1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện : Vũ Đức Thịnh

Mã sinh viên : 20061269

Giảng viên : TS Nguyễn Thị Minh Hà

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

NỘI DUNG 2

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN 2

1.1 Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương 2

1.2 Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp 3

1.3 Việc phân cấp quản lý 4

2 MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN TRONG THỰC TIỄN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 4

KẾT LUẬN 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Đại dịch Covid-19, còn được gọi là đại dịch coronavirus, là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2 (tiếng

Anh: Severe acute respiratory syndrome corona virus 2), trước đây có tên là virus

corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019 (HCoV-19 hoặc hCoV-19), là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu Việt Nam là quốc gia được đánh giá xử lý đại dịch Covid-19 hiệu quả, để tìm hiểu phương pháp phòng chống dịch ở nước ta, trong đó sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn là vô cùng quan trọng Để hiểu được tầm quan trọng của nó trong công tác phòng chống dịch

bệnh em xin được lựa chọn đề tài “Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của bài luận là nghiên cứu khái quát chung về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn; và mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trong thực tiễn phòng chống dịch Covid 19

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện tiểu luận, phương pháp nghiên cứu cơ bản mà bài tiểu luận sử dụng là diễn dịch trên cơ sỏ thống kê, nghiên cứu các Quyết định, Chỉ thị, các văn kiện của Đảng và Nhà nước để làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và

Trang 4

chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

NỘI DUNG

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương; cơ quan có thả quyền chung và cơ quan chuyên môn được quy định bởi mô hình tổ chức Nhà nước và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực Nhà nước Nhà nước Việt Nam là một Nhà nước đơn nhất với đặc trưng là quyền lực được tập trung, thống nhất Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước là “tập trung dân chủ” Cần phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ việc bảo đảm cả hai yêu 1 tổ tập trung và dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì “ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham những phát triển Ngược lại, không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, và chính phủ, cục bộ địa phương Theo đó, mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ qua có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn được thể hiện như:

1.1 Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương

Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương Thiếu sự phục tùng đó sẽ dẫn đến việc buông lòng sự lãnh đạo, quản lí tập trung của trung ương và cấp trên, làm này sinh tình trạng tủy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương Sự phục tùng này biểu hiện ở cả hai phương diện tổ chức và hoạt động Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra cấp dưới và địa phương có nghĩa vụ phải thực hiện Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh răng sự phục tùng ở đây không phải là sự phục tùng với điều kiện tà là sự phục tùng những mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật Đồng thời cấp trên, trung trong cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lí hành chính nhà nước; phải tạo

Trang 5

mọi điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm huy động mọi khả năng về trí tuệ, lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Có như vậy mới khắc phục được tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của địa phương và cấp dưới

1.2 Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương đã được hình thành Trong tổ chức và hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước củng cấp

Trước hết, cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các quan hành chính nhà nước ở củng cấp Ở trung ương, Quốc hội thành lập ra Chính phủ và trao cho nó quyền hành pháp Ở địa phương các uỷ ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (như bộ, cơ quan ngang bộ, ) đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đổi hay bãi bỏ Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giảm sút của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo của hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Tất cả sự phụ thuộc niêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động Đồng thời đó chính là việc đảm bảo tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan do dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân

Bên cạnh đó yếu tổ dân chủ thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chỉ đạo thực hiện hiến pháp, luật và các văn bản khác của cơ quan quyền lực nhà nước Các cơ quan quyền lực nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mà tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để các cơ quan này hoàn thành tốt

Trang 6

chức năng, nhiệm vụ của mình là quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

1.3 Việc phân cấp quản lý

Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn còn được thể hiện qua việc phân cấp quản lý Phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lí hành chính nhà nước Khi tiến hành phân cấp quan lí, đã có sự phân định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong bộ máy hành chính nhà nước Mỗi cấp quản lí có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương tiện cần thiết để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình Trong phạm vi thẩm quyền được giao mỗi cấp quản li được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của mình

Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự được thực hiện khi việc phân cấp quản lí đảm bảo được những yêu cầu sau đây:

 Việc phân cấp quản lí phải đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định trong những lĩnh vực then chốt, những vẫn để có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hi hoà của toàn xã hội, bảo đảm sự quản

lí tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc

 Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sảy để phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lý, tích cục phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó Mạnh dạn phân cấp cho địa phương và cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung ương và cấp trên phải ôm đồm các công việc mang tinh sự

vụ thuộc về chức trách của địa phương và cơ sở

 Việc phân cấp quản phải thật cụ thể, hợp lí trên cơ sở những quy định của

pháp luật

2 MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG VÀ

Trang 7

CƠ QUAN CHUYÊN MÔN TRONG THỰC TIỄN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn được thể hiện qua quá trình thực hiện câc chính sách phòng, chống dịch Covid 19 như:

Một là, đã huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc, có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong phòng chống dịch Covid 19

Ngay từ những ngày đầu khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã sớm xác định được chiến lược cụ thể để kịp thời ứng phó với dịch COVID-19 Là một nước có đường biên giới sát với Trung Quốc - nơi bùng phát dịch COVID-19, nhưng Việt Nam không hề bị bất ngờ, đã chủ động huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trên toàn quốc cùng phòng chống dịch Hàng loạt văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành, nhiều phương án, biện pháp phòng chống được triển khai nhằm nhắc nhở người dân mức độ nguy hại của dịch bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống nhất giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương Cùng với đó, Đảng và Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cũng thành lập ngay Ban Chỉ đạo phòng chống dịch

Các hoạt động phòng chống dịch không chỉ được thực hiện bởi ngành y tế, mà còn có sự tham gia của lực lượng vũ trang, ngành ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương Với mục tiêu rõ ràng “vì sức khỏe của nhân dân”, các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ được nhân dân ủng hộ, chung tay thực hiện Người dân không chỉ trực tiếp tham gia vào công tác chống dịch mà còn chủ động đẩy mạnh hưởng ứng các hoạt động an sinh xã hội mà Đảng và Chính phủ đề ra Các tờ báo nước ngoài, chẳng hạn như nhật báo Hampshire của Mỹ ngày 11/5, đã có những nhận xét về sự tham gia nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ của Việt Nam từ lãnh đạo, đến các ban ngành và tới nhân dân Báo The Nation nhận xét, do sự huy động hàng loạt tất cả các nguồn lực, không gì lạ khi chính phủ gọi chiến dịch chống dịch COVID-19 là “Cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 2020”

Trang 8

Giữa các bộ, ban ngành của Việt Nam đã có sự phân công, phối hợp rõ trong phòng chống dịch Thực hiện các chỉ thị Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các bộ, ban ngành, các địa phương đã phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Y tế, thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm các chức năng nhiệm vụ của ngành với tinh thần đồng thuận cao

Hai là, Trung ương đưa những quyết sách nhanh chóng, kịp thời và quyết liệt, yêu cầu mọi địa phương, tổ chức thực hiện nghiêm túc

Thành công của Việt Nam trong việc đối phó với đại dịch được cho là nhờ một số biện pháp quyết đoán Ngay từ đầu và suốt trong thời gian chống dịch, Việt Nam đã có những chỉ thị, quy định kịp thời từ Trung ương đến địa phương với nhiều biện pháp toàn diện và triệt để Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Công văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh ủy, thành ủy; các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ Việt Nam đưa ra những chỉ thị, nghị định, mang tính hành động nghiêm khắc, quyết liệt Ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra; ngày 16/3/2020, yêu cầu tất cả mọi người thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người; ngày 18/3/2020, Thủ tướng quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, hạn chế các chuyến bay từ vùng dịch; ngày 31/3/2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch COVID-19, theo đó cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày Ngày 15/4, khi lệnh cách ly kết thúc, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu 28 tỉnh, thành phố có “nguy cơ cao” và “nguy cơ” tiếp tục cách ly xã hội ít nhất đến hết ngày 22/4/2020 Sau ngày 22/4, số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam liên tục không tăng, lệnh dỡ bỏ cách ly được thông qua Tuy nhiên mọi tình hình hoạt động vẫn đặt trong kiểm soát, ngày 24/4/2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 19/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới Đất nước chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục hoạt động kinh tế xã hội Đồng thời, để an dân, đẩy mạnh tinh thần chống đại dịch, cũng như đẩy lùi những khó khăn về mặt kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà

Trang 9

nước ta đã ban hành những chính sách, nghị định về hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đời sống nhân dân và phát triển doanh nghiệp; Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Nếu như so với nhiều quốc gia khác, khi dịch bệnh bùng phát mới ban hành các chỉ thị, quy định về phòng chống dịch bệnh thì Đảngvà Nhà nước Việt Nam đã hành động quyết liệt ngay từ đầu cùng những biện pháp mang tính bắt buộc thi hành Việc ban hành nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn những quy định mang tính pháp luật đã đáp ứng được mức độ phát triển của dịch bệnh tại Việt Nam Ngoài việc đáp ứng quy định về phòng, chống dịch bệnh lây lan, Việt Nam còn ban hành những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân yên tâm chống dịch, điều này cũng tạo đà cho việc đẩy lùi dịch bệnh trên phạm vi cả nước, là biện pháp trấn an tinh thần cho người dân và doanh nghiệp Ở một số quốc gia kiểm soát dịch tốt cũng nhờ ban hành triệt để các quy định pháp luật về phòng chống dịch bệnh, như Ấn Độ, Thụy Sĩ, Hàn Quốc,… Tuy nhiên, việc có những chính sách hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì vẫn chưa kịp thời và rõ ràng như Việt Nam

Ba là, trách nhiệm giải trình đối với nội bộ và xã hội được các cơ quan từ trung ương đến địa phương nghiêm túc thực hiện

Thứ nhất, trách nhiệm trong nội bộ được nêu rõ trong các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ Chẳng hạn, chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng nêu rõ: “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch” Theo đó, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, giải trình với Chính phủ, Thủ tướng các vấn đề trong quá trình phòng chống dịch bệnh Trên thực tế, các bộ, ban, ngành Trung ương và chính quyền địa phương đã thực hiện rất tốt, nghiêm túc các chỉ đạo nêu trên, thể hiện rõ nét qua kết quả đạt được Ngoài ra, trách nhiệm giải trình còn thể hiện ở cách thức xử lý các vi phạm của người đứng đầu các đơn vị trong quá trình chống dịch, tiêu biểu nhất là vụ việc điều tra và khởi tố Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội do sai phạm trong quá trình mua hệ thống Real Time PCR tự động xét nghiệm COVID-19

Trang 10

Thứ hai, trách nhiệm đối với xã hội được thể hiện thông qua trách nhiệm của bộ máy chính quyền đối với xã hội, cụ thể là trách nhiệm giải trình đối với người dân về các biện pháp được thực thi Trên thực tế, trong thời gian phòng chống dịch, các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra đều có căn cứ vững chắc về pháp lý và yêu cầu của thực tiễn, được nhân dân đồng tình ủng hộ Một số biện pháp mới, chưa từng có (như giãn cách xã hội, cách ly khu vực…) đều được giải thích cặn kẽ, đầy đủ, do đó được người dân tuân thủ nghiêm túc

KẾT LUẬN

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rộng khắp thế giới nói chung và tới Việt Nam nói riêng Vì vậy, việc xác định rõ trách nhiệm của nhà nước và bổn phận của công dân trong việc phòng, chống đại dịch này là hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch hiệu quả nay, đại bệnh COVID-19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các tầng lớp Nhân dân Đảng, Nhà nước đều xác định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, huy động sự tham gia tích cực, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương và toàn thể Nhân dân Do đó, việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm không chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước hay cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:17

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w