1 KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ---0-0--- Họ và tên: Trần Thị Phương Thảo Mã sinh viên: 20061263 Lớp: K65B Phân tích, bình luận về mối
Trang 11
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
-0-0 -
Họ và tên: Trần Thị Phương Thảo
Mã sinh viên: 20061263
Lớp: K65B
Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh covid-19
Tiểu luận kết thúc môn học: Luật Hành Chính Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà
Hà Nội - 2021
Trang 22
MỤC LỤC
1 LỜI MỞ ĐẦU 3
1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 4
2 KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG, CƠ QUAN CHUYÊN MÔN 4
2.1 Chính quyền trung ương 4
2.2 Chính quyền địa phương 4
2.3 Cơ quan có thẩm quyền chung 4
2.4 Cơ quan chuyên môn 5
3 MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG, GIỮA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN, TỪ THỰC TIẾN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 5
3.1 Mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn 5 3.1.1 Mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương 5
3.1.2 Mối liên hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn7
Trang 33
3.2 Thực tiễn mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương với chính
quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn,
từ thực tiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 8
4 LỜI KẾT 11
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
1 LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nhắc đến cơ quan hành chính của nhà nước thì hiện nay nước ta có ba cấp cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là cấp xã, phường, thị trấn, cấp quận huyện, thành phố thuộc tỉnh, cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước từ cấp cơ sở đến mức trung ương Bên cạnh đó còn có cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn Mối quan hệ của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương như thế nào? Tính phụ thuộc hai chiều trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương? Nhất là đặt trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến khó lường thì việc xác định mối quan hệ để từ đó thấy được sự phối hợp giữa các cơ quan và tổ chức trong cùng một hệ thống lại một lần nữa lại được đặt lên bàn cân Đó là lý do tôi chọn đề
tài “Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh COVID-19”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm phân tích bình luận rõ mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Để từ đó đánh giá hiệu quả và vai trò của từng cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước, đánh giá khả năng hợp tác của hệ thống
Trang 44
nhà nước Để từ đó rút ra được những bài học, những kinh nghiệm tích lũy trong việc vấn đề phòng chống dịch bệnh COVID-19 nói riêng và các vấn đề khác nói chung
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thông qua giáo trình, tài liệu chính thống, sách, báo v v
- Nghiên cứu thông qua các số liệu, thống kê
- Nghiên cứu thực tế dựa trên tình hình địa phương nơi mình sinh sống
2 KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG, CƠ QUAN CHUYÊN MÔN 2.1 Chính quyền trung ương
Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lí công việc của nhà nước Chính quyền được phân thành chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương Chính quyền trung ương là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước trung ương
2.2 Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước địa phương Chính quyền địa phương gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã
2.3 Cơ quan có thẩm quyền chung
Cơ quan có thẩm quyền là các cơ quan được nhà nước và pháp luật trao cho những quyền nhất định để thực hiện những nhiệm vụ được giao của mình, trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan sẽ ban hành những quyết định, phương hướng giải quyết các vấn đề cần triển khai thực hiện, hay còn tồn đọng vấn đề cần đưa ra giải pháp khắc phục hoặc ban hành ra các thông báo, văn bản để chỉ thị cấp dưới công việc… Cơ quan
có thẩm quyền phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật
Trang 55
Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều các cơ quan nhà nước được trao thẩm quyền, chủ yếu phụ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ khác nhau của từng cơ quan để trao thẩm quyền giải quyết công việc Và một cơ quan thì có thể sẽ được trao cho nhiều thẩm quyền khác nhau Ví dụ:
– Cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động xét xử là Tòa án
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực lao động bao gồm: Tòa án nhân dân, Trung tâm trọng tài, Ủy ban nhân dân cấp huyện, hòa giải viên thuộc Phòng Lao đông thương binh vã xã hội
2.4 Cơ quan chuyên môn
Cơ quan chuyên môn là các cơ quan thực hiện một hoặc một số chức năng: tham mưu, quản lí, hành chính, kĩ thuật, hậu cần để giúp các cơ quan có thẩm quyền về lãnh đạo
và quản lí đất nước (như Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ) về những lĩnh vực chuyên sâu như tư tưởng, tổ chức, cán bộ, kinh tế, đối ngoại, kế htoạch, tài chính, thanh tra, kiểm tra, v v
3 MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG, GIỮA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG
VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN, TỪ THỰC TIẾN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
3.1 Mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn
3.1.1 Mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương
Trước hết là xác định chủ thể của mối quan hệ này, chủ thể của mối quan hệ trung ương
- địa phương được tiếp cận từ khía cạnh quản lý nhà nước, tức là chỉ các cơ quan có vai trò tổ chức tích cực và thúc đẩy hoạt động, sự phát triển đời sống xã hội, không bao gồm hoạt động tư pháp, các cơ quan tư pháp Theo đó, chính quyền trung ương được nói đến chủ yếu là Quốc hội và Chính phủ Chính quyền địa phương là cơ quan đại diện được
Trang 66
gọi là hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính (Ủy ban nhân dân) Trong thực tế, có quan niệm hiểu rộng chính quyền địa phương gồm tất cả các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương Nghĩa là, ngoài các cơ quan hội đồng và hành chính còn có các
cơ quan toà án, kiểm sát và các cơ quan nhà nước khác thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương
Trong bất cứ nhà nước nào, chính quyền trung ương và chính quyền địa phương phải là một thể thống nhất Một nhà nước chỉ mạnh, quản lý và phục vụ phát triển xã hội tốt khi chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đều mạnh, hoạt động thống nhất, thông suốt và hiệu quả Một trong những yếu tố tạo nên sự thống nhất và sức mạnh đó của nhà nước là tạo lập mối quan hệ hợp lý, hài hoà giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương Trong nhà nước hiện đại, quan hệ giữa chính quyền trung ương
và chính quyền địa phương được xác lập xuất phát từ những yêu cầu về phát huy dân chủ, tính tự chủ, tự quản của địa phương; phân công lao động hợp lý cũng như bảo đảm hiệu quả quản lý và cung ứng dịch vụ công; phát triển địa phương với các đặc điểm, đặc thù nhất định trong tương quan với phát triển chung của cả nước… Khi xử lý các yêu cầu này, phải tính đến tính thống nhất quốc gia, mục tiêu phát triển chung, bảo đảm sự thống nhất giữa các địa phương trong đa dạng, sự công bằng, bình đẳng nhất định giữa các địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý giữa lợi ích của địa phương và lợi ích chung của quốc gia Đồng thời, phải ngăn ngừa, xử lý tình trạng cục bộ địa phương, vi phạm dân chủ, lợi ích của nhân dân, vi phạm pháp luật từ phía chính quyền địa phương… Để bảo đảm cho mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, chính quyền trung ương với
tư cách đại diện cho nhân dân cả nước, lợi ích chung của quốc gia phải đóng vai trò quyết định, thể hiện qua việc kiểm soát đối với chính quyền địa phương Ở đây, kiểm soát của chính quyền trung ương đối với chính quyền địa phương không chỉ là theo dõi, xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định mà rộng hơn, là việc chính quyền trung ương ở giới hạn, mức độ nhất định làm chủ được tình hình, đặt chính quyền
Trang 77
địa phương trong tầm ảnh hưởng, chi phối và có năng lực bảo đảm để chính quyền địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật
3.1.2 Mối liên hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn
Có thể thấy thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức nói trên trong bộ máy hành chính nhà nước là sự phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao Tùy thuộc vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để hoạt động Thẩm quyền chung được trao cho cơ quan có thẩm quyền chung của nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên những quy mô rộng và nhiều lĩnh vực, vừa mang tính chất ngành, vừa mang tính chất lãnh thổ, ví dụ như Chính phủ, UBND các cấp Thẩm quyền riêng được trao cho những
tổ chức thực hiện chức năng quản lý hành chính theo ngành hoặc theo lĩnh vực cụ thể gọi là cơ quan chuyên môn ví dụ như các bộ, ngành và tất cả các cơ quan có thẩm quyền chung hay cơ quan chuyên môn đều nằm dưới sự giám sát, quản lý, điều hành của chính quyền từ trung ương tới địa phương
Có thể nhận thấy sự liên kết giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn thường được biểu hiện một cách rõ ràng nhất khi đối mặt với một vấn đề, một thách thức
mà đòi hỏi sự vào cuộc của cả một hệ thống Việc làm sao để giải quyết vấn đề đòi hỏi
sự vào cuộc của từng cá nhân mỗi cơ quan, tổ chức nói riêng và làm sao để từng cá nhân mỗi cơ quan tổ chức với vai trò, sứ mệnh của mình hợp lực cùng nhau giải quyết những vấn đề mang tính cấp thiết một cách có hiệu quả, phát huy được năng lực của cơ quan tổ chức Việc này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, tổ chức với nhau Bản chất kỹ thuật của sự phối hợp quyền lực chính là sự phối hợp lao động giữa các cơ quan Phân công tất yếu sẽ dẫn đến phối hợp bởi lẽ không có hoạt động nào có thể tồn tại tại biệt lập mà giữa chúng đều có đan xen và giao thoa lẫn nhau Tuy nhiên, phối hợp không hẳn là yếu tố quyết định trong tổ chức mà phải kể đến một yếu tố thứ hai đó chinh
là phân công Lý do là vì nếu đề cao yếu tố phối hợp sẽ dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan với nhau và cuối cùng là cả một bộ máy sẽ trở nên hoạt động kém hiệu
Trang 88
quả Ngược lại, nếu phân công công việc rõ ràng và những người được phân công thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình thì mặc nhiên phối hợp sẽ được thực hiện
3.2 Thực tiễn mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Hiện nay, đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các tầng lớp Nhân dân Đảng, Nhà nước đều xác định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị, huy động sự tham gia tích cực, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương và toàn thể Nhân dân Do đó, việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm không chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước hay cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của
cả cộng đồng và điều này cũng được quy định rõ trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 Chính như vậy sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn càng được đề cao hơn trong tình thế như hiện nay
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, căn cứ thực tiễn của đất nước, Chính phủ đã vận dụng nhuần nhuyễn mô hình quản trị nhà nước tốt trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, thể hiện ở các tiêu chí sau:
Huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19 Ngay từ những ngày đầu khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Chính phủ
đã sớm xác định được chiến lược cụ thể để kịp thời ứng phó Hàng loạt văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành, nhiều phương án, biện pháp phòng chống được triển khai nhằm nhắc nhở người dân mức độ nguy hại của dịch bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống nhất giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương Cùng với đó, Đảng và Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc
Trang 99
gia về phòng, chống dịch COVID-19, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cũng thành lập ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
Tạo khuôn khổ hành lang pháp lý và thể chế đối phó với dịch bệnh, đồng thời nhấn mạnh bảo vệ quyền con người Về pháp lý, có thể khẳng định, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đều dựa trên cơ sở đánh giá thực tiễn và pháp luật (Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành…) Về thể chế, Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập và được xem là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19 với phương châm “4 tại chỗ” gồm chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ Nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản cấp thiết đối với tình hình, trong đó có Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch bệnh trên cả nước, đồng thời bắt buộc thực hiện các quy định trong các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng Các văn bản này được xác định là văn bản quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi người phải tuân theo, áp dụng trên phạm vi cả nước, người nào vi phạm các quy định thì phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, các cấp địa phương theo thẩm quyền của mình cũng đưa ra những quyết định để người dân nghiêm chỉnh thực hiện
Mọi thông tin liên quan đến dịch COVID-19 và hoạt động phòng, chống dịch của Chính phủ được công bố, cập nhật đầy đủ, nhanh chóng, dễ hiểu đối với mọi người dân
Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Chính phủ đã thông tin rộng rãi tới người dân về mức
độ nghiêm trọng của dịch bệnh, khẳng định rõ: COVID-19 không chỉ là một bệnh cúm,
mà là một căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng, vì vậy khuyến cáo mọi người không nên tự gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác Không chỉ thường xuyên cập nhật số liệu, tình hình dịch bệnh cho người dân và quốc tế trên báo chí, truyền hình, mà các bộ phận khác nhau của Chính phủ Việt Nam, như Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, chính quyền địa phương đều nhắn tin đến điện thoại di động của người dân trên cả nước về các
Trang 1010
triệu chứng nhiễm bệnh và biện pháp bảo vệ Chính phủ cũng đã hợp tác với các dịch
vụ mạng xã hội như Zalo, Facebook để cập nhật thông tin Các thành phố treo áp phích nhắc nhở người dân nâng cao ý thức trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus
Ban hành nhiều quyết sách nhanh chóng, kịp thời và quyết liệt, hiệu quả và tạo sự công bằng trong xã hội Thành công của Việt Nam trong đối phó với đại dịch được cho là nhờ một số biện pháp quyết đoán Ngay từ đầu và suốt trong thời gian chống dịch, Việt Nam
đã có những chỉ thị, quy định kịp thời từ Trung ương đến địa phương với nhiều biện pháp toàn diện và triệt để Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Công văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh ủy, thành ủy; các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19,v v
Tạo sự đồng thuận cao trong xã hội Sự đồng thuận xã hội được hiểu là sự ủng hộ, đồng lòng của toàn thể xã hội đối với các hành động của Chính phủ Đó là sự đồng thuận trong nội bộ các cơ quan, ban ngành; sự ủng hộ của Nhân dân đối với các hành động của Chính phủ Thực hiện các chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các bộ, ban ngành, các địa phương đã phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Y tế, thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm các chức năng nhiệm vụ của ngành với tinh thần đồng thuận cao Nhân dân nghiêm túc chấp hành các chỉ thị của Thủ tướng, trong đó có những biện pháp nghiêm khắc như giãn cách xã hội, cách ly khu vực Đồng thời, sự ủng hộ, niềm tin của Nhân dân còn thể hiện rõ nét qua việc quyên góp tiền, hiện vật để chung tay cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh Trong ứng phó với dịch COVID-19, trách nhiệm giải trình được thể hiện qua trách nhiệm trong nội bộ và trách nhiệm đối với
xã hội của Nhà nước Trách nhiệm trong nội bộ được nêu rõ trong các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ Chẳng hạn, Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng nêu rõ:
“Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch” Theo đó, các cơ quan có trách