Tính quyền lực nhà nước của văn bản pháp luật ở đây được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước và tính pháp lý được thể hiện ở hệ quả pháp lý của các văn bản này; hoặc chúng có thể làm thay đổ
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
-0-0 -
Họ và tên : Vũ Đình Tuấn
Msv :19061324
Lớp : K64C
Ngày sinh :21/03/2001
Mã lớp học phần: CAL2003 2
TÊN TIỂU LUẬN:
CÁC YÊU CẦU CỦA VIỆC SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Tiểu luận kết thúc môn học: Xây dựng văn bản pháp luật
Giảng viên: TS.Trần Nho Thìn
Trang 2
Hà Nội – 2021
PHỤ LỤC
l.Những yêu cầu đối với hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật 2
2.Các yêu cầu cần chú ý khi tiến hành hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật 3
2.2 Yêu cầu cần nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hóa 4
2.4 Yêu cầu đảm bảo cho văn bản được ban hành đúng thể thức 5 2.5 Yêu cầu sử dụng các thuật ngữ và văn phong thích hợp 6 2.6 Yêu cầu văn bản phải thích hợp với mục đích sử dụng 6
ll Câu trong văn bản và một số quy tắc ngữ pháp sử dụng trong soạn thảo văn bản pháp luật 6
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội hiện nay, văn bản pháp luật ngày càng đóng vai trò quan trọng không thể tách rời với mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước Văn bản pháp luật là yếu tố cơ bản và vô cùng quan trọng đối với các yếu tố khác tạo nên cơ quan nhà nước Thiếu văn bản sẽ không bao giờ có cơ quan Nhà nước trong điều kiện hiện đại [1] Xét trên phương diện pháp lý có thể nói không có văn bản mọi hành vi của chính quyền sẽ không có giá trị về mặt pháp lý.Vậy nên văn bản pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước Các văn bản pháp luật là các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có tính quyền lực nhà nước và có tính pháp lý Các văn bẩn pháp luật mang tính chất quyền lực Nhà nước, được ban hành nhân danh Nhà nước,
có nội dung là ý trí của Nhà nước Bắt buộc được thi hành đối với những đối tượng liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước Do đó, văn bản pháp luật đóng vai trò rất quan trọng và là yếu tố không thể thiếu trong việc quản lý mọi mặc của đời sống xã hội Trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị Khóa IX Bộ Chính trị cũng đề ra một số giải pháp xây dựng pháp luật trong đó có giải pháp "Đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật từ sáng kiến pháp luật đến thông qua luật nhằm đẩy nhanh quá trình soạn thảo, ban hành luật"
Từ đó có thể thấy quá trình xây dựng, soạn thảo văn bản pháp luật rất được Nhà nước chú trọng Thế nên, trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật, người soạn thảo cần phải nắm bắt và phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn về quy trình xây dựng văn bản, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, hình thức và nội dung của văn bản Hơn hết, kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật cũng rất quan trọng từ khi chuẩn soạn thảo cho đến khi soạn thảo
vì nó là tổng thể những quy tắc, những yêu cầu trong quá trình soạn thảo văn bản Khi ban hành văn bản, chủ thể ban hành bao giờ cũng mong muốn cho người thực thi văn bản phải thực hiện đúng theo ý muốn thể hiện trong văn bản củ mình[2] Cho nên, việc soạn thảo văn bản phải đảm bảo được tính kỹ thuật về việc thể hiện tư tượng, ý trí của chủ thể ban hành văn bản được bộc lộ một cách rõ rang, đầy đủ nhất trong văn bản Để làm được việc này, cần các yêu cầu nhất định trong việc soạn thảo văn bản pháp luật Cho nên áp dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các tư tưởng, nguyên tắc mang tính nguyên tắc của Đảng và các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh,… Để nguyên cứu các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật
Trang 4l.Những yêu cầu đối với hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật
1 khái niệm và đặc điểm của văn bản pháp luật
1.1 khái niệm của văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có tính quền lực nhà nước và tính pháp lý [3] Tính quyền lực nhà nước của văn bản pháp luật ở đây được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước và tính pháp lý được thể hiện ở hệ quả pháp lý của các văn bản này; hoặc chúng có thể làm thay đổi các quy phạm pháp lý hiện hành; hoặc chúng trực tiếp làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể
Xét về mặt cơ sở lý luận thì văn bản pháp luật ở đây được xem là một phương tiện quản lý được các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để nhằm mục đích về việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đối với nội dung quản lý nhà nước, các văn bản có tính bắt buộc khác nhau đối với các đối tượng liên quan và được đảm bảo trong việc thực hiện nội dung bằng quyền lực của cơ quan nhà nước [4]
1.2 Đặc điểm của văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật có thể được xác định bằng ngôn ngữ viết, đối với hoạt động quản
lý nhà nước thì để đảm bảo được việc hoạt động hiệu quả của việc quản lý được cao nhất thì việc cơ quan nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật mà có nội dung đầy đủ được thể hiện cụ thể bằng ngôn ngữ viết được xem là một lựa chọn tối ưu nhất Các văn bản pháp luật này mang tính chất quyền lực Nhà nước, được ban hành nhân danh Nhà nước, nội dung thể hiện lên ý chí của Nhà nước, có tính chất bắt buộc thi hành đối với những đối tượng liên quan, các văn bản này được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước Cho nên, văn bản pháp luật thể hiện ý chí của chủ thể ban hành nhằm thực hiện việc quản lý Cắc chủ thể được đề cập ở đây là các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật có thể kể đến như: thủ trưởng cơ quan,Viện trưởng Viện kiểm sát ,Thủ tướng Chính phủ,…Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật có thể xem là một dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một văn bản pháp luật
Ngoài những yếu tố, đặc điểm trên Văn bản pháp luật còn phải đảm bảo về nội dung và hình thức do pháp luật quy định, vấn đề này của văn bản sẽ được cấu thành bởi thể thức và tên gọi Các văn bản này sẽ luôn được nhà nước đảm bảo thực hiện Trên
Trang 5thực tế cho thấy các cơ quan nhà nước sẽ đảm bảo thực hiện các văn bản pháp luật cơ quan nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp như truyền thông, tuyên truyền, cưỡng chế, giáo dục Ngoài ra, các văn bản này sẽ được ban hành ra theo một thủ tục do pháp luật quy định Các thủ tục này được quy định cho tường đối tượng văn bản pháp luật cụ thể
2.Các yêu cầu cần chú ý khi tiến hành hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật
Khi soạn thảo văn bản, người soạn thảo phải chú ý đến các yêu cầu khi tiến hành hoạt động soạn thảo, việc này rất quan trọng vì đối với việc soạn thảo các văn bản như văn bản pháp luật của nhà nước có thể kể đến như soạn thảo hiến pháp, luật pháp lệnh Các văn bản này đều được xác định rất quan trọng, chuyên được sử dụng để đặt ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng và ổn định Chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản lý hành chính, kinh tế, anh ninh,…Nên đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt về mọi mặt tránh hệ quả khó lường Khi soạn thảo các văn bản khác như nghị quyết, thông tư, nghi định, Các yêu cầu này cũng phải được tuân thủ đúng quy trình, thể thức và đòi hỏi người xoạn thảo phải có kỹ năng soạn thảo cũng như xây dựng Để hoàn thành tốt hoạt động này, việc soạn thảo văn bản pháp luật phải tuân thủ đúng các yêu cầu sẽ được đề cập sau đây
2.1 Yêu cầu đảm bảo tính phợp pháp của văn bản
Yêu cầu này rất quan trọng trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật Tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứVII,VIII, IX và XI Quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được đề cập và khẳng định[5] Nên trong nhà nước pháp quyền, cách ứng xử, xử sự của các cá nhân, chủ thể phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Đặc biệt trong nền pháp chế phải chú ý đến các điều kiện cơ bản đối với các cơ quan nhà nước, các mệnh lệnh ban hành phải đảm bảo tính thống nhất
Đối với các văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật, khi soạn thảo và ban hành phải thể hiện tính thống nhất với các văn bản khác trong cùng một hệ thống Khi tiến hành soạn thảo các văn bản này phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ cho văn bản khi đặt chúng trong hệ thống pháp luật Để đảm bảo cho văn bản pháp luật có tính hợp pháp thì người soạn thảo văn bản phải hiểu rõ, nắm vững những quy định của Hiến pháp, pháp luật; Văn bản khi soạn thảo phải phù hợp với các quy định
Trang 6của Hiến pháp, pháp luật, thống nhất với các văn bản cấp trên, phù hợp với văn bản của
cơ quan ngang cấp, thống nhất với văn bản do cơ quan mình ban hành
2.2 Yêu cầu cần nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hóa
Văn bản pháp luật phải đảm bảo yêu cầu về nội dung bởi xuất phát từ chính vai trò của văn bản pháp luật trong thực tế cuộc sống hàng ngày và đưa ra các yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật đã có những cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định Nôi dung thường được chia làm hai mặt Thứ nhất, nội dung văn bản chuẩn bị ban hành phải thể hiện tính thiết thực, đáp ứng tối đa những yêu cầu trong thực tế, hơn hết phải phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành Thứ 2, nội dung trên phải được đề cập, thể hiện trong một văn bản thích hợp, phải lựa chọn văn bản thích hợp để văn bản sau khi soạn thảo có chức năng phù hợp
Vấn đề về nội dung là vô cùng quan trọng vì trong thực tế ban hành nhiều văn bản đã phải hủy bỏ, thu hồi vì không nắm vững những yêu cầu về nội dung, có thể kể đến các lỗi thường gặp như không xác định đúng trọng tâm vấn đề cần diều chỉnh Đặc biệt nhiều loại văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với tên loại văn bản được sử dụng Ngoài ra văn bản pháp luật còn phải có nội dung thể hiện sự phù hợp với đường lối của đảng, tức là phải phản ánh kịp thời đường lối, chính sách của Đảng trong từng thời
kì, từng lĩnh vực; Phải thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động Bởi lẻ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân vì dân Nhân dân lao động vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quyền lực Nhà nước, điều này đã được nghi nhận trong hiến pháp Văn bản pháp luật phải có nội dung tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam
đã tham gia hoặc ký kết, việc này thể hiện tính hội nhập của nhà nước ta trong tình hình đổi mới, nó hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh nước ta hiện giờ, hơn thế yếu tố này còn thúc đẩy gián tiếp sự phát triển kinh tế, giao thương giữa các nước với Việt Nam trên thị trường quốc tế
2.3 Yêu cầu đảm bảo tính cụ thể của văn bản
Để văn bản có tính chất cụ thể và khả thi trong tường trường hợp nhất định mà văn bản được áp dụng thì thông tin được áp dụng để đưa vào văn bản phải chọn lọc, được xử
lý và đảm bảo được sự chính xát Trong hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật, người soạn thảo không nên viết những thông tin có tính chất chung chung không cụ thể hay
Trang 7không liên quan đến vấn đề mà văn bản nhắm tới, trong văn viết việc lập đi, lập lại những từ ngữ có tính chất tương đồng, đồng âm sẽ làm người đọc khó khăn hơn về mặt tiếp nhận, việc này vô hình chung khiến cho nội dung của văn bản trở nên khó hiểu thậm chí là hiểu sai gây cảm giác khó chịu cho người đọc, người tiếp nhận Vậy khi soạn thảo văn bản cũng cần chú ý đến các từ lập lại từ văn bản khác Tính quan liêu trong quản lý,
ở đây “Quan liêu”, xét về bản chất là sự tha hóa quyền lực của cơ quan công quyền Sự tha hóa này biểu hiện chủ yếu ở bên ngoài là hiện tượng giấy tờ, bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian và ở bên trong là tâm lý hám danh, chạy theo chủ nghĩa thành tích, chạy theo địa vị, chức quyền và lợi dụng địa vị chức quyền, lợi dụng sơ hở của cơ chế quản lý để mưu cầu lợi ích cá nhân dẫn tới lạm quyền và lộng quyền [6] Những văn bản được viết, soạn thảo với những thông tin không chính xác hoặc thiếu tính cụ thể, đây
là một biểu hiện của tính quan liêu trong quản lý, nó không giúp ích trong hoạt động quản lý nhà nước hay chẳng có tính chất thiết thực nào trong hoạt động của bất cứ cơ quan nào
2.4 Yêu cầu đảm bảo cho văn bản được ban hành đúng thể thức
Thể thức văn bản là những bộ phận cấu thành nên văn bản – là những yếu tố thông tin cần được thể hiện trong văn bản nhằm đảm bảo cho văn bản thống nhất, có giá trị pháp lý
và tạo điều kiện cho việc sử dụng, quản lý văn bản được dể dàng, thuận lợi[7] Theo đó người soạn thảo văn bản cần tuân thủ theo 8 đến 10 yêu cầu về thể thức tùy thuộc vào từng loại văn bản [8]
Theo đó, yêu cầu đối với thể thức được nhắc đến là toàn bộ các thành phần cấu tạo nên văn bản Yêu cầu giúp cho văn bản có hiệu lực pháp lý và được sử dụng thuận lợi trong thực tiễn hiện tại mà văn bản ban hành hay xa hơn nữa là trong tương lai Yêu cầu của thể thức ở đây phải có đủ các thành phần: (1)Quốc hiệu,(2)tên tác giả (cơ quan ban hành),(3)số,năm ban hành,ký hiệu văn bản,(4)Địa danh, ngày tháng ban hành,(5)Tên loại
và trích yếu văn bản,(6) Nội dung của văn bản,(7) Nơi nhận văn bản,(8) Chữ ký, dấu Những thiếu sót trong phương diện này thì giá trị pháp lý và nhiều mặt khác của văn bản
sẽ bị ảnh hưởng
Đây là yếu tố cơ bản, đầu tiên trong kỹ thuật soạn thảo văn bản mà người soạn thảo văn bản vần nắm vững Đây cũng là giấu hiệu để phân biệt hay nhận biết văn bản pháp luật với các sang tác văn học nghệ thuật và khoa học khác, mà nội dung của chúng cũng
Trang 8được chứa đựng trong các văn bản Điều nãy cũng nhắm tới việc làm cho người đọc, người tìm văn bản đều nhanh và dể hiểu
2.5 Yêu cầu sử dụng các thuật ngữ và văn phong thích hợp
Việc chuyền đạt thông tin trong văn bản có được sự chính sát hay không phần lớn là nhờ thuật ngữ và văn phong được lựa chọn cho từng loại văn bản cụ thể khi soạn thảo Tất nhiên nếu văn phong và thuật ngữ sử dụng không phù hợp cho loại văn bản đang soạn thảo thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc chuyền đạt thông tinh đến đối tượng tiếp nhận, điều này sẽ ảnh hưởng ích nhiều đến nội dung của văn bản Ngược lại, nếu yếu tố này được chú ý đến và sử dụng phù hợp thì văn bản sẽ phát huy hết nội dung và vai trò của nó, không những thế việc này còn gián tiếp giúp cho sự phát triển của ngôn ngữ nước
ta, giúp cho hệ sinh thái ngôn ngữ được phong phú hơn
Trong thực tế cho thấy rằng văn bản không phát huy hết được chức năng của mình trong quản lý, là do ngôn ngữ và văn phong trong quá trình soạn thảo thiếu chuẩn mực Việc này làm cho các hoạt động lãnh đạo, quản lý cũng như các hoạt động khác cần đến việc thực hiện văn bản gặp khó khăn Vậy trước hết, văn phong cần những đặc điểm sau đây: (1) Lời văn phải mang tính khách quan, (2) Lời văn nên trang trọng, (3)Hành văn lễ
độ, lịch sự, (4) Thể thức văn bản nên đồng nhất, (5)Lời văn phải rõ ràng, gọn ghẽ và đầy
đủ
2.6 Yêu cầu văn bản phải thích hợp với mục đích sử dụng
Ta có thể thấy yêu cầu này đối với các loại văn bản pháp luật thông dụng trong đời sống xã hội, tuyệt đối không dùng thông báo cho chỉ thị đây là một ví dụ đơn giản Để thực hiện được yêu cầu này ta cần phải phân biệt các loại văn bản trước khi đưa ra sự lựa chọn văn bản Nó thể hiên đầy đủ các nguyên tắc về việc xây dựng và ba hành văn bản Đây không chỉ là yêu cầu mà còn là nguyên tắc đã được quy định trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật
ll Câu trong văn bản và một số quy tắc ngữ pháp sử dụng trong soạn thảo văn bản pháp luật
1.Yêu cầu đối với câu trong văn bản
Để viết một câu cho đúng cách ta chỉ cần tuân thủ đúng các quy tắc ngữ pháp Khi soạn thảo văn bản người soạn thảo cần phải sắp đặt và diễn tả ý tưởng trong câu văn theo
Trang 9một cách thức riêng biệt dành cho văn chương, văn bản Theo đó, một số quy tắc ngữ pháp áp dụng cho câu văn dùng trong soạn thảo văn bản pháp luật: Câu văn viết, người soạn thảo tuyệt đối không dùng những câu văn nói trong công văn, trừ khi trong lối văn diễn thuyết người soạn thảo có thể linh hoạt sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt; Câu dài, loại câu này được chia làm nhiều phần câu, có nhiều chữ Câu này thường chứa nhiều ý, chia làm ý chính và ý phụ Thế nên khi thể hiện phải đảm bảo sự rõ rang, gọn ghẽ và đầy đủ, tránh rườm rà lộn xộn, dẫn đến dài dòng một cách vô ích; Câu vắn tắt, câu văn này là câu gồm một số từ ngữ, không cần đúng văn phạm, có thể thiếu thành phần chủ ngữ, bổ ngữ hay từ đệm Tuy nhiên, câu văn vắn tắt cũng phải đảm bảo được tỉnh rõ rang, gọn ghẽ và đầy đủ tránh để câu văn thiếu sót hoặc mơ hồ
Các yêu cầu về hình thức câu văn cũng được chú trọng trong hoạt động soạn thảo văn bản, yêu cầu này làm cho văn bản tăng tính trang trọng, lich sự và chất lượng hơn Để hoàn thành tốt yêu cầu này ta cần chú ý đến các câu như: Câu khẳng định và câu phủ định, đối với câu này chỉ cần xác định “có” là câu dùng khẳng định và “không” là câu dùng phủ định Đặc biệt cần lưu ý yếu tố này trong văn hành chính vì cần thể hiện sự dứt khoát của các câu “có” hay “không” chứ không được thể hiện sự xem lẫn ở đây.;Câu chủ động và câu bị động, đối với loại câu này người soạn thảo cần sử dụng chúng một cách đúng đắn, sự diễn ta này vừa đảm bảo được ý nghĩa diễn tả và duy trì được đặc tính hành chính.;Câu nghi vấn, là câu dùng để hỏi nhằ mục đích lấy thông tin, cuối câu thường có dấu chấm hỏi Theo nguyên tắc câu này chỉ dùng trong văn nói, nhưng trong các trường hợp ngoại lệ câu này còn được sư dụng trong diến thuyết nhưu diễn văn, đáp từ.;Câu hoài nghi, loại câu này là câu văn viết thể hiện dưới hình thức khẳng định hay phủ định nhưng
có nội dung chưa dứt khoát Nên câu này không được sử dụng trong văn bản Trường hợp dùng câu này chỉ khi chính cơ quan gửi văn bản cũng không thực sự biết rõ nội dung, chi tiết của vấn đề, người soạn thảo phải cố gắng tiết giảm hoài nghi trong câu văn, nếu không đối tượng nhậ sẽ không hiểu được ý của chủ thể gửi; Câu mệnh lệnh, câu văn này thường được sử dụng dưới hình thức các văn bản như thông tư, chỉ thị,sự vụ văn thư, Thường được soạn thảo dưới hình thức câu khẳng định hoặc phủ định
2 Về ngôn ngữ
Ngoài những yêu cầu được đề cập ở trên thì khi soạn thảo văn bản người soạn cần lưu
ý đến cách sắp xếp các câu văn và một số quy tắc ngữ pháp Đó là các quy tắc ngữ pháp
Trang 10được sử dụng trong văn bản như: (1) sắp xếp mạch lạc và sắp xếp đung chỗ các thành phần của câu trong câu văn; (2) Dùng mỹ từ pháp, các từ này làm cho câu văn trở nên đẹp đẽ, điều này là không cần thiết đối với văn bản pháp luật.;(3) Sử dụng điệp ngữ dùng để làm cho câu văn thêm mạnh ý; (4) Sử dụng đảo ngữ, câu này nhằm mụ đích nhấn mạnh một số ý trong câu và cuối cùng cần chú ý đến các dấu chấm phẩy ở trong câu.Vấn đề vềngôn ngữ là phương tiện quan trọng hàng đầu để thể hiện ý chí của cấp có thẩm quyền Đồng thời thông qua đó, chủ thể ban hành văn bản pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình, và giúp người đọc tiếp nhận ý chí đó thực hiện hành vi cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chủ thể ban hành Vì vậy, trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ các yêu cầu trên nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của văn bản pháp luật trong quá trình quản lí nhà nước
lll.Kết luận
Việc chấp hành,tuân thủ các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật làm cho chất lượng của văn bản pháp luật tốt cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện và tổ chức thực hiện việc tuân thủ nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó trong đời sống Nhà nước và
xã hội là một trong những nhiệm quan trọng, một đòi hỏi cấp thiết, một tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang tiến hành
ở nước ta Vì vậy, hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật ở nước ta luôn được chú trọng nhất là trong bối cảnh hệ thống pháp luật của Việt Nam đang không ngừng đổi mới Tuy nhiên, hoạt động này đỏi hỏi nhiều thời gian, công sức, nhất là cán bộ phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về soạn thảo văn bản, vì đối tượng điều chỉnh của pháp luật luôn luôn biến đổi và bao phủ mọi mặt đời sống xã hội Qua đó, ta có thể thấy rằng hoạt động này là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được nghiên cứu, nhằm phục vụ công việc quản lý, xây dựng và điều hành đất nước Từ những góc độ đề cập, liệt kê các yêu cầu của hoạt động soạn thảo văn bản kể trên có thể làm rõ các yếu tố cần có và những bộ phần cần tránh trong hoạt động soạn thảo văn bản ở nước ta hiện nay