Nghiên cứu xây dựng mô hình Tòa án chuyên trách sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

MỤC LỤC

Mục tiêu và nhiệm vụ của khoá luận 1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiờu của khoỏ luận đú là làm rừ cơ sở khoa học của việc thành lập mụ hình Toà án Sở hữu trí tuệ chuyên trách tại Việt Nam trên hai phương diện lý luận và thực tiễn; phân tích đối chiếu với việc áp dụng trên thực tế những hiệu quả mà mô hình này mang lại cho một số các quốc gia tiêu biểu trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra ý kiến đề xuất về mô hình Toà án chuyên trách sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong tương lai. - Về cơ sở lý luận: Nờu rừ đặc thự của tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trớ tuệ; Chỉ ra việc xây dựng mô hình Toà án chuyên trách SHTT tại Việt Nam là phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp, xu hướng chuyên môn hoá của hệ thống tòa án nước ta và của pháp luật các quốc gia trên thế giới trong thời đại hội nhập.

MỘT SỐ Mễ HèNH TềA ÁN CHUYấN TRÁCH VỀ SHTT TRÊN THẾ GIỚI VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM

Sau đó, vào ngày 13 tháng 11 năm 2013, Quyết định của Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CCCPC) về Một số vấn đề chính liên quan đến cải cách sâu rộng đã được thông qua tại Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Uỷ ban Trung ương Trung Ương Đảng CPC (Đảng Cộng sản Trung Quốc), nhấn mạnh sự cần thiết của Trung Quốc tăng cường cơ chế khuyến khích đổi mới và khám phá khả năng thiết lập các tòa án về quyền sở hữu trí tuệ như là một phần của chiến lược rộng hơn về cải cách. Toà án SHTT ở thủ đô Bắc Kinh cũng có thẩm quyền độc quyền để xét xử sơ thẩm các vụ kiện đối với quyết định hành chính của một bộ phận thuộc Hội đồng Nhà nước có thẩm quyền và xác nhận quyền sở hữu trí tuệ và các giấy phép bắt buộc (bao gồm cả tiền bản quyền liên quan đến việc cấp giấy phép bắt buộc) liên quan đến bằng sáng chế, giống cây trồng mới và thiết kế bố trí mạch tích hợp. Không chỉ sử dụng hệ thống nhân viên kĩ thuật, Trung Quốc còn xây dựng hệ thống án mẫu SHTT mang tính chất hướng dẫn (“guiding cases”)22. Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành một văn bản khẳng định rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng một hệ thống án mẫu như một bước tiến quan trọng trong dự án cải cách tư pháp của Trung Quốc. Trong điều kiện pháp luật chưa hoàn thiện và không có pháp luật hiện hành để áp dụng, việc xác định các án mẫu nhằm giúp giải quyết các mâu thuẫn trong việc xét xử tại các tòa án SHTT của Trung Quốc. Để làm rừ việc sử dụng cỏc ỏn mẫu này, vào ngày 27 tháng 4 năm 2015 Toà án nhân dân tối cao Trung Quốc đã tuyên bố rằng các Tòa án cấp dưới “nên trích dẫn các án mẫu như là một lý do cho việc xét xử của họ, nhưng không trích dẫn nó làm cơ sở cho việc xét xử của họ.”23. Để hỗ trợ dự án Án mẫu SHTT, vào ngày 24 tháng 4 năm 2015, Toà án Nhân dân Tối cao đã thành lập một cơ sở nghiên cứu hướng dẫn các vụ kiện về sở hữu trí tuệ tại Toà án SHTT Bắc Kinh.Thẩm phán và hội đồng xét xử của Tòa án SHTT Bắc Kinh sẽ tham khảo các án mẫu trong quá trình chuẩn bị xét xử - xét xử - viết bản án. Ngoài ra, các thẩm phán tại toà án IP ở Bắc Kinh giờ đây được yờu cầu phải nờu rừ chi tiết trong bản ỏn của mỡnh sự liờn quan đến cỏc chi tiết trong các án mẫu, cũng như bằng cách nào và tại sao hội đồng xét xử lại đưa ra phán quyết cuối cùng như vậy. Tòa án SHTT Bắc Kinh cũng đã xây dựng một cơ sở dữ liệu, thu thập các án mẫu và sử dụng như là một phương tiện tham khảo cho các thẩm phán, luật sư và các học giả trong tương lai. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ các án mẫu vẫn còn thấp. 22 IP COURTS IN CHINA - Queen Mary University of London, School of Law Legal Studies Research Paper No. 23 “should quote the Guiding Cases as a reason for their adjudication, but not cite it as the basis of their adjudication” - Article 10 of Detailed Rules for the Implementation of the “Provisions of the Supreme People’s Court Concerning Work on Case Guidance”), the Adjudication Committee of the Supreme People’s Court, 27 April 2015, issued 13 May 2015, translated in Stanford Law School, China Guiding Cases Project (2015) available at: https://cgc.law.stanford.edu/wp-content/uploads/sites/2/2015/10/guiding-cases-rules-20150513-english.

Điều này có thể xảy ra, ví dụ như bởi vì theo luật hình sự của Trung Quốc, một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị coi là vi phạm hình sự vì tính nghiêm trọng của chúng hoặc vì chúng là hành vi có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng, và bởi vì tính chất nghiêm trọng mà các vụ án hình sự rất nghiêm trọng nên Toà án SHTT không giải quyết các vụ việc này. Trên thực tế, vì các thẩm phán có nhiều kinh nghiệm trong việc điều tra các vấn đề về hình sự liên quan đến SHTT lại đã chuyển từ Tòa án chung cho ba tòa án đặc biệt về SHTT, khiến chất lượng xét xử các vụ án hình sự liên quan tới SHTT tại các Tòa án chung sụt giảm.Vấn đề này đã trở nên trầm trọng hơn tại Tòa án Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, kể từ cuối năm 2014 khi xuất hiện ba tòa án đặc biệt về quyền sở hữu trí tuệ25. Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản trí tuệ đã làm đơn khiếu nại gửi các cơ quan địa phương có thẩm quyền mà không chấp nhận, chủ sở hữu có thể gửi đơn khởi kiện trực tiếp cho Tòa án IPIT.33 Tòa án IPIT tổ chức phiên điều trần sơ bộ để xác định xem có đủ bằng chứng chứng minh tồn tại hành vi xâm phạm QSHTT hay không.Theo Luật nhãn hiệu của Thái Lan, các tội phạm hình sự bao gồm làm hàng giả; hàng nhái theo nhãn hiệu đã đăng ký ở Thái Lan và nhập, bán hoặc chào bán hàng hóa mang nhãn hiệu hàng giả hoặc nhái theo nhãn hiệu được đăng ký tại Thái Lan.34 Theo Đạo luật Bản quyền, mọi hành vi tái sản xuất, tuyên truyền với công chúng về tác phẩm đã đăng kí hưởng quyền tác giả mà không có giấy phép hoặc sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền đều là vi phạm luật hình sự.35.

Thái Lan nhận thấy các thẩm phán của Tòa án IPIT bắt buộc phải có kiến thức có thẩm quyền về SHTT là điều hết sức quan trọng vì mức độ phức tạp của các vụ án do Tòa án IPIT sẽ phải xử lý.Mặc dù các thẩm phán Thái Lan đã quen thuộc với các tranh chấp về quyền thương hiệu vì vấn đề nhãn hiệu đã được bảo hộ ở Thái Lan trong một thời gian khá lâu trước đó, các tranh chấp về bản quyền và bằng sáng chế hiện tại vẫn là một bài toán khó và yêu cầu các thẩm phán phải liên tục bổ sung chuyên môn của mình. Có một bất cập tại Tòa Sáng chế hiện nay là Tòa Sáng chế chỉ có thẩm quyền xét xử các vụ án liên quan đến cấp, hủy bỏ, gia hạn văn bằng bảo hộ mà không xét xử các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại về quyền tài sản trí tuệ.42 Như vậy, các tòa án thông thường khi xem xét các vụ án có liên quan đến quyền tài sản trí tuệ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xem xét yếu tố kỹ thuật của đối tượng tranh chấp. Từ những cơ sở lý luận cũng như các mô hình tham khảo bên trên, người viết xin đề xuất mô hình Toà án chuyên trách SHTT tại Việt Nam căn cứ 2 văn bản pháp luật bao gồm Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 và Thông tư 01/2016/TT-CA ngày 21-01-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (Thông tư 01).

Thứ tư, về việc tổ chức Toà án chuyên trách SHTT thì theo Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 01: “Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức danh Chánh tòa, Phó Chánh tòa tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; phân công Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án công tác tại các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh”.