Từ thực tiễn đó, tôi quyết định tiến tới với đề tài: “ Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chun
Trang 11
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
- -
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
Mã số sinh viên: 19032364 Lớp Kép K12 Luật học
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Bài tiểu luận kết thúc môn Luật Hành Chính
Ph n t ch nh uận v ối u n h phối h p i ch nh u n t un n
v ch nh u n ph n ; i c u n c th u n chun v c u n
chu ên n t th c tiễn ph n chốn ch nh C vi -19
Giảng viên: TS.Nguyễn Thị Minh Hà
HÀ NỘI 6/2021
Trang 22
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
I Lý chọn t i 3
II Mục tiêu n hiên cứu 3
III Ph n pháp n hiên cứu 3
NỘI DUNG 3
I T c v uản ý nh n ớc ch nh u n v c u n h nh ch nh nh n ớc 4
1 Khái ni uản ý nh n ớc 4
2 V ch nh u n 4
3 V c u n h nh ch nh nh n ớc 5
II Mối u n h phối h p i ch nh u n t un n v ch nh u n ph n ; i c u n c th u n chun v c u n chu ên n.6 1 Bản chất củ ối u n h i t un n v ph n 6
2 Mối u n h i c u n c th u n chun v c u n chu ên n 10
III Ph n t ch nh uận v ối u n h phối h p i ch nh u n t un n v ch nh u n ph n ; i c u n c th u n chun v c u n chu ên n t n ph n chốn ch nh C vi -19 11
Danh mục tài liệu tham khảo 15
Trang 33
MỞ ĐẦU
I Lý chọn t i
Bước vào năm 2021 và tính tới thời điểm hiện nay (6/2021), có thể khẳng định rằng Covid-19 là dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nhất xảy ra trong khoảng 100 năm trở lại đây Đợt đại dịch này dù vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp nhưng cũng đã phần nào được kiểm soát nhờ có sự ra đời của các loại vắc-xin, nhưng trước đó, nó đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên thế giới, được ghi nhận nhiều nhất là ở các nước phát triển Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá là kiểm soát dịch tốt
và hạn chế được tối đa số ca mắc và ca tử vong dù tài lực, vật lực của chúng ta còn yếu kém nhiều so với các nước lớn Kết quả khả quan này có được một phần không nhỏ nhờ sự chỉ đạo chính xác của các cơ quan quản lý nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cũng như những cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn Từ thực tiễn đó, tôi quyết định tiến tới với đề tài: “ Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn,
từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.” nhằm mục đích đi sâu vào phân tích
và bình luận, từ đó đưa ra đánh giá về hiệu quả xuyên suốt quá trình phối hợp của các
cơ quan hành chính nhà nước trong thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19
II Mục tiêu n hiên cứu
Bài tiểu luận này đặt ra mục tiêu đi sâu vào phân tích và bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19
III Ph n pháp n hiên cứu
Bài tiểu luận sử dung phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu qua giáo trình môn học và các nguồn tài liệu khác nhau
NỘI DUNG
Nhằm mục đích khiến bài tiểu luận trở nên gãy gọn và rõ hiểu hơn thì trước hết, người viết sẽ tóm lược, làm rõ các định nghĩa, đặc điểm chung của các chủ thể được nhắc
Trang 44
đến trong đề tài rồi mới đi sâu vào phân tích và bình luận về mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trong thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19
I T c v uản ý nh n ớc ch nh u n v c u n h nh ch nh nh
n ớc
1 Khái ni uản ý nh n ớc
Quản lý các công việc của nhà nước (hay quản lý nhà nước) được thực hiên bởi tất
cả các cơ quan nhà nước và sự tham gia của các công dân hoặc các tổ chức, cơ quan xã hội nếu được nhà nước giao quyền lực thực hiên chức năng quản lý nhà nước Là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, trên cơ sở quyền lực nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước1
.Tóm lại, Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở
và để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước) Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý2
2 V ch nh u n
Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lí công việc của nhà nước Chính quyền được phân thành chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương Cụ thể, chính quyền trung ương là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước trung ương (Chính phủ, Bộ, các cơ quan ngang Bộ) Chính quyền địa phương là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước địa phương Chính quyền địa phương gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã Chính quyền địa phương ở nước ta là một bộ phận hợp thành của chính quyền Nhà nước thống nhất của nhân dân, bao gồm các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra (Hội đồng nhân dân) và các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước này theo qui định của pháp luật (Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân …), nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống
1
GS.TS.Phạm Hồng Thái & PGS.TS.Đinh Văn Mậu, Luật hành chính Việt Nam, tr.10-11
2
TS.Hà Quang Thanh, “Phân cấp và mối quan hệ giữa Trung ương với chính quyền địa phương trong phát triển bền vững.”
Trang 55
xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước
3 V c u n h nh ch nh nh n ớc
3.1 Khái ni c u n h nh ch nh nh n ớc
Cơ quan hành chính nhà nước có những đặc thù so với cơ quan khác của nhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy hành chính nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực, các đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định3
3.2 Đặc iể củ c u n h nh ch nh nh n ớc
Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục, và tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối chính sách, pháp luật vào cuộc sống Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc Căn cứ vào đó, cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương
Các cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống rất phức tạp, có số lượng đông đảo nhất,
có mối liên hệ chặt trẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương tới địa
phương, cơ sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của một trung tâm thống nhất là Chính phủ -
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước hoặc trong những quy chế…Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp, hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp tương ứng và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng giám sát của
3
GS.TS.Phạm Hồng Thái & PGS.TS.Đinh Văn Mậu, Luật hành chính Việt Nam, tr.97-98
Trang 66
cơ quan quyền lực nhà nước, của Toà án thông qua hoạt động xét xử của những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế và hành chính Các cơ quan hành chính nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm xem xét và trả lời các yêu cầu, kiến nghị của Toà án trong những trường hợp nhất định và trong thời hạn do luật quy định Ngược lại, các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thể là căn
cứ pháp lý để Viện kiểm sát và Toà án thực hiện hoạt động kiểm sát và xét xử Một số văn bản pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp điều chỉnh một số vấn đề
tổ chức nội bộ của Viên kiểm sát và Toà án4
Các cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính, có đối tượng quản lý rộng lớn đó là những cơ quan, tổ chức, xí nghiệp trực thuộc, các quá trình xã hội
3.3 H thốn các c u n uản ý h nh ch nh nh n ớc
Hiến pháp 1992 quy định về hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước như sau: Theo điều 109, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội Tiếp đến là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Chính phủ, các cơ quan quản lý ở trung ương (các bộ, các cơ quan khác của chính phủ), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, phòng, ban của uỷ ban nhân dân)
II Mối u n h phối h p i ch nh u n t un n v ch nh u n
ph n ; i c u n c th u n chun v c u n chu ên n
1 Bản chất củ ối u n h i t un n v ph n
Mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương là một vấn đề chính trị - pháp lý, liên quan đến việc xác định hình thức nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong mô hình nhà nước tương ứng Trước đây, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chủ yếu là quan
hệ hành chính mệnh lệnh Theo đó, chính quyền địa phương là cơ quan thừa hành triển khai thực hiện các kế hoạch, chính sách và chỉ tiêu do chính quyền Trung ương hoạch định sẵn, các nguồn lực do Trung ương quyết định nên tính độc lập và tự chủ trương của địa phương rất thấp Điều này chỉ thay đổi khi chuyển sang thời kỳ phát triển nền
4
GS.TS.Phạm Hồng Thái & PGS.TS.Đinh Văn Mậu, Luật hành chính Việt Nam, tr.100-101
Trang 77
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ máy chính quyền và mối quan
hệ giữa chính quyền các cấp đã và đang có sự thay đổi:
Chính quyền Trung ương tập trung cho các nhiệm vụ vĩ mô như quốc phòng, ngoại giao, điều tiết nền kinh tế, xây dựng hệ thống pháp luật…Chính quyền địa phương được trao quyền độc lập tự chủ hơn trong việc quyết định những vấn đề phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương mình.5
Với mục tiêu phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của từng cấp chính quyền, theo đó, việc nào do cấp nào quản lý và giải quyết hiệu quả hơn, sát thực tiễn hơn thì giao nhiệm vụ và thẩm quyền cho cấp đó Quy chế pháp lý của từng cấp chính quyền được thể hiện ở địa vị hiến định, ở khối lượng thẩm quyền mà cấp đó đảm nhiệm Khi thực hiện những thẩm quyền của mình, mỗi cấp chính quyền có tính độc lập tương đối, song không biệt lập với các chủ thể quản lý nhà nước khác Đồng thời, thực tiễn quản lý nhà nước không loại trừ trường hợp có nhiều chủ thể quản lý có cùng chung khách thể và đối tượng quản lý, nhưng phạm vi quản lý lại ở mức độ khác nhau
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần định rõ phạm vi hoạt động của mỗi cấp chính quyền nhà nước Do đó, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, xét về bản chất, thể hiện ở việc phân cấp quản lý nhà nước, có nghĩa là phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương mà trước hết là cấp tỉnh Đối với một số trường hợp khác, phân cấp được tiến hành để giải quyết mối quan
hệ trực tiếp giữa Trung ương và các cấp chính quyền thấp hơn - cấp huyện hoặc cấp
xã
Tuy nhiên, quá trình đổi mới phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp vừa qua xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, còn nhiều hạn chế, bất hợp lý:
Phân cấp nhưng chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp cho địa phương
Chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước
5
Website Uỷ ban thường vụ quốc hội – Ban công tác đại biểu “Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hiện nay”
Trang 88
Chưa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với những
nhiệm vụ đã được phân cấp
Phân cấp nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng chưa bảo đảm tương ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực có liên quan, chưa tạo điều kiện thực tế cho địa phương chủ động cân đối các nguồn lực và các nhu cầu cụ thể của mình
Chính vì vậy, việc phân định thẩm quyền phải được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật và nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay là hình thành cơ sở lý luận để xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc pháp lý, các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa Trung ương - địa phương Theo các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Đại hội Đảng IX, phân cấp được đặt trong bối cảnh “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế” Nghị quyết cũng xác định “phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước”
là một trong những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm “đẩy mạnh cải cách hành chính” là công việc quan trọng quyết định thành công của công cuộc đổi mới Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa IX) đề ra yêu cầu, “Khẩn trương hoàn thành việc phân cấp, phân quyềngiữa Trung ương và chính quyền địa phương trên từng ngành, từng lĩnh vực một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất, xuyên suốt của trung ương đối với địa phương và khuyến khích tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các địa phương”
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phân cấp, một số địa phương đã thể hiện những sai sót trong quản lý như sử dụng ngân sách, quyết định cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng công trình cảng biển, cảng sông và cấp phép thành lập hàng trăm trường đại học mới Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu yêu cầu “Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đôi với nâng cao chất lượng qui hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Trung ương, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giao”
Chính phủ đã có Nghị quyết số 08/2008/NQ-CP ngày 30/06/2004 V/v Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; với mục tiêu: Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, giữa chính quyền địa phương các cấp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
Trang 99
chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của Chính phủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015 Luật đã cụ thể vấn đề phân cấp bằng các điều luật: Điều 11 Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương, Điều 12 Phân quyền cho chính quyền địa phương, Điều 13 Phân cấp cho chính quyền địa phương, Điều 14 Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Đây là một trong những quy định mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003 Triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/2016/NQ-CP ngày 21/03/2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên cơ sở thực hiện phân cấp hợp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của chính quyền địa phương
Cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý và thực tiễn đã làm rõ mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương về phân cấp quản lý nhà nước nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương theo hướng phát triển bền vững trên một số lĩnh vực về quản lý ngân sách, đất đai, tài sản công, cấp phép đầu tư xây dựng, quản lý doanh nghiệp, tổ chức bộ máy và quản lý đội ngũ công chức, viên chức và an toàn vệ sinh thực phẩm Đây là, tiền đề, cơ hội để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát huy năng lực, năng động, sáng tạo và chủ động quản lý nhà nước trên địa bàn6
6
TS.Hà Quang Thanh, “Phân cấp và mối quan hệ giữa Trung ương với chính quyền địa phương trong phát triển bền vững.”
Trang 1010
2 Mối quan h i c u n c th u n chun v c u n chu ên n
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp) và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (Bộ, cơ quan ngang
bộ, sở, ban, ngành) đều được nhà nước được giao thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước và có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính để giải quyết công việc phát sinh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
chung7
Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực ngay trong đời sống xã hội, từ đó một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương đã được hình thành
Việc tổ chức và hành động của cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan cùng cấp đó Ví dụ: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp hay
Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân thành phố Hải
Phòng
Hiến pháp 2013, điều 96, khoản 3 quy định chính phủ có nhiệm vụ và quyền
hạn:“Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban
bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân” và khoản 5: “Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định”
7
Website Luật Dương Gia, “Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương”