1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh covid 19

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH -0-0 -

Tiểu luận kết thúc môn học Luật Hành chính

Hà Nội – 2021

Trang 2

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài.

Tháng 12 năm 2019, virus corona xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, gây ra triệu chứng ho, khó thở, có thể dẫn đến tử vong Sự lơ là và chủ quan của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung với loại virus này đã tạo ra một thảm họa khôn lường: virus corona phát triển và lan rộng ra toàn cầu, trở thành một trong những đại dịch lớn nhất lịch sử nhân loại Cho đến nay, đã có tới hơn 178 triệu người trên thế giới nhiễm covid 19, trong đó Việt Nam có hơn 13000 ca nhiễm, 66 người tử vong Con số 13000 không phải là ít, song khi so sánh với các nước khác trên thế giới thì người dân Việt Nam hoàn toàn có thể vỗ ngực tự hào rằng nước chúng tôi đang kiểm soát rất tốt đại dịch Điều này cũng đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, nhiều nước đã thực hiện nới lỏng quyền nhập cảnh đối với công dân là người Việt Nam, một số nước khác lại tăng cường đầu tư vào nước ta – địa điểm lý tưởng để phát triển trong thời kì suy thoái bởi đại dịch Thành tựu trong công tác phòng, chống dịch covid 19 của Việt Nam, một phần rất lớn đến từ công tác chỉ đạo phòng chống dịch của Nhà nước, của chính quyền từ trung ương đến địa phương, của cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn Sự phối hợp hài hòa, chặt chẽ giữa những cơ quan này đã giúp cho việc phòng chống dịch diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả Tất nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác phòng chống dịch, song không thể phủ nhận vai trò của các cơ quan hành chính trong hoàn cảnh hiện nay là rất lớn

Khi dịch covid bắt đầu xuất hiện ở nước ta, tuy số lượng chỉ vài ca, nhưng không như các nước khác thờ ơ, xem nhẹ thì ngay lập tức Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời nhằm thực hiện khoanh vùng cách ly, chữa trị cho những người mắc bệnh, tăng cường ra soát các trường hợp f1 Những chỉ đạo của Chính phủ không phải là trực tiếp đến người dân, mà thông qua các cơ quan chuyên ngành, thông qua chính

Trang 3

quyền địa phương, sau đó những cơ quan này mới tiếp tục đưa ra các quyết định nhằm triển khai công tác phòng chống dịch Việc thực hiện công tác phòng chống dịch covid theo chiều dọc” – tức là các cơ quan cấp trên chỉ đạo các cơ quan cấp dưới, đã giúp cho việc thông tin đến người dân một cách rõ ràng, đầy đủ Các chính quyền địa phương sẽ có các cách khác nhau để đẩy lùi dịch bệnh, nhưng vẫn sẽ dựa trên chỉ đạo của chính phủ Nhờ đó mà việc phòng chống diễn ra hiệu quả và nhanh chóng Những con số thống kê dịch bệnh đã thể hiện điều đó Ở đợt dịch đầu tiên, khi mà các nước đã lên đến hàng nghìn ca nhiễm, thì Việt Nam mới chỉ có 15 ca, tất cả cũng đã được chữa khỏi, và điều đáng nói là nước ta là nước có đường biên giới với chính Trung Quốc – nơi bùng phát đại dịch Như thế có thể thấy sự chỉ đạo và phối hợp giữa chính quyền trung ương với địa phương hay giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn là rất tốt trong những bước đầu chống đại dịch toàn cầu

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước đầu trong công tác phòng chống covid 19 ở nước ta Kể từ khi virus corona xuất hiện cho đến nay đã được gần hai năm, số người mắc bệnh đã lên đến gần 200 triệu người, một con số rất lớn thì ở nước ta số ca mắc mới là khoảng 13000 người, nghĩa là đang kiểm soát dịch rất tốt Không những thế, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức dương, đây là điều mà rất nhiều các quốc gia khác không thể làm được, thậm chỉ ở cả các nền kinh tế phát triển Vậy, trong khoảng thời gian bắt đầu từ sau khi đợt dịch thứ nhất kết thúc ở nước ta, các cấp lãnh đạo, các cơ quan hành chính đã có những đóng góp gì để giúp cho Việt Nam vừa phòng chống dịch tốt mà vẫn thực hiện được các mục tiêu kinh tế? Vai trò trong sự phối hợp giữa chính quyền trung ương với địa phương, giữa cơ quan thẩm quyền chung và các cơ quan chuyên ngành là như thế nào khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới và trong đó có Việt Nam? Để trả

lời cho những câu hỏi trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích, bình luận về mối

Trang 4

quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.” Để làm bài tiểu luận cuối kì môn luật hành chính

2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài tiểu luận tôi đã sử dụng phương pháp nghiên tài liệu: Tôi tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh covid ở các địa phương, đến việc phối hợp chống dịch của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến cấp cơ sở thông qua tv truyền hình, qua các tạp chí, luận văn thạc sỹ và

internet Tôi cũng tiến thu thập các Từ đó tổng hợp và phân tích vai trò của cơ quan hành chính trong việc đối phó với đại dịch covid 19 hiện nay

3 Mục tiêu nghiên cứu

Bài tiểu luận được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là làm rõ vai tròvề sự phối hợp giữa chính quyền trung ương với địa phương, giữa cơ quan thẩm quyền chung và các cơ quan chuyên ngành trong bối cảnh Việt Nam đang phòng chống dịch hiệu quả Từ đó có thể đánh giá hiệu quả trong công tác phòng chống dịch cũng như nêu ra các hạn chế cần phải khắc phục

Trang 5

rõ ràng là những cụm từ mà chúng ta đã nghe rất nhiều lần, đặc biệt trong hoàn cảnh bùng phát đại dịch, song không phải tất cả mọi người đều nắm rõ nội dung và ý nghĩa các thuật ngữ này

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành hành chính nhà nước ở địa phương

1.1 Chính quyền Trung ương và vai trò trong công tác phòng chống dịch covid- 19

Đầu tiên, về chính quyền trung ương – hay các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương Là tập hợp các cơ quan bao gồm Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang bộ Mỗi cơ quan lại có những quyền hạn và chức năng khác nhau Chính phủ là cơ

quan có thẩm quyền chung, là “cơ quan cao nhất đứng đầu bộ máy hành chính,

Chính phủ có nhiệm vụ và chức năng chung là thống nhất quản lý mọi lĩnh vực của hoạt động hành chính trên cả nước (Điều 109 Hiến Pháp)”1, chẳng hạn như chính phủ có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh tất các lĩnh vực quản lý nhà nước, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó ở địa phương Đây là một trong những quyền hạn được sử dụng rất nhiều trong thời kỳ đại dịch, các thành viên, cơ quan thuộc chính phủ đã ban hành rất nhiều các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh xuống chính quyền địa phương, yêu cầu gấp rút triển khai thực hiện Nhờ đó mà công tác phòng chống dịch ở các nơi, nhất là những nơi được coi là ổ dịch được diễn ra rất nhanh chóng Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, là người “lãnh đạo công tác chính phủ, các thành viên Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp”, có quyền ban hành các quyết định và chỉ thị Gần đây nhất chúng ta đều biết đến chỉ thị số 15 và số 16 về việc giãn cách xã hội được thủ tướng ban hành Nhờ đó mà với những nơi có dịch

Nguyễn Cửu Việt, “Giáo trình luật hành chính Việt Nam”, tr177-178, Khoa luật, ĐH quốc gia Hà Nội

Trang 6

bùng phát mạnh đã dần được kiểm soát và hạn chế Ngoài ra các nhiệm vụ và quyền hạn khác của thủ tướng được quy định cụ thể tại chương III, luật tổ chức Chính phủ 2015 Cơ quan tiếp theo trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở trung ương chính là các Bộ và các cơ quan ngang bộ Đây là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công của các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi nhà nước của bộ Bộ, cơ quan ngang bộ tồn tại dưới hai dạng là quản lý theo ngành

và quản lý theo lĩnh vực Ở dạng quảng lý theo ngành, đây là cơ quan của Chính

phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với một ngành hay nhóm liên ngành kinh tế, xã hội, văn hóa (chẳng hạn như nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, ) Ở dạng quản

lý theo lĩnh vực, bộ là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực

lớn như kế hoạch, tài chính, môi trường, ngoại giao, Đứng đầu bộ, cơ quan

ngang bộ là các Bộ trưởng Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước

Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc “Bộ

trưởng, Thủ trưởng với tư cách là thành viên của Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn như: Tham gia giải quyết các công việc chung của Chính phủ, đề xuất các chủ trương, chính sách, cơ chế văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao, Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý;đối với chính quyền địa phương thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách, ” 2Như vậy, với nhiệm vụ và vai trò của Bộ và các cơ quan ngang bộ, đứng đầu là Bộ trưởng, có thể nhận thấy rất rõ vai trò của các cơ quan này là rất lớn trong công tác phòng chống đại dịch Với sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các Bộ phải có những biện pháp và hành động cụ thể và nhanh chóng để thực hiện phòng

Phạm Hồng Thái – Nguyễn Thị Minh Hà, “Luật hành chính Việt Nam”, tr142, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

Trang 7

chống đại dịch Đặc biệt là tập trung vào hai bộ là bộ y tế và bộ quốc phòng Đây là hai bộ thuộc tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn và nỗ lực cao, bộ y tế cho đến thời điểm hiện tại đã và đang làm tốt vai trò cách ly, chữa trị cho các bệnh nhân mắc covid Danh hiệu “các anh hùng áo trắng” là tên gọi mà mọi người đặt cho các y bác sĩ để thể hiện sự biết ơn, khích lệ với họ và cho cả toàn ngành y tế Bộ quốc phòng cũng phối hợp chặt chẽ với bộ y tế, thực hiện các cuộc truy quét, khoanh vùng các đối tượng f1, tổ chức các địa điểm cách ly, xét nghiệm; truy bắt những đối tượng nhập cảnh trái phép Nhờ đó, cho đến nay Việt Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia phòng chống dịch bệnh tốt va hiệu quả Cách mà Việt Nam đối phó với đại dịch covid 19 đã được nhiều nước trên thế giới học hỏi

1.2 Chính quyền địa phương và công tác phòng chống dịch covid 19

Tiếp theo là các cơ quan hành chính ở địa phương Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ

“chính quyền địa phương” được sử dụng tương đối rộng rãi và phổ biến trong các

văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật, các tài liệu chính trị, pháp lý Tuy nhiên, khái niệm “Chính quyền địa phương” vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất Theo nghĩa rộng, chính quyền địa phương bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước đóng ở địa phương mà hoạt động của chúng có tác động đến quá trình kinh tế - xã hội của địa phương đó như: Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân

(UBND), Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan quản lý của trung ương đóng tại địa phương Nhưng theo nghĩa hẹp thì Chính quyền địa phương chỉ bao gồm HĐND và UBND các cấp Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Chính quyền trung ương và chính quyền địa phương được hình thành theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” Theo đó Nhà nước giữ vai trò điều hành quản lý chung toàn lãnh thổ Chính quyền địa phương có nhiệm vụ thực thi mệnh lệnh của chính quyền trung ương nhằm đảm bảo lợi ích chung của đất nước Tất nhiên, sự thực thi này vẫn

Trang 8

phải đảm bảo tính dân chủ, quyền chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm phát huy tối đa năng lực và tiềm năng của địa phương Cho đến hiện nay thì mối quan hệ giữa chính quyền các cấp đã có sự thay đổi khi chính quyền Trung ương sẽ tập trung cho các nhiệm vụ vĩ mô như quốc phòng, an ninh, kinh tế, ngoại giao, còn chính quyền địa phương được tự chủ hơn trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương mình Điều này đã được thể hiện rất rõ trong thời kì phòng chống đại dịch Ở mỗi địa phương, theo chỉ thị của chính phủ, của các bộ, thực hiện các biện pháp nhằm đối phó với covid 19 như thực hiện giãn cách xã hội, thực hiện các quy tắc 5K của bộ y tế, tiến hành mở các phong trào ủng hộ cho những khu vực tâm dịch Mặt khác, với mối địa phương lại có những cách phòng và chống dịch khác nhau Những khu vực ít có ca dương tính hay ít có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng vẫn tiếp tục cho phép các hoạt động kinh tế như nhà hàng, quán ăn, cửa hàng, được mở của đón khách nhưng phải tuân theo các quy định về phòng chống dịch bệnh Với những khu vực có nhiều ca nhiễm, chính quyền địa phương sẽ cho tiến hành giãn cách xã hội, đóng cửa các cơ sở kinh doanh, buôn bán trừ các mặt hàng thiết yếu, hoặc mở các điểm chốt chặn vùng dịch với bên ngoài để thực hiện cách ly vùng Như thế, ngay cả khi dịch diễn ra mạnh mẽ thì vẫn phần nào đảm bảo được việc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân Những vùng tâm dịch khi đã kiểm soát được lại mở cho người dân đi lại, kinh doanh, nhưng không lơ là trước mối nguy dịch bệnh Ở một vài khu vực tỉnh, thành phố khác, chính quyền địa phương đã cho mở các địa điểm nhằm ủng hộ người dân trong thời kỳ khó khăn dưới tác động của đại dịch, những đồ ủng hộ thường do các nhà hảo tâm, hay do chính quyền trích một phần công quỹ để cung cấp Với những nơi có các sản phẩm nông nghiệp không xuất khẩu được do đại dịch, địa phương tiến hành mở các cuộc giải cứu nông sản giúp bà con, chuyển những sản phầm này đến nhiều nơi trên khắp cả nước để tiêu thụ, giúp người nông dân thu lại một phần hoa màu Như thế,

Trang 9

với các biện pháp khác nhau trong việc thực hiện mục tiêu kép của chính phủ về phòng chống dịch và hiện phát triển kinh tế, Chính quyền địa phương đã cho thấy vai trò quan trọng của mình trong việc đưa các quyết định, các mệnh lệnh chỉ đạo của chính quyền trung ương đến với người dân cả nước Rõ ràng nếu như không có chính quyền các cấp ở địa phương thì những chỉ đạo của Chính phủ dù có tốt có hay đến đâu cũng khó có thể tiếp cận với toàn thể người dân, nhất là ở các vùng sâu vùng xa Như thế, sẽ chẳng có một kì tích nào ở thời kỳ đại dịch ở Việt Nam, bởi suy cho cùng thì những người dân mới chính là yếu tố then chốt quyết định việc nước ta có thể phòng chống dịch covid tốt hay không, có thể tăng cường phát triển kinh tế ngay cả khi thế giới đang gặp khó khăn hay không

2 Sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trong việc phòng chống đại dịch

Để bàn luận cũng như phân tích mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước này, cần phải làm rõ các câu hỏi sau: Cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn là như thế nào? Những cơ quan này có mối quan hệ như thế nào?

Trong đề tài có nhắc đến mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng trong việc phòng chống covid 19 Thực chất, đây là một cách phân loại khác của các cơ quan hành chính nhà nước nói trên Cách phân loại này dựa vào tính chất thẩm quyền của các cơ quan Với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, nó bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các

cấp Còn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng, “được tổ chức thành một hệ

thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, có chức năng tham mưu, giúp cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung cùng cấp thực hiện chức năng quản lý ngành hoặc lĩnh vực theo các đơn vị hành chính Ở cơ quan trung ương, cơ quan

Trang 10

có thẩm quyền riêng là Bộ, cơ quan ngang Bộ; ở địa phương là các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh là sở, ban, cục; cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện là phòng, ban, thực hiện công tác chuyên môn của UBND cấp xã là Trưởng công an, văn phòng – thống kê, địa chính – xây dựng – đô thị, ” 3

Với cơ quan có thẩm quyền chung, đặc biệt là Ủy ban nhân dân các cấp – chính quyền cơ sở, có vai trò trực tiếp quản lý người dân phòng chống dịch bệnh theo quy định của các bộ ngành y tế, quân đội, giáo dục, (thuộc cơ quan có thẩm quyền chuyên

môn) Theo đó, về trách nhiệm của cấp chính quyền cơ sở là “chỉ đạo, tổ chức

thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống dịch bệnh; chỉ đạo, tổ chức thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm tại địa phương; tổ chức thực hiện việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh; tổ chức và thông qua Ban chỉ đạo chống dịch để thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch; tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch khi phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nhận được khai báo bệnh dịch; bảo đảm các điều kiện để thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.” 4Ủy ban nhân dân các cấp có trách

nhiệm thực thi các nghị định của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh như nghị định số 101/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Ngược lại, về phía Chính phủ sẽ thực hiện quyền kiểm tra với các cơ quan địa phương như UBND, HĐND trong việc các cơ quan này có thực hiện đúng luật, các quyết định, nghị quyết, chỉ thị, của các thành viên lãnh đạo thuộc Chính phủ hay không? Đối với các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn, đặc biệt là các bộ, sở, phòng, ban cũng có những biện

Vũ Thành Luân, (2021), “Quản lý nhà nước về phòng, chống dịch covid-19 của chính quyền cơ sở”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 301 tháng 2 năm 2021

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w