1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Các nhân tố tác động đến thu nhập của lao đông trong ngành công nghiệp dệt may

57 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Tác Động Đến Thu Nhập Của Lao Động Trong Ngành Công Nghiệp Dệt May
Tác giả Nguyễn Thi Trà My
Người hướng dẫn TS. Đoàn Việt Dũng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Đề tài thực tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 13,69 MB

Nội dung

Ở thời điểm nào cũng luôn luôn có một mứcthất nghiệp mang đặc tinh là tương hợp với thé cân đối trong cơ cấu tỷ lệ lươngthực tế, tỷ lệ thất nghiệp nếu thấp hơn mức đấy, tức là cầu về lao

Trang 1

Ko <ơ®®- igen

5 TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA KINH TE HOC

Dé tai:

CAC NHAN TO TAC DONG DEN THU NHAP CUA LAO

DONG TRONG NGANH CONG NGHIEP DET MAY

Ho tén sinh vién : Nguyén Thi Tra My

Lép : Kinh té hoc 58MSV : 11163476

Giảng viên hướng dẫn — : TS Doan Việt Dũng

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

Đặc biệt nhất là em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Đoàn ViệtDũng Thay luôn hướng dẫn tận tình, giải đáp rõ ràng mọi thắc mắc dé em hoànthiện được chuyên đề thực tập.

Do kinh nghiệm thưc tế của bản thân cũng như trình độ lập luận còn hạn

chế, nên trong quá trình làm chuyên đề thực tập không tránh khỏi được những

thiếu sót Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các quý thầy cô

dé em có thể trau dồi thêm được nhiều kinh nghiệm và bài nghiên cứu được hoànthiện tốt hơn

Cuối cùng, em kính chúc các thầy cô luôn đồi dào sức khỏe và đạt nhiều

thành công trong sự nghiệp cao quý.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2020.

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC BANG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC VIẾT TÁT

MỞ DAU - 5< «2 E397 E714 pEEA14p9pAA1Esrkteeorsireooroske 1

1 Lý do lựa chọn dé tầi c << 5< se SeexeExeEkeEkekeereererrerrerrereereereree 1

2 Mục tiêu NGHICN CHU c- 5 << 5< << 1 ng 0 3

3 Câu hỏi NQNIEN C HFH o So <5 5= < << << TT TT ch 3

4 Giả thuyết nghiên cứu se eccscesesscseesersees 3

5 Đối tượng và phạm vi NQNIEN CỨU oe-cs-ce< se ©sscseeceecsscsecreee 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU

ƠƠƠỒỐƠỐỐ 5

1.1 Lý thuyết nền tảng -e- sec cesceecererrsrtseesresreererre 5

1.1.1 Khái niệm thu nhập của người lao AON - «<<<<<<<+ 51.1.2 Lý thuyết tiền lương theo quan điểm kinh tế học -: 51.1.3 Các nhân tổ tác đơng đến thu nhập của lao động - - 6

1.2 Tổng quan các nghiên cứu cĩ liÊH qAAït -5 s©cs s2 ©sscse©s 7

1.2.1 Các nghién Creu HƯỚC HgỒI Ă SG SH kh 7 1.2.2 Các nghién CUU ÍFOHE HHỚC Ă Ăn key ọ

CHUONG II: THUC TRẠNG NGANH DET MAY VIET NAM 12

2.1 Tổng quan nền kinh tế Việt NAM ccssesseecsessessesssessessessssssessessesssessesees 122.2 Tổng quan về ngành dệt may Việt NAM 5-5-5 ©5s©5s©s<‡ 13

2.2.1 Lịch sử phát triển của ngành dét may Việt NAM -‹- T32.2.2 Vai trị của ngành dét may Việt NGH s5 S55 sskssee 15 2.2.3 Thực trạng ngành dệt may Việt NAI 555555 16

CHUONG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Mơ tả mẫu số liệu °- e-©e<©ce©ce£+eeEssEssereerserssrserrsrree 253.2 Phương pháp nghién CỨU s5 Ă << S1 9 91 9 25

Trang 4

3.4.1.3 Kiểm định nhân quả Giraniger - - - 22252 se ++e+ezxzxzszseers 31 3.4.1.4 Kiểm định tinh én định của mô hình -: -:+:+c+cvzsxsrxrez 32

3.4.2 Kết quả hồi QUY ceseesesscessessessesssessessesssessessessesssessessessesssessessessesssesseeses 33

3.4.2.1 Hàm phản CNG eee eee ceeeeeeneeeeeeeeaeeeeaeeseaeeteaeeseaeessaeeeeeeeeneeeeaees 33

3.4.2.2 _ Phân rã phương Sai SH ky 34

CHUONG IV: ĐÈ XUẤT VÀ KIÊN NGHỊ CHÍNH SÁCH 37

4.1 Định hướng cải thiện thu nhập của lao động ngành dét may 37

4.2 Đề xuất và khuyến nghị chính sách: -s secsessesscsscse 36n0) — Ỏ 40

TÀI LIEU THAM KHÁO 5-5 5° s2 ©5£s<£s<£ssessesseeseessese 42

5:008000901337.7 45

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Lương cơ bản và năng suất lao động của Việt Nam so với một số

Hình 2.2 Mức tăng lương tối thiếu qua các năm -e s5 se ses<e 17 Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng May mặc Việt Nam giai đoạn 2015 —

Hình 2.4 Giá trị xuất khẩu các mặt hàng năm 2018 -. -5 <- 18 Hình 2.5 Thị phần xuất khẩu dệt may đến các thị trường chính năm 2017 19

Hình 2.6 Giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến các thị trường năm

2Ú 1Ñ 5 cọ HH HH HH TH HH HH HH 0004000800000 19

Hình 2.7 Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2019 20

Hình 2.8 Vốn đầu tư FDI vào ngành dệt may Việt Nam . 23

Hình 2.9 Một số quốc gia có lượng vốn đầu tư FDI lớn vào Việt Nam 24

Hình 3.1 Các giá trị riêng thể hiện tính 6n định của mô hình 32

Hình 3.2 Hàm phản ứng của VA ÌÑ(2) 0 5 <5 000 006 85, 33

Trang 6

Kỳ vọng về dấu của các biến được xác định như sau: 28

Mô tả số liệu thống kê -. 5s 5° se ssessesseesseseessessersscsee 29

Kết quả kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADE) 30Kết quả kiểm định lựa chọn độ trễ . -° s2 s2 5s <ses 31Kết qua lựa chọn độ trễ tối ưu theo AIC và SIC 31

Kiểm định nhân quả Granger với VAR(2) -ss-sss« 31

Phân rã phương sai 'V A Ì((2) co s5 G 5s S9 5900099 0958 34

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TÁT

ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương

CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

CNH — HDH Lién minh chau Au

EU Công nghiệp hóa, hiện dai hóa

EVETA Hiệp định Thương mai tự do Việt Nam — EU

FDI Vốn dau tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

NLĐ Người lao động

VINATEX Tổng Công ty Dệt May Việt Nam

VITAS Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Đứng trước quyết định lựa chọn bất kì một công việc nảo, điều mà tất cả

mọi người đều quan tâm nhất luôn là mức thu nhập họ sẽ nhận được Mức sống

của người lao động cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào thu nhập của họ Thunhập cao sẽ góp phan cải thiện cuộc sông của mỗi người dân, thúc đây và nângcao năng suất lao động, từ đó giúp phát triển nền kinh tế một cách bền vững

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính sáchthu nhập cũng như chính sách tiền lương cho người lao động cần phải được quantâm và điều chỉnh dé phù hợp với nền kinh tế mới này Việc Dang và Nhà nước

có thé xác định chính sách tiền lương phù hợp sẽ khuyến khích mỗi lao động

phát huy và nâng cao được khả năng của mình, đề rồi tăng năng suất ở tất cả mọilĩnh vực hoạt động.

Theo Sandra Polaski (2014) “phải tạo đủ công ăn việc làm bền vững chomọi người, những người có khả năng làm việc và mong muốn làm việc là một

trong các mục tiêu quan trọng của quốc gia, cũng là cách tốt nhất để thoát

nghèo”, giảm tỷ lệ nghèo đói, là có được việc làm tốt từ lao động phô thông đếnnhững công việc tạo ra năng suất cao hơn Và yếu tố chính dé thu hút người laođộng đến với việc làm, đó chính là tiền công, tiền lương và thu nhập tăng thêm,

nó đã trở thành yếu tố then chốt Ở thời điểm nào cũng luôn luôn có một mứcthất nghiệp mang đặc tinh là tương hợp với thé cân đối trong cơ cấu tỷ lệ lươngthực tế, tỷ lệ thất nghiệp nếu thấp hơn mức đấy, tức là cầu về lao động quá lớn,

do đó sẽ gây sức ép vào sự giảm tiền lương thực tế (Milton Friedman, 1968).Theo Trung tâm thông tin tư liệu - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

CIEM (số 8/2012), tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân, được nhà

nước phân phối cho người lao động, nó chịu ảnh hưởng của một loạt các nhân tố

như: trình độ phát triển sản xuất, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng trong từng

thời kỳ và chính sách của Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trịtrong thời kỳ đó.

Như vậy, tiền lương của người lao động còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh

tế - xã hội của đất nước Nếu điều kiện kinh tế ngày càng phát triển cùng vớikhoa học kỹ thuật tiến bộ thì năng suất lao động sẽ tăng lên, tiền lương và thu

nhập của người lao động cũng tăng theo Từ đó, người lao động có thêm động

lực không ngừng phan dau va phát huy hơn nữa nguồn lực con người - nhân tố

Trang 9

chủ đạo đảm bảo phát triển một nền kinh tế bền vững Tiền lương và thu nhập cómối quan hệ mật thiết và tác động đa chiều tới tăng trưởng kinh tế Chính sách

tiền lương có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng, việc tăng tiền lương hợp lý cóthể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh Theo Nguyễn Hữu Dũng (2010), chínhsách tiền lương là vấn đề tổng hợp có nhiều mối quan hệ chính trị, kinh tế, xã hộitương tác chặt chẽ với nhau, liên quan đến van dé sở hữu, phân bổ nguồn lực,tích lũy và tiêu dùng, phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội, Nói một cáchtổng quát thì chính sách tiền lương là một trong những nội dung quan trọng củathể chế kinh tế thị trường

Ké từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa nền kinh tế, ngành công nghiệp dệtmay đã không ngừng phát triển và có những bước tiễn vượt bậc, đồng thời trở

thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế nước nhà Các

sản phâm của ngành dệt may hiện nay đã trở thành mặt hàng xuất khẩu hang đầucủa Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm Theo số liệu thống kê

của Tổng cục Hải quan, năm 2018 xuất khâu mặt hàng dệt may đạt hơn 36 tỷUSD, tăng 16,6% so với cùng kì 2017 Có thé thay rang các sản phâm của ngànhdệt may đã dần có được vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế

Việc xuất khâu hàng dệt may đã giúp thu lại lợi nhuận đáng kể, nhưng nó

thật sự chưa hoàn hảo Bởi từ trước đến nay, các quốc gia đang phát triển và cólực lượng lao động dồi dào như Việt Nam đều coi những ngành sử dụng nhiều

lao động, điển hình là ngành dệt may, là ngành để tạo công ăn việc làm nhưng

cũng luôn cho rằng đây là ngành tạo ra giá trị thấp và thu nhập thấp Đối với việcnhận được thu nhập thấp, người lao động sẽ không có động lực dé phát huy khảnăng, nâng cao trình độ và năng suất lao động của mình Trong bối cảnh cạnhtranh khu vực và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, điều đáng chú ý là giámặt hang may mặc Việt Nam thường cao hơn so với giá các sản phẩm cùng loại

của một số quốc gia trên thế giới, nguyên nhân chính là do năng suất lao độngtrong ngành dệt may nước ta quá thấp Đó có thể được coi là một trở ngại khó

khăn cho việc phát triển kinh tế bền vững Vì vậy, Việt Nam cần phải đề ra mụctiêu dé cải thiện được năng suất lao động mới có thê đạt được hiệu quả sản xuấtkinh doanh và nâng cao khả năng cạnh trạnh trên thị trường quốc tế Do đó việcnghiên cứu về thu nhập của lao động cũng rat cần thiết dé xác định rõ những yếu

tố nào có ảnh hưởng đến thu nhập và thu nhập sẽ tác động ra sao đến tình hìnhphát triển kinh tế của một quốc gia Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường pháttriển như hiện nay, Dang và Nhà nước ngày càng phải quan tâm tới thu nhập của

Trang 10

lao động dé thay rõ được thực trạng của thu nhập, qua đó đề ra các chính sách,các giải pháp cụ thể và phù hợp nham hỗ trợ và nâng cao đời sống của người dânlao động.

Do đó, việc nghiên cứu và phân tích các nhân tố tac động đến thu nhập củalao động là cần thiết, đặc biệt là thu nhập của lao động trong ngành dệt may Vì

vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tổ tác động đến thu nhập của laođông trong ngành công nghiệp dệt may” đề hiểu sâu hơn tác động của các nhân

tố đó, cũng như đề xuất và kiến nghị các chính sách nhằm giải quyết khó khăn déđời sống của mỗi người dân lao động được cải thiện, các doanh nghiệp luôn đatđược hiệu quả sản xuất trong kinh doanh và sâu xa hơn là nền kinh tế luôn pháttriển một cách bền vững trong thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng mạnh

mé này.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu có thể giải đáp được câu hỏi nghiên cứu và xác định cụ thể

các nhân tố có tác động đến thu nhập của lao động trong ngành công nghiệp dệtmay Xây dựng khung lý thuyết và mô hình để kiểm chứng mức đô ảnh hưởngcủa các nhân tố Dựa trên những phân tích có được, đứng trên quan điểm cá nhân

dé đưa ra những kết luận và có những đóng góp cho đề tài nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi chính: Các nhân tố nào có tác động đến thu nhập của lao động

trong ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam? Các nhân tố đó tác động như thếnao đến thu nhập của lao động?

Câu hỏi phụ: Thực trạng phát triển của ngành dệt may như thế nào, có ảnhhưởng đến thu nhập của lao động không? Cần có những giải pháp nào dé cải

thiện thu nhập của lao động?

4 Giả thuyết nghiên cứu

HI: Thu hút vốn FDI vào ngành dệt may có tác động tích cực đến thu nhập

của lao động trong ngành.

H2: Kim ngạch xuất khâu hàng hóa dệt may tác động tích cực đến thu nhập

của lao động.

H3: Năng suất lao động cảng cao giúp lao động cải thiện và gia tăng thu

nhập.

Trang 11

H4: Tỷ lệ lao động nữ tăng có liên quan tích cực đến thu nhập của lao động.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thu nhập của lao động trong ngành công nghiệp dệt

may Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của lao động

ngành dệt may trong thời gian 2000 — 2018.

Về nội dung: Phân tích các nhân tổ tác động đến thu nhâp của lao độngngành dệt may thông qua phân tích thực trạng phát triển ngành và phân tích định

lượng đê chỉ ra tác động của mỗi nhân tố.

Trang 12

CHUONG I: CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ TONG QUAN

NGHIEN CUU

1.1 Lý thuyết nền tang

1.L1 Khái niệm thu nhập của người lao động

Thu nhập của người lao động có thể hiểu một cách đơn giản là khoản tiền

mà người lao động được người sử dụng lao động trả theo lao động và là khoản

thu thường xuyên Thu nhập bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ

cấp, các chi phí thường xuyên mà người sử dụng lao động chi cho người lao

động và các khoản thu khác, trong đó tiền lương là phần thu chủ yếu trong thu

nhập của người lao động.

Thu nhập bình quân đầu của một người/tháng được tính bằng cách chia tổng

thu nhập trong năm của họ cho 12 tháng.

Theo nhà kinh tế học Adam Smith, đại diện cho trường phái kinh tế cô điểnthì trong tác phẩm “Sự giàu có của quốc gia” ông viết: “tiền lương, lợi nhuận,địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập” Như vậy có thé hiểu thu nhậptrong nền kinh tế có ba bộ phận là tiền lương, thu nhập và địa tô mà những ngườithuê đất phải nộp

Còn trong tác pham “Phê phán cương lĩnh của Gôta” của K.Marx (1875),ông đã chỉ ra rằng: “thu nhập lao động theo nghĩa là sản phẩm lao động thì thunhập tập thé của lao động sẽ có nghĩa là tong sản phẩm xã hội Khi thu nhập là

giá trị sản phâm lao động thì giá trị sản pham được sản xuất ra trong một thời ky

nhất định gồm các thành phần c + v + m” Trong đó c là phần bù đắp giá trịnhững tư liệu sản xuất đã tiêu dùng, v là phần thu nhập của người lao động và m

là thu nhập của chủ sử dụng lao động Như vậy, thu nhập của nền kinh tế bằng

thu nhập của người lao động và thu nhập của chủ sử dụng lao động.

Theo kinh tế học, Paul A Samueson và William D Nordhalls (2001), thunhập là luồng tiền lương, trả lãi, cổ tức và các nguồn thu khác mà một cá nhânhay một quốc gia nhận được trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một

năm.

1.1.2 Lý thuyết tiễn lương theo quan điểm kinh tế hoc

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học như N.G Mankiw, RobertS.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld đã cho thấy mức lương được hình thành trên cơ

sở cân bằng giữa cung và cầu về lao động Tiền lương ở mức cân bằng thị trường

5

Trang 13

sẽ là mức tiên lương mà tại đó lượng câu về lao động băng lượng cung về lao động.

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, tiền lương phụ thuộc vào cung vàcầu về lao động Tiền lương sẽ tăng khi cầu về lao đông tăng lên hoặc cung vềlao động giảm xuống và ngược lại tiền lương sẽ giảm khi cung về lao động tăng

lên hoặc cầu về lao động giảm xuống Tuy nhiên trong điều kiện thị trườngkhông cạnh tranh, dưới áp lực của công đoàn, của luật tiền lương tối thiểu và của

thuyết tiền lương hiệu quả, mức tiền lương sẽ có thể cao hơn so với mức cânbăng

Trên cơ sở lý thuyết về lao động và tiền lương trong kinh tế học có thể thấy,

năng suất biên của lao động và số người tham gia cung ứng lao động là yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến thu nhập Với những người có kỹ năng, kinh nghiệm

và trình độ học vấn cao thì năng suất biên sẽ cao hơn và tiền lương của họ cũng

cao hon, với những ngành có công việc nhàn hạ và an toàn thì lượng cung lao

động sẽ cao do đó tiền lương trong những ngành này giảm xuống Như vậy, theoquan điểm kinh tế học thì những nhân tố tác động đến tiền lương là đặc điểmnghề nghiệp, giáo dục đào tạo và kỹ năng của người lao động

1.1.3 Các nhân tổ tác đông đến thu nhập của lao động

Trên quan điểm của Gregory Mankiw (2003), năng suất lao động là điềukiện đề thay đổi thu nhập và sự khác biệt trong thu nhập giữa các quốc gia chính

là do khác biệt về năng suất lao động Theo Garry Becker (1993), phương pháptrả công lao động gắn với năng suất của cá nhân người lao động và giá trị côngviệc mỗi người đảm nhận Tăng năng suất lao động mang lại rất nhiều lơi ích cho

cả người lao động và nền kinh tế Đó không những khuyến khích, tạo động lực

làm việc cho người lao động ma còn làm tăng thu nhập cho người lao động, làm

cho cầu tiêu dùng và tiết kiệm tăng lên Cầu tiêu dùng tăng khuyến khích sảnxuất và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tiết kiệm tăng làm tăng

vôn đâu tư cho nên kinh tê.

Giới tính là một yếu tố về vốn nhân lực có ảnh hưởng đến thu nhập củangười lao động Do sự khác nhau về các đặc điểm sinh lý và quan niệm của xãhội nên thu nhập của lao động nữ thường thấp hơn so với lao động nam (KeshabBhattarai và Tomasz Wisniewski, 2002) Nhưng quá trình phát triển kinh tế xã

hội ngày nay đã làm cho khoảng cách này ngày càng thu hẹp lại, không còn có sự

chênh lệch quá lớn vê thu nhập giữa nam và nữ Đặc biệt với đặc thù công việc

Trang 14

trong ngành sản xuất hàng dệt may sẽ thu hút được nhiều lao động nữ Điều này

sẽ gia tăng khả năng sản xuất và từ đó mức thu nhập của lao động cũng có sựthay đôi

FDI của ngành công nghiệp dệt may có tác động đến thu nhập của mỗi laođộng Với những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã thu hút

một lượng vốn đáng ké, các dự án dau tư tăng đều qua các năm, đồng thời tácđông cùng chiều đến thu nhập của các cá nhân trong doanh nghiệp (Phan Thị

Hữu Nghĩa, 2011) Việc Việt Nam ký kết các Hiệp định Thương mại tự do ngàycàng giúp cho ngành dệt may phát triển và trở thành ngành thứ hai có lợi thếmang lại nhiều ngoại tệ cho nền kinh tế trong thời kì hội nhập Đối với nhữngdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện và khả năng sản xuất tạo rasản phẩm có giá tri cao hơn so với những doanh nghiệp chỉ có vốn đầu tư trong

nước, do đó thu nhập của lao động của những doanh nghiệp FDI cũng cao hơn

han.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoa cũng là một yếu tố thé hiện hiệu qua sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương,thu nhập của người lao động Doanh nghiệp có giá trị xuất khâu hàng hóa ranước ngoài càng cao, thu lại được nguồn lợi nhuận lớn thì điều kiện trả lương

cho lao động sẽ cao hơn, cải thiện được mức sông cho người lao động.

1.2 Tong quan các nghiên cứu có liên quan

1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Mincer (174) với tác phẩm nghiên cứu “Schooling, Experience, andEarnings” đưa ra hàm toán học để biéu thị mối quan hệ giữa số năm đi học, kinh

nghiệm làm việc với thu nhập của một cá nhân Diễn dịch toán học của ông đã

quy đổi yếu tô kinh nghiệm về đơn vị thời gian Như vậy với hàm thu nhập của

Mincer cho thấy yếu tố vốn con người trong đó cơ bản là số năm đi học và sốnăm làm việc có ảnh hưởng tới thu nhập của lao động.

Keshab Bhattarai và Tomasz Wisniewski (2002) đã nghiên cứu các nhân tốtác động đến lương và cung lao động tại vương quốc Anh Sử dụng bộ số liệuđiều tra mức sống dân cư tại Anh để nghiên cứu Ông cho rằng các biến baogồm: “số năm đi học, kinh nghiệm làm việc, trình độ đảo tạo nghề, giới tính,ngôn ngữ, đặc trưng nghề nghiệp và khu vực là có ảnh hưởng đến thu nhập của

người lao động” Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng số năm đi học, kinh

Trang 15

nghiệm, trình độ dao tạo nghĩ, giới tính, khả năng tiếng anh đều có tâc động đến

thu nhập, vă mức thu nhập trung bình ở câc khu vực khâc nhau lă khâc nhau.

Garry Becker (1993) với học thuyết tiền lương lă tư bản ứng trước, đầu tưvăo vốn con người lai coi trọng vấn dĩ đầu tu cho giâo dục Yếu tố con ngườiđược đặc biệt quan tđm Không có đầu tư năo mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư

văo nguồn nhđn lực Với học thuyết năy, phương phâp trả công lao động lại gắnvới năng suất của câ nhđn người lao động, gắn với công việc mă người lao động

đảm nhận thẻ hiện thông qua giâ trị công việc Hệ thống trả lương năy cho phĩpdoanh nghiệp thu hút vốn nhđn lực giỏi, có trình độ cao Tuy nhiín cũng sẽ gđy

sức ĩp công việc cao đôi với người lao động dan đín bỏ việc.

Honest Zhou (2002) trong băi nghiín cứu “Câc yếu tô quyết định đến thunhập của thanh niín: trường hợp của Harare” đê chỉ ra vốn con người lă yếu tôquyết định quan trọng đến thu nhập của thanh niín, chúng bao gồm số năm đihọc, trình độ học vấn cao nhất đạt được Nghiín cứu cho thấy người đi học đạihọc có thu nhập cao hơn người không có bằng đại học lă 46% Tuy nhiín trongnghiín cứu năy thì biến kinh nghiệm lăm việc vă biến nhđn khẩu học, kinh tế xêhội lại không có ý nghĩa thống kí

Gregory Mankiw (2003), trong tâc phđm Nguyín lý kinh tế học chỉ ra rằngnăng suất lao động lă điều kiện để thay đổi thu nhập Như vậy, câc nhđn tố tâcđộng đến năng suất lao động cũng chính lă câc nhđn tố tâc động đến thu nhập vẵng cho răng sự khâc biệt trong thu nhập giữa câc nước chính lă do khâc biệt vềnăng suất lao động

Gannon, Plasman (2007) thực hiện nghiín cứu về sự tương tâc tiền lương

giữa câc ngănh công nghiệp khâc nhau tại 6 quốc gia chđu Đu Phât hiện cho

thấy sự tồn tại chính lệch tiền lương giữa câc ngănh công nghiệp quan trọng ở cảhai giới tính Kết quả của họ tiếp tục chỉ ra rằng: ngănh công nghiệp có ảnhhưởng đến khoảng câch tiền lương vă dao động mạnh qua câc nước tại chđu Đu.Đặc biệt ở Ireland, kết quả khảo sât cho thấy tâc động của ngănh công nghiệp

khâc nhau dẫn đến 29% khoảng câch chính lệch trong tiền lương

Dohmen, Lehmann (2008) sử dụng dữ liệu thong nhất của câc nhđn viín từnăm 1997 đến năm 2002 tại một công ty Nga để nghiín cứu kích thước, phâttriển vă yíu tố quyết định khoảng câch thu nhập với giới tính trong một nội bộthị trường lao động có quâ trình chuyín đổi chậm Ngoại trừ nghề quản lý vă câccông việc đòi hỏi tính chuyín nghiệp, tiền lương của phụ nữ được trả ít hơn nam

Trang 16

giới khoảng 25% đến 35% Trong khi đó chênh lệch năng suất ước tính của phụ

nữ nói chung không nhiều và nhỏ hơn đáng kế so với sự khác biệt giữa tiềnlương đã trả cho họ Ban đầu khoảng cách chênh lệch tiền lương này khá lớnnhưng qua toàn bộ thời gian thì giảm đáng kê

Borjas (2013) cho rằng, tiền lương của một người phụ thuộc vào tuổi tác

của người đó Tiền lương tương đối thấp với người lao động trẻ, tăng lên khi họtrưởng thành và tích lũy được vốn con người, rồi có thể giảm nhẹ đối với người

lao động lớn tuổi, ông đã trình bay mối quan hệ và số năm đi học của một ngườibăng “đường tiền lương theo học van” cho thấy tiền lương của các doanh nghiệpsẵn sàng trả tương ứng cho mỗi trình độ học vấn, thể hiện mối quan hệ giữalương và số năm đi học (Mincer (1974), Borjas (2013)), thông thường người lao

động làm việc trong cùng một ngành nghề thì thu nhập của người lao động còn

phụ thuộc vào chuyên môn (loại hình công việc) và kinh nghiệm công tác của người lao động.

Sandra Polaski (2014) một trong các mục tiêu quốc gia là phải tạo đủ công

ăn việc làm bền vững cho mọi người, những người có khả năng làm việc vàmong muốn làm việc bởi cách tốt nhất dé thoát nghèo là có được việc làm tốt, từlao động phổ thông đến những công việc tạo ra năng suất cao hơn và yếu tô

chính để thu hút người lao động đến với việc làm đó chính là tiền công, tiềnlương và thu nhập tăng thêm là vấn đề then chốt

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Quốc Nghỉ và Bùi Văn Trinh (2010), với phương pháp thu thập dữ

liệu phân tầng kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, sau đó sử dụng

mô hình hồi quy tuyến tính dé xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình

quân đầu người của hộ đồng bào dân tộc thiêu số, từ đó đề xuất một số giải pháp

nâng cao thu nhập, 6n định đời sống cho người Chăm và người Khmer Kết qua

nghiên cứu là căn cứ khoa học cho các cơ quan, ban ngành hữu quan trong việc

hoạch định các chính sách có liên quan đến an sinh xã hội cho người dân tộc

thiêu sô ở đông băng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Phan Thị Hữu Nghĩa (2011) cũng đã nghiên cứu các nhân tố tác động đếnthu nhập cá nhân tai Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân

tố tác động mạnh nhất là cấp độ phân cấp, tiếp theo là nhân tố giáo dục, nhân tốloại hình doanh nghiệp và cuối cùng là nhân tô kinh nghiệm Theo kết quả khảo

Trang 17

sát thì không thấy có mối liên hệ giữa các nhân tố nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi,

vùng miền với thu nhập

Phạm Lê Thông (2012), tác giả chọn đối tượng khảo sát là những người làmcông ăn lương ở khu vực đồng băng sông Cửu Long, sử dụng phương pháp thống

kê mô tả của các biến số trong mô hình Kết quả ước lượng cho thấy học vấn là

yếu tô quan trọng quyết định đến thu nhập cá nhân, từ đó khăng định được lợi íchcủa giáo dục đối với người học trong nên kinh tế thị trường

Bùi Thị Thu Minh, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014) cho rằng, nghiên cứuđộng lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất có tầm quan trọng trong thu

hút và giữ chân người tài Nghiên cứu đã tiến hành phân tích kết quả thu thậpđược từ quan sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố Sau đó

phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội theo hồi quy đa biến thông thường,nghiên cứu đã phát hiện có 7 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhânviên trực tiếp sản xuất là: Văn hóa doanh nghiệp, công việc, cơ hội dao tao vàphát triển, điều kiện làm việc, lương và chế độ phúc lợi, mối quan hệ với đồng

nghiệp, mối quan hệ lãnh đạo Trong đó, lương và chế độ phúc lợi với văn hóa

doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh nhất

Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà (2014) cho răng, việc làm không đơn thuần

là vấn đề kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội và chính trị, nhất là trong bối cảnh đất

nước ta đang có nhiều chuyền đôi, việc làm tác động đến nhiều khía cạnh của đời

sông, kinh tế, xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân người laođộng, vấn đề khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều kiện kinh tế trong nước cónhiều biến động, Việt Nam vẫn duy trì được khả năng tạo việc làm, yếu tố tiềnlương, thu nhập lại là quan trọng nhất, tiếp đến là thời gian làm việc, môi trường

và điều kiện làm việc (không phải mức độ trang bị ATVSLD), chính sách baohiểm và bảo đảm việc làm, mối quan hệ nơi làm việc và cơ hội đào tạo phát triển

kỹ năng.

Phạm Thị Phong Lan và Trương Hoàng Minh (2014), tác giả cho rằng, yếu

tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập là kinh nghiệm, nhất là trong các nghề khai

thác truyền thống Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sau

đó mã hóa số liệu dé tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ

nhất và giá trị phần trăm So sánh sự khác biệt thông qua kiểm định ANOVA vàkiểm định T-test với mức ý nghĩa 5%, ngoài ra còn sử dụng mối tương quan hồi

quy đa biên của các biên độc lập ảnh hưởng đên sản lượng và lợi nhuận.

10

Trang 18

Dinh Phi Hồ (2015), tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dit liệu

chéo đưa ra khung phân tích với 10 yếu tô ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia

đình ở nông thôn Để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy tác giả đã sửdụng kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy, kiểm định mức độ phù

hợp của mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và hiện

tượng phương sai của phan dư thay đổi băng phương pháp so sánh với giá trị chibình phương Sau đó tác giả dùng hệ số hồi quy chuẩn hóa chuyển đổi thànhdang phan trăm dé xác định thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố

Theo Pham Thị Thu Lan (2016), doanh nghiệp tim cách ứng phó tiêu cực

với tăng lương tối thiểu như cắt giảm các khoản trợ cấp khác của người lao độnghay các biện pháp ảnh hưởng tới quyền lợi vốn có của người lao động chỉ làmcăng thăng và xấu đi quan hệ lao động và càng khó giải được bài toán về năng

suất lao động Tuy nhiên, lương thấp và không đủ sống, không đủ tái tạo sức lao

động một cách bền vững khó có thé nghĩ đến việc người lao động tự đào tạo dé

tăng năng suất.

Trương Vĩnh Phước (2017) cho rằng, khả năng thu nhập của người laođộng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phé Trà Vinhchỉ ở mức độ trung bình và thấp

Đỗ Văn Quân (2019), chính sách cải cách tiền lương là một yêu cau tat yếu,khách quan trong công cuộc đôi mới và phát triển đất nước hiện nay, có nhiều cơ

SỞ thuyết phục về lý luận và thực tiễn, cũng như lộ trình và giải pháp thực hiệnphù hợp góp phần quan trọng tạo ra động lực thực sự dé NLD trong khu vực nhanước và doanh nghiệp công hiến, sáng tạo và phát triển đất nước bền vững ViệnCông nhân và Công đoàn (2018), tình trạng tiền lương thấp phổ biến trong ngànhMay đang làm cho công nhân và gia đình họ bị mắc kẹt trong vòng nghèo đói,trong một ngành công nghiệp đang bùng nổ và sinh lợi Vậy mà, công nhânngành May vẫn phải vật lộn mỗi ngày chỉ để kiếm đủ ăn

11

Trang 19

CHUONG II: THỰC TRẠNG NGANH DET MAY VIET

NAM

2.1 Tổng quan nên kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay không những duy trì được sự ồn định và đạtmức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyền dịch theo hướng

công nghiệp hóa — hiện đại hóa trong giai đoạn 2015 - 2019 Ti trọng trong GDP

của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống

13,96% vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức

30,73% của năm 2015 lên đến 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm2019; ti trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33 -

34.5% từ năm 2015 đến năm 2019 Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dich theochiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp trong tăng trưởngGDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao

hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011- 2015 Năng suất laođộng của toàn nền kinh tế tính theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 110,4 triệuđồng/lao động, tăng 6,2% so với năm trước theo giá so sánh

Đặc biệt tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% - là mức tăng cao nhấttrong 11 năm qua Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh đượccải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh Nền tảng kinh tế vĩ mô đượccủng cé và từng bước được tăng cường Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xuhướng giảm dần, tiền lương cơ bản trung bình của người lao động làm đủ giờ là4,67 triệu đồng/tháng, tăng 4,2% so với năm 2017 An sinh xã hội ngày càng

được quan tâm thực hiện.

Năm 2019, tình hình phát triển kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy nền tảngmạnh mẽ và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất địnhhướng xuất khâu vẫn ở mức cao Số liệu sơ bộ cho thấy, GDP thực tăng khoảng7% trong năm 2019, gần với tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là mộttrong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực

12

Trang 20

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi

dai dịch Covid-19 Tuy nhiên, tác động y tế của dịch bệnh ở nước ta không

nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở

cả các cấp từ trung ương đến địa phương Trong khi kinh tế vĩ mô và tài khóa ônđịnh với mức tăng trưởng GDP ước đạt 3,8% trong quý đầu năm 2020, tác động

của cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy

mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh Tăng trưởng kinh tế năm 2020 dự báo sẽgiảm xuống 3 - 4% so với tỉ lệ 6,5% được dự báo trước khủng hoảng Yêu cầulên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chỉ ngânsách tăng lên do cần khởi động gói kích cầu để giảm thiểu tác động của đại dịchđối với các hộ gia đình và doanh nghiệp Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tìnhhình dịch bệnh được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế ViệtNam sẽ hồi phục vào năm 2021

Có thể nói hiện nay tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tếViệt Nam nói riêng đang chịu tác động rất lớn do Covid-19 Mỗi quốc gia cần cócác biện pháp cũng như các chính sách đề khôi phục lại nền kinh tế và Việt Namcũng cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn,như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc day kinh tế số, nâng cao hiệu qua đầu

tư công, đây là các nội dung chính mà Việt Nam cần cân nhắc để cải cách nhanh

và mạnh hơn.

2.2 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

Ngành Dệt May từ lâu đã là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn

của nền kinh tế Việt Nam Thêm vào đó, dét may là ngành tiên phong trong chiếnlược xuất khâu hàng hóa ra thị trường thế giới và đã thu về cho Việt Nam mộtlượng ngoại tệ khá lớn Nhiều năm qua đã cho thấy đây là ngành có đóng góp lớn

và 6n định vào mục tiêu tăng trưởng xuất khâu của cả nước Theo số liệu củaTổng cục Thống kê, ngành Dệt May Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản xuấtcông nghiệp toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ25% tông số lao động trong ngành công nghiệp, chiếm 5% tổng số lao động

2.2.1 Lịch sử phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời Mốc lịch sửđánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành dét may là vào thế ki 18 khi máy dét

ra đời ở nước Anh và từ đó sức lao động đã được thay thé bang máy móc, nênnăng suất dệt vải tăng chưa từng thấy trong lịch sử loài người Vào thời phong

13

Trang 21

kiến, ở Việt Nam ngành dệt may đã hình thành từ ươm tơ, dệt vải với hình thứcđơn giản thô sơ nhưng mang day kĩ thuật tinh sảo và có giá trị rất cao Sau đóươm tơ đệt vải đã trở thành một nghề truyền thống của Việt Nam và được lưutruyền từ đời này qua đời khác nhờ vào những đôi bàn tay khéo léo của ngườiphụ nữ Việt Nam Dù những công việc đó rất giản đơn nhưng đã tạo ra mộtphong cách rất riêng cho ngành dệt may Việt Nam mà không một nước nào cóđược Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm

1958 ở miền Bắc và đến năm 1970 ở miền Nam, nhưng mãi tới năm 1975 khi đấtnước thong nhất, ngành dệt may mới được 6n định Các nhà máy dệt may cũngdần được hình thành ở 3 miền Bắc Trung Nam

Lúc đầu, các nhà máy chỉ sản xuất hàng hoá để phục vụ nhu cầu trongnước Sản lượng sản xuất ra không nhiều vì lúc đó máy móc, thiết bị còn lạc hậu,phải nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa, trình độ quản lý cũng còn rất hạn chế,

không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phâm còn nghèo nàn và ít

ỏi Thời kì từ năm 1975 đến năm 1985, xuất khâu trong giai đoạn này chỉ thực

hiện trong khuôn khổ Hiệp định và Nghị định thư của nước ta ký kết với khu vực

Đông Âu - Liên Xô trước đây Do đó, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đinước ngoài chủ yếu là sang thị trường Đông Âu và thị trường Liên Xô Đến cuốinăm 1990, nước ta rơi vào thế hoàn toàn cô lập khi hệ thống các nước xã hội chủnghĩa bị tan rã Nền kinh tế Việt Nam trở nên đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao,nhiều xí nghiệp và doanh nghiệp bị đóng cửa, ngành dệt may cũng không thoátkhỏi tình trạng này Cùng thời gian đó, Đảng và Nhà nước ta bắt đầu chính sáchđối mới nền kinh tế, chuyên đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thời kì này, ngành dệt may gặp nhiềukhó khăn và phải đối mặt với việc: thiếu vốn, thiếu công nghệ, đặc biệt thiếu đốitác đầu mối tiêu thụ hàng hoá sản phẩm

Đến giai đoạn 1990 — 1995, nhờ có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá

nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt mayViệt Nam Mặc dù phat trién chậm hơn so với các nước láng giéng trong khu vựcchâu Á, nhưng ngành dệt may đã tự đứng dậy và vươn lên, phát triển một cáchđầy ấn tượng Bước đầu năm 1993, kim ngạch xuất khâu đạt 350 triệu USD vàđến cuối năm 1997 xuất khâu đạt 1,35 ty USD Không dừng lai ở con số này, sảnphẩm dệt may xuất khâu đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khâu mũi nhọncủa kinh tế Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển CNH - HĐH đất nướctrong thời gian tới Cùng với đà tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, ngành dét

14

Trang 22

may đã mở rộng thị trường xuất khâu Với chủ trương chính sách đa dạng hoá, đa

phương hoá, không chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước Đông

Âu, mà còn từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nướckhác trên thế giới Từ đó mở ra những thị trường mới như EU, Nhật Bản,

ASEAN thông qua việc nộp đơn gia nhập vào WTO (1994), ASEAN (1995),

ASEM (1996) Tháng 11/1998, Việt Nam chính thức được kết nạp vào APEC

và năm 2001 Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ có hiệu lực

(CPTPP) Theo số liệu thống kê năm 2001, toàn ngành có 1031 doanh nghiệp thìđến năm 2016, số lượng doanh nghiệp trong ngành khoảng 8000 doanh nghiệp.Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17%/năm trong giai đoạn từ 1998 đến nay.Hiện nay, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang từng bước đổi mới dé hộinhập vào xu thế toàn cầu hoá của cả thế giới

2.2.2 Vai trò của ngành dét may Việt Nam

Ngành dét may ra đời đóng góp một vai trò rất quan trọng cho sự phát triểnkinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới Với đặcđiểm của ngành là thu hút nhiều lao động và không yêu cầu trình độ chuyên môncao thì ngành dét may đã góp phan làm giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách đáng kẻ.Đặc biệt có thé thấy ro trong điều kiện thực tế, Việt Nam là một nước nôngnghiệp, phần lớn dân số thuộc khu vực nông thôn nên kiến thức còn hạn chế Vớivai trò giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng đồng nghĩa Nhà nước giảm gánh nặng ngân

sách, cải thiện được đời sông của người dân và ôn định trật tự đời sông xã hội.

Góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế cũng là một vai trò của ngành dệt

may, một tác động tích cực khi ngành công nghiệp dệt may phát triển Chính sựphát triển của ngành dệt may đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tếkhác như ngành nông nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ cho dét

may, ngành vận tải, điện, hóa chât,

Ngoài ra, ngành dệt may phát triển còn giúp kinh tế Việt Nam mở rộng

thương mại quốc tẾ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam Trong điều kiện tự

do hóa thương mại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên toàn cầu, mỗi quốc gia đềutìm thấy lợi thé so sánh với những quốc gia khác và tận dụng một cách triệt dénhững lợi thé đó Riêng đối với Việt Nam thì “ngành dệt may hiện nay đã vươnlên trở thành một trong những ngành xuất khâu chủ lực, đóng góp đáng kê vàoquá trình tăng trưởng kinh tế và mở rộng các mối quan hệ thương mại với các

nước trong khu vực và trên thế giới” Ngành luôn đây mạnh xuất khâu và trởthành đối tác làm ăn lâu dài với nhiều quốc gia Qua đó để duy trì, thâm nhập và

15

Trang 23

mở rộng mối quan hệ với nhiều nước khác trên thị trường quốc tế Nhận thấy

được kết quả của cả một quá trình không ngừng phát triển là ngành đã tạo dựng

được uy tín và tên tuổi thành công ở nhiều quốc gia tên thế giới Với giá trị xuấtkhẩu tăng nhanh và tương đối 6n định, xuất khâu hàng dệt may chiếm tỷ trọnglớn trong tong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đứng thứ hai sau dầu khí Dayđược coi là ngành tạo đà cho việc phát triển công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất

nước.

2.2.3 Thực trạng ngành dét may Việt Nam

Ngành dệt may hiện nay đang là một trong những ngành hàng xuất khẩu

chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt

Nam Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2019, tổng số

doanh nghiệp dệt may cả nước đạt khoảng 8000 doanh nghiệp.

Về thu nhập của lao động: Năm 2018, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn laođộng Việt Nam, mức lương cơ bản thấp nhất của lao động ngành dệt may là4,225 triệu đồng/tháng Còn thu nhập trung bình đạt khoảng 5,53 triệu

đồng/tháng, tăng 1,4% so với năm 2017, trong đó, ngoài mức lương cơ bản thì

các khoản thu nhập như làm thêm giờ, trợ cấp chiếm khoảng 18% Với mức tiền

lương và thu nhâp của lao động như vậy cũng đã có sự cải thiện nhưng vẫn phải

phụ thuộc vào việc làm thêm giờ mới đủ cho trang trải cuộc sống Đến 6 thángđầu năm 2019, mức lương cơ bản của công nhân dệt may đã thay đổi đáng kẻ,đạt 248 USD/tháng, tương đương với 5,7 triệu đồng/tháng, nhưng so với cácquốc gia trong khu vực thi mức lương đó vẫn còn thấp và có sự chênh lệch Việcchi phí nhân công rẻ cũng là một lợi thế nhưng có thé thấy năng suất lao độngvẫn còn ở mức thấp và thấp hơn rất nhiều so với một số các quốc gia Lợi thếnhân công rẻ giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, giúp các doanh nghiệp dệt maycạnh tranh về giá cả

Hình 2.1 Lương cơ bản và năng suất lao động của Việt Nam so với một số

Trang 24

Hình 2.2 Mức tăng lương tôi thiếu qua các năm

Mức tăng lương tối thiểu qua các năm

Về kim ngạch xuất khẩu:

Giai đoạn năm 2015 — 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn có sựtăng trưởng Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 25,4 tỷ USD, tăng hơn 12% sovới cùng kỳ năm trước Năm 2016, kim ngạch xuất khâu đạt 26,8 tỷ USD, tăng

5,2%; năm 2017 đạt 29,6 tỷ USD, tăng 9,4% Đặc biệt năm 2018, ngành dệt may

Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng khi kim ngạch xuất khẩu đạt 36 tỷ USD,tăng trưởng hơn 16% so với năm 2017 Cụ thé, năm 2018, kim ngạch xuất khẩuhàng may mặc dat 28,78 ty USD, tăng 14,45%; xuất khẩu vải đạt 1,66 ty USD,tăng 25,5%; xuất khâu xơ sợi đạt 3,95 tỷ USD, tăng 9,9%; xuất khẩu vải khôngdệt đạt 528 triệu USD, tăng 15,54%; xuất khâu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,23

17

Trang 25

tỷ USD, tăng 14,59%, đáng chú ý, giá trị thặng dư ngành dệt may năm 2018 ước đạt 17,86 tỷ USD, tăng 14,39%.

Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng May mặc Việt Nam giai đoạn 2015 —

2018

40 35 30 25 20 15 10 5

ũ

2015 2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thong kê

Hình 2.4 Giá trị xuất khẩu các mặt hàng năm 2018

Trang 26

Về thị phần xuất khẩu ngành hàng dệt may sang các thị trường chính năm

2017, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 47,16% Đứng thứ hai sau Mỹ làthị trường EU, chiếm tỷ trọng 12,9%; Nhật Bản 11,95% và Hàn Quốc 10,15%

Hình 2.5 Thị phan xuất khẩu dệt may đến các thị trường chính năm 2017

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2018 giá tri xuất khẩu dệt may của Việt Nam

sang My dat 14 ty USD, chiếm ty trọng 46,7% tông giá trị xuất khâu của ngành.Thị trường EU đạt 5,9 tỷ USD, Nhật Bản đạt 4 tỷ USD, Trung Quốc đạt 4 tỷUSD, Hàn Quốc đạt 3,8 tỷ USD

Hình 2.6 Giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến các thị trường năm

2018

19

Trang 27

22% 25%

18%

13%

Nhat Ban Trung Quốc Han Quốc

Ww Giá trị xuất khấu (ty USD) —+// 4% yoy

Nguồn: Tông cục hải quan

Theo số liệu thông kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, năm 2019dệt may Việt Nam xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD so với năm 2018

Thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2019

ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 8,9% và chiếm tỷ trọng 38,97% (riêng hàng vai và

may mặc ước đạt 14,9 ty USD, tăng 8,87% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng45,2%) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng ảnh hưởng nhất định đến nhucầu tiêu dùng của người dân Mỹ do giá cả đắt hơn và diễn biến khó lường làm

cho người dân Mỹ thận trọng hơn.

Tại thị trường EU, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt4,4 tỷ USD, tăng 2,23% chiếm tỷ trọng 11,28%, trong đó mặt hàng vải và may

mặc ước đạt 4,25 tỷ USD chỉ tăng 2,95% so với năm 2018.

Ở các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, kim ngạchxuất khâu ở các thị trường này đều tăng từ 6% đến hơn 10% Riêng thị trường

Nhật Bản, kim ngạch xuất khâu ước đạt dat 4,2 tỷ USD, tăng 4,79%, chiếm tỷ

trọng 10,77%, trong đó mặt hàng vải và may mặc ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng hơn

3% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng hơn 11%

Hình 2.7 Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2019

20

Trang 28

Mặc dù, đạt được kết quả khả quan, nhưng ngành Dệt may Việt Nam đang

đứng trước những khó khăn, thách thức, đó là: căng thăng chiến tranh thương

mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền, giá hàng hóa gia công

tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Trung

Quốc dẫn tới ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khâu, đặc biệt với nhóm hàng dệtmay Theo đó, một số doanh nghiệp có số đơn hàng mới chỉ bằng khoảng 70% so

với cùng kỳ năm 2018 Đặc biệt, việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp rấtnhiều khó khăn vì thị trường xuất khâu chủ lực là Trung Quốc (chiếm 60%) cắt

giảm lượng nhập hàng.

Trong khi đó, mặt hàng may mặc cũng gặp tình trạng sụt giảm đơn hàng.Nếu như trong năm 2018, tới thời điểm giữa năm, nhiều doanh nghiệp lớn trongngành đã có đơn hàng đến hết năm, thì năm 2019 chỉ ký được các đơn hàng có số

lượng nhỏ và ký theo tháng Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, ngành dệtmay đã năm bắt xu hướng muốn phát triển bền vững thì tiên quyết phải thoátcảnh thuần túy gia công - mua nguyên liệu, bán thành phẩm, tự thiết kế bán hàng

hay sở hữu nhãn hàng riêng.

Bên cạnh đó, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình Trình độ lao độngdệt may thấp, lao động phổ thông chiếm đến 76%; sơ cấp, trung cấp chuyênnghiệp chiếm 17,3%: cao đăng, đại học và trên đại học chiếm 6,8%.

Với các hiệp định thương mai tự do Việt Nam đã ký, các doanh nghiệp dệt

may đặt rất nhiều kỳ vọng vì sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan

21

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Lương cơ bản và năng suất lao động của Việt Nam so với một số - Chuyên đề thực tập: Các nhân tố tác động đến thu nhập của lao đông trong ngành công nghiệp dệt may
Hình 2.1. Lương cơ bản và năng suất lao động của Việt Nam so với một số (Trang 23)
Hình 2.2. Mức tăng lương tôi thiếu qua các năm - Chuyên đề thực tập: Các nhân tố tác động đến thu nhập của lao đông trong ngành công nghiệp dệt may
Hình 2.2. Mức tăng lương tôi thiếu qua các năm (Trang 24)
Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng May mặc Việt Nam giai đoạn 2015 — - Chuyên đề thực tập: Các nhân tố tác động đến thu nhập của lao đông trong ngành công nghiệp dệt may
Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng May mặc Việt Nam giai đoạn 2015 — (Trang 25)
Hình 2.4. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng năm 2018 - Chuyên đề thực tập: Các nhân tố tác động đến thu nhập của lao đông trong ngành công nghiệp dệt may
Hình 2.4. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng năm 2018 (Trang 25)
Hình 2.5. Thị phan xuất khẩu dệt may đến các thị trường chính năm 2017 - Chuyên đề thực tập: Các nhân tố tác động đến thu nhập của lao đông trong ngành công nghiệp dệt may
Hình 2.5. Thị phan xuất khẩu dệt may đến các thị trường chính năm 2017 (Trang 26)
Hình 2.7 Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2019 - Chuyên đề thực tập: Các nhân tố tác động đến thu nhập của lao đông trong ngành công nghiệp dệt may
Hình 2.7 Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2019 (Trang 27)
Hình 2.9. Một số quốc gia có lượng vốn đầu tư FDI lớn vào Việt Nam - Chuyên đề thực tập: Các nhân tố tác động đến thu nhập của lao đông trong ngành công nghiệp dệt may
Hình 2.9. Một số quốc gia có lượng vốn đầu tư FDI lớn vào Việt Nam (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w