BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ---0-0--- Đoàn Minh Trang 1805 1119 PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; GIỮA
Trang 1BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
-0-0 -
Đoàn Minh Trang
1805 1119
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG;
GIỮA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN TỪ THỰC TIỄN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
COVID-19
Luật Hành chính Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà
Hà Nội - 2021
Trang 2Mục lục
Lời mở đầu……… 2
Chương I: Lý thuyết về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn……… …3
1 Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương………3
2 Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn……….…5
Chương II: Thực tiễn mối quan hệ phối hợp trên trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19……….……….…8
1 Thực trạng tình hình Covid-19 hiện nay 8
2 Đánh giá thực tiễn……… 9
3 Đề xuất cải thiện………12
Kết luận…… … 13
Tài liệu tham khảo……….…… 14
Trang 3Lời nói đầu:
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, Việt Nam cũng đang trong những ngày cả nước gồng mình để chống dịch
Tuy nhiên, ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị,
sự tham gia của toàn dân Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao
Dù đang trong giai đoạn đối phó với dịch bệnh trở lại lần thứ tư nhưng trước đó, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng nể trong công tác chống dịch dù điều kiện còn nhiều hạn chế Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y
tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân Trong giai đoạn dịch bùng phát như hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch Bài tiểu luận này sẽ làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan
chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Trang 4Chương I: Lý thuyết về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương
và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn
1 Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
a Phân chia chính quyền trung ương, chính quyền địa phương:
Phân cấp hành chính – lãnh thổ Việt Nam là sự phân chia các đơn vị hành chính của Việt Nam thành từng tầng, cấp theo chiều dọc Theo điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ là cơ quan có quyền chủ động
về mặt hiến định trong việc hoạch định chính sách trên cơ sở pháp luật và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Hiến pháp và pháp luật Cũng tại Hiến pháp
năm 2013, điều 112 đã quy định: “Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm
việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương
và của mỗi cấp chính quyền địa phương Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giap thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó” Hiến pháp năm 2013 quy định
vấn đề có tính nguyên tắc về phân công, phân cấp giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương Đồng thời phát huy tính sang tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương
Phân quyền theo chiều dọc (theo lãnh thổ) là việc cấp trung ương chuyển giao một phần quyền hạn, nhiệm vụ, phương tiện vật chất… cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện Chính quyền địa phương là pháp nhân công quyền, được
tự quyết định các vấn đề của địa phương trên cơ sở pháp luật Chính quyền trung
Trang 5ương thực hiện kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương thông qua hệ thống pháp luật và tài phán hành chính1
Đặc biệt, các nội dung cụ thể được quy định theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện); xã, phường, thị trấn (cấp xã); đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập
b Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương:
Mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương là một vấn đề chính trị - pháp
lý, liên quan đến việc xác định hình thức nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong mô hình nhà nước tương ứng Quy chế pháp lý của từng cấp chính quyền được thể hiện ở địa vị hiến định, ở khối lượng thẩm quyền mà cấp
đó đảm nhiệm Khi thực hiện những thẩm quyền của mình, mỗi cấp chính quyền
có tính độc lập tương đối, song không biệt lập với các chủ thể quản lý nhà nước khác Đồng thời, thực tiễn quản lý nhà nước không loại trừ trường hợp có nhiều chủ thể quản lý có cùng chung khách thể và đối tượng quản lý, nhưng phạm vi quản lý lại ở mức độ khác nhau
Để có thể làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước, bên cạnh việc ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương năm
2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/2016/NQ-CP ngày 21/03/2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
1 Vũ Thúy Hiền Phân biệt phân cấp với một số hình thức phân định thẩm quyền trong quán lý nhà nước Tạp chí Tổ chức nhà nước, ngày 10/05/2017
Trang 6nước đối với ngành, lĩnh vực trên cơ sở thực hiện phân cấp hợp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của chính quyền địa phương
Theo Hiến pháp và truyền thống tổ chức Nhà nước ta, Việt Nam luôn là một Nhà nước đơn nhất Đặc trưng của mô hình Nhà nước này là quyền lực nhà nước được tập trung, thống nhất; Nhà nước là chủ thể duy nhất mang chủ quyền quốc gia và các cơ quan nhà nước được tổ chức theo thứ bậc và hoạt động theo trật tự hiến định, luật định Như vậy, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương cần thể hiện tính thống nhất, tập trung quyền lực nhà nước, đặc biệt là đối với những vấn đề có tính quan trọng, có liên quan đến đời sống của xã hội, lợi ích của nhà nước Bên cạnh đó cần phải được xác định mối quan hệ này sao cho phù hợp với nhu cầu, nguyên tắc dân chủ, đảm bảo quyền tự chủ, sang tạo ở địa phương, từ
đó có thể phát huy tối đa năng lực, tiềm lực của địa phương Qua đó đóng góp chung vào dự phát triển toàn diện và vững mạnh của đất nước
2 Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn
a Phân biệt cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn:
Cơ quan có thẩm quyền chung Cơ quan có thẩm quyền chuyên
môn
Khái niệm
Là cơ quan hành chính do quốc hội hoặc hội đồng nhân dân lập
ra nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống
Được tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, có chức năng tham mưu, giúp cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung cùng cấp thực
Trang 7xã hội ở trung ương và địa phương
hiện chức năng quản lý ngành hoặc lĩnh vực theo các đơn vị hành chính
Tên gọi Chính phủ và ủy ban nhân dân
các cấp
Ở Trung ương: Bộ và cơ quan ngang bộ
Ở Địa phương: được hình thành theo quy định của pháp luật và nhu cầu quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực của địa phương ở cấp tương ứng nên được đặt tên tùy theo chức năng
Phạm vi
thực hiện
quyền quản
lý hành
chính nhà
nước
Các cơ quan này có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội
Có chức năng quản lý hành chính
về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong cả nước hoặc ở địa phương
Ngoài những điểm khác nhau cơ bản như bảng nêu trên, cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan thẩm quyền chuyên môn còn có những điểm tương đồng như đều là cơ quan hành chính nhà nước được giao thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước; đều có đội ngũ cán bộ, công chức để thực hiện quyền hạn, nhiệm
vụ được giao và đều có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính để giải quyết công việc phát sinh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
b Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn:
Căn cứ vào tính chất thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn Qua các nhiệm vụ,
Trang 8quyền hạn của bộ được quy định cụ thể tại Chương 2 của Nghị định 123/2016/NĐ-CP, ta cũng có thể thể xác định được mối quan hệ phối hợp giữa
cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn tại trung ương:
Về pháp luật: Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của bộ trong lĩnh vực này thể hiện ở việc bộ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự
án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ Bộ trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo phân công và trình thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác được phân công
Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: Bộ trình Chính phủ, thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; công bố (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước) và tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch kế hoạch sau khi được phê duyệt
Về hợp tác quốc tế: Bộ trình Chính phủ quyết định, chủ trương, biện pháp
để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc
ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ
Về quản lý Nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực:
Bộ trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý Bộ trình thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý
Trang 9Về kiểm tra, thanh tra: Bộ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, đồng thời kiểm tra, thanh tra các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện pháp luật về ngành lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ
Tại địa phương, mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn cũng có sự gắn bó mật thiết Qua điều 9 Luật
Tổ chức chính quyền nhân dân năm 2015, ta có thể nhận định cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chỉ được tổ chức ở hai cấp tỉnh và huyện có vai trò như là bộ máy tham mưu giúp việc của Ủy ban nhân dân cùng cấp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực ở địa phương, góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành hoặc lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, sau đây thống nhất gọi chung là “sở”, cơ quan cấp huyện gọi chung là “phòng” Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở, không trùng với nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặt tại địa bàn Riêng đối với cấp xã không tổ chức cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân
Chương II: Thực tiễn mối quan hệ phối hợp trên trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19
1 Thực trạng tình hình Covid-19 hiện nay:
Covid-19 là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi một chủng vi-rút được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hãn, Trung Quốc Chủng vi-rút này dễ gây truyển nhiễm và đã nhanh chóng lan ra toàn thế giới, trở thành một đại dịch nguy hiểm tước đi sinh mạng của hàng triệu người trên toàn cầu Thật vậy, Covid có
Trang 10một sự tác động rất lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt về đời sống xã hội, con người Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ ngày 22 tháng 6 năm 2021 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 179.533.408 ca nhiễm Sars-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19, trong đó có 3.888.332 ca tử vong Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất đến thời điểm hiện tại có thể kể đến Mỹ, Ấn Độ,…
Việt Nam cũng không phải là nước ngoại lệ khi cũng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, mới đây nhất là làn sóng thứ tư của dịch bệnh Công văn số 910/BC-BYT đã thống kê số liệu về số ca mắc Covid-19 cả nước từ đầu mùa dịch đến 17h00 ngày 21 tháng 6 năm 2021 là 13.483 trường hợp, trong đó có 11.780 trường hợp ghi nhận trong nước và 69 trường hợp tử vong Tuy nhiên, với các biện pháp phòng chống dịch bệnh một cách kịp thời, đối phó nhanh chóng với mọi tình hình
và diễn biến xảy ra, Việt Nam đang là một quốc gia có quy trình phòng chống dịch bệnh hiệu quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận
2 Đánh giá thực tiễn:
a Sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương:
Ngay từ những ngày đầu Việt Nam xuất hiện ca mắc Covid-19, dựa vào những kinh nghiệm đúc kết được từ việc phòng chống dịch SARS vào năm 2003, Chính phủ đã có sự phản ứng nhanh, kịp thời khi ký Quyết định số 170/QĐ-TTg về việc thành lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới của vi-rút corona gây ra Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh Ban chỉ đạo thuộc cấp trung ương, mang trên mình chức năng riêng biệt, cùng liên kết, phối hợp mật thiết với các bộ ngành có liên quan để đưa ra các phương án phòng chống dịch hiệu quả, tiêu biểu có thể kể đến: Bộ y tế, Bộ thông tin – truyền thông, Bộ ngoại giao, Bộ Giáo dục,… Đảm bảo các quy trình chống dịch tại các địa phương được thực hiện đồng bộ, thông tin đến người dân minh bạch, chính xác,… đồng thời đóng vai trò tham mưu, tư vấn với Chính phủ, Thủ