân tích tham khảo một số mô hình Toà án chuyên trách SHTT tiêu biểu của một số quốc gia trên thế giới (cả về ưu điểm lẫn nhược điểm)
- Liên hệ và đề xuất một mô hình Toà án chuyên trách phù hợp với Việt Nam
Trang 125 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về cải cách tư pháp Cơ sở phương pháp luận của khóa luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích - tổng hợp, khảo sát thực tiễn, ; nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Luật Sở hữu trí tuệ 2009 và văn bản pháp luật có liên quan, tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học trong
và ngoài nước về các vấn đề liên quan để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả đã đặt ra
6 Kết cấu của khoá luận
Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Khoá luận kết cấu thành 2 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc thành lập Toà án chuyên trách về SHTT
tại Việt Nam
Chương 2: Một số mô hình Toà án chuyên trách SHTT trên thế giới và mô
hình đề xuất cho Việt Nam
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THÀNH LẬP TÒA ÁN CHUYÊN TRÁCH VỀ SHTT TẠI VIỆT NAM
1.1 Khái niệm, đặc điểm của toà án chuyên trách về SHTT
1.1.1 Khái niệm Toà án chuyên trách về SHTT
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tồn tại định nghĩa pháp lý chính thức của Toà án chuyên trách Sở hữu trí tuệ - Intellectual Property Court (IPC).Nghiên cứu về Toà án chuyên trách Sở hữu trí tuệ nằm trong Dự án kết hợp giữa Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPI) và Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO),
có đề cập đến khái niệm của “một cơ quan tư pháp thông minh và có năng lực để
khác được đưa ra bởi Jacques de Werra – Phó Hiệu trưởng và Giáo sư Luật sở hữu trí tuệ và Hợp đồng của Đại học Geneva – đề cập trên tạp chí của WIPO –
Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế thì: “ Tòa án về sở hữu trí tuệ chuyên trách là một
cơ quan tư pháp công độc lập, có thể hoạt động ở cấp quốc gia hoặc khu vực để phân xử một số loại tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, và trong một
Mỗi quốc gia lại thiết lập một mô hình Toà án chuyên trách SHTT phù hợp với chế độ pháp luật cũng như nhu cầu về xử lý các tranh chấp Rất nhiều loại hình tòa án về SHTT đặc biệt tồn tại với những cái tên khác nhau Điểm qua
có thể kể tới các mô hình với tên gọi sau:
1 Toà án chuyên trách về Sở hữu trí tuệ - Toà án cấp sơ thẩm chỉ xử lý các vấn
đề về SHTT
2 Tòa phúc thẩm chuyên trách về quyền sở hữu trí tuệ
1 “a smart and competent judiciary to effectively enforce IP laws”
2 “ a court of general jurisdiction containing a specialized division that exclusively hears IPR cases”
3Specialised Intellectual Property Court - Issues and Challenges by J de Werra et al., Second Issue, Global
Perspectives for the Intellectual Property System, CEIPI-ICTSD, Issue Number 2, 2016
Trang 143 Phòng thử nghiệm chuyên trách về SHTT - Bộ phận chuyên trách của Toà án cấp sơ thẩm về quyền tài phán chung chỉ giải quyết về các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ
4 Phòng Khiếu nại chuyên trách về Quyền sở hữu trí tuệ - Bộ phận chuyên môn của tòa phúc thẩm chỉ giải quyết về các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ
5 Toà án xét xử thương mại - Toà án cấp sơ thẩm xử lý các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ ngoài những vấn đề thương mại, kinh tế, và kinh doanh khác
6 Toà án Kháng cáo Thương mại - Tòa án cấp sơ thẩm tiếp nhận các quyền sở hữu trí tuệ ngoài các vấn đề thương mại, kinh tế, và kinh doanh khác
7 Tòa án xét xử độc quyền các vụ kiện về quyền sở hữu trí tuệ - Toà án cấp sơ thẩm về thẩm quyền chung mà độc quyền xử lý các vấn đề về SHTT
8 Toà Kháng Cáo kêu gọi độc quyền nghe các vụ kiện về SHTT - Toà án cấp phúc thẩm chuyển giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ
9 Toà án Hành chính - Toà án đặc biệt là bộ phận của cơ quan hành chính giải quyết các vấn đề về SHTT
10 Thẩm phán đặc biệt trong mô hình Toà án có thẩm quyền chung - Thẩm phán
có đào tạo hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT
Như vậy, có thể định nghĩa rằng: Toà án chuyên trách về Sở hữu trí tuệ là cơ quan
tư pháp độc lập có chức năng chính là xét xử và giải quyết các tranh chấp cùng các hoạt động khác liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản trí tuệ
1.1.2 Đặc điểm của mô hình Toà án Chuyên trách SHTT
Dù xuất hiện dưới bất kỳ tên gọi nào, các mô hình được tạo ra đều có
mục đich nhắm tới “một diễn đàn chuyên biệt để phân xử các vụ kiện về sở hữu
trí tuệ” Nhìn chung, các mô hình này có đặc điểm như sau:
Thứ nhất về địa vị pháp lý, mô hình Toà án Sở hữu trí tuệ trên thế giới hiện tại chia làm 2 dạng:
Thứ nhất, Toà án sở hữu trí tuệ là cơ quan tư pháp nằm trong cơ cấu tổ chức của hệ thống Toà án sẵn có Toà án chuyên trách lúc này hoạt động như một phân toà nằm trong hệ thống toà án tư pháp, không có tư cách pháp nhân, điển
Trang 15hình có thể kể đến mô hình của Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… Ở mỗi quốc gia, mô hình chuyên trách này có thể khác nhau ở một vài điểm và tên gọi, phù thuộc vào cơ cấu tổ chức và bộ máy tư pháp của quốc gia đó Ví dụ tại Thái Lan, Toà án trung ương về sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế (Central Intellectual Property and International Trade Court) nằm trong nhánh Toà án tư Pháp (The Court of Justice) là nơi đảm nhận xét xử các vụ án dân sự và hình sự liên quan
các toà án chuyên trách về SHTT được giám sát bởi Toà cấp trên, cao nhất là Tòa
án tối cao
Thứ hai, Toà án SHTT cơ quan tư pháp tồn tại độc lập song song cùng với
hệ thống Toà án tư pháp Điển hình cho mô hình này có thể kể đến mô hình của Hàn Quốc, Đức, … Tòa Sáng chế Hàn Quốc là Tòa chuyên trách về Sở hữu trí tuệ (Tòa án đặc biệt), có vị trí ngang bằng với Tòa cấp cao Tòa Sáng chế trực thuộc Tòa án tối cao Hàn Quốc Tòa Sáng chế xét xử các vụ án liên quan đến sở hữu trí tuệ xảy ra trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc; giải quyết các yêu cầu đối với phán quyết, quyết định của Viện Phân xử sáng chế (thuộc Cục Sáng chế) bao gồm quyết định từ chối cấp bằng văn bằng bảo hộ, quyết định vô hiệu văn bằng bảo
hộ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ, không ra hạn văn bằng bảo hộ 4
Thứ hai, Toà án chuyên trách SHTT là cơ quan có tính chuyên môn hoá cao khi xử lý hầu hết các vụ án tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Tại các quốc gia chưa có hệ thống Toà chuyên trách SHTT, những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ được giao cho các Toà Dân sự, Hành chính, Kinh tế, Kinh doanh thương mại giải quyết tuỳ nội dung và đối tượng tranh chấp của từng vụ việc cụ thể Tuy nhiên tại các quốc gia có Toà SHTT, tất cả các vụ việc này sẽ được tiếp nhận và giải quyết tại một cơ quan tư pháp duy nhất Điều này không chỉ làm tăng tính nhất quán trong hoạt động xét xử, đảm bảo nâng cao chất lượng giải quyết vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực này mà còn tạo điều kiện để
4 Một vài nét về Toà Sáng chế Hàn Quốc (Phần 1) – Học viện Toà Án Việt Nam (www.hocvientoaan.edu.vn)
Trang 16tăng cường tính chuyên môn hoá của Toà SHTT bởi các thẩm phán có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao năng lực hơn trong quá trình giải quyết nhiều vụ việc khác nhau
Thứ ba, về thẩm quyền đặc trưng, Toà án SHTT có thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Phần lớn các quốc gia
đã thiết lập mô hình này quy định thẩm quyền của Toà án SHTT dừng lại ở các tranh chấp kinh doanh thương mại, dân sự, hành chính, kinh tế và phi hình sự Tức là Toà án SHTT sẽ không giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ Điều này có thể được lý giải đến từ mức độ, hậu quả nghiêm trọng cũng như mức độ ảnh hướng của các phán quyết trong vụ án hình sự SHTT cao hơn các vụ án dân sự, hành chính Ngoài ra, đối với những vụ án hình sự liên quan đến SHTT, bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để Thẩm phán xét xử các vụ
án hình sự liên quan đến SHTT là xác định xem có tồn tại hành vi xâm phạm sở hữu trí tụệ hay không Bởi vậy nếu thẩm phán tại Toà án thẩm quyền chung xét
xử vụ án hình sự và Thẩm phán tại Toà án chuyên trách SHTT xác định các vấn
đề vi phạm một cách riêng biệt thì sẽ tạo nên sự chồng chéo, thiếu nhất quán trong hoạt động của 2 cơ quan Bởi vậy mà phần lớn các quốc gia giữ lại thẩm quyền xét xử các án hình sự liên quan đến SHTT cho Toà án có thẩm quyền chung chứ không giao cho Toà chuyên trách xử lý Điển hình có thể kể tới mô hình của Anh
và Trung Quốc Tại Anh, theo các quy định của pháp luật hiện hành, Anh có 2 toà SHTT chuyên trách là Toà Sáng chế (Patents Court) và Toà dân sự Sáng chế (Patent County Court – toà địa phương, không xét xử các vụ án có tính hình sự) Toà Sáng chế là một bộ phận thuộc Toà dân sự tối cao (High Court) Còn tại Trung Quốc, ba Toà án SHTT lớn nhất thành lập năm 2014 tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và tiếp theo đó là bốn toà Nam Kinh, Vũ Hán, Thành Đô, Tô Châu vào năm 2017 đều không có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự liên quan đến SHTT Hàn Quốc, Anh và xứ Wales chỉ có Toà án SHTT giải quyết các vụ việc dân sự mà không giải quyết án hình sự về SHTT, ngoài ra các nước này có
Trang 17Toà án về Văn bằng Sáng chế, có thẩm quyền với các vụ việc dân sự, phúc thẩm với phán quyết của Văn phòng Văn bằng Sáng chế
Ngược lại vẫn có một số quốc gia mà ở đó Toà án SHTT được phép xét xử các vụ án hình sự trong lĩnh vực này Toà án sở hữu trí tuệ Đài Loan là một trong
số đó và cũng là tòa án chuyên trách về SHTT đầu tiên trên thế giới có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự, hành chính và hình sự Toà án cấp sơ thẩm xét
xử các vụ án dân sự và hành chính có liên quan và có trách nhiệm xử lý các khiếu nại về dân sự và hình sự liên quan đến tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ Toà án trung ương về sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế tại Thái Lan (IPIT) cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự và hình sự liên quan đến SHTT Tại Nhật Bản, mô hình Toà SHTT Nhật Bản được thành lập tháng 4 năm 2005 dưới tên gọi Văn phòng Sáng chế Nhật Bản (Japanese Patents Office - JPO), toà được tổ chức ở cấp tỉnh với thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự, hình sự về xâm phạm quyền SHTT và các vụ án hành chính phát sinh trong quá trình đăng ký các đối tượng SHTT tại JPO
Thứ tư đó là đặc trưng về chủ thể tiến hành tố tụng Thẩm phán tại các Toà án Chuyên trách về SHTT là những người được đào tạo và có kinh nghiệm chuyên môn Chủ thể tiến hành tố tụng tại các Toà án chuyên trách SHTT có chút khác biệt so với các Toà án thông thường đó chính là các Thẩm phán Mặc dù năng lực của người tiến hành tố tụng là một yêu cầu đương nhiên của bất kỳ cơ quan tư pháp nào tuy nhiên trong lĩnh vực SHTT, năng lực chuyên môn của Thẩm phán lại là yếu tố then chốt Tại các quốc gia đang áp dụng mô hình này, Thẩm phán đều được đào tạo chuyên sâu, cử đi đào tạo nước ngoài để tích luỹ kinh nghiệm sau được tuyển chọn rất gắt gao, một số mô hình tuyển chọn cả những thẩm phán về hữu đã từng có kinh nghiệm xét xử các vụ án SHTT Ví dụ ở Hàn Quốc, Thẩm phán được tuyển chọn từ các Tòa thông thường Họ là những người
có năng lực chuyên môn tốt, được đào tạo kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ Một điều cần lưu ý là Thẩm phán Hàn Quốc nào khi được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa Sáng chế đều được cử đi đào tạo ở nước ngoài trong thời hạn 1 năm và chủ
Trang 18yếu là các nước như Mỹ, Pháp, Nhật Bản … để đảm bảo họ có kiến thức ngoại ngữ và có kiến thức về pháp luật quốc tế tương đối tốt, giúp cho việc xử lý các
vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng thuận lợi hơn Ở Thái Lan, các thẩm phán trong IPIT sẽ được chỉ định từ các quan chức tư pháp có kiến thức có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến SHTT hoặc thương mại quốc tế Một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản cho phép sự tham gia của nhân viên – chuyên gia kĩ thuật, thẩm định viên để giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn, tư cách của họ trong phiên toà ngang với trợ lý tư pháp Tất cả để đảm bảo cho hoạt động xét xử được diễn ra hợp pháp, minh bạch và đúng đắn
Thứ năm, về trình tự thủ tục tố tụng, một vụ án sở hữu trí tuệ thủ tục được
áp dụng tương tự với thủ tục tố tụng dân sự thông thường Tuy nhiên trong quá trình xử lý vụ án, các quốc gia tiên tiến áp dụng một số quy định riêng để nhằm nâng cao chất lượng xét xử và rút gọn thời gian xử lý: thẩm vấn nhân chứng qua điện thoại, xét xử bí mật, không cho phép hoãn phiên toà…
1.1.3 Ưu điểm của Tòa án chuyên trách về SHTT
Nhìn chung, Toà án chuyên trách Sở hữu trí tuệ là một mô hình bộc lộ khá nhiều các ưu điểm:
Các toà án chuyên trách về SHTT giúp nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo công lý công bằng pháp luật nói chung và pháp luật SHTT nói riêng Tính tập trung chuyên môn hoá cao giúp nâng cao giá trị và chất lượng của các phán quyết Các Thẩm phán của Toà chuyên trách đều được đào tạo bài bản về pháp luật sở hữu trí tuệ; một số nước yêu cầu chỉ lựa chọn các Thẩm phán hoặc luật sư
có kinh nghiệm xét xử và hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này…Sau khi được
bổ nhiệm các Thẩm phán vẫn tiếp tục được đào tạo và cử sang nước ngoài bồi dưỡng Phán quyết của các Thẩm phán đưa ra không chỉ dựa trên kiến thức chuyên môn đã qua đào tạo mà còn sựa trên kinh nghiệm mà họ đã đạt được thông qua các vụ việc trước đó Điều này đặc biệt quan trọng đối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ vì các tòa án thường được yêu cầu đưa ra các quyết định rất nhanh chóng đối với các đơn yêu cầu các biện pháp tạm thời nhằm ngăn ngăn
Trang 19chặn kịp thời hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tiết kiệm được thời gian và công sức cho các bên tranh chấp và cả về phía Toà án Một cơ chế giải quyết tranh chấp SHTT và bảo vệ quyền SHTT hiệu quả sẽ tạo ra niềm tin vào pháp luật và chế độ tư pháp của quốc gia sở tại,
Kiến thức chuyên môn của Thẩm phán được xem như một lợi thế lớn hơn
so với các toà án dân sự thông thường Bởi trên thực tế, các Tòa án không chuyên khi gặp khó khăn với vấn đề kỹ thuật phức tạp của các vụ tranh chấp SHTT, có thể có xu hướng ủy quyền cho các chuyên gia – chuyên viên kỹ thuật (được bổ nhiệm bởi tòa án hoặc do các bên lựa chọn) và để ý kiến của các chuyên gia ảnh hưởng đến phán quyết Điều này là một trong những lý do mà nhiều Toà án SHTT trên thế giới đưa ra để không áp dụng các kĩ thuật viên vì sợ ảnh hưởng đến một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong tố tụng: Độc lập xét xử Trong bất
kỳ trường hợp nào, việc tiến hành các biện pháp chủ động để duy trì chuyên môn của một tòa án chuyên biệt luôn được đảm bảo và đề cao, mà trong đó có việc tạo điều kiện để các thẩm phán luôn cập nhật những phát triển mới nhất trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là trong một lĩnh vực phát triển vũ bão như Sở hữu trí tuệ Tính chuyên môn pháp pháp lý được duy trì và tăng cường cũng là một biện pháp
để đảm bảo cho các Thẩm phán được tuyển chọn có thể đương chức trong một khoảng thời gian nhất định, hạn chế các trường hợp lỗ hổng về chuyên môn Khía cạnh này có thể coi là ưu điểm thứ hai so với các Toà không chuyên vì việc duy trì chuyên môn của một tòa án chuyên trách là rất cần thiết, giúp năng thích ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của pháp luật SHTT nói chung trên thế giới
Mô hình Toà án SHTT cũng là một biện pháp hữu hiệu phòng tránh hoặc giảm hiện tượng “lựa chọn Toà án có lợi cho mình” (forum-shopping) Hiện tượng này xảy ra khi các bên đương sự tranh tụng (và đặc biệt là chủ sở hữu tài sản trí tuệ) cố tình lựa chọn Toà án giải quyết nhằm có lợi hơn cho bản thân Sự tồn tại của các Tòa án dân sự - hành chính – kinh tế - hình sự trong cùng một quốc gia mà tất cả đều có thẩm quyền để xử lý các vụ kiện SHTT gây ra nhiều nguy
Trang 20cơ không chỉ đơn giản về xung đột thẩm quyền Trên thực tế sẽ có hiện tượng quá tải khi án tập trung quá nhiều về một Toà nếu phân chia vụ việc theo thẩm quyền hoặc hiện tượng thứ hai như đã nói ở trên: đương sự lựa chọn Toà án giải quyết nhằm mục đích đem lại lợi ích nhiều nhất cho họ Việc tập trung các vụ án tranh chấp về một mối – giao cho Toà án chuyên trách SHTT giải quyết có thể giúp tránh được nguy cơ cạnh tranh giữa các tòa án đồng thời giảm đi hiện tượng tiêu cực này
Các toà án về SHTT góp phần thúc đẩy sự phát triển quy trình thủ tục đặc biệt cho pháp luật giải quyết các tranh chấp SHTT, từ đó có thể cải thiện hơn nữa thời gian và hiệu quả chi phí trong quá trình thực thi các thủ tục tố tụng Điều này
là rất có lợi với tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các đương sự, những người
sẽ không phải chờ đợi một khoảng thời gian dài để được nghe phán quyết cuối cùng Thông thường thời gian chờ đợi vụ việc được giải quyết là yếu tố khiến nhiều đương sự né tránh không muốn giải quyết tranh chấp tại Toà án Nhờ đó
mà các phán quyết đưa ra không chỉ chính xác mà còn đáp ứng được cả về mặt thời gian và chi phí đối với đương sự cùng các bên liên quan Trong thời đại kinh
tế hội nhập, việc xuất hiện một Toà án chuyên trách SHTT sẽ củng cố niềm tin
và thu hút đầu tư nước ngoài, để họ thực sự cảm thấy an tâm khi biết có cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia đầu tư tại Việt Nam
1.2 Cơ sở lý luận của việc thành lập tòa án chuyên trách về SHTT ở Việt
Nam
1.2.1 Đặc thù của tranh chấp SHTT:
Tranh chấp SHTT có thể nói là một loại tranh chấp dân sự hoặc kinh doanh thương mại Tranh chấp sở hữu trí tuệ phát sinh trực tiếp khi có bất kì hành vi xâm phạm các quyền và nghĩa vụ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc giao dịch thương mại hoặc quan hệ liên quan phát sinh quá trình khai thác đối với các loại sở hữu trí tuệ như thỏa thuận cấp phép, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; xuất hiện các bất đồng mâu thuẫn giữa các chủ thể mà quyền và lợi ích của họ gắn liền với tài sản trí tuệ Về bản chất, các tranh chấp phát sinh trong lĩnh
Trang 21vực sở hữu trí tuệ là một dạng đặc thù của tranh chấp dân sự Điểm đặc biệt khiến tranh chấp sở hữu trí tuệ trở nên đặc thù hơn so với các tranh chấp dân sự thông thường chính bởi nó xuất phát từ các tính chất của đối tượng được đem ra tranh chấp – các tài sản trí tuệ
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, “Quyền
sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng” Thuật ngữ “tài sản trí tuệ” không phải là điều gì đó quá mới mẻ tuy nhiên định nghĩa chính thức thì đến thời điểm này vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể Tài sản trí tuệ có thể được hiểu là các sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật Tài sản trí tuệ bao gồm: các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; các chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế; các kiểu dáng công nghiệp; các bí mật kinh doanh; các nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; giống cây trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, v.v Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản vô hình bởi vậy nó mang tất cả các đặc tính của tài sản vô hình, khác với các tài sản hữu hình, bao gồm:
Thứ nhất, tính chất vô hình của tài sản trí tuệ Tài sản vô hình không tồn tại ở dạng vật chất như các tài sản thông thường khác, nhận biết qua giác quan con người mà có thể tồn tại ở dạng thông tin, kiến thức, đặc quyền,…và được con người khách quan ghi nhận Ví dụ một bức tranh được vẽ nên bởi một hoạ sĩ: bức tranh đó được tạo nên từ ý tưởng, suy nghĩ của người nghệ sĩ dựa trên những kiến thức, tư duy và cảm quan nghệ thuật của người đó Như vậy chính những nét vẽ,
tư duy nghệ thuật, ý tưởng sáng tạo thể hiện trong bức tranh tuy vô hình nhưng
là những thứ đem lại giá trị cho sản phẩm vật chất được tạo thành
Thứ hai đó là tính xác định được Tài sản vô hình được con người nhận biết bằng nhận thức, bằng các công cụ tính toán - kiểm soát giá trị Không những thế tài sản vô hình còn cho phép xác định được nó về bản chất (nội dung), phạm
Trang 22vi (giới hạn) và công dụng Bởi vậy tài sản vô hình tồn tại như một đối tượng độc lập, phân biệt với các đối tượng khác và có thể được thể hiện bằng một hình thức nào đó: mô tả, công thức, liệt kê, hình vẽ, ảnh chụp tuỳ theo dạng tài sản cụ thể Lấy lại ví dụ về bức tranh của người hoạ sĩ: dù những giá trị trí tuệ là vô hình thì chúng đều được chứa đựng trong một hình thức vật chất nhất định – bức tranh
Đặc tính thứ ba đó là tính kiểm soát và sinh lợi Tài sản trí tuệ có thể chịu tác động của một trong các hành vi của con người: điều khiển, sản xuất, sử dụng (khai thác), duy trì, cất giữ, phát triển, mua bán, trao đổi, cho thuê, góp vốn và đem đến kết quả nhất định; khi tài sản trí tuệ được sử dụng (khai thác)/bán/chuyển giao/cho thuê/trao đổi thì đem lại cho người kiểm soát nó lợi ích bằng tiền hay bằng một tài sản khác Ví dụ như một phần mềm kế toán chuyên dụng được sáng tạo bởi một kiến trúc sư máy tính thì phần mềm đó có thể được kiến trúc sư đó
sử dụng, nâng cấp, hoặc đem bán cho các cá nhân và công ty có nhu cầu sử dụng
để tiết kiệm thời gian và quản lý công việc, đồng thời mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho người sáng tạo nên phần mềm đó
Bên cạnh đó tài sản trí tuệ còn có thêm một đặc tính khác là tính sáng tạo
và đổi mới: các tài sản trí tuệ có thể được phát triển trên nền tảng những đối tượng sẵn có hoặc tự mình phát sinh những đối tượng mới qua thời gian nhờ vào sự phát triển và tư duy sáng tạo con người Chiếc điện thoại di động là một minh chứng
rõ ràng cho điều đó Những chiếc di động đời đầu chỉ dùng để nghe gọi cho đến ngày nay đã được nâng cấp thành nhiều phiên bản, tích hợp nhiều tính năng đa dạng để thoả mãn nhu cầu của nguời dùng hiện đại, và đương nhiên đem lại lợi nhuận khổng lồ cho những nhà sản xuất Chiếc điện thoại di động từ thiết kế vỏ ngoài, linh kiện vận hành đến những phần mềm được cài đặt trong đó đều là những đối tượng được quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ
Cũng bởi lý do này mà tranh chấp tài sản trí tuệ đòi hỏi có tính bảo mật và chuyên môn cao độ Trong vụ việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là hành
vi đánh cắp công thức hoặc sao chép đối với các đối tượng như sáng chế, phần mềm thì không phải thẩm phán nào cũng đủ kinh nghiệm và chuyên môn để có
Trang 23thể xác định được hành vi xâm phạm như chính người sáng tạo nên sáng chế, phần mềm đó hoặc những người có chuyên môn làm việc trong lĩnh vực đó
Ngoài ra tính chất lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ cũng là một điều cần chú ý: Quyền phát sinh trong phạm vi quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm
vi lãnh thổ của quốc gia đó Nếu quyền tác giả phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ có hiệu lựa trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Còn mở rộng ra phạm vi nước ngoài, thì quyền sở hữu trí tuệ nếu không có sự công nhận điều ước quốc tế thì sẽ không được bảo hộ Sự khác biệt về các loại quyền sở hữu trí tuệ và các chế độ pháp lý khác nhau giữa các lãnh thổ và quốc gia khác nhau, sự đa dạng của các vấn đề pháp lý có thể nảy sinh cùng lúc với các loại thủ tục pháp lý, tố tụng hình
sự và hành chính sẽ là một vấn đề lớn khi giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ, đặc biệt là có yếu tố nước ngoài và liên quốc gia Chưa kể đến việc xác định chủ thể hành vi vi phạm; kiểm soát hành vi vi phạm, thu thập chứng cứ và các công việc liên quan đến quá trình giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ khác là một việc hoàn toàn không hề dễ dàng Trong khi đó các tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực SHTT phần lớn đều là những tranh chấp phức tạp, gắn liền với các yếu tố kỹ thuật chuyên sâu, do đó, việc đánh giá bản chất tranh chấp là vấn đề không đơn giản, thậm chí ngay cả đối với các bên trong tranh chấp Trên thực tế, có không
ít tranh chấp xảy ra hoàn toàn không do chủ ý của các bên mà là do hạn chế về nhận thức đối với hành vi vi phạm của mình Thẩm phán nổi tiếng người Henry
Mỹ Friendly đã từng lưu ý rằng: Thẩm phán của các Toà án thường trong quá trình hoạt động phải đối mặt với một số lượng lớn các vụ việc liên quan đến bằng
sáng chế công nghệ cao “vượt quá khả năng của một thẩm phán thông thường để
hiểu mà không phải trả chi phí lớn cho sự giáo dục có định hướng và nỗ lực tự học của thẩm phán, và trong nhiều trường hợp, kể cả khi người đó có được hưởng
Trang 24điều đó"5 Do đó, sự phức tạp về mặt kỹ thuật được xem như là một động lực chính dẫn đến nhu cầu về Toà án chuyên trách SHTT
1.2.2 Yêu cầu cải cách tư pháp, kiện toàn hệ thống tòa án
Bên cạnh việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, cải cách tư pháp vẫn tiếp tục được duy trì và là một yêu cầu không thể thiếu trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động xét xử của Tòa án được tiến hành có hiệu quả
và hiệu lực cao, cải cách tư pháp sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế của công tác tư pháp vẫn còn tồn tại trên thực tế Nghị quyết số 49–NQ/TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành đã quy đinh rõ mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm
là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.” Trong đó quan điểm chỉ đạo được thể hiện rõ rệt, đó là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp Đặc biệt Nghị quyết chiến lược đã chỉ rõ về quan điểm hoàn thiện hoạt động của Toà án: “Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử của
5 “which are quite beyond the ability of the usual judge to understand without the expenditure of an inordinate
amount of educational effort by counsel and of attempted self-education by the judge, and in many instances, even with it” – IP COURTS IN CHINA - Queen Mary University of London, School of Law Legal Studies Research
Paper No 254/2017, page 7
Trang 25toà án sơ thẩm và toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử Hoàn thiện cơ chế quản lý toà án nhân dân địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp toà án trong hoạt động xét xử.”
Riêng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Nghị quyết cũng đã chỉ ra nhiệm vụ đặt ra trong tương lai đó là phải “hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành và phát triển thị trường khoa học – công nghệ theo hướng mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên”
Hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật SHTT nói riêng không chỉ xuất phát từ nhu cầu đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế mà còn xuất phát từ nhu cầu phát triển tự thân của nền kinh tế Việt Nam hiện nay Nghị quyết 49 cũng đã ghi rõ “ Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính.” Trong thời đại cách mạng công nghiệp bùng nổ, cuộc chạy đua
về công nghệ mới thật sự là cuộc đua mà nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển đầu tư cố gắng tìm cho mình một vị trí dẫn đầu Đứng trước tình hình đó,
Việt Nam thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng Nghị quyết Hội
nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương,chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” đã tuyên bố trọng tâm ưu tiên của Việt Nam là “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ
mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ”,“chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo” Trong việc hoàn thiện thể chế để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, không thể không nhắc đến hoàn
Trang 26thiện thể chế về quyền tài sản, trong đó có pháp luật về SHTT Bảo vệ quyền
SHTT chống lại các hành vi xâm phạm thông thường có thể được giải quyết thông
qua các biện pháp: dân sự (khởi kiện vụ án dân sự), hành chính (hoạt động xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền), hình sự (truy tố, xử lý về hình sự đối với các tội xâm phạm quyền SHTT),
và kiểm soát biên giới (ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vi phạm quyền SHTT ngay tại biên giới) Trong số đó, biện pháp dân sự là biện pháp hữu hiệu nhất vì nó phản ánh đúng bản chất của quyền SHTT là một quyền dân sự, và chủ thể quyền SHTT có thể vừa ngăn chặn được hành vi xâm phạm vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra Để bảo vệ (thực thi) quyền SHTT, không những cần có một hệ thống pháp luật SHTT đầy đủ, mà còn phải có sự phối hợp của một
hệ thống tư pháp dân sự, tư pháp hình sự và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước hiệu lực và hiệu quả
Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND là một trong những mục tiêu quan trọng được Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị chỉ rõ, bởi vậy mà việc kiện toàn lại hệ thống Toà án và xem xét mô hình Toà án chuyên trách về Sở hữu trí tuệ là hoàn toàn phù hợp với đường lối đã đề ra của Nghị quyết 49 cũng như mở
ra hướng đi mới cho giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ nói riêng và pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung
1.2.3 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới
Chủ trương “tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” được Nhà nước ta đặt ra lần đầu tiên tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, lần lượt sau đó các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X chủ trương này luôn được đặt ra và cụ thể hoá bằng các chính sách và đường lối đối ngoại cụ thể Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, trong đó tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế quốc tế của đất nước đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập toàn diện trên các mặt: Kinh tế; chính trị, khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo Mới đây nhất, ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
Trang 27XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Nghị quyết 06-NQ/TW xác định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; Hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu
Từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2007) đến nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng và đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; Thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; Tạo thêm nhiều việc làm Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bước trưởng thành đáng kể Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đang từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và trong mắt các nhà đầu tư
Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 do Ngân hàng Thế giới công bố dự báo Việt Nam đứng thứ 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm 2017 (82/190 nền kinh tế).6 Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế
- tài chính và các hiệp định thương mại Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 10 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với các đối tác trong khu vực và trên thế giới, bao gồm: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và 5 FTA ASEAN +1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New
6 https://vov.vn/kinh-te/xep-hang-moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-bat-tang-14-bac-689807.vov
Trang 28Zealand; 4 FTA song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJEPA), với Hàn Quốc (KVFTA), với Chile (VCFTA) với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEUFTA); cùng ASEAN ký FTA với Hong Kong vào tháng 11/2017 Một số FTA thế hệ mới đáng lưu ý như Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Dù Hoa
Kỳ đã rút khỏi Hiệp định này, 11 thành viên còn lại đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Đây là một kết quả quan trọng bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2017 Liên quan đến các FTA khác, Việt Nam (mà cụ thể là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam) tiếp tục là đầu mối của 2 FTA với các hoạt động cũng đang trong quá trình nước rút hiện nay bao gồm: xây dựng phương án và tham gia 3 phiên đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu, Na Uy - Thụy Sỹ - Aixơlen và Lichtenxtên (VN–EFTA); và xây dựng phương án, tham gia 4 phiên đàm phán Chương Sở hữu trí tuệ, góp ý bản chào dịch vụ và lời văn Chương Dịch
vụ của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa ASEAN và 6 đối tác (Trung Quốc-Ấn Độ-Nhật Bản-Hàn Quốc-Ôxtrâylia- Niu Dilân) (Hiệp định RCEP) Đến nay, có khoảng 60 nền kinh tế đã và đang đàm phán FTA với Việt Nam, bao gồm các đối tác thương mại chủ chốt nắm giữ khoảng 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và thu hút các nhà đầu tư, mở ra cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước nhà phát triển Và cũng từ đó, yêu cầu về một nền tư pháp đổi mới, chặt chẽ, bắt kịp các
xu hướng phát triển là vô cùng cần thiết Cụ thể trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, một hành lang pháp lý an toàn, có cơ chế bảo vệ cụ thể cứng rắn sẽ là một yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện các nhà đầu tư và công ty nước ngoài tìm đến đầu tư tại Việt Nam nhiều hơn Theo kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết về SHTT trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) do Phòng
Trang 29Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố tháng 7/2016, nhìn tổng thể, pháp luật Việt Nam đã cơ bản tương thích với yêu cầu của EVFTA; một số ít nội dung chưa tương thích chỉ mang tính quy định chi tiết, đơn lẻ, ở các vấn đề cụ thể.7
Tuy nhiên, nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) được nhấn mạnh trong EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải đối xử với các chủ thể EU ở mức tốt nhất theo các cam kết EVFTA và Hiệp định TPP (là FTA có nội dung cam kết nhiều nhất về SHTT tính đến nay) Do đó, để thực thi các cam kết EVFTA về SHTT thì cũng đồng thời phải điều chỉnh, sửa đổi pháp luật SHTT Việt Nam tương thích với các cam kết trong TPP Đây đồng thời là một cơ hội tốt để Việt Nam nhìn lại hệ thống pháp luật SHTT của mình, nhận diện những khoảng trống và học hỏi được những giải pháp pháp lý mà TPP cung cấp – thực chất chính là kinh nghiệm lập pháp từ các nước có hệ thống pháp luật SHTT 8 Hoàn thiện pháp luật sở hữu SHTT nói chung hay xây dựng mô hình Toà án SHTT là bước đi đúng đắn cần thiết để đưa Việt Nam tiến sâu hơn vào con đường hội nhập
1.2.4 Xu hướng thành lập Tòa án chuyên trách về SHTT trên thế giới
Trong những năm gần đây, với sự đổi mới của khoa học và công nghệ, nhiều quốc gia đã ý thức được việc bảo vệ quyền SHTT trở thành chìa khóa phát triển kinh tế và tự do hóa thương mại Trong cuộc đua về phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ, bên cạnh lợi ích nhận được là những cơ hội kinh tế tiềm năng to lớn,
mà số lượng các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng như chi phải bỏ ra cho các vụ kiện tụng tăng cao Mặc dù chúng ta có thể phối hợp và hoàn thiện pháp luật quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách tham gia vào các tổ chức quốc tế hoặc ký kết các hiệp định quốc tế nhưng việc thực thi luật vẫn phụ thuộc vào các
cơ quan tư pháp – Toà án Do đó, các quốc gia tiên tiến hoặc các nước đang phát triển đều tự mình xây dựng hệ thống kiện tụng về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
7 “Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU về Sở hữu trí tuệ”
NXB Công thương, Hà Nội, 2016, tr 21 Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên),
8 “Hoàn thịện PLSHTT trong bối cảnh hội nhập” - Nguyễn Bích Thảo
Trang 30“Nghiên cứu về Toà án chuyên trách Sở hữu trí tuệ” (2016) nằm trong Dự
án kết hợp giữa Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPI) và Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã tổng hợp được các mô hình Toà án SHTT hiện tại cũng như việc phân bố các mô hình này tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, có thể nhìn thấy qua bảng sau:
BẢNG 1.1 TỔNG HỢP CÁC MÔ HÌNH TOÀ ÁN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ TRÊN THẾ GIỚI
States Patent and Trademark Office (USPTO).
Trang 32BẢNG 1.2 TỔNG HỢP CÁC TOÀ ÁN SHTT TẠI CHÂU Á VÀ
CHÂU ĐẠI DƯƠNG
States Patent and Trademark Office (USPTO).
Trang 33mô hình Toà án SHTT Tại châu Á, các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ Một số các quốc gia đang phát triển như Costa Rica, Campuchia, Paraguay cũng đang cân nhắc mô hình này Cùng với sự nhận thức ngày một rõ ràng về gía trị của tài sản trí tuệ, các quốc gia cũng đang ngày một nhận ra tầm quan trọng của một cơ quan tư pháp
có chuyên môn cao trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
1.2.5 Xu hướng chuyên môn hóa trong hệ thống tòa án Việt Nam những năm gần
đây
Với quan điểm rằng “chuyên môn hoá là một dấu hiệu đặc trưng của xã hội hiện đại”9 không có gì ngạc nhiên khi xu hướng chuyên môn hóa cũng ảnh hưởng
9 “specialization is a hallmark of modern society”- See Lawrence Baum, Specializing the Courts (University of
Chicago Press, 2011), p 1.
Trang 34đến môi trường luật pháp: việc áp dụng pháp luật có xu hướng thúc đẩy (hoặc thậm chí đòi hỏi) sự chuyên môn hoá trong thời điểm các vấn đề pháp luật ngày một trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn Chuyên môn hóa đang từng bước tác động đến hệ thống tòa án trên thế giới và cả Việt Nam khi mà ở Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều các Toà án chuyên trách trong nhiều lĩnh vực
Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 là việc tổ chức các tòa chuyên trách tại các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và quy định hai loại tòa chuyên trách mới là Tòa gia đình và người chưa thành niên và Tòa xử lý hành chính
Trong Thông tư 01/2016/TT-TANDTC ngày 21/01/2016 về tổ chức tòa chuyên trách tại tòa án nhân dân, Khoản 1 điều 1 đã nêu rõ mục đích của việc tổ chức Toà án chuyên trách đó là “Bảo đảm chuyên môn hóa việc giải quyết, xét
xử của Tòa án theo từng lĩnh vực xét xử nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, tạo điều kiện phân công, bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; trường hợp tại Tòa án không đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách thì phải bố trí Thẩm phán chuyên trách”
Ngày 15/01/2018, TAND tối cao đã có Công văn số TCCB gửi Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để góp ý về phương án tổ chức tòa chuyên trách Theo Công văn này, TAND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai sẽ được thành lập đủ 06 Tòa chuyên trách theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 Các Tòa chuyên trách này sẽ có Chánh tòa và 01 Phó Chánh tòa Các Tòa án cấp tỉnh còn lại có từ 22 Thẩm phán trở lên (kể cả lãnh đạo) sẽ được thành lập 05 Tòa chuyên trách, gồm Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa hành chính, Tòa kinh tế Các Tòa chuyên trách này cũng có Chánh tòa và 01 Phó Chánh tòa
26/TANDTC-Các Tòa án cấp tỉnh có từ 14 đến 20 Thẩm phán, được thành lập 04 Tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành
Trang 35niên, Tòa hành chính Các Tòa án cấp tỉnh có từ 11 đến 13 Thẩm phán, được thành lập 03 Tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính Các Tòa chuyên trách này chỉ có Chánh tòa
Tại các Tòa án cấp huyện, trường hợp có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 2000 vụ, việc/năm trở lên được tổ chức 04 Tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa hành chính Các Tòa chuyên trách này có Chánh tòa và 01 Phó Chánh tòa
Có thể nhận thấy rằng, Việt Nam đang ngày càng đi theo hướng chuyên môn hoá Toà án để nâng cao chất lượng xét xử nói chung và đảm bảo cho nhu cầu giải quyết các tranh chấp pháp luật nói riêng Trong tương lai, một mô hình Toà sở hữu trí tuệ là cần thiết và phù hợp vs tiến trình cải cách pháp luật và tư pháp của Việt Nam
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc thành lập tòa án chuyên trách về SHTT ở Việt Nam
1.3.1 Thực trạng tranh chấp SHTT ở Việt Nam
Hoạt động sáng tạo tài sản trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian qua phát triển khá mạnh mẽ Theo Cục sở hữu trí tuệ thì số lượng sáng chế trong nước đăng ks tại Cục tăng 15% hằng năm, trong đó vai trò của các trường đại học là rất lớn Lượng sáng tạo của những người sáng chế tự do trong thời gian vừa qua cũng tăng Tuy nhiên xét về tổng thể, lượng đơn đăng kí sáng chế của người Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ chiếm 10% tổng đơn đăng kí nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, 90% đơn đăng kí còn lại là của nước ngoài (chủ yếu là Mỹ và Nhật Bản) Theo Cục Bản quyền tác giả, từ 01/01/2009 đến 31/12/2011, Cục đã cấp 12.458 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, chiếm trên 37% tổng số giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đã cấp từ 1986 đến 31/12/2011 Riêng trong năm 2017, số văn bằng bảo hộ cấp cho sáng chế tăng mạnh, là 1.746 bằng độc quyền sáng chế, 146 bằng độc quyền giải pháp hữu ích (GPHI) tăng
Trang 3622,6% so với năm 2016 trong khi đó số lượng đơn sáng chế tiếp tục tăng, bao gồm: 5.382 đơn sáng chế; 434 đơn GPHI 10
Tuy nhiên tiến bộ của khoa học kĩ thuật bên cạnh những giá trị thuận lợi nó mang lại thì kéo theo những mặt tối, đó là tạo ra những công cụ làm tổn hại đến các tài sản trí tuệ và đánh cắp chất xám Tại Việt Nam và cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, số lượng tranh chấp SHTT đang ngày một tăng lên cùng lúc với sự gia tăng của các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ Xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát hiện thật /giả Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn
mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), trong hai năm 2013-2014, lực lượng thanh tra toàn quốc của ngành đã xử lý 32.474 vụ việc liên quan đến hàng giả, kém chất lượng, xâm phạm bản quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… tổng số tiền phạt lên tới 139 tỷ đồng; tiêu hủy hàng triệu sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu vỏ hộp, tem nhãn…Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Bộ KH-CN cũng đã phát hiện 41 đối tượng vi phạm sở hữu công nghiệp, xử phạt 20 cơ sở, tổng số tiền phạt là 581,5 triệu đồng Tại TP Hồ Chí Minh, trong bảy tháng đầu năm 2015, Chi cục Quản lý thị trường thành phố đã xử lý 351 vụ buôn bán, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; đã thu giữ 327 danh mục hàng hóa gồm 130.502 đơn vị và 8.272 kg sản phẩm
10
http://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/so-luong-sang-che-viet-nam-tang-manh-trong-nam-2017-20180130163657936.htm
Trang 37BẢNG 1.3 SỐ LIỆU THỰC THI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SHTT CỦA CÁC BỘ, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN (GIAI
ĐOẠN 2012- 2015)
Nguồn: Báo cáo Tổng kết Chương trình hành động phòng, chống xâm
phạm quyền SHTT giai đoạn 2012-2015
142 vụ
113 vụ (64
vụ do Thanh tra Bộ tiến hành)
473 vụ
Công an kinh tế
276 vụ (khởi tố 66 vụ)
Quản lý thị trường
9656 vụ (hàng giả, kém chất lượng, xâm phạm quyền)
13.037 vụ (làm giả, kém chất lượng, xâm phạm quyền)
17.396 vụ (hàng giả, kém chất lượng, xâm phạm quyền)
22.441 vụ (hàng giả, xâm phạm quyền)
Hải Quan 101 vụ (cả
ngành)
Không có báo cáo số lượng vụ việc
24 vụ (Cục
ĐT chống buôn lâu xử lý)
Không có báo cáo số lượng vụ việc Toà án Giải quyết 117 vụ việc; xét xử 55 vụ
Các số liệu nêu trên cho thấy thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn không ngừng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các doanh nghiệp làm ăn chân
Trang 38chính cũng như các chủ thể sáng tạo Các vụ việc tranh chấp Sở hữu trí tuệ nổ ra ngày một nhiều tạo nên tâm lý hoang mang cho chính các doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư khi đứng giữa một thị trường mà không thể biết được sản phẩm mình đang đầu tư có phải “chính chủ” hay không, còn những người làm công việc sáng tạo thì cảm thấy công sức và tài năng của mình không được bảo vệ
Các vụ việc tranh chấp sở hữu trí tuệ nổ ra ngày một nhiều Ví dụ, Công ty
cổ phần Thương mại – Dịch vụ Quốc tế Việt Úc hiện đang bị “chết đứng” vì tình trạng sao chép mẫu mã của sản phẩm và tung tin đồn sản phẩm kém chất lượng Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Quốc tế (ICC) Trịnh Thành Nhơn cho biết, bột giặt, kem đánh răng mang thương hiệu “Dạ Lan” của công ty đã được đăng kí nhãn hiệu và được pháp luật bảo hộ độc quyền nhưng gần đây, một công ty tại quận 10, TP Hồ Chí Minh đã nhập khẩu, phân phối các loại mỹ phẩm, kem đánh răng mang nhãn hiệu “Dạ Lan” từ Thổ Nhĩ Kỳ về, gây thiệt hại cho công ty số tiền lên đến hàng tỷ đồng11
Tháng 5 năm 2015, Saigon Co.op bị một nhóm đối tượng đóng giả làm nhân viên của Co.opmart đến tận nhà người dân để bán bếp năng lượng mặt trời Kanawa với giá bảy triệu đồng, tặng kèm bộ nồi nhôm, phiếu bảo hành “Trung tâm siêu thị bảo hành CO.OP MART” và “khuyến mãi” thêm nhiều quà hấp dẫn Đại diện siêu thị Saigon Co.op khẳng định, Saigon Co.op không thực hiện chương trình khuyến mãi mua bếp hiệu Kanawa và không ban hành mẫu “Trung tâm siêu thị bảo hành CO.OP MART”12
Trong lĩnh vực bản quyền có thể kể đến tranh chấp bản quyền ca khúc
“Đường đến đỉnh vinh quang” giữa cố ca sĩ – nhạc sĩ Trần Lập với công ty VNG
- chủ trang mạng xã hội trực tuyến mp3.zing.vn13 Tại thời điểm đó, nhạc sĩ Trần Lập phát hiện bài hát của anh được đăng tải công khai trên trang web Mp3 Zing
11 tue.html
http://www.nhandan.com.vn/tphcm/tin-chung/item/27216902-gia-tang-tinh-trang-vi-pham-quyen-so-huu-tri-12 Như trên
13 https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nhac-si-tran-lap-kien-zing-mp3-vi-pham-so-huu-tri-tue-3115993.html
Trang 39mà không hề có sự cho phép của tác giả là anh Trần Lập ngay sau đó đã yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hành vi này làm bằng chứng và khởi kiện VNG
ra Toà án Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đòi bồi thường 150 triệu đồng vì
đã không phát hành được album Tuy nhiên phía VNG đã từ chối với lý do ca khúc này do một người dùng nặc danh đăng lên mạng xã hội, nên họ không có trách nhiệm và không có lỗi
Trên đây chỉ là một vài ví dụ cụ thể trong rất nhiều các tranh chấp về quyền
sở hữu trí tuệ đã và đang xảy ra trong thực tế Tất cả đều xuất phát từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng, nó cho thấy một nhu cầu cấp bách hiện nay trong việc giải quyết các vụ kiện tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Khi cơ chế thị trường tác động tới các lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá thì những tranh chấp về quyền SHTT cũng gia tăng Để tạo sự bình ổn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì việc giải quyết hiệu quả, công bằng, “thấu tình, đạt lý” các tranh chấp đó là điều không thể thiếu Theo Khoản 2 Điều 30 và Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp xảy ra trong quá trình khai thác
và sử dụng đối tượng SHTT vì mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm tại tòa án nhân dân cấp tỉnh Kháng cáo bản án sơ thẩm đối với tranh chấp quyền SHTT được giải quyết theo trình tự chung dành cho các kháng cáo các bản án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp cao Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự trong giải quyết tranh chấp quyền SHTT (đặc biệt là khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tượng đặc thù như sáng chế, xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến đối tượng SHTT được bảo hộ) là rất hạn chế
1.3.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp SHTT tại tòa án Việt Nam:
Để giải quyết tranh chấp SHTT các bên có thể lựa chọn nhiều hình thức giải quyết khác nhau: Hoà giải – thương lượng – trọng tài – Toà án Thương lượng – hoà giải - trọng tài là các phương thức cần đến sự tự nguyện và thoả thuận của
2 bên tranh chấp, giúp cho việc giải quyết được nhanh chóng hơn, và cũng bởi vậy phù hợp với các vụ án không quá phức tạp hoặc đôi bên có thể tìm thấy sự