Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung làm sáng tỏ những vấn đề chính sau: i Yêu cầu về nội dung trong soạn thảo văn bản pháp luật; ii Yêu cầu về thể thức trong soạn thảo văn bả
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
- -
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
CHỦ ĐỀ: CÁC YÊU CẦU CỦA VIỆC SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Thực hiện
Giảng viên giảng dạy: TS Trần Nho Thìn
Tên sinh viên: Nguyễn Thị Tươi
Mã sinh viên: 19061329
Lớp: K64A
Mã lớp học phần: CAL 2003 2
Hà Nội, 2021
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT 2
1.1 Soạn thảo nội dung văn bản pháp luật 2
1.2 Yêu cầu về nội dung trong soạn thảo văn bản pháp luật 2
CHƯƠNG II: YÊU CẦU VỀ THỂ THỨC TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT 4
2.1 Khái niệm 4
2.2 Quy định về thể thức theo từng nhóm văn bản pháp luật 5
CHƯƠNG III: YÊU CẦU VỀ NGÔN NGỮ TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT 6
3.1 Khái niệm 6
3.2 Yêu cầu về ngôn ngữ trong soạn thảo văn bản pháp luật 6
3.2.1 Ngôn ngữ của văn bản pháp luật là ngôn ngữ viết bằng tiếng Việt 6
3.2.2 Ngôn ngữ của văn bản pháp luật là ngôn ngữ được nhà nước sử dụng chính thức 7
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 31
LỜI MỞ ĐẦU
Văn bản pháp luật là hình thức văn bản do cơ quan nhà nước hoặc các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hình thức và thủ tục do luật định, nội dung chứa đựng ý chí nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước Trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, văn bản pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Nó chính là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, giúp cho nhà nước có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật, để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Để thực hiện được điều đó, các cơ quan nhà nước phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có hoạt động ban hành văn bản pháp luật Một văn bản được coi là có hiệu lực pháp luật và đưa vào thực thi trong thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải đáp ứng được các yếu tố về mặt hình thức, nội dung, thẩm quyền, Nếu như một văn bản pháp luật soạn thảo không phù hợp với mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ hoặc vượt quá quyền hạn cho phép thì sẽ không có giá trị thực hiện Chính vì tầm quan trọng của văn bản pháp luật trong thực tiễn như vậy, cho nên khi soạn thảo văn bản pháp luật cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để văn bản có hiệu lực Xuất phát từ lý
do trên, tác giả quyết định lựa chọn chủ đề: “Các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản
pháp luật” để phân tích, tìm hiểu những vấn đề liên quan Trong phạm vi bài viết này,
tác giả tập trung làm sáng tỏ những vấn đề chính sau: (i) Yêu cầu về nội dung trong
soạn thảo văn bản pháp luật; (ii) Yêu cầu về thể thức trong soạn thảo văn bản pháp luật; (iii) Yêu cầu về ngôn ngữ trong soạn thảo văn bản pháp luật Để làm sáng tỏ các vấn đề, bài viết được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích, tổng hợp,
Trang 42
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1.1 Soạn thảo nội dung văn bản pháp luật
Việc soạn thảo nội dung văn bản pháp luật được phân chia làm hai dạng: soạn thảo nội dung văn bản quy phạm pháp luật và soạn thảo nội dung văn bản áp dụng pháp luật
Đối với soạn thảo nội dung văn bản quy phạm pháp luật Bao gồm các vấn đề
sau:
Một là, soạn thảo cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật (cơ sở pháp lý và
cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật)
Hai là, soạn thảo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật như: soạn thảo quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo quy phạm nguyên tắc, soạn thảo quy phạm giải thích, soạn thảo các quy phạm điều chỉnh hành vi của đối tượng tác động
Ba là, soạn thảo quy định về hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật
Đối với soạn thảo nội dung văn bản áp dụng pháp luật Bao gồm các vấn đề sau:
Một là, soạn thảo cơ sở ban hành văn bản áp dụng pháp luật (cơ sở pháp lý và cơ
sở thực tiễn của văn bản áp dụng pháp luật)
Hai là, soạn thảo mệnh lệnh của chủ thể áp dụng pháp luật
Ba là, soạn thảo quy định về hiệu lực pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật
1.2 Yêu cầu về nội dung trong soạn thảo văn bản pháp luật
Dưới góc độ khoa học và từ kinh nghiệm thực tiễn xây dựng văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước, yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật có thể được tiếp
Trang 53
cận từ các tiêu chí của một văn bản pháp luật tốt (các tiêu chí này được nêu trong Sổ tay Kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật 1
) Cụ thể là:
Thứ nhất, yêu cầu nội dung của văn bản phải hợp hiến, hợp pháp; bảo đảm tính
thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật Đây là yêu cầu đầu tiên trong quy trình soạn thảo văn bản pháp luật và cũng là yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình soạn thảo các văn bản khác Yêu cầu này buộc người soạn thảo phải xác định rõ thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung của văn bản, phân định rõ ranh giới cũng như mối quan hệ giữa nội dung của văn bản được soạn thảo với quy định hiện hành của
hệ thống pháp luật Đảm bảo tính hợp pháp của văn bản có nghĩa là trong quá trình soạn thảo, chủ thể soạn thảo phải nắm vững quy định của Hiến pháp, pháp luật; văn bản soạn thảo phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thống nhất với văn bản cấp trên
và phù hợp với văn bản của các cơ quan ngang cấp, nhất quán với văn bản do chính mình đã ban hành
Thứ hai, yêu cầu văn bản được soạn thảo phải phù hợp với mục đích sử dụng Thứ ba, yêu cầu nắm vững nội dung cần văn bản hóa
Thứ tư, yêu cầu các chính sách thể hiện trong văn bản phải rõ ràng, bảo đảm nhất
quán với chính sách chung của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực mà dự thảo điều chỉnh
Thứ năm, yêu cầu nội dung văn bản phải tương thích với điều ước quốc tế mà
Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập
Thứ sáu, yêu cầu nội dung quy định trong dự thảo vừa phải phù hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội vừa phải đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước đồng thời phải đảm bảo thúc đẩy phát triển xã hội
Thứ bảy, yêu cầu nội dung văn bản phải đảm bảo tính khả thi (các điều kiện bảo
đảm thi hành văn bản như nguồn tài chính, nguồn nhân lực; các biện pháp bảo đảm
1
Xem: Hoàng Thế Liên, Sổ tay Kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp
luật, Nxb Tư pháp, 2011, tr 21-22
Trang 64
thực hiện nội dung các chính sách của văn bản, phải được quy định cụ thể, đầy đủ và hợp lý)
Thứ tám, yêu cầu nội dung các quy định phải minh bạch, cụ thể rõ ràng, dễ thực
hiện (đối tượng chịu sự tác động của văn bản phải biết được họ phải làm gì, được phép làm gì, không được phép làm gì; cơ quan nhà nước chỉ được phép làm gì, đến mức độ nào, )
Thứ chín, yêu cầu đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật; các quy định
trong văn bản cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, nhưng không quá chi tiết dẫn đến nguy cơ phải sửa đổi, bổ sung ngay sau khi văn bản được ban hành
Cuối cùng, yêu cầu các chế tài đặt ra trong văn bản pháp luật phải hợp lý, tương
xứng với tính chất, mức độ hành vi vi phạm
CHƯƠNG II: YÊU CẦU VỀ THỂ THỨC TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT
2.1 Khái niệm
“Thể thức văn bản là thành phần và kết cấu cần được thể hiện trong văn bản nhằm bảo đảm hiệu lực pháp lý, đảm bảo cho văn bản có sự thống nhất, thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng” 2
Thể thức văn bản ở Việt Nam hiện nay thường có từ 8 đến 10
yếu tố tùy vào từng loại văn bản Một văn bản đầy đủ thể thức yêu cầu phải có các thành phần: Quốc hiệu, địa điểm, ngày tháng ban hành văn bản, tên cơ quan, tên đơn vị hình thành, số và ký hiệu, tên loại và trích yếu nội dung; nội dung; chữ ký của người có thẩm quyền, con dấu hợp thức của cơ quan; địa điểm nơi văn bản được gửi (nơi nhận), Chúng đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và được sử dụng thuận lợi trước mắt cũng như lâu dài trong hoạt động quản lý của các cơ quan
2
Nguyễn Đăng Dung, Bùi Tiến Đạt, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2020, tr 44
Trang 75
Việc ban hành và soạn thảo văn bản theo thể thức nhất định là một trong những yếu tố cơ bản, cần thiết của kỹ thuật soạn thảo Yêu cầu này được coi là dấu hiệu để phân biệt văn bản với những sáng tác văn học nghệ thuật hay khoa học khác, mà nội dung của chúng cũng chứa đựng trong các văn bản Yêu cầu này cũng là để nhằm mục đích người đọc, người tìm văn bản đều nhanh và đều dễ hiểu
2.2 Quy định về thể thức theo từng nhóm văn bản pháp luật
Hiện nay, thể thức của các văn bản pháp luật trong hoạt động hành chính nhà nước được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo hai nhóm như sau:
Thứ nhất, đối với văn bản quy phạm pháp luật:
Thể thức của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước được quy định bởi Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 của UBTVQH quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
Thể thức của văn bản quy phạm pháp luật khác được quy định bởi Nghị quyết số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thứ hai, đối với văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính:
Thể thức của văn bản hành chính được quy định bởi Nghị định số
30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư Nghị định này được áp dụng rộng rãi trong hoạt động hành chính nhà nước Tuy nhiên, do một số nhóm văn bản trong hoạt động hành chính nhà nước có tính chất đặc thù nên ngoài Nghị định 30/2020, các nhóm văn bản này còn được quy định riêng trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể (Ví dụ: Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày
19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính)
Trang 86
CHƯƠNG III: YÊU CẦU VỀ NGÔN NGỮ TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT
3.1 Khái niệm
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng hàng đầu để thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền Thông qua ngôn ngữ, chủ thể ban hành văn bản thể hiện ý chí của mình và qua
đó người đọc văn bản tiếp nhận, thực hiện những hành vi cần thiết, phù hợp với văn bản đã nhận được, đáp ứng yêu cầu của chủ thể ban hành Vì ngôn ngữ có vai trò quan trọng như vậy nên khi xây dựng văn bản pháp luật, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ
Hiểu theo cách khái quát nhất, “ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là hệ thống
những từ được kết hợp theo quy tắc trong tiếng Việt, được nhà nước sử dụng để thể hiện nội dung các văn bản pháp luật” 3
Có thể nói, trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, trình độ sử dụng ngôn ngữ của người soạn thảo văn ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp tới chất lượng của văn bản
Do đó, việc tuân thủ những yêu cầu về ngôn ngữ là điều hết sức cần thiết và quan trọng
để tạo ra những văn bản pháp luật gọn gàng, rõ nghĩa, dễ hiểu và dễ thi hành
3.2 Những yêu cầu về ngôn ngữ trong soạn thảo văn bản pháp luật
3.2.1 Ngôn ngữ của văn bản pháp luật là ngôn ngữ viết bằng tiếng Việt
Thứ nhất, văn bản pháp luật phải được thể hiện bằng ngôn ngữ viết Việc sử dụng
ngôn ngữ viết cho phép người soạn thảo có khả năng lựa chọn chính xác từ ngữ, câu cú
để trình bày rõ ràng, chính xác, rành mạch ý chí của mình Từ đó, tạo điều kiện cho người thi hành văn bản dễ dàng hiểu và nắm bắt chuẩn xác, đầy đủ nội dung văn bản pháp luật Đồng thời, do số lượng văn bản pháp luật khá đồ sộ nên chỉ có ngôn ngữ viết mới có khả năng lưu trữ, sao gửi, giúp cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý hệ thống văn bản pháp luật
3
Đào Thị Tố Uyên, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb Tư pháp, 2017, tr 79
Trang 97
Thứ hai, văn bản pháp luật phải được viết bằng tiếng Việt Việc đặt ra yêu cầu
này xuất phát từ hai lý do chính: Một là, tiếng Việt vốn là ngôn ngữ chính thống của dân tộc ta, đại đa số người dân trên đất nước Việt Nam đều sử dụng tiếng Việt nên nó mang tính thông dụng, phổ thông Những văn bản pháp luật được viết bằng tiếng Việt
sẽ được phổ biến tới đông đảo quần chúng nhân dân, để mọi người cùng hiểu và nắm bắt được nội dung mà văn bản pháp luật đó đề cập, từ đó tạo được hiệu quả cao nhất trong quá trình chuyển tải ý chí của chủ thể quản lý nhà nước Hai là, do ngôn ngữ pháp luật không thể nằm ngoài ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ pháp luật phải tuân thủ những nguyên tắc chung của ngôn ngữ dân tộc – tiếng Việt
3.2.2 Ngôn ngữ của văn bản pháp luật là ngôn ngữ được nhà nước sử dụng chính thức
Thứ nhất, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm túc, khách
quan
Tính nghiêm túc, khách quan của ngôn ngữ văn bản pháp luật là việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản phải trang trọng, lịch sự, vô cá tính (nghĩa là không có tính chất cá nhân, bất luận nhân vật đó là ai); vừa thể hiện rõ sự uy nghiêm đối với các đối tượng chịu sự tác động của văn bản Mặc dù các văn bản có thể được giao cho một số
cá nhân soạn thảo nhưng những văn bản pháp luật đó không phải tiếng nói của riêng cá nhân nào Trên thực tế, các cá nhân chỉ là người phát ngôn thay cơ quan, tổ chức Họ không thể tự ý đưa ra quan điểm của riêng mình vào nội dung văn bản mà chỉ được phép nhân danh cơ quan trình bày quan điểm của người lãnh đạo và ý đồ của tổ chức Đồng thời, do văn bản pháp luật thể hiện ý chí của một cơ quan, tổ chức, nhân danh Nhà nước nhằm giải quyết các việc công nên ngôn ngữ trong văn bản phải bảo đảm tính khách quan, nghiêm túc Điều này thể hiện được quyền uy của chủ thể quản lý và tính văn minh, lịch sự của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Khi ngôn ngữ trong văn bản pháp luật thiếu tính nghiêm túc sẽ ảnh hưởng lớn đến sự trang nghiêm, uy quyền của người ban hành văn bản; tạo ra tâm lý coi thường Nhà nước, coi thường pháp luật; đồng thời, có thể ảnh hưởng tới chính sách của văn bản
Trang 108
Yêu cầu đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan được biểu hiện ở tất cả các đơn vị ngôn ngữ trong văn bản Việc sử dụng các từ khẩu ngữ, tiếng lóng, từ thô tục, hoặc các
từ ngữ bộc lộ tình cảm, quan điểm các nhân của người soạn thảo sẽ không phù hợp với văn phong hành chính – công vụ Trong soạn thảo văn bản pháp luật, người soạn thảo cần sử dụng lối hành văn nghị luận khách quan, nghiêm túc; tránh lối hành văn tả cảnh, văn vần hay cách diễn đạt hình tượng như những biện pháp tu từ như trong văn chương; không dùng các kiểu câu cảm thán, nghi vấn; tránh dùng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai ở những tiếng xưng hô
Thứ hai, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải bảo đảm tính chính xác, rõ ràng
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã quy định: “Ngôn ngữ sử
dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải
rõ ràng, dễ hiểu”4
Tính chính xác, rõ ràng của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật được hiểu là các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng để truyền đạt thông tin trong văn bản phải bảo đảm thể hiện đầy đủ, đúng ý đồ của nhà quản lý để các nội dung trong văn bản được mọi đối tượng hiểu giống nhau, tránh trường hợp hiểu và giải thích khác nhau Các văn bản pháp luật cần được soạn thảo bằng ngôn ngữ có độ chính xác tối đa nếu chưa thể đạt được giới hạn tuyệt đối Sự chính xác của ngôn ngữ, sự chính xác trong việc diễn đạt các quy phạm pháp luật có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hiệu quả và tính khả thi của văn bản pháp luật được ban hành5
Trong soạn thảo văn bản pháp luật, đảm bảo tính chính xác của ngôn ngữ sẽ giúp cho việc thể hiện ý chí của Nhà nước được rõ ràng, tạo
ra cho người tiếp nhận văn bản một cách hiểu chung, thống nhất về nội dung của văn bản
Việc sử dụng những ngôn ngữ thiếu chính xác trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật có thể làm cho văn bản tối nghĩa, dẫn đến tình trạng người tiếp nhận văn bản không hiểu, do vậy không biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào để đáp ứng
4
Khoản 1 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
5
Lê Hồng Hạnh, Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn trong soạn thảo văn bản pháp luật, Tạp chí luật học,
Nghiên cứu – trao đổi, tr.23