1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2020

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN KHOA TOAN KINH TE

CHUYEN DE THUC TAP DE TAI:

Sir dung mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở vùng Đông bằng sông Hong

giai đoạn 2010 — 2020

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Huyền Trang

Mã sinh viên: 11195397

Lớp: Toán Kinh tế 61

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hoàng Bich Phương

Ha Nội, Thang 11 năm 2022

Trang 2

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

LỜI CAM ĐOAN

Em đã đọc và hiểu các hành vi về việc vi phạm sự trung thực trong học thuật.

Với danh dự cá nhân em cam kết rằng chuyên đề “Sử dung mô hình kinh tẾ lượng

đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất

lao động xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 — 2020” là do em

thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022

Tác giả chuyên đề

Phạm Thị Huyền Trang

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 1

Trang 3

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

MỤC LỤC

1 07010: 8 6

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU o-<- << 2< 9 999.999.909 0009 0096 096898 8 8

3 Đối tượng và phạm Vi NGHIEN CỨU o- << << se «s59 9599595 98950896 9

4 Phương pháp nghiên CỨU d << << 9 9 98.9919.9909 9906995059 10

Chương 1 TONG QUAN VA CƠ SỞ NGHIÊN CUU <s<<s<ssssss 11 1.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tẾ e s °-sssssecssessesssessezsees 11

1.1.1 Một số khái niệm 2-2 2 2 E+EE+EE+EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrkrred 11

1.1.2 Xu hướng chuyền dịch cơ cầu ngành kinh tế — 13

1.1.3 Do lường chuyền dich cơ cấu ngành kinh tẾ - 2-52 2 s25zcx¿ 141.2 Năng suất lao động xã hội s-s< se ©sssseEsstxsersetssersersserserssere 151.2.1 tin 7 nä 151.2.2 Vai trò của tăng năng suất lao động xã hội - cceccee 161.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội 17

1.3 Ảnh hưởng của chuyền dich cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao

(ÏỘng 55 <5 cọ cọ TH TH TT 0 0000001000006 201.4 Tổng quan nghiên cứu - se se se+sssseeseteetsetserssrserssrssresree 21

1.4.1 Một sô lý thuyết về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới

tăng trưởng năng suất lao động xã hội — — 211.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của chuyên dịch cơ câu ngành

kinh tê tới tăng trưởng năng suat lao động xã hội - - «+ +-«++<<s+2 24

CHUONG 2 THUC TRANG CHUYEN DỊCH CƠ CÁU NGÀNH KINH TE

VA TANG TRUONG NĂNG SUAT LAO ĐỘNG XÃ HOI O VUNG DONG

BANG SONG HONG GIAI DOAN 2011 — 2(2() -.-s <5 <<sese<sesssse 28 2.1 Nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở

đồng bằng sông Hồng 2-5 s- se se ssssEsEssEssvsEseEssrsersssssessssee 28

2.2 Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế tại vùng đồng

bằng sông Hồng — ˆÔÔÔÔÔ 30

2.2.1 Chuyên dịch cơ cầu lao động ngành kinh tế tại vùng ĐBSH 30

2.2.2 Chuyên dich cơ cau sản lượng ngành kinh tế tại vùng ĐBSH 342.3 Thực trạng tăng trưởng năng suất lao động xã hội vùng ĐBSH 37

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 2

Trang 4

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ANH HUONG CUA CHUYEN DỊCH

CƠ CAU NGANH DEN TANG TRUONG NĂNG SUÁT LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM cccc5cG 5S S5 SsESsESSESSESSesssessessessessesssssssssssssessesssssssssssee 4

3.1.Phương pháp nghién CÍỨPU << <5 9 8 989 989 995 99959955859 41

3.1.1 Mô hình hồi quy số liệu MANY 2-2: 2 +2£+£++£E+£vrxzrecred 41 3.1.2 Các kiêm định và quy trình lựa mô hình phù hợp - 43

3.2.Mô hình nghiên CỨU d << 9 9 9.99 0.00000009000050 43

3.2.1 Mô tả các biến và nguồn số liệu -2- 2-2 ©E+E+£E+£EeEEerEerEerkerrred 43 3.2.2 Mô hình phân tích ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cau ngành kinh tế tới

tăng trưởng NSLD vùng ĐBSH - Gv HHgHnHnnHkgệt 48

3.3 Kết quả nghiên €ứu e- se se sSSseSseEseEseSsexsexsersersersersersse 50 3.3.1 Thống kê mô tả ¿2-2 ©5£SE9EE£2EEEEEEEEEEEEEEEEE2171122171.211 71 crk 50

3.3.2 Kết quả ước lượng - + ++2k++E2EE£EEE2EEEEE21127171122171211 21c crk 52

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-< 5-5 5< s se s< ssSsssSessss 62

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 3

Trang 5

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

DANH MỤC TỪ VIET TAT

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

NSLD Năng suất lao động

NSLĐXH Năng suất lao động xã hội

CNH-HDH Công nghiệp hoa — Hiện dai hoa

CNH Công nghiệp hoa

MHI Mô hình IMH2 Mô hình 2

Pham Thị Huyền Trang — 11195397

Trang 6

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo nganh kinh tế các tỉnh/ thành phố tại vùng DBSH

ø1a1 đoạn 2010 — 2Ö2 o- 5< 5< se 9995.95.9395 999 0.05 5095000.0896 0090 31

Bang 2.2 Cơ cấu sản lượng theo ngành kinh tế các tỉnh/ thành phó tại vùng ĐBSH

ø1a1 đoạn 2010 — 2020 - << << 949945949494 94 9494 940.040040.040.040.0500080.040.05.080030 34Bang 3.1 Quy trình lựa chọn mô hình - ¿6 6 SE E+EE+EEeeEseEeeseseeevee 43

Bảng 3.2 Mô tả các biến trong hai mô hình hồi quy .s s sc se se<sssssessess2 46 Bang 3.3 Thống kê mô tả các biến trong mô hình s sss<ssesssssesssss 50 Bảng 3.4 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 1 51

Bang 3.5 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2 51

Bang 3.6 Kết quả ước lượng theo mô hình POLS, FEM, REM (MHI) 52 Bảng 3.7 Kết quả kiểm định đa công tuyến (MH1) s.ssssssssssssssssssssssssssssssssesessssessseee 53

Bang 3.8 Kết qua ước lượng theo mô hình GLS (MHI) -e s- 5° sss<s 54

Bảng 3.9 Kết quả ước lượng theo mô hình POLS, FEM, REM (MH2) 56 Bảng 3.10 Kết quả kiểm định đa công tuyến (MH2) -ss se ssseeccss 57 Bảng 3.11 Kết quả ước lượng theo mô hình GLS (MH2) e5 52s + 58

DANH MUC HINH

Hình 2.1 Lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH se se se +sevsee+e+seessevseesses 29 Hình 2.2 Biéu đồ thé hiện cơ cấu lao động ngành kinh tế vùng ĐBSH giai đoạn

Trang 7

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bồi cảnh hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số phát triển nhanh chóng đã tạo ra cơ hội cho phát triển nền kinh tế Việt Nam, nhưng cũng kéo theo nhiều khó khăn, thách thức Vì vậy, Việt Nam cần phát triển đúng hướng và có các giải pháp hữu hiệu dé không bị tụt hậu so với các quốc gia khác.

Một trong những yếu tố cơ bản của việc thúc day phát triển nên kinh tế là tăng năng

suất lao động xã hội (NSLĐXH) Năng suất lao động xã hội cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân,

cho phép giải quyết các van đề về tích lũy, tiêu dùng của nền kinh tế Chỉ có phát

triển nhờ vào tăng năng suất mới tăng được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và

có điêu kiện đây mạnh xuât khâu hang hoá và dịch vụ, tăng cường hội nhập quôc tê.

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nôi bật

trong việc nâng cao năng suất lao động kinh tế, thé hiện ở việc mặt băng NSLĐXH không ngừng được cải thiện qua các năm Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn

2016 — 2020 là 5,8% / năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu

đề ra là 5% Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cho rằng tốc độ tăng này không đủ dé thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc

tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 thấp hơn Malaysia bảy lần;

Trung Quốc bốn lần; Thái Lan ba lần, Philippines hai lần và Singapore tận 26 lần So với các nước trong khu vực, năng suất lao động xã hội của Việt Nam còn thấp đang là trở ngại cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khoảng cách và thách thức rất lớn dé có thé bắt kịp mặt bằng năng suất lao động xã hội của các nước trong khu vực trong giai đoạn tới Như vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước thì việc tăng nhanh NSLĐXH đối với Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

Trong quyết định số 795/QD của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”

đã chỉ rõ: Vùng Đồng băng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng

Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh, là cửa ngõ ở phía

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 6

Trang 8

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

biên Đông với thé giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á Vùng ĐBSH có dân cư đông đúc, có lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Bên cạnh đó, vùng ĐBSH có Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố quan trọng như thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh đã tạo cho vùng có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước Với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế và các trung tâm, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai lớn của

quốc gia Năng suất lao động xã hội của vùng năm 2020 tăng ít nhất 2,3 lần so với

năm 2010 Như vậy, vùng DBSH đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vi trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước.

Theo tổ chức Lao động quốc tế - ILO (2014), để tăng nhanh NSLĐXH có hai con đường: Mới là tăng hiệu quả của các ngành công nghiệp chính bang cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng và đảo tạo

nghề; Hai ld chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn giúp năng

suất lao động có thé tăng nhiều nhất Như vậy, dé tăng nhanh NSLD thi cần phải đây mạnh chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh hơn nữa theo hướng gia tăng tỷ trọng những ngành có giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã kéo theo những

thay đổi trong công nghệ, trong cầu hàng hóa của Việt Nam Từ đó dẫn đến những

thay đôi về lợi thé cạnh tranh, về cơ cấu hàng tiêu dùng và dẫn tới sự chuyền dich cơ cau ngành kinh tế Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng đã có sự thay đổi tích cực theo hướng CNH-HDH, thé hiện ở tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dan và tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp có xu hướng tăng dần Năm 2020, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm đến 85,15% GDP Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là kết quả chuyền dịch này có tác động đến tăng năng suất lao động xã hội trong thời gian qua không? Và tác động như thế

Khi nghiên cứu về cơ câu ngành kinh tế thì có hai loại cơ cấu thường được quan tâm nhiều nhất là cơ cau sản lượng và cơ cấu lao động Đến nay, đã có một số

nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyền dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLDXH

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 7

Trang 9

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

tại Việt Nam, điển hình là các nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Trần Thọ Đạt và Ñ guyén Thi Cam Vân (2015), Giang Thanh Long (2015), Vũ Hoang Ngân (2016), Vũ Thị Thu Hương (2017), Lê Huy Đức (2019) Tuy nhiên, phan lớn các nghiên cứu này đều tập trung xem xét ảnh hưởng của chuyền dịch co cau đến tăng trưởng NSLDXH ở Việt Nam thông qua phương pháp phân tích chuyên dịch

tỷ trọng của ngành (ShiftShare Analyis — SSA) trong các giai đoạn nghiên cứu khác

nhau Trong khi đó nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH của vùng sử dụng mô hình kinh tế lượng còn rất ít Việc xem

xét sự thay đổi về cơ cấu sản lượng và lao động của vùng sẽ cho phép đi sâu và giải

thích rõ hơn nguồn gốc tăng trưởng của NSLĐXH Với tầm nhìn của | sinh viên khoa Toán Kinh tế, em tiếp cận mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu đồng thời hai

van đề: (i) ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng NSLĐXH và (ii) ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cấu sản lượng đến tăng trưởng NSLDXH của

vùng DBSH.

Từ những lý do nêu trên, việc lựa chon đề tài: “Si dung mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở vùng Dong bằng sông Hong giai đoạn 2010 — 2020”

có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Chuyên dé góp phan bổ sung, hoàn thiện

cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLDXH của vùng DBSH Em hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của chuyên đề

sẽ là những thông tin quan trọng trong việc định hướng và xây dựng các chính sách

chuyền dịch cơ cấu ngành nhằm thúc đây tăng trưởng NSLĐXH ở Đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của chuyên đề là đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội vùng DBSH từ năm 2010 đến năm 2020 Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị chính sách nhăm đây mạnh chuyền dịch cơ cấu ngành theo hướng gia tăng nang suất lao động xã hội nhanh,

hiệu quả và bên vững.

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 8

Trang 10

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Các mục tiêu nghiên cứu cụ thê:

- Hoàn thiện cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng về ảnh hưởng của quá trình

chuyền dịch cơ câu ngành kinh tế tới tăng trưởng NSLDXH vùng ĐBSH giai đoạn

2010 - 2020.

- Xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng NSLDXH ở DBSH.

- Đề xuất định hướng và khuyến nghị chính sách nhằm chuyên dịch cơ cấu ngành theo hướng thúc đây NSLĐXH tăng trưởng nhanh và bền vững đến năm 2030.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên dé là ảnh hưởng của chuyền dich cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội tại vùng ĐBSH Cơ cấu ngành

được phân tích là cơ cấu ngành kinh tế cấp 1 bao gồm cơ cau ngành theo lao động

và cơ câu ngành theo sản lượng.

Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của

chuyên dịch cơ cầu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH tại vùng ĐBSH, gồm II tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vinh

Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh (theo

quyết định số 795/QD của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thé

phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”)

Thời gian nghiên cứu: 2010 — 2020Nội dung nghiên cứu:

- Chuyên đề tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chuyền dịch cơ cấu ngành

(thay đổi tỷ trọng của ngành) đến tăng trưởng NSLĐXH tại vùng DBSH theo hai loại cơ cấu là cơ cấu lao động và cơ cấu sản lượng.

- Các ngành kinh tế cấp 1 được xác định theo Quyết định số 27/2018/QD —

TTg, ngày 6 /háng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ (chỉ tiết trình bay tại bang

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 9

Trang 11

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

1 phụ lục 1) Theo quyết định này các ngành kinh tế cấp 1 bao gồm 21 ngành nhưng do số liệu thống kê về Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế không được cập nhật thường xuyên và ngành này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nền kinh tế, do đó chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu giữa 20 ngành kinh tế còn lại.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng: Phương pháp kinh tế lượng gồm mô hình hồi quy số liệu mảng để xử lý và phân tích đữ liệu nhằm đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cầu ngành (cơ cau lao động và cơ cấu sản lượng) đến tăng trưởng NSLDXH

tại vùng ĐBSH giai đoạn 2010 — 2020.

Phương pháp định tính:

- Phương pháp tông hợp và phân tích từ các nghiên cứu, báo cáo, bài báo

khoa hoc trong nước và ngoài nước, được sử dụng trong chuyên đề nhằm thừa kế, phát triển và hoàn thiện cơ sở lý luận về “Ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cau ngành

kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội”.

- Phương pháp so sánh thống kê mô tả được sử dụng đề xử lý thông tin từ nguồn số liệu thứ cap nhằm phân tích thực trạng chuyền dịch cơ cấu ngành và tăng

trưởng NSLĐXH tại vùng ĐBSH.

- Phần mềm xử lý số liệu: Stata Nguồn dữ liệu

- Các số liệu sử dụng trong chuyên đề chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp được

thu thập từ Niên giám thống kê của 11 tỉnh/ thành phố vùng ĐBSH, Bộ Lao động

-thương binh và xã hội, Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và kế

thừa bộ sô liệu của các nghiên cứu bai báo khoa học liên quan đên đê tai.

- Quá trình thu thập và xử lý các số liệu thứ cấp sử dụng trong các mô hình nghiên cứu định lượng sẽ được trình bày chỉ tiết trong phần mô tả nguồn số liệu của

mô hình.

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 10

Trang 12

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Chương 1 TONG QUAN VA CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

1.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.1.1 Một số khái niệm

Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hoá và dịch vu Cơ cau ngành kinh tế được nghiên cứu là tập hợp tat cả các ngành kinh tế và

mối quan hệ tương quan giữa các ngành thể hiện ở vai trò, vị trí và tỷ trọng của mỗi

ngành trong tong thể nên kinh tế quốc dân Mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, luôn vận động và hướng vào những mục

tiêu cụ thé.

Nội dung của của cơ câu ngành kinh tê thê hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, là số lượng các ngành kinh tế được hình thành Số lượng ngành

kinh tế không có định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội Theo thời gian và quan điểm đã có nhiều cách phân loại ngành kinh tế

khác nhau Để thống nhất cách phân loại ngành, Liên Hợp Quốc đã ban hành

“Hướng dẫn phân loại ngành theo chuẩn quốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế” Theo tính chất công việc Liên Hợp Quốc đã gộp các ngành phân loại thành ba

khu vực hay còn gọi là ba ngành gộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông — lâm —

ngư nghiệp; khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ Theo ISIC (International Standard Industrial

Classification) toàn bộ các hoạt động kinh tế được phân chia thành 20 ngành và 3

khu vực được thể hiện trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và cho đến nay hầu hết các các quốc gia trên thế giới đều xây dựng và áp dụng SNA, theo đó:

Khu vực I: Sản phẩm khai thác từ tự nhiên (nhóm ngành nông nghiệp) gồm:

(1) Nông nghiệp và lâm nghiệp: (2) Thủy sản; (3) Công nghiệp khai thác mỏ.

Khu vực II: Chế biến từ sản phẩm khai thác (nhóm ngành công nghiệp) gồm:

(4) Công nghiệp chế biến: (5) Xây dung; (6) Sản xuất phân phối điện, khí đốt và

Khu vực II: Nhóm ngành dich vu bao gom: (7) Thuong mai sửa chữa xe con, động cơ môtô, xe may, đồ dùng cá nhân và gia đình; (8) Du lịch, khách sạn - nhà

hàng; (9) Vận tải, kho bãi và bưu chính viễn thông; (10) Tài chính ngân hàng; (11)

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 11

Trang 13

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Hoạt động khoa học và công nghệ; (12) Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; (13) Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội; (14) Giáo dục và dao tao; (15) Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; (16) Hoạt động văn hoá, thé thao; (17) Hoạt động Dang, Doan thé, Hiệp hội; (18) Hoạt động dịch vụ cá nhân

và cộng đồng; (19) Dịch vụ phục vụ trong các hộ gia đình; (20) Hoạt động của các

tổ chức đoàn thê quốc tế.

Thứ hai là mỗi quan hệ tương đối giữa các ngành với nhau Mối quan hệ

này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính

theo GDP, lao động, vốn ) của mỗi ngành trong tông thé nền kinh tế quốc dân còn khá cạnh chất lượng phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng ngành và tính

chât của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau

Cơ cấu ngành kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, các nhân tố này đều tác động đến sự thay đổi trong cơ cấu của tổng cầu và sự phân bổ các yếu tô

sản xuất, từ đó tác động đến cơ cấu ngành kinh tế Nhóm các nhân tố tác động từ

bên trong bao gồm: nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội; trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cùng với sự vận động phù hợp của quan hệ sản xuất;

quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi

giai đoạn nhất định Nhóm các nhân tố tác động từ bên ngoài bao gồm: xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và

chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế; xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa lực lượng

sản xuất; các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ; sự bùng nô của công nghệ thông tin Đánh giá được một cách đúng đắn mức độ và phạm vi tác

động của các nhân tố này là căn cứ dé Nha nước xây dựng và điều chỉnh cơ cấu

kinh tế thông qua các chính sách cơ cau phù hợp.

Chuyén dịch cơ câu ngành không chi là sự thay đổi về số lượng các ngành, ty trọng của mỗi ngành mà còn là sự thay đổi về vai trò, tinh chất mối quan hệ giữa các ngành trong tông thé nền kinh tế Như vậy, ban chất của chuyền dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình cải tạo những ngành cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp dé

xây dựng va phát triển các ngành mới, tiên tiến, hoàn thiện và b6 sung ngành cũ

nhăm biên đôi cơ câu ngành cũ thành cơ cau ngành mới hiện đại và phù hợp hơn.

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 12

Trang 14

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Như vậy ta có thê hiểu: “Chuyén dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tỉ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian dé phù hợp với sự phát trién ngày càng cao của lực lượng sản

xuât và phân công lao động xã hội ”.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra liên tục, gắn liền với tăng

trưởng và phát triển kinh tế Những ngành có NSLĐ cao và giá trị gia tăng lớn sẽ có tốc độ phát triển cao hơn, sẽ thay thế dần những ngành có NSLĐ thấp và giá trị gia tăng thấp Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng mạnh mẽ thì việc lựa chọn va chuyên dịch hợp lý cơ cầu ngành thé hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự tham gia tích cực và thực hiện hội nhập thành công.

1.1.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Có thé khái quát, công nghiệp hóa là quá trình tạo sự chuyển biến từ nền

kinh tế nông nghiệp với nên kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất

thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử

dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao Như vậy, công nghiệp hóa là

quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các

ngành kinh tế quốc dân Hiện dai hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng dé dat trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.

Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện

đại hóa là quá trình chuyền đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phô biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện,

phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ

khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”

Nền kinh tế sử dụng máy móc và công nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn thường

đầu tư tập trung vào công nghiệp — dịch vụ hơn là nông nghiệp Theo các nhà kinh tế học, công nghiệp hoá chỉ có thé thành công nếu nền kinh tế chuyên dịch tập

trung sang khu vực chế biến chế tạo (Hoffman, 1958 và Chenery, 1986) Ở giai

đoạn tiếp theo, ngành công nghiệp được phân ra thành công nghiệp nhẹ và công

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 13

Trang 15

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

nghiệp nặng (Syrquin và Chenery, 1989) Một xu hướng khác cho thấy khi nền kinh tế bước sang những giai đoạn phát triển cao thì tốc độ tăng của ngành dịch vụ sẽ ngày càng cao hơn so với tốc độ tăng của ngành công nghiệp Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng vốn cao ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ nhanh, tỷ trọng các ngành sản phâm có hàm lượng lao động

Cao sẽ giảm dần Đối với ngành dịch vụ, theo sự phát triển kinh tế, các ngành dịch

vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật, giáo dục, y tế, du lịch sẽ có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao.

Tóm lại, xuất phát từ yêu cầu tăng tỷ trọng các ngành có năng suất, giá trị gia tăng cao gắn với xu thé phát triển khoa học công nghệ, chang hạn như công nghiệp chế biến hay dịch vụ chất lượng cao, các quốc gia giảm dan tỷ trọng các ngành có năng suất, giá trị gia tăng thấp, đồng thời áp dụng công nghệ mới nhằm thúc day năng suất trong các ngành này và giảm bớt lượng lao động có trình độ thấp.

1.1.3 Do lường chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế

Tỷ trọng các ngành trong nên kinh tế

GDP là thước đo phổ biến, tổng quát nhất dé đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyền dịch cơ cấu của nền kinh tế Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành thường là 1 trong những tiêu chí đầu tiên được sử dụng để đánh giá quá trình chuyên dịch ngành kinh tế của nền kinh tế Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trên

GDP ở các quốc gia có sự thay đổi Đối với các nước đang phát triển, xu hướng

chung là khu vực nông nghiệp có tỷ lệ ngày càng giảm, khu vực phi nông nghiệp

(công nghiệp, dịch vụ) ngày càng tăng lên Đối với các nước phát triển, khu vực dịch

vụ đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP sau đó là công nghiệp và nông nghiệp

chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Tốc độ chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế

Tốc độ chuyền dich cơ cau ngành (ø) được do lường mức độ chuyền dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định, được tính theo công thức:

Trang 16

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Sf là cơ cau khu vực i năm t

Theo đó, Cosy € [0,1] , khi Cosy = 1 sẽ không có sự chuyền dich cơ cấu, Cosy càng nhỏ đồng nghĩa với việc chuyên dich cơ cấu càng nhanh Đối vưới các nước đang phát triển, tốc độ chuyên dich cơ cấu được phan ánh sự chuyên đổi cơ cau kinh tế theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Chỉ số chuyển dịch cơ cấu (S)

Tính toán chỉ số chuyên dịch cơ cấu kinh tế S như sau: Trong đó, I là chỉ

ngành thứ i(i=1,2, n) và lần lượt là ty trọng của ngành I tại thời kỳ nghiên cứu và thời kỳ gốc được tính bằng phan trăm (%) Chi số chuyển dịch cơ cấu càng lớn

thì sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngày càng mạnh mẽ Như vậy, chuyên dịch cơ cấu

ngành kinh tế có thể được đo lường băng nhiều cách Mỗi chỉ tiêu đo lường có ý nghĩa kinh tế nhất định trong phân tích chuyên dịch cơ cau ngành kinh tế Lựa chọn

phương pháp đo lường nào đề đánh giá chuyên dịch cơ cầu ngành kinh tế phụ thuộc

vào mục tiêu, yêu cầu và sự phù hợp của mỗi nghiên cứu Song thực tế, dù dùng theo phương thức đo lường nào thì chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế đều được tính

toán từ tỷ trọng của các ngành kinh tế trong nền kinh tế.

1.2 Năng suất lao động xã hội

1.2.1 Khái niệm

Năng suất lao động là một trong những chủ đề luôn thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chính sách NSLĐ không chỉ phản ánh hiệu quả sử dụng lao động mà còn thể hiện mức độ cạnh tranh của nền kinh tế Ta có thé hiệu: “NSLD là tỷ lệ giữa dau ra trên dau vào, trong đó dau ra

được tinh bằng tổng sản phẩm quốc nội - GDP hoặc tổng giá trị gia tăng — GVA,

đâu vào thường được tinh bằng giờ công lao động hoặc số lao động dang lam

Có hai loại năng suất lao động đó là năng suất lao động cá biệt và năng suất

lao động xã hội.

Năng suất lao động cá nhân là mức năng suât của cá nhân người lao động,

được đo bằng sỐ lượng sản phâm sản xuất hoàn thành trên một đơn vị lao động hao

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 15

Trang 17

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

phí cho sản xuất sản phẩm đó (don vị lao động hao phí được tính theo người,

ngày-người và g1ờ-ngày-người).

Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bang tổng sản phâm trong nước tính bình quân một lao động

trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm lịch (Tổng cục thống kê) NSLĐXH

có thê được tính toán cho nền kinh tế, cho các ngành kinh tế hay các vùng kinh tế Trên thị trường hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội Chính vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội.

1.2.2 Vai trò của tăng năng suất lao động xã hội

Thứ nhất, NSLĐXH cao sẽ thúc đây tăng trưởng kinh tế Một nền kinh tế có năng suất cao nghĩa là nền kinh tế đó có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ

hơn với cùng một lượng nguyên liệu hay yếu tố đầu vào, hoặc sản xuất ra số lượng

hàng hóa và dịch vụ tương đương với lượng nguyên liệu và yếu tố đầu vào ít hơn Nếu như NSLĐXH thấp thì sẽ không thể khai thác hết tiềm lực của quốc gia và sẽ

là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức sống và thu nhập bình quân đầu người rất

thấp Do đó tăng NSLĐXH sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ phát triển của tổng sản phẩm trong nước và thu nhập quốc dân, từ đó

cho phép giải quyết các vấn đề tích lũy và tiêu dùng, cải thiện đời sống của người

dân Song phát triển nhờ vào tăng NSLĐXH mới tăng được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mới có điều kiện đây mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và tăng

cường hội nhập quôc tê.

Thứ hai, xu hướng già hóa dân số sẽ gây ra những bat lợi đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Do đó, việc tăng nhanh NSLĐXH là

cách duy nhất giúp các quốc gia đạt được sự thịnh vượng khi dân số ngày càng già

Thứ ba, năng suất lao động anh hưởng đến tat cả mọi người.

- Đối với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thêm cơ hội đầu tư.

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 16

Trang 18

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

- Đối với người lao động tăng năng suất lao động dẫn tới lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn Về lâu dài, tăng năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với tạo việc làm.

- Đối với Chính phủ, tăng năng suất lao động giúp tăng nguồn thu từ thuế.

1.2.3 Các yếu tố anh hướng đến năng suất lao động xã hội

Chuyển dịch cơ cau ngành kinh tế

Nhiều học thuyết đã chỉ ra rằng chuyền dịch cơ cấu kinh tế có tác động mạnh mẽ, thúc day tăng năng suất lao động Theo lý thuyết nhị nguyên, mô hình hai khu

vực của Lewis (1954) cho rằng khi nông nghiệp dư thừa lao động thì tăng trưởng

kinh tế được quyết định bởi tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp Khu vực

hiện đại (công nghiệp và dịch vụ) chính là khu vực thu hút lao động từ khu vực

truyền thống (nông nghiệp) sang, từ đó cải thiện NSLD của nền kinh tế đối với các

nước dang phát triển Hơn nữa, mức độ và tốc độ tăng trưởng NSLD trong ngành

nông nghiệp luôn thấp hơn so với những ngành còn lại trong nền kinh tế Từ đó,

nguồn vốn dau tư, công nghệ, lao động có thé dé dang dịch chuyền từ những ngành

có năng suất thấp sang những ngành có năng suất cao dé cải thiện NSLD tổng thé nền kinh tế Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm dịch chuyền cơ cấu ngành theo lao động

đơn thuần như vậy thì mục tiêu tăng trưởng NSLĐ có thể không khó dé đạt được

trong ngắn hạn nhưng NSLD trong dài hạn rất khó cải thiện.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2000), với các nước đang phát triển, ban đầu quan trọng nhất khu vực nông nghiệp nhưng sau đó, khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì nông nghiệp sẽ mất đi vai trò chủ yếu Khi đó vai trò khu vực công nghiệp sẽ tăng lên (quá trình CNH) và tiếp đó nó sẽ giữ vai trò chủ đạo.

Quá trình này được quyết định bởi cấu trúc cầu của người tiêu dùng và NSLD tương

đối giữa 3 khu vực Việc áp dụng khoa học công nghệ mới trong nông nghiệp giúp tăng trưởng NSLD trong khu vực nay tăng nhanh đồng nghĩa dư thừa lao động ngày

càng lớn Trong khi đó, nhu cầu lao động công nghiệp ở các nước đang phát triển

tăng nhanh do sự dịch chuyền luồng vốn đầu tư sản xuất công nghiệp từ những nước phát triển Nhờ NSLD tuyệt đối tăng, thu nhập của người lao động cũng dan được

cải thiện dẫn tới nhu cầu chỉ tiêu cho dịch vụ như giáo dục, y tế, du lịch, tài chính

sé tang theo.

Pham Thi Huyén Trang — 11195397 17

Trang 19

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Tăng cường trang bị vốn, phát triển khoa học công nghệ

Trong khi nền sản xuất thế giới hiện đại là máy móc thay thế sức lao động của con người thì nền kinh tế sản xuất dựa trên tăng cường lao động không thể tạo ra năng suất cao Việc tăng cường trang bị vốn đầu tư cho tài sản, thiết bị, cơ sở hạ

tầng giao thông, nhà xưởng có vai tro thiết yếu trong việc nâng cao NSLD Cùng

với số lượng nguồn nhân lực như nhau, nếu có những điều kiện trang bị phương tiện sản xuất tốt hơn, người lao động có thé tao ra nhiều của cải vật chất hơn, tức là

làm tăng NSLĐ Giữa NSLD va tăng cường trang bị vốn có mối quan hệ chặt chẽ.

Tăng cường trang bị vốn là một quá trình đi kèm với phát triển kinh tế nhanh chóng Ở giai đoạn đầu phát triển, các nước đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc trải qua giai đoạn tăng cường vốn nhanh chóng hơn các nước khác và sau đó giảm dần Điều tương tự cũng diễn ra ở những nên kinh tế mới nổi, những nỗ lực tăng cường vốn trong giai đoạn này để tạo ra các bước tăng trưởng ngoạn mục Tăng cường vốn nhanh dẫn đến kết qua là NSLĐ tăng ổn định ở hau hết các nước Châu A

(Viện Năng suất Việt Nam, 2017).

Khoa học công nghệ được coi là một yếu tố tác động trực tiếp dé nang cao

NSLD thông qua sử dung thay thé sức người bang máy móc thiết bị làm giảm nhẹ

cường độ lao động, thay đổi quy trình sản xuất rút ngắn thời gian làm việc và nâng cao năng suất lao động Đối với nền kinh tế phát triển, khoa học công nghệ là những

điều kiện cơ bản, thiết yếu cho sự phát triển nhanh chóng.

Có thể nói răng, sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia được quyết định bởi sự phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của quốc gia đó Mô hình của Solow (1957) đã chỉ ra răng, tích lũy vốn chỉ mang lại tăng trưởng trong ngắn hạn còn tiến bộ công nghệ mới là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng và cải thiện năng suất trong dài hạn Điều đó cho thấy, yếu tố quyết định có tính đột phá tới tăng trưởng NSLD trong dài hạn của mỗi quốc gia là công nghệ và đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo bao gồm việc tạo ra và tiếp nhận công nghệ mới, sản phẩm mới và quá trình mới tạo ra các hoạt động kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn.

Chat lượng lao động

Nguồn nhân lực đã qua dao tao với chất lượng cao là yếu tố đặc biệt quan

trọng trong việc nâng cao NSLD và gop phan thực hiện thành công quá trình CNH

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 18

Trang 20

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

ở các nước đang phát triển Đề năng suất lao động đạt ở mức độ cao so với thế giới thì trình độ và chất lượng lao động đã đạt ở một mức độ tương ứng Một nên kinh tế hoặc một doanh nghiệp không thé có năng suất cao nếu như chất lượng lao động thấp Chất lượng lao động thể hiện dưới các hình thái: trình độ lao động, thể lực sức bền, khả năng sáng tạo và thái độ làm việc Việc đầu tư thiết bị hay ứng dụng

công nghệ mới sẽ không có hiệu quả nếu như người lao động không biết vận dụng,

sử dụng, khai thác để tạo ra những sản phẩm tốt.

Điều này có nghĩa là, với một lượng vốn đầu tư như nhau, số lượng lao động như nhau, nếu như biết khai thác sử dụng hiệu qua thì có thé mang lại nhiều giá tri gia tang hơn Một chỉ số đại diện cho sử dụng hiệu quả vốn và lao động được gọi là năng suất các yếu tô tổng hợp (TFP).

Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đòi hỏi những người

lao động phải có trình độ chuyên môn tương ứng, phải luôn học tập nâng cao trình

độ về kỹ năng, tay nghề dé đáp ứng yêu cầu của công việc Bên cạnh trình độ lao

động, yếu tố thái độ làm việc cũng là yếu tố rat quan trọng Chỉ có thái độ làm việc tích cực mới phát huy hết khả năng lao động, đem lại được hiệu quả tông thể về mặt kinh tế - xã hội Sự yếu kém về trình độ kỹ năng và chuyên môn của lao động chính là yếu tố chính cản trở tăng trưởng NSLĐ của nén kinh tế trong dài hạn Bởi vì con người và công nghệ mới chính là yếu tố quyết định tạo ra sự gia tăng về NSLD mang tính bén vững.

Thể chế, chính sách

Thẻ chế có vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế, quốc gia nào có thê chế tốt hơn thì sẽ có mức độ và tốc độ tăng trưởng cao hơn các quốc gia có thê chế kém Các chủ trương, chính sách của Nhà nước có tác động mạnh đến việc

nâng cao năng suất lao động xã hội của quốc gia Sự khuyến khích hay không khuyến

khích của Nhà nước sẽ có tác động đến sự thúc đây hay kìm hãm mức tăng trưởng năng suất lao động của một số ngành hoặc nhóm ngành kinh tế, từ đó tác động đến

tăng trưởng năng suất của toàn nền kinh tế Do đó, Tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế (OECD), ngân hàng thé giới (WB) đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn dé đo lường một thê chế hay một nền quản trị nhà nước tốt, đó là việc tạo ra một thị trường công

bằng, người dân hay doanh nghiệp nên được trao quyên về kinh tế cũng như chính

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 19

Trang 21

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

trị một cách rõ ràng và minh bạch Dé duy trì tốc độ tăng trưởng cao, các quốc gia cần phải cải thiện thé chế nhằm có được môi trường hap dẫn hơn cho các nhà đầu tư, thu hút được các nguôn lực góp phan tạo thêm động lực cho nên kinh tế, cải thiện

năng suât và nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.3 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng

suất lao động

Sự thay đổi cơ cau ngành phan ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Vì vậy, kinh tế học phát triển coi chuyển dich cơ cau ngành là một trụ cột phản ánh chất lượng tăng trưởng và chất lượng phát triển của một quốc gia Trong nền kinh tế một số ngành già cdi sẽ tăng trưởng chậm dan, trong khi các ngành mới xuất hiện tăng trưởng nhanh hơn Sự xuất hiện các nganh/linh vực mới hay cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sẽ tạo việc làm mới và hấp thụ một phan số lao động bị giảm đi trong các nganh/linh vực cũ Sự di chuyền lao động

là một tác nhân của chuyền dịch cơ cấu và làm thay đổi năng suất lao động của

ngành cũng như của tông thể nền kinh tế Theo thời gian sẽ có một số ngành bị suy giảm dan (vi dụ ngành nông nghiệp), đồng thời một số ngành khác mới nổi lên (vi dụ ngành công nghiệp, dịch vụ) Sự phân bồ lại nguồn lực giữa các ngành như vậy đã tạo động lực cho tăng trưởng năng suất Quá trình phân bồ lại nguồn lực giữa các ngành diễn ra thường xuyên, liên tục Khi nguồn lực di chuyển đến một ngành sẽ có

tác động đến dau ra của ngành (như sản lượng, NSLĐ) dẫn đến thay đồi tỷ trong của

ngành so với trước, đồng thời cũng tác động tới tăng trưởng năng suất của tông thể nền kinh tế Cornwall (1994) cho rằng: (¡) thay đổi tỷ trọng của lao động ở một khu

vực có thê thay đổi tỷ trọng sản lượng của nó, điều này làm tăng trưởng năng suất

của toàn nền kinh tế hội tụ về tốc độ tăng trưởng năng suất của khu vực hấp thụ nhiều lao động; (ii) khi lao động chuyên dich sang một khu vực có mức năng suất cao hơn, tốc độ tăng trưởng năng suất trung bình sẽ tăng với giả định các yêu tô khác giữ nguyên Nhìn chung, khu vực công nghiệp có mức năng suất cao hơn các khu vực khác, do đó khi lao động chuyên dich sang khu vực công nghiệp sẽ thúc đây tăng trưởng năng suất của toàn nền kinh tế.

Cách mạng khoa học công nghệ đã khiến dư thừa lao động trong ngành nông nghiệp, việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và các phương pháp canh tác mới

đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được NSLD Trong khi đó, nhu cầu lao động

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 20

Trang 22

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

công nghiệp ở các nước đang phát triển tăng nhanh do sự dịch chuyển luồng vốn đầu tư sản xuất công nghiệp từ những nước phát triển Nhờ NSLĐ tuyệt đối tăng, thu nhập của người lao động cũng dan được cải thiện dẫn tới nhu cầu chi tiêu cho dịch vụ như giáo dục, y tế, du lịch, tài chính sẽ tăng theo Quá trình này diễn ra liên tục đã làm thay đổi quan hệ tỷ trọng lao động giữa các ngành, đồng thời thúc

đây NSLĐ của các ngành và của toàn nền kinh tế tăng trưởng Sự tdi phân bổ lao

động ảnh hưởng tới tăng trưởng NSLĐXH của nên kinh tế qua kênh truyén dan là sự khác biệt về NSLĐ giữa các ngành Khi lao động di chuyên từ ngành có NSLĐ

thấp sang ngành có NSLD cao hon sẽ làm cho NSLDXH tăng lên Trong trường hợp

lao động di chuyền theo chiều hướng ngược lại, tức là di chuyên từ ngành có NSLD cao sang ngành có NSLD thấp thì sẽ làm giảm năng suất của toàn nền kinh tế Ngoài

ra, nếu lao động chuyên dịch sang các ngành không những có NSLĐ cao mà còn có tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao thì càng làm tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế tăng,

hiệu ứng tương tác mang tính tích cực sẽ càng được khuyéch đại hơn.

Song các ngành công nghiệp và dịch vụ thu hút lao động di chuyền sang càng

nhiều, giá trị sản lượng tạo ra càng nhiều sẽ làm cho NSLD càng tăng lên Quá trình này diễn ra liên tục đã làm thay đồi quan hệ ty trọng sản lượng giữa các ngành trong

nền kinh tế, đồng thời thúc đây NSLĐ của các ngành và của toàn nền kinh tế tăng

trưởng Hơn nữa, NSLD và tiền lương thực tế tăng nhanh tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp và dịch vụ thoát ra khỏi hoạt động sản xuất có hàm lượng công nghệ

thấp, sử dụng nhiều lao động phô thông, có tỷ lệ GTGT thấp chuyên sang hoạt động

sản xuất sử dụng nhiều vốn, có hàm lượng công nghệ cao và có tỷ lệ GTGT cao hơn Như vậy, sự thay đổi tỷ trọng sản lượng ảnh hưởng đến tăng trưởng NSLĐXH của

nên kinh tế thông qua kênh truyền dan là sự khác biệt về ty lệ GIGT giữa các ngành.

1.4 Tổng quan nghiên cứu

1.4.1 Một số lý thuyết về ảnh hưởng của chuyển dich cơ cau ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội

Ảnh hưởng của chuyền dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH

là chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả ở cả các

quốc gia trên thế giới.

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 21

Trang 23

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Lý thuyết nhị nguyên (mô hình hai khu vực) của Arthus Lewis (1955) đã lý giải quá trình chuyền dich cơ cấu lao động và cơ chế ảnh hưởng của quá trình này đến tăng trưởng kinh tế ở các nước nghèo và chậm phát triển A.Lewis cho răng, mỗi nền kinh tế đều có hai khu vực kinh tế song song tôn tại, (1) ngành nông nghiệp truyền thống, (2) ngành công nghiệp hiện đại Ngành nông nghiệp truyền thống luôn

dư thừa lao động do không đáp ứng hết nhu cầu việc làm Số lao động này chuyên

sang làm việc cho ngành công nghiệp hiện đại mà không làm giảm giá tri gia tang

của ngành nông nghiệp Về cầu lao động và mức tiền công: ngành công nghiệp hiện

đại có mức tiền công cao hơn, NSLĐ cao hơn, lợi nhuận cao hơn và tái đầu tư mở

rộng sản xuất dẫn đến tăng cau về lao động Những lao động nông nghiệp có mức thu nhập va năng suất thấp hơn sẵn sang chuyền sang làm việc trong ngành công nghiệp hiện đại Điều đó lý giải cho quá trình dịch chuyền lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp đồng thời dẫn đến chuyên dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, góp phan tăng trưởng NSLD tổng thé.

Rainis — Fei (1961) đã chỉ ra hai khiếm khuyết cơ can ở mô hình của Lewis

phía trên Thứ nhất, quá trình chuyên dịch cơ cấu là có điểm dừng khi không còn lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp truyền thống Thứ hai, mô hình bỏ qua

thị trường hàng hóa và phát triển chỉ số giá hàng hóa giữa các ngành Vì vậy, Rainis

và Fei đã xây dựng mô hình phát triển ba giai đoạn ở các nước đang phát triển nhằm

khắc phục các hạn chế trên:

Giai đoạn I: Có sự di chuyên lao động và chuyền dịch cơ cấu theo hướng tăng năng suất do dư thừa lao động trong ngành nông nghiệp.

Giai đoạn II: trong quá trình chuyên dịch cơ cấu ngành, thị trường hàng hóa thay đối, giá nông sản tăng tương đối so với giá hàng công nghiệp; lao động nông nghiệp dư thừa cạn dần, khả năng duy trì mức chênh lệch về tiền lương ngày một khó, ngành công nghiệp muốn tuyên thêm lao động thì phải tăng lương, do vậy phải giảm tích lũy, đầu tư, dẫn đến giảm năng suất.

Giai đoạn III: khi di chuyên lao động dư thừa sẽ dừng lại khi nào tiền công

của lao động nông nghiệp tăng lên.

Như vậy, cả 2 học thuyết của Lewis va Rainis — Fei đã giải thích một phần

cơ chế chuyền dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp Trong

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 22

Trang 24

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

đó đề cập đến những khác biệt giữa các ngành, bao gồm: khác biệt về thu nhập của

người lao động, khác biệt về năng suât và giá cả sản phâm.

Jan Fagerberg (2000) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, chuyển dịch cơ cấu tác động tới tăng trưởng năng suất theo cách khác so với trước đây Cụ thể là vai trò của những công nghệ mới trong việc tạo ra sự thay đổi cơ cấu Trong nửa đầu thé kỷ

XX, năng suất, tăng trưởng sản lượng và việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Việc làm trong các ngành dựa vào công nghệ mới (như điện tử và vật liệu tong hop) mở rộng nhanh chóng với mức lương cao hon các ngành truyền thống, điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của thay đổi cơ cau đến tăng trưởng NSLD Nửa sau thé kỷ XX, mối quan hệ giữa sản lượng, năng suất và việc làm trở nên mờ nhạt hơn Công nghệ mới đã mở rộng năng suất rất nhanh, đặc biệt là trong ngành cơ điện tử nhưng không có sự gia tăng lớn tương tự trong phan chia của ngành trong tong số việc làm Thực tế các ngành có phan chia việc làm tăng đáng ké nhất là các ngành công nghiệp truyền thống (chủ yếu hướng tới tiêu dùng cá nhân) có tăng trưởng năng

suất thấp Do đó, công nghệ mới không liên kết sự thay đồi cấu trúc của cầu, sản

lượng và việc làm giống như trước đây Điều này giải thích tại sao thay đổi cơ cau lại quan trọng đối với tăng trưởng năng suất trong nửa đầu thế kỷ XX hơn là nửa sau

của thế kỷ này.

Nghiên cứu của Anders Isaksson (2009) về so sánh đóng góp của chuyền

dịch cơ cấu vào tăng trưởng năng suất tại các nước công nghiệp hóa, các nước

đang phát triển; các nước có nền kinh tế chuyển đổi nhằm đưa ra bằng chứng về vai trò của chuyền dịch cơ cau hay tái phân bổ các nguồn lực giữa các ngành đối

với tăng trưởng năng suất tong thé theo nhóm các quốc gia Một số kết luận va

hàm ý về chính sách cho các nước đang phát triển đã được đưa ra Thứ nhất, đóng góp do chuyền dịch cơ cấu vào tăng trưởng năng suất ở các giai đoạn phát triển khác nhau tại các nước đang phát triển và các nước công nghiệp hóa là khác nhau, do vậy các hàm ý chính sách đối với các nước cũng khác nhau Thứ hai, tái phân bổ các nguồn lực trong một ngành thường dé dang hơn so với tái phân bổ nguồn lực giữa các ngành, bởi vì trong một ngành ít có khác biệt về công nghệ cũng như

trình độ, kỹ năng của người lao động.

Tổ chức Lao động quốc tế - ILO (2014) đưa ra nhận dé tăng nhanh NSLD

có hai con đường cho các quốc gia Thứ nhất là tăng hiệu quả của các ngành công

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 23

Trang 25

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

nghiệp chính bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào

đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề Thứ hai là chuyển dịch sang các hoạt động có giá

trị gia tăng lớn hơn giúp năng suất lao động có thể tăng nhiều nhất Theo cách thứ hai, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào các mô hình thay đồi co cau trong dài hạn và các dit liệu sẵn có theo ngành dé định lượng và so sánh tác động của chuyển

dich cơ cau ngành đến tăng trưởng năng suất ở các quốc gia, vùng lãnh thổ và các

khu vực kinh tế.

Ở Việt Nam, ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội là chủ đề mới được nghiên cứu trong hơn một thập kỷ trở lại đây Về mặt lý thuyết, các nghiên cứu chủ yếu đề cập một cách riêng rẽ về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hoặc về năng suất lao động xã hội Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào phân tích thực nghiệm nhăm đo lường ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng năng suất lao động ở

Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau.

1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội

Dé lượng hóa ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLDXH, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều nghiên cứu thực nghiệm

ở nhiều quốc gia trên thế giới Trong đó hai phương pháp được sử dụng phổ biến

nhất trong các nghiên cứu là phương pháp phân tích chuyên dịch tỷ trọng của ngành (Shift Share Analysis - SSA) và phương pháp kinh tế lượng.

Phương pháp SSA do Fabricant (1942) xây dựng nhằm đo lường đóng góp của chuyền dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng năng suất ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Hoa Kỳ thời kỳ 1899-1939 Phương pháp này đã được khai thác và vận dụng rất nhiều khi phân tích đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng năng suất của một ngành hay của toàn nền kinh tế Tuy nhiên, Fabricant tập trung nhiều hơn vào tác động của chuyền dịch cơ cau ngành tới tăng trưởng năng

suất do di chuyền lao động giữa các ngành kinh tế.

Timmer và Szirmai (2000) đã sử dụng phương pháp SSA để lý giải vai trò

của chuyên dịch cơ cau các nguồn lực (vốn và lao động) đối với tăng trưởng năng suất của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại bốn quốc gia thuộc Châu Á bao

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 24

Trang 26

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

gồm: An Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan trong giai đoạn 1963-1993 Kết qua nghiên cứu cho thấy, chuyền dịch cơ cấu các nguồn lực không đóng góp vao tăng trưởng NSLĐ và tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp Thay vào đó, tăng trưởng năng suất trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo được quyết định bởi sự

cải tiên năng suât bên trong các phân ngành.

Nhóm tác giả McMillan, Margaret và Dani Rodrik (2011) đã nghiên cứu

thực nghiệm về tăng trưởng NSLĐ ở 38 quốc gia thuộc các châu lục khác nhau (gồm 29 quốc gia đang phát triên và 9 quốc gia có mức thu nhập cao) trong giai đoạn 1990 — 2005 cũng đi đến kết luận: (i) có khoảng cách lớn giữa NSLD trong ngành truyền thống và ngành hiện dai, lao động dịch chuyên từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn đã thúc đây tăng trưởng năng suất tổng thể; (ii) chuyển dịch cơ cau có tác động khác nhau đến tăng trưởng năng suất của các vùng khác nhau Ở Châu Á, lao động dịch chuyền từ ngành có năng suất thấp tới ngành có năng suất cao hơn làm tăng năng suất lao động tông thể Còn ở Châu Phi

và Châu Mỹ Latinh thì dịch chuyên lao động từ ngành có năng suất cao sang ngành

có năng suất thấp hon do không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn; (iii) chuyển dich cơ cau không phải là một quá trình tự động, do vậy cần có những tác động có

định hướng của các nhà quản lý và hoạch định chính sách đề đi đúng hướng nhằm

tăng năng suất chung, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy vậy, phương pháp SSA này vẫn còn nhiều hạn chế do chỉ đánh giá

được tác động trực tiếp của chuyên dich cơ cấu ngành tới tăng trưởng NSLDXH mà không đánh giá được tác động của các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng như vốn

đầu tư, vốn con người, khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế tới tăng trưởng

NSLĐXH Dé khắc phục hạn chế trên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng đến phương pháp kinh tế lượng.

Jagannath Mallick (2015) tiến hành so sánh ảnh hưởng của toàn cầu hóa và thay đổi cơ cấu, tái phân bổ lao động tới tăng trưởng NSLĐ ở An Độ va Trung Quốc giai đoạn 1980 — 2010.

Mô hình thực nghiệm:

LPG = f(SC, HK, GTR, FDI)

Trong đó: Biến phụ thuộc LPG là NSLD tổng thé

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 25

Trang 27

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Các biến độc lập: SC là chuyên dịch cơ cấu được đo băng chỉ số Lilien sửa đổi MLI, HK là vốn con người, GTR toàn cầu hóa được đo bằng mức tăng trưởng

thương mại tỷ lệ FDI/GDP, FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tác giả sử dụng phương pháp OLS để ước lượng, kết quả cho thấy tất cả

các yếu tô trên đều có ảnh hưởng tích cực tới tăng năng suất lao động Ở Mỹ va An

Độ, NSLD tổng thé tăng mạnh thời kì 1980 — 2010, tuy nhiên tăng trưởng NSLD ở Trung Quốc cao hơn ở Ấn Độ Trong đó, đóng góp của chuyên dịch cơ cấu vào

tăng trưởng NSLD ở hai nước này là như nhau Từ đó, rút ra bai học chính sách

cho An Độ từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, giúp thúc đây chuyển dich cơ cấu, dẫn đến tăng năng suất lao động chung của nên kinh tế Do là cần phải thực hiện chính sách hướng ngoại hơn cùng các biện pháp cải cách hợp lí: bao gồm sự phát triển của cơ sở hạ tầng, tín dụng và các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ chế thị trường lao động linh hoạt Tạo điều kiện cho xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tiếp thu nền khoa học công nghệ.

Riccardo Pariboni cùng cộng sự Pasquale Tridico (2019) đã nghiên cứu mô

hình dữ liệu mảng, giải thích cho sự suy giảm NSLD trong quá trình thay đổi thé

chế và cơ cau của 25 nước Liên minh châu Au thời kì 1995 — 2016.

Mô hình được đề xuất:

1 1

LP, = c¡ + » asINVit-s + » œ,R&D¡t_y + đgMsei, + œ„Sse¡ + œ;BDSei,

s=0 k=0

+ aeT Wir + Of + eit

Trong đó: Biến phụ thuộc: LP là tang NSLD

Các biến độc lập: INV là tăng vốn đầu tư phi dân cư; R&D là tăng vốn đầu

tư cho R&D; Mse là tỷ trọng việc làm trong ngành sản xuất, Sse là tỷ trọng việc

làm trong những ngành dịch vụ hiện đại, Bdse là tỷ trọng việc lam trong những

ngành dịch vụ truyền thống, TW là tỷ trọng việc làm tạm thời (đại diện cho tính

linh hoạt của thị trường lao động)

Các biến kiểm soát: tỷ lệ INV/GDP và tỷ lệ R&D/GDP.

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 26

Trang 28

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Sau khi so sánh các kết quả ước lượng của mô hình băng 2 phương pháp OLS và GLS, nhóm tác giả đã cho ra kết quả rằng vốn đầu tư phi dân cư va vốn đầu tư cho R&D, tỷ trọng việc làm trong những ngành sản xuất đều có tác động tích cực tới tăng trưởng năng suất lao động của các nước nghiên cứu; còn tỷ trọng việc làm trong những lĩnh vực dịch vụ lạc hậu, tỷ trọng việc làm tạm thời đều là

lực cản đối với tăng NSLĐ Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê nên không

giải thích được sự ảnh hưởng tới tăng trưởng NSLD.

Trong “Báo cáo năng suất lao động Việt Nam: Tiềm năng và thách thức hội

nhập” Nhóm tác giả Vũ Hoàng Ngân cùng cộng sự (2016) cũng sử dụng phương

pháp SSA dé nghiên cứu các nguồn tăng trưởng NSLDXH của Việt Nam giai đoạn

1996 — 2016 Kết quả thu được trong giai đoạn 1996-2005, sự chuyển dịch lao

động từ các ngành có NSLĐ thấp sang các ngành có NSLĐ cao ảnh hưởng phần lớn đến tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế Đến giai đoạn tiếp theo 2006-2016, tác động của chuyên dịch cơ cấu ngành giảm dan và được thay thé bởi yếu tô tăng

trưởng năng suât nội ngành.

Như vậy ta thấy có rất nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyên dịch

cơ cấu lao động theo ngành tới tăng trưởng NSLĐXH nhưng các nghiên cứu về

ảnh hưởng của chuyên dịch cơ cấu sản lượng theo ngành tới tăng trưởng NSLĐXH

ở cấp độ quốc gia hay cấp độ vùng theo phương pháp kinh tế lượng còn rat ít.

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 27

Trang 29

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

cxCHƯƠNG 2 THUC TRẠNG CHUYEN DỊCH CƠ CAU NGÀNH

KINH TE VA TANG TRƯỞNG NANG SUÁT LAO DONG XA HOI O VUNG DONG BANG SONG HONG GIAI DOAN 2011 - 2020

2.1 Nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

Vi trí dia lí

Đồng băng sông Hồng có phía Bắc, phía Tây liền kề với Trung du miền núi Bắc Bộ - vùng có tiềm năng về nông sản, tài nguyên khoáng sản và thuỷ thủy điện

lớn nhất cả nước là ơ sở phát triển cơ cấu ngành Công nghiệp của vùng Phía Nam

giáp với Bắc Trung Bộ với thế mạnh về lâm sản, khoáng sản giúp cung cấp nguyên liệu cho vùng phát triển kinh tế Tiếp giáp biển Đông ở phía Đông Nam thuận lợi dé phát triển các ngành kinh tế biển, mở cửa nền kinh tế, giao lưu buôn bán với các nước trên thé giới thông qua đường biển Hơn nữa, ĐBSH nam trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và có Hà Nội là thủ đô của cả nước nên được nhà nước tập

trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực phát triển vùng mạnh mẽ.

Điều kiện tự nhiên

Vùng ĐBSH có địa hình đa dạng, bao gồm đồng bằng, đổi núi, rừng và biển Đất là tài nguyên quan trọng có giá trị hàng đầu.Tại ĐBSH, đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình.

Ngoài ra DBSH là vùng châu thổ hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái

Bình nên có nguồn nước trên mặt, nước ngầm dôi dao cùng với nước khoáng và nước nóng Đây là những tài nguyên cần thiết cho sự phát triển các ngành công

nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

PBSH có đường bờ biển dài 400km cùng ngư trường trọng điểm Vinh Bắc Bộ, thuận lợi cho đánh bat nuôi trồng thuỷ sản Có cụm cảng Hải Phòng, Đình Vũ được dau tư xây dựng nâng cấp, phát triển giao thông Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện dé làm muối và nuôi trồng thủy sản với các địa danh nồi tiếng như Quat Lâm (Nam Định), Diém Điền (Thái Bình); bên cạnh đó ĐBSH còn có khả năng to

lớn trong phát triển giao thông vận tải va du lịch bién.

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 28

Trang 30

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Về tài nguyên khoáng sản, ĐBSH có 1 số TNKS đáng kể đá vôi xi măng,

sét, cao lanh là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây

dựng Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí.

Vùng DBSH có khí hậu nhiệt đới âm gió mùa, mùa đông lạnh Chê độ khíhậu phân hoá 2 mùa rõ rệt: mùa hè năng, mưa nhiêu độ âm cao và mua đông lạnh,hanh khô vào đâu mùa Tạo điêu kiện cho thâm canh, xen canh, tăng vụ và cũng

trông được đa dạng các loại cây ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt.

TRUNG DU VÀ MIEN NÚI BẮC BỘ

BẮC TRUNG BỘ

Hình 2.1 Lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH

Nguồn: Trang Web onthidialy.com

Kinh tế - xã hội

Vùng ĐBSH là vùng có dân số đông nhất Việt Nam với 23,4% tổng dân số cả nước, tạo ra nguồn lao động déi dào, thị trường tiêu thụ lớn So với các vùng khác, lực lượng lao động ĐBSH tương đối trẻ, có trình độ học vấn và dân trí cao Bên

Phạm Thị Huyền Trang — 11195397 29

Trang 31

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

cạnh đó, vùng mạng lưới giao thông được dau tư và hiện đại hoá, phân bổ đều trên toàn vùng; tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu và vận chuyền hàng hoá trong nước cũng như xuất khẩu thông qua các loại hình giao thông: đường biên, đường sông, đường sắt, đường hàng không, đường bộ Cơ sở vật chất kĩ thuật ho các ngành kinh tế ngày càng phát triển như khu công nghiệp, công trình thuỷ lợi,

Ngành công nghiệp phát triển ở vùng DBSH đã thúc đây chuyên dịch cơ cau ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH Nhưng sự phát triển ấy không đồng đều cả vùng, mức độ lan toả còn chậm, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, hải Phong, Quảng Ninh Với nhiều điểm du lịch hap dẫn và nỗi tiêng trên thế giới, tận dụng lợi thế phát triển và tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển du lịch dịch vụ cũng là điểm mạnh của vùng DBSH, góp phan trong chuyên dich cơ cau ngành kinh tế theo hướng CNH-HDH

2.2 Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại vùng đồng bằng sông Hồng

2.2.1 Chuyén dich cơ cấu lao động ngành kinh tế tại vùng DBSH

Cơ cấu lao động là 1 trong những yếu tố dé đánh giá sự chuyền dịch cơ cầu ngành kinh tế, thông qua lao động phân bổ vào nông nghiệp, công nghiệp và dich

vụ Theo thời gian, lực lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch

vụ chiêm ty trọng ngày càng cao trong tổng số lao động toàn nền kinh tế Nền kinh tế vùng DBSH đã đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế và cơ cầu ngành

kinh tế đã từng bước chuyền dịch theo hướng CNH-HĐH.

Vùng ĐBSH có xu hướng chuyên dich cơ cấu lao động ngành kinh tế tăng

nhanh theo hướng tích cực so với cả nước Ty trọng lao động trong ngành nông

nghiệp của vùng giảm từ 41,8% năm 2010 xuống còn 19.1% năm 2020 trong khi

đó ty trọng lao động trong ngành nông nghiệp cua cả nước năm 2020 là 33,1%.

Đồng nghĩa với việc đó là xu hướng cơ cấu lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp của vùng tăng từ 32,2%

năm 2010 lên đến 40.1% năm 2020 (cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp cả

nước là 30,8%) Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ của vùng năm

2010 là 30% và đến năm 2020 đã đặt đến 40.8% (tỷ trọng lao động ngành dịch vụ

cả nước là 36,1%).

Phạm Thị Huyền Trang — 11195397 30

Trang 32

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế các tỉnh/ thành phố tại vùng

Trang 33

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

I 41.79 38.95 34.44 31.57 28.36 19.13DBSH II 30.22 29.97 33.78 36.26 39.15 40.08I 27.99 31.08 31.78 32.17 32.49 40.79I— Nông nghiệp II — Công nghiệp III — Dich vu

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ dit liệu của Niên giám thong kê các tinh vùng

Tỷ trọng lao động theo ngành tại các địa phương vùng ĐBSH đều có sự chuyền biến theo xu hướng tích cực, theo hướng phát triển CNH-HDH Cơ cấu lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ chuyền dich theo hướng tăng

lên và có cấu lao động ngành nông nghiệp giảm xuống giai đoạn 2010 — 2020 Tuy

nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng không đồng đều, sự chuyển dịch

này diễn ra nhanh, chậm khác nhau ở một số địa phương Cụ thé:

Bắc Ninh, Ha Nội, Hai Phòng là nhóm các địa phương có cơ cấu lao động theo ngành kinh tế năm 2020 tích cực nhất Trong đó, Hà Nội và hải Phòng có xu

hướng lao động chuyền dịch sang khu vực dịch vụ nhanh hơn so với khu vực công

nghiệp Năm 2020, Hà Nội không những là địa phương có tỷ trọng lao động ngành

nông nghiệp thấp nhất vùng, chỉ với 11,6% mà còn có cơ cấu lao động làm việc trong ngành dịch vụ là cao nhất vùng (55,87%) Sự chuyền dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ của thành phố Hải Phòng cũng khá nhanh, cơ cấu lao động ngành nông nghiệp giảm từ 30,8% năm 2010 xuống còn 16,1% năm 2020 Ty trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ

36,91% năm 2010 lên 53,4% năm 2020 Tinh Bắc Ninh có tốc độ chuyền dịch cơ

cấu lao động ngành kinh tế đáng ngưỡng mộ, khi năm 2010 có tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp là 33,56% thì đến năm 2020 giảm chỉ còn 11,66% Giá trị tỷ

trọng này thấp thứ 2 trong vùng, chỉ sau Hà Nội Song song với đó là tỷ trọng lao

động khu vực công nghiệp tăng lên nhanh chóng, đạt đến 55,63% năm 2020.

Hưng Yên và Hà Nam là hai địa phương có tốc độ chuyên dịch cơ cấu lao

động theo ngành khá nhanh, đặc biệt là tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp.

Từ năm 2010 đến 2020, cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp của 2 tỉnh này đã

giảm 1 nữa từ 50,62% và 50,28% xuống còn 25,13% và 25,6% Song, tỷ trọng lao

động theo ngành công nghiệp của Hưng Yên và Hà Nam giai đoạn này cũng tăng

gần gấp đôi Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, thông qua số liệu trong bảng trên ta

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 32

Trang 34

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

thấy, Quảng Ninh là địa phương có có sự chuyền dịch cơ cấu từ nông nghiệp, công

nghiệp sang ngành dịch vụ Tỷ trọng lực lượng lao động trong khu vực lao độngcủa Quảng Ninh luôn ở mức cao trên 40% và đạt 45,37% vào năm 2020.

Nhóm các địa phương bao gồm Thái Bình, Hải Dương có sự chuyền dịch cơ

cầu lao động theo ngành kinh tế được xem là chậm nhất vùng Tỷ trọng lao động

trong ngành nông nghiệp còn cao, dao động trong khoảng 29,67% đến 32,67% năm 2020 Cơ cấu lao động trong khu vực công nghiệp tại các tỉnh này có xu

hướng chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm: Thái Bình từ 29,08%

năm 2010 lên 44,18% năm 2020; Hải Dương từ 31,12% năm 2010 lên 44,53%Nông nghiệp #Công nghiệp Dịch vụ

Hình 2.2 Biểu đồ thé hiện cơ cấu lao động ngành kinh tế vùng DBSH giai

đoạn 2010 — 2020

Nguồn: Xử lí từ dữ liệu của Niên giám thống kê các tỉnh vùng ĐBSH

Nhìn chung chuyền dịch cơ cấu lao động theo ngành tại 11 tinh/ thành phố vùng ĐBSH đều có xu hướng chuyên dịch tích cực Đặc biệt giai đoạn 2018 —

2020, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ có sự chuyển dịch tích cực

nhất, đánh dấu bước phát triển quan trọng cuả vùng ĐBSH Tuy nhiên, hầu hết các

Phạm Thị Huyền Trang — 11195397 33

Trang 35

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

địa phương trong vùng có quá trình chuyên dịch diễn ra khá chậm, cơ cấu lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao Do vậy trong thời gian tới, cùng với quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế, vùng ĐBSH cần có chiến lược cơ cấu lại tỷ

trọng lao động theo ngành theo hướng phù hợp hơn.

2.2.2 Chuyển dich cơ cấu sản lượng ngành kinh tế tại vùng DBSH

Giai đoạn 2010 — 2020, cùng quá trình CNH — HDH, trong 11 tỉnh/ thành

phố được nghiên cứu tại vùng ĐBSH đã có xu hướng chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra tích cực, tăng dần tỷ trọng GTGT ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dan tỷ trọng GTGT ngành nông nghiệp trong GRDP Tuy nhiên sự chuyền dịch này không đồng đều giữa các địa phương Năm 2010, cơ cau của nông nghiệp

trong GRDP của toàn vùng là 17,15% và đến 2020 chỉ còn 6,4% Qua bảng số liệu

cho thấy, trong giai đoạn 2010 — 2018, khu vực công nghiệp vẫn giữ vững vị trí chủ đạo trong phát triển kinh tế của vùng với 46,85% năm 2018 Tuy nhiên đến

năm 2020, cơ cấu ngành dịch vụ đã vươn lên dẫn đầu với 48,48%.

Bang 2.2 Cơ cấu sản lượngtheo ngành kinh tế các tỉnh/ thành phố tại vùng

Trang 36

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tếI— Nông nghiệp II — Công nghiệp III — Dịch vụ

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ dữ liệu của Niên giám thống kê các tỉnh vùng

Năm 2020, Hà Nội và Bắc Ninh là hai tỉnh có cơ cấu GTGT của nông

nghiệp trong GRDP là thấp nhất, tương ứng với 2,24% và 3,2% Tuy nhiên chuyên dịch cơ cấu ngành tại 2 địa phương này có xu hướng khác nhau Hà Nội ngay từ

những năm 2010 có tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP luôn dưới 5% và xu

hướng chuyên dich cơ cau ngành hướng vào phát triển khu vực dịch vụ (tăng từ 66,1% năm 2010 lên đến 77,08% năm 2020), song song với đó là tỷ trọng sản lượng ngành công nghiệp giảm dan từ 29% năm 2010 xuống còn 23,68% năm 2020 Hà Nội là 1 trong số ít địa phương trên cả nước có cơ cấu sản lượng ngành dịch vụ chiếm trên 50% Tỉnh Bắc Ninh có sự giảm về tỷ trọng GTGT của ngành nông nghiệp được cho là đáng kế khi giảm từ 10,6% năm 2010 xuống còn 3,2%

Trang 37

Chuyên dé thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

năm 2020 Có phần khác với Hà Nội, tỷ trọng GTGT của ngành công nghiệp trong GDP của Bắc Ninh tăng lên nhanh (năm 2010 là 58,4% và đạt 76,7% năm 2020) Do đó ngành dich vụ có cơ cau sản lượng có xu hướng giảm từ 31% năm 2010

xuống còn 20,1% năm 2020.

So với các tỉnh trong vùng, 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình có quá trình

chuyền dịch cơ cấu ngành diễn ra chậm, đến năm 2020, tỷ trọng sản lượng ngành nông nghiệp vẫn chiếm hơn 22% (Nam Định 22,46 và Thái Bình 26,7%) Cơ cấu

ngành công nghiệp của Nam Dinh chỉ tăng hơn 2% trong 11 năm (37,3% năm

2020 và 39,48% năm 2020) Bên cạnh đó cơ câu GTGT ngành dịch vụ trong GRDP giai đoạn 2010 — 2018 của 2 tỉnh không có nhiều biến động, đến năm 2020 thì giảm xuống tương đối nhiều.

Tại vùng ĐBSH, một số tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra nhanh, trong quá trình phát triển gắn với Công nghiệp hoá như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Nình Bình Nhóm địa phương này đều có tỷ trọng GTGT của khu vực nông nghiệp trong GRDP năm 2010 ở mức khá cao (số liệu tại Hưng Yên 20,9% ;Hải Dương 17%;Ha Nam 21,9%; Ninh Bình 21,6%) Đến năm 2020, cả 4

tinh đều có sự chuyên biến co cấu ngành đáng kể, tỷ trọng GTGT ngành công

nghiệp trong GRDP đều dưới 10% Bên cạnh đó, công nghiệp là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế tại nhóm tỉnh trên, tỷ trọng sản lượng trong ngành có sự

thay đổi tương dé nhanh theo xu hướng tích cực Ninh Bình là tỉnh có vị trí thuận

lợi cho phát triển ngành dịch vụ du lịch, nên tỷ trọng GTGT ngành dịch vụ trong GRDP của tỉnh tương đối 6n định và cân đối so với công nghiệp, duy chỉ có năm

2020 do ảnh hưởng của dai dịch Covid nên tỷ trọng GTGT ngành dịch vụ có giảm

đáng kế (năm 2018 là 48,99%, năm 2020 giảm còn 41,8%).

Pham Thị Huyền Trang — 11195397 36

Trang 38

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Nông nghiệp #Công nghiệp #8 Dich vu

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng ngành kinh tế vùng ĐBSH giai

đoạn 2010 — 2020

Nguồn: Xử lí từ dit liệu của Niên giám thong kê các tỉnh vùng ĐBSH

2.3 Thực trạng tăng trưởng năng suất lao động xã hội vùng ĐBSH

Trong nghiên cứu này, Năng suất lao động xã hội (NSLĐXH) được tính

bằng tổng GDP chia cho số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền

kinh tế Trong giai đoạn 2010 — 2020, năng suất lao động xã hội của vùng ĐBSH

có xu hướng tăng liên tục qua các năm, năm 2020 NSLD vùng đạt 113,48 triệu

đồng/lao động cao gấp hon 2 lần so với năm 2010 Tuy nhiên, thời kì 2010 — 2020,

tốc độ tăng NSLĐXH của vùng không ổn định, tăng trưởng bình quân đạt 8,2%/nam, được đánh giá là phát triển dưới tiềm năng.

Phạm Thị Huyền Trang — 11195397 37

Ngày đăng: 11/04/2024, 20:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w