1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Tác giả Lê Thị Thu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 578,87 KB

Nội dung

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ------ BÀI TIỂU LUẬN Đề số 2: Phân tích bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương v

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

- -

BÀI TIỂU LUẬN

Đề số 2: Phân tích bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa

chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực

tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Giảng viên bộ môn

TS Nguyễn Thị Minh Hà

Họ và tên: Lê Thị Thu Ngày sinh: 28/01/2002

Mã sinh viên: 20061272

Lớp: K65B

Hà Nội Tháng 6 – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ

NƯỚC Ở NƯỚC TA 4

1.1 Cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương 4 1.2 Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 6

Chương 2: MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG

ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỪ THỰC TIỄN PHÕNG,

CHỐNG DỊCH COVID - 19 7

2.1. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp 7 2.2. Mối quan hệ giữa Bộ, cơ quan ngang bộ với cơ quan chuyên môn ở địa phương 10

Chương 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG

VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN 11

3.1 Mối quan hệ giữa Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang bộ 11 3.2. Mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân các cấp với cơ quan chuyên môn ở địa phương 13

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

Covid - 19 là một loại bệnh do chủng mới của vi rút Corona gây ra Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán (Trung Quốc) Loại vi rút này nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới với tốc độ nhanh cùng với sự biến chủng ra nhiều loại mới nguy hiểm hơn Ở Việt Nam cũng không tránh khỏi sự bùng phát của dịch bệnh này và nó mang đến nhiều hậu quả tiêu cực trên toàn cầu Với sự nguy hiểm của

nó và hiện tại thì chưa có vắc xin chữa trị nên việc phòng, chống dịch bệnh là một trong số những nhiệm vụ cấp bách được đặt lên hàng đầu Để có thể thực hiện được tốt mục tiêu này thì vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là đặc biệt quan trọng Đặc biệt là mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trong quá trình phòng chống dịch Covid - 19 Bài viết được sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phân tích, tổng hợp, chứng minh, liên hệ với thực tiễn,… để có thể hiểu sâu sắc hơn về vấn đề

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình làm bài, song bài viết của

em không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót Vì thế, em hi vọng nhận được những lời nhận xét, góp ý từ thầy, cô để em có thể hiểu đúng đắn sâu sắc hơn về vấn

đề, đồng thời có thêm kinh nghiệm cho những bài tập sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNG

Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có hoạt động chống dịch hiệu quả nhất trong bối cảnh là nước có thu nhập trung bình thấp, đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế Để có được thành quả này đó là cả một quá trình cố gắng, phối hợp từ trung ương đến địa phương, trong đó không thể không kể đến vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân Tuy nhiên chủ động, quyết liệt hơn cả đối với vấn đề này đó chính là các cơ quan hành chính nhà nước, mà cụ thể là nhanh chóng, kịp thời, có mục tiêu, nhận thức đúng đắn ngay từ những ngày đầu Việt Nam có ca mắc đầu tiên Chính vì thế, ở bài viết này, em chủ yếu bàn luận, phân tích về mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan hành chính cấp trung ương và các cơ quan hành chính cấp địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trong thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC

TA

Nói đến tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương là nói đến Chính phủ Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội1

Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, tương ứng với các cơ quan hành chính nhà nước nhà nước ở trung ương được quy định trong Luật tổ chức Chính phủ năm 2015

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định theo điều 69 Hiến pháp

2013 và được cụ thể, chi tiết trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 Các lĩnh vực

về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, và môi trường, giáo dục, thông tin, thể thao

và du lịch, y tế xã hội, an tòa xã hội,… được nêu rõ và chi tiết hơn từ Điều 6 đến Điều

25 trong Luật Tổ chức Chính phủ 2015 Tóm lại, Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn

1

Theo Hiến pháp 2013

Trang 5

bản pháp quy dưới luật như ban hành các nghị quyết, nghị định để thực hiện các đạo luật, các pháp lệnh và các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chính phủ là cấp cao nhất của toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan, công sở hành chính, sự nghiệp trong cả nước Có thể khẳng định rằng Chính phủ như là “trung tâm quyền lực nhà nước”, cơ quan thường trực của Nhà nước và đáp ứng, giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội

quả hoạt động của Chính phủ tùy thuộc và được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và từng thànnh viên của Chính phủ Nhiệm

kỳ của chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản là lãnh đạo Chính phủ, là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ về hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương đến địa

Phó Thủ tướng là một thành viên của Chính phủ Các Phó Thủ tướng Chính phủ là người giúp Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ Một Phó thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về nhiệm vụ được giao

Bộ và các cơ quan ngang bộ là yếu tố cấu thành của cơ cấu tổ chức Chính phủ Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước Theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục (nếu có), Tổng cục (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng và các Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được khái quát tại Điều 99 Hiến Pháp 2013 và được cụ thể hóa tại các Điều 33, 34, 35,

2

Điều 95 Hiến pháp 2013

3

Theo Điều 3, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi năm 2019

4

Xem cụ thể tại Điều 28, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi năm 2019

Trang 6

36 Luật Tổ chức Chính Phủ năm 2015, sửa đổi năm 2019 và các Điều 24, 25, 26, 27,

28, 29 Nghị định 123/2016/NĐ-CP Nói chung là các thành viên của Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực trong phạm vi quyền hạn của mình

Uỷ ban nhân dân (UBND) là tên gọi chung của cơ quan hành chính nhà nước ở điạ phương; là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân (HĐND) đồng thời cũng là

cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương UBND được thành lập ở mỗi cấp đơn vị hành chính, trong đó có 4 cấp: cấp tỉnh đặc biệt ( bao gồm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (được phân thành 3 loại: loại I, loại

II, loại III) Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND tạo nên một yếu tố thứ bậc trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam Do đó mối quan hệ giữa UBND các cấp với nhau và giữa UBND các cấp với Chính phủ là mối quan hệ cấp trên cấp dưới, có trật tự và thứ bậc rõ ràng theo quy định của pháp luật

Về tổ chức, UBND gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên Số lượng

Cụ thể ở Điều 20, Điều 27, Điều 34 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi 2019

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2019 thì UBND phối hợp với Thường trực HĐND cùng cấp để chuẩn bị nội dung các kì họp của HĐND, xây dựng các đề án để trình HĐND thông qua; chỉ đạo, điều hành hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ tại địa phương; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; phòng chống xử lý các vi phạm pháp luật; bảo vệ tài sản của Nhà nước tại địa phương; đảm bảo các trật tự an toàn xã hội ở địa phương; phòng chống thiên tai tại địa phương

Chủ tịch UBND là người lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND và phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND còn trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch chủ trì, phối hợp, giải quyết những vấn đề của các ngành, các lĩnh vực tại địa phương

5

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi 2019

Trang 7

Cơ quan chuyên môn của UBND là cơ quan tham mưu cho UBND6

, giúp UBND thực hiện chức năng quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện

Chương 2 MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỪ THỰC TIỄN PHÕNG, CHỐNG DỊCH

COVID - 19 2.1 Mối quan hệ giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp

Giữa Chính phủ và UBND các cấp có mối liên hệ cấp trên cấp dưới chặt chẽ và rất quan trọng trong quá trình quản lí hoạt động hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương Trong bối cảnh đại dịch Covid như hiện nay thì mối liên hệ ấy lại càng quan trọng bởi nếu không có sự phối hợp chặt chẽ thì sẽ tạo ra tiền đề cho dịch Covid ngày càng nguy hiểm và gây ra những hậu quả xấu đối với đất nước

Với trách nhiệm, quyền hạn của mình và với ý chí quyết tâm chống dịch như chống giặc thì Chính phủ và UBND các cấp đã tăng cường sự phối hợp với nhau, Chính phủ nhanh chóng, kịp thời ra các nghị định, nghị quyết để chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của UBND Ngoài ra, Chính phủ có thể căn cứ vào năng lực và điều kiện cụ thể của từng địa phương mà có thể ủy quyền cho chính quyền địa phương đó thực hiện một số nhiệm vụ với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ Việt Nam đưa ra những chỉ thị, nghị định, mang tính hành động nghiêm khắc, quyết liệt Ngoài việc đáp ứng quy định về phòng, chống dịch bệnh lây lan, Việt Nam còn ban hành những chính sách hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội và giải quyết các khó khăn về kinh tế để hỗ trợ người dân cũng như các doanh nghiệp yên tâm chống dịch, điều này cũng tạo đà cho việc đẩy lùi dịch bệnh trên phạm vi cả nước,

là biện pháp trấn an tinh thần cho người dân và doanh nghiệp Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch

6

Theo Điều 9, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sửa đổi năm 2019

Trang 8

COVID-19 Ngày 19/10/2020 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 Ngày 01/07/2021 Chính phủ đã đưa ra ghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ: Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 Theo Nghị quyết này thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số

cơ quan khác phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

về việc triển khai và thực hiện Nghị quyết này

Nếu như so với nhiều quốc gia khác, khi dịch bệnh bùng phát mới ban hành các chỉ thị, quy định về phòng chống dịch bệnh thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hành động quyết liệt ngay từ đầu cùng những biện pháp mang tính bắt buộc thi hành Việc ban hành nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn, hiệu quả những quy định pháp luật đã đáp ứng được mức độ phát triển của dịch bệnh tại Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ Thủ tướng có thể ban hành các chỉ thị, các quyết định quy phạm hay những quyết định cá biệt cụ thể để lãnh đạo, điều hành, kiểm tra hoạt động của UBND các cấp Việt Nam đã và đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid lần thứ tư và qua mỗi đợt bùng phát, ta có thể thấy sự hưỡng dẫn, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã luôn sát sao theo dõi, đôn đốc, điều hành hoạt động phòng chống dịch trên khắp các địa phương cả nước ngay từ khi dịch xuất hiện Ngày 31-3-2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch Covid-19, theo đó cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày Ngày 15-4, khi lệnh cách ly kết thúc, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu 28 tỉnh, thành phố có

“nguy cơ cao” và “nguy cơ” tiếp tục cách ly xã hội ít nhất đến hết ngày 22-4-2020 Sau ngày 22-4, số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam liên tục không tăng, lệnh dỡ bỏ cách ly được thông qua Ngày 24-4-2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 19/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới… Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch phải hết sức tập trung, trách nhiệm với tinh thần tổng lực, toàn diện, tập trung trí tuệ, thời gian, công sức Đồng thời cũng tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác phòng chống dịch

Trang 9

bệnh Qua công tác kiểm tra, đánh giá thì Thủ tướng Chính phủ cũng đã nghiêm khắc phê bình và yêu cầu các địa phương nghiêm túc kiểm điểm, chấn chỉnh công tác phòng chống dịch Tại các cuộc họp để chỉ đạo biện pháp chống dịch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quán triệt dứt khoát: “Các ngành, địa phương phải vào cuộc tích cực, không được chủ quan Đồng chí nào chủ quan phải bị xử lý nghiêm túc Đừng thấy dịch bệnh là bình thường, phải thấy đây là một vấn đề rất nóng” và thực tế đã có những trường hợp người đứng đầu bị điều chuyển hoặc kiểm điểm do lơ

là, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng dịch Trong đợt dịch cao điểm ở hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang phải chủ động, sáng tạo trong tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, đúc kết thành bài học kinh nghiệm để phổ biến cho các địa phương có khu công nghiệp trên cả nước vận dụng vào thực tiễn khi có dịch xảy ra

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cấp trên phân cấp và ủy quyền thì UBND còn phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương nhằm vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế Thực hiện theo chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nhiều tỉnh/thành phố trên trên cả nước đã nghiêm túc thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng, chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với địa phương của mình trên cơ sở thẩm quyền của mình và tuân thủ theo pháp luật

Chính phủ ngoài thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương theo quy định; giải quyết kiến nghị của HĐND, UBND và cử tri; quy định các chế độ, chính sách đối với các chức danh của HĐND,UBND các cấp thì nhiệm vụ của Chính phủ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của UBND các cấp là rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid như hiện nay UBND các cấp như là cánh tay nối dài của Chính phủ Giúp cho các chỉ đạo của Chính phủ được nghiêm túc thực hiện và phổ biến đến tất cả mọi người Nhờ thế, từ trung ương đến địa phương tạo được sự thống nhất, chặt chẽ, giúp cho dịch bệnh ở nước ta cơ bản vẫn được kiểm soát đồng thời kết hợp phát triển kinh tế

Trang 10

2.2 Mối quan hệ giữa Bộ, cơ quan ngang bộ với cơ quan chuyên môn ở địa

phương

và xuyên suốt trong hoạt động của bộ là chức năng quản lí nhà nước đối với ngành

kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp các cơ quan chuyên môn ở địa phương Các cơ quan chuyên môn địa phương ngoài vai trò là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương thì còn nhận chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên và chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan chuyên môn cấp trên về các hoạt động của mình

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ có thể quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và thực hiện theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã ra công văn số 4101/BGTVT-CYT: Về việc hướng dẫn các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 trên các phương tiện giao thông Ngay sau đó, Sở Giao thông vận tải ở các tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị vận tải phải thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế Căn cứ vào Chỉ thị số 79/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục

và Đào tạo ngày 28/01/2020 thì Sở Giáo dục và Đào tạo từng địa phương đã có những hướng dẫn chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cấp bách, đảm bảo an toàn khi học sinh đến trường Căn

cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa phương , Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc cho trẻ

em mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên

7

Theo Điều 39, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi năm 2019

8

GS TS Phạm Hồng Thái – TS Nguyễn Thị Minh Hà (Đồng chủ biên), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w