1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận pháp luật logistic tìm hiểu về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân việt nam những hạn chế vướng mắc và hướng giải quyết

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam. Những hạn chế, vướng mắc và hướng giải quyết
Tác giả Phạm Thế Minh, Lê Tùng Dương, Nguyễn Quang Đại, Trịnh Hoàng Long, Phạm Việt Thành
Người hướng dẫn Nguyễn Việt Hương
Chuyên ngành Luật
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Phạm Việt Thành - 1500767 - 66LGT2Giảng Viên: Nguyễn Việt HươngĐề Tài: Tìm hiểu về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam... Để đảm bảo chấtlượng dịch vụ log

Trang 1

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT LOGISTIC

Nhóm: 5

Thành Viên:

1 Phạm Thế Minh - 0332366 - 66LGT2

2 Lê Tùng Dương - 0328066 - 66LGT2

3 Nguyễn Quang Đại - 0328166 - 66LGT2

4 Trịnh Hoàng Long - 0332166 - 66LGT2

5 Phạm Việt Thành - 1500767 - 66LGT2

Giảng Viên: Nguyễn Việt Hương

Đề Tài: Tìm hiểu về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt

Nam Những hạn chế, vướng mắc và hướng giải quyết

Hà Nội, Ngày…., Tháng…., Năm…

Trang 2

MỤC LỤC

Đề Tài: Tìm hiểu về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam Những hạn

chế, vướng mắc và hướng giải quyết 1

MỤC LỤC 2

Phần 1: Mở đầu 3

Phần 2: Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam 4

2.1 Đối tượng áp dụng 4

2.2 Phân loại dịch vụ logistic 4

2.3 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân Việt Nam 5

2.3.1 điều kiện kinh doanh 5

2.3.2 Giới hạn trách nhiệm 6

2.4 Những hạn chế trong điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam 6

2.5 Những vướng mắc trong điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam 8

2.6 Hướng Giải Quyết 9

PHẦN 3: KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

Phần 1: Mở đầu

Logistic là một ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế việt nam hiện nay, đóng vai trò trong việc lưu thông, vận chuyển , phân phối hàng hóa và dịch vụ Để đảm bảo chất lượng dịch vụ logistic và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, pháp luật Việt Nam đã quy định các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic đối với các chủ thể kinh doanh dịch vụ này

Theo pháp luật, chủ thể kinh doanh dịch vụ logistic được quy định tại điều 234( Luật thương mại 2005 ) về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic như sau : “ thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic theo quy định của pháp luật “ Theo quy định tại khoản 1, điều 6 luật thương mại 2005: “ thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh” Trong khi

đó, Khoản 1, điều 4, luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa về doanh nghiệp như sau: “ doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Như ta có thể thấy thì các quy định trên thiếu thống nhất, dẫn đến thực tiễn thi hành gặp nhiều vướng mắc Chúng ta có thể hiểu, mọi doanh nghiệp chắc chắn đều là thương nhân, còn thương nhân có thể chưa chắc đã là doanh nghiệp, như hộ kinh doanh, hợp tác xã… Hiện nay, có nhiều thương nhân là hộ gia đình, hợp tác xã có tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ logistic, như vận tải, đóng gói, kiểm đếm…, song có lẽ họ có phải là chủ thể kinh doanh dịch vụ logistic không thì cần phải bàn thêm Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này, hãy cùng tìm hiểu về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam về những hạn chế, vướng mắc và hướng giải quyết

Trang 4

Phần 2: Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam

2.1 Đối tượng áp dụng

- Theo nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định tại điều

2, nghị định này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic và các tổ chức, cá nhân có liên quan

2.2 Phân loại dịch vụ logistic

- Theo nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định tại điều 3, dịch vụ logistic được cung cấp bao gồm:

1 Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay

2 Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

3 Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải

4 Dịch vụ chuyển phát

5 Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa

6 Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)

7 Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải

8 Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng

Trang 5

9 Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

10 Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

11 Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt

12 Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ

13 Dịch vụ vận tải hàng không

14 Dịch vụ vận tải đa phương thức

15 Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

16 Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác

17 Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại

2.3 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân Việt Nam

2.3.1 điều kiện kinh doanh

Theo Điều 4 nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017, quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam như sau:

1 Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó

2 Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch

Trang 6

vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử

2.3.2 Giới hạn trách nhiệm

Theo Điều 5 nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017, quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân như sau:

1 Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này

2 Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan

3 Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường

b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó

4 Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất

Trang 7

2.4 Những hạn chế trong điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam

Đầu tiên, là vấn đề khá cơ bản của khái niệm “dịch vụ logistics” Luật Thương mại năm

2005 có nêu, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ cần thực hiện một trong những dịch vụ, như: nhận hàng, vận chuyển, lưu bãi… là có thể được coi là dịch vụ logistics Nhưng trên thực tế, dịch vụ logistics là một chuỗi các dịch vụ quản lý các chi tiết trong quá trình hoạt động Mà hiện nay, việc cung cấp dịch vụ logistics chủ yếu là vận chuyển,

do đó khái niệm về “dịch vụ logistics” được hiểu sai theo nghĩa là cung cấp dịch vụ vận chuyển, hay nhiều khi vẫn gọi vui là “quản lý shipper” Logistics bao gồm nhiều hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau Nhà cung cấp dịch vụ logistics có vai trò phối hợp nhịp nhàng các dịch vụ đó lại để tối ưu hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, tạo cho khách hàng sự thỏa mãn ở mức độ cao nhất, giúp cho giá trị sản phẩm được gia tăng so với đối thủ cạnh tranh

Thứ hai, hệ thống pháp luật ở Việt Nam còn chồng chéo, chưa có tính thống nhất, chưa

đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ và phong phú của dịch vụ logistics Mặc dù Nghị định số 163/2017/NĐ-CP đã quy định điều kiện buôn bán của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, nhưng trên thực tế, thương nhân còn phải tuân thủ nhiều loại văn bản pháp luật khác Không chỉ vậy, nhiều vấn đề thì lại chưa có quy định để hướng dẫn cụ thể, như: điều kiện đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài, cấp phép cho nước không phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay điều kiện buôn bán, phân tách, kiểm định công nghệ đối với nhà cung cấp cũng chưa được rõ ràng

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn nhiều bất

cập Ví dụ tại điều 235 Luật Thương mại năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, có nêu “Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi

Trang 8

phí hợp lý khác” Nếu như trong khi thỏa thuận, giữa hai bên không thỏa thuận được quyền và nghĩa vụ mỗi bên, thì thương nhân rất lúng túng khi xác định được chi phí nào

là chi phí hợp lý mà mình được nhận Qua đó cũng đẩy phần tự quyết cho “bên mạnh” hơn, khiến cho việc kinh doanh và cạnh tranh xảy ra thiếu công bằng

Thứ tư, quy định về chủ thể dịch vụ logistics Theo khoản 1 điều 234 Luật Thương mại

năm 2019 quy định: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật” Còn theo khoản 1, điều 6 của Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh” Xoay quanh 3 từ “thương nhân”, “doanh nghiệp”, “thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics” là 3 khái niệm có những bất cập, hạn chế, không bổ sung cho nhau, mà còn thiếu thống nhất, khi thi hành gặp nhiều khó khăn Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân, nhưng thương nhân chưa chắc đã là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này, ví dụ hợp tác xã, hộ kinh doanh, hộ gia đình… Trên thực tế, nhiều hộ gia đình, hộ kinh doanh cũng tham gia đảm nhận các công việc của chuỗi cung ứng, như: lưu kho, xuất hóa đơn, gói hàng…, nhưng rất khó khẳng định những người này

là chủ thể của dịch vụ logistics Từ đó, có thể thấy chủ thể của dịch vụ logistics chưa được quy định một cách rõ ràng và cụ thể Quy định về chủ thể của logistics nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, nên khi áp dụng gây ra khó khăn nhất định Ngoài ra, chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics cũng chưa được phân biệt rõ ràng có phải là pháp nhân hay không

2.5 Những vướng mắc trong điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân Việt Nam

1 Chưa quy định cụ thể thế nào là “chi phí hợp lý” hoặc “lý do chính đáng” khi xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

Trang 9

+ Các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics có quyền thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ Sự thỏa thuận của các chủ thể được pháp luật đặt lên hàng đầu, trong trường hợp các chủ thể không thỏa thuận được thì theo quy định họ có các quyền và nghĩa vụ tại Điều 235 LTM 2005, đó là quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác Tuy nhiên, “chi phí hợp lý khác” là chi phí gì thì chưa có văn bản hướng dẫn

+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trong đó có việc tuân thủ các chỉ dẫn của khách hàng Nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng Và hiện nay chưa có văn bản nào giải thích thế nào là lý do chính đáng Việc áp dụng chủ yếu dựa vào

sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên không thỏa thuận thì rất khó giải quyết khi có tranh chấp xảy ra

2 Các quy định về hợp đồng dịch vụ logistics không được tập trung tại một văn bản pháp

lý nhất định mà nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn trong quá trình kí kết giữa hai bên Đặc biệt, nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo chuỗi quá trình thì việc hình thành hợp đồng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn ở các văn bản khác nhau là điều rất khó, nhất là trong chuỗi dịch vụ vận tải

3 Hệ thống pháp luật về dịch vụ logistics không có quy định nào điều chỉnh về các thủ tục, chứng từ

2.6 Hướng Giải Quyết

1 Phân loại hợp đồng Logistics:

- Ngắn hạn: Dành cho dịch vụ cơ bản, thường ngắn hạn và giá trị giao dịch đơn lẻ

- Trung hạn: Phục vụ cho nhu cầu phức tạp hơn, có thời hạn 1 năm, quan hệ chặt chẽ hơn so với hợp đồng ngắn hạn

Trang 10

- Hợp tác dài hạn: Phát triển giải pháp phức tạp, quan hệ lâu dài, đầu tư cao và tập trung vào sự hợp tác

2 Hoàn thiện cơ chế và chính sách logistics:

- Bổ sung, sửa đổi luật để thống nhất và cụ thể hóa các quy định về dịch vụ logistics

- Xây dựng hệ thống pháp luật riêng giúp giải quyết các trở ngại và thủ tục phức tạp

- Đồng bộ hóa quy hoạch và chính sách giữa các địa phương trong vùng

3 Hợp đồng Logistics chi tiết hóa:

- Bổ sung thông tin trong hợp đồng như định nghĩa thuật ngữ, quy định thanh toán, bảo hiểm, và các điều khoản chấm dứt hợp đồng

4 Quản lý ngành dịch vụ Logistics:

- Thực hiện cơ quan quản lý ngành riêng để thống nhất và quản lý các quy định

- Hỗ trợ sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý để giải quyết vấn đề và đề xuất giải pháp

5 Chủ thể kinh doanh dịch vụ Logistics:

- Yêu cầu chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics là pháp nhân để đảm bảo trách nhiệm và chất lượng dịch vụ

6 Thị trường Logistics:

- Thúc đẩy thương mại thông qua hội thảo, triển lãm logistics quốc tế

Trang 11

- Cải thiện cơ sở hạ tầng logistics kết hợp với thương mại điện tử.

- Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực và trên thế giới

- Tăng cường vận tải đa phương thức và hợp tác với các trung tâm logistics quốc tế

7 Kết cấu hạ tầng:

- Đảm bảo tính đồng bộ giữa hạ tầng giao thông và logistics

- Rà soát quy hoạch sản xuất và vận tải theo chiến lược phát triển

8 Cải thiện hạ tầng logistics:

- Phát triển cơ chế và chính sách hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới logistics

- Xác định và xây dựng trung tâm logistics dựa trên tiềm năng và điều kiện địa phương

Trang 12

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Những năm gần đây logistics bắt đầu thu hút sự chú ý của nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận trong và ngoài nước Các cảng container và sân bay của Việt Nam đã được đầu tư và quy hoạch theo chiến lược phát triển lâu dài, các tuyến đường bộ cũng được mở rộng, nâng cấp Tuy nhiên, cơ sở

hạ tầng và các trang thiết bị dành cho logistics còn thiếu đồng bộ, hệ thống kho bãi quy

mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện, trang thiết bị như: dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói, mã hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng… nói chung còn thô sơ, hệ thống vận tải đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và đường sông còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động logistics

Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô tài chính vừa và nhỏ, ít hiểu biết về luật pháp quốc tế Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics chưa tạo ra được sự liên minh, liên kết, chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp, thậm chí có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành… Tính minh bạch của các giao dịch liên quan đến quá trình sản xuất, vận chuyển, tồn kho và phân phối chưa cao đã tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình logistics, làm phát sinh chi phí hoặc ảnh hưởng đến uy tín nhà cung cấp trong quá trình thực hiện logistics

Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logictics tuy đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, song đây là một ngành dịch vụ khá mới mẻ ở Việt Nam Vì thế, pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này không thể tránh khỏi những bất cập những thiếu xót, doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ logictics Việt Nam không thể tránh khỏi những yếu kém Điều đó làm cho Nhà nước

và các doanh nghiệp Việt Nam phải thêm nỗ lực trong ngành dịch vụ logictics để tiến tới vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình của tổ chức thương mại thế giới Để chúng ta có thể tận dụng hết những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho chúng ta Hy vọng rằng trong tương lai, pháp luật của chúng ta đủ mạnh để làm hành lang pháp lý tốt cho hoạt động của ngành dịch vụ logictics khi Việt Nam hoàn toàn hội nhập quốc tế về lĩnh vực này, khi các công ty có 100% vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ logictics ở nước ta Các doanh nghiệp của nước ta cũng đủ mạnh để làm chủ ngành logictics trong nước và vươn ra tầm quốc tế

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w