1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DANKHOA KINH TE HỌC

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giáchứng khoán ở Việt Nam” là đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em dưới sựhướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Việt Hùng Những số liệu và kết quả phân tíchtrung thực, hoàn toàn không có sự sao chép kết qua và chưa được công bố dưới

mọi hình thức.

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thôngtin sử dụng trong chuyên đề này.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề thực hiện và hoàn thành được Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lần này, lời

cảm ơn đầu tiên em xin được trân trọng gửi tới giảng viên PGS.TS Nguyễn ViệtHùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ em Hơn nữa, thầy cũng là ngườiđồng hành cùng em trong suốt giai đoạn em đang trong quá trình thực tập, là tiềndé cho đề tài lần này Trong suốt quá trình thực hiện, thầy đã không ngừng dạy dé,chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em, thông qua đó em đã học tập được rất nhiều ở thầy

không chỉ vê kiên thức chuyên môn mà ngay cả nhiêu kỹ năng mêm khác.

Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đang công tác trong Khoa Kinhtế học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện cho em được học tậpvà trải nghiệm những năm học đáng quý tại trường mình, truyền đạt những kiếnthức quý báu và tận tình giúp đỡ em trang bị được nhiều hành trang trong tươnglai sắp tới của mình.

Một lần nữa, em xin chân thành cam ơn!

Trang 4

LOT CAM 697090577 ).).).) 109809 090005 2DANH MỤC TU VIET TẮTT 2s s°s£ssSs£EssEssssexseEseEsessesserserse 5

DANH MỤC BẢNG - 5s s< se SsEsseEseEseEvsEEsersersersstrserserssrsserssrssree 6

DANH MỤC HÌNH 2£ ©S< s2 ESsESsEESsEEsEEseEsserssersstrserssrre 7

9891110023277 8

LL Tính cấp thiết của đề tai cceccccccccccccccscssesessessessessessesssessessessesscssesnesveaes 8

1.2 Mục tiêu nghiÊn CỨU G11 1x SH HH ng 9

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :2©5+2c+++z++zx+zzxezrxrseee 91.4 Kết cấu của bài nghiên CUU cceccescecsessesssessessesstessessessesssessessessesssesseeses 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU 11

1.1 Cơ sở lý thuyết 22- 2 2s CEEE E2 1221211211211 11 21111 cre 11

1.1.1 Lý thuyết q VỀ AGU tut cecceccesccsscsssessesssessessessessessessessesssessessesssssesseeses 1

].I.2 Mức giá cả CHUNG Ă Ăn 11

1.1.3 Các chỉ báo kinh 06 cescecceccessessssssessessesssessessessusssessessessssssecsessessessseeses 121.1.4 Sự can thiệp của chính phủ đến nên kinh té -ss5cs¿ 12

1.1.5 TỦ giá hồi AOGi ceececcecsceccessessessessessesssessessessessvessessessesssessessessesssesseeses 13

1.2 Tổng quan nghiên cứu về thực nghiệm 2-52 55+ 13

1.2.1 Các nghién Cu HƯỚC HOÀIÌ Ă Ăn key 131.2.2 Các nghiÊn CUU trong HHỚC Ăn ke, 18

1.2.3 Khoảng trồng 4/12/8378 00n0PẺ57® ã 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 5° s<s<ssSssevseEvseExsetseetserrssrsserse 25

2.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 25

2.2 Biến động của các biến số kinh tế vĩ mô và ảnh hướng của các biến

sô này đên chỉ sô giá chứng khoán - + + st + sesesrrrrerrree 27

2.2.1 Lạm phát SH kh 27

2.2.2 Lãi suất cho Vay -cccccEEEkEEEEEEEEE111112 12111121110 282.2.3 Tóc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp -. -: 30

2.2.4 Tỷ giá hối đoái ©-¿ 7c SE EEEEEEE E121 tre 32

2.2.5 Giá đâu S7S SE HE 11121121 ke 33

CN Ga an e 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -se-s<ssecse 38

MỤC LỤC

Trang 5

3.1 Khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu - 38

3.2 Dữ liệu vào phương pháp nghiên cứu - ¿+ ++<<++ss++ess+s 40

Z1), 7 n 40

3.2.2 Phương pháp nghiÊH CỨU cĂẶSccSSSnihhiterksseeeeevrs 41

CHƯƠNG 4: KET QUA NGHIÊN CỨU -2- 5° s2 ©s<essessecssese 44

4.1 Thống kê mô tả ¿- 2-52 SE E 2112112112111 11 11111 44

4.2 Phân tích tương Quan + 3311211313111 Eerrkrrey 44

4.4 Kết quả ước lượng mô hình ARDL - - 5 55 ++<+++>+exsxs+ 46

4.5 Kiểm định đường bao (Bounds Testing) - 5-5 555: 49

4.6 Thảo luận kết quả - 2 5£ +E+EEeEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrreee 50CHUONG 5: MỘT SO DE XUẤT KIÊN NGHỊ . -s5 << 545.1 Béi cảnh trong và ngoài nước - 2-5 s+sz+E+kerkerkerkerkrrerreee 54

5.1.1 Bối cảnh qMỐC té ceecesessessessessessesesesssesessessessessesssssesessessessessessesesseaees 54

5.1.2 Bối cảnh trONG HƯỚC 55c ScSESEeEESEEEEEEEEEEErrrrrkervees 55

5.2 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán - 56

5.3 Đề xuất kiến nghị -2- ©2252 2s TS E2E2211211111211211 11111 56

KET 00000075 58

TÀI LIEU THAM KHAO 2-2 5° ©ssssSssssesserssessersserssersee 59

PHU LUC cesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssscssssssssssssssssssssssssessssssssssssssssssesssssssssssssssssess 62

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Viết tắt Nguyên vănARDL Mô hình hồi quy tự phân phối độ trễ

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 3.1 Mô ta các biến số trong mô hình -‹ - c5 ccS: 41Bảng 4.1 Thống kê mô tả các DION ooo cece cece cee eccceeeeeeeeeue ees 44Bang 4.2 Kết qua phân tích tương quan -. 5s: 45

Bang 4.3 Kiểm định nghiệm don vị theo ADF và PP 46Bang 4.4 Kết qua hồi quy mô hình ARDL cc ¿<2 S5: 41Bang 4.5 Kết quả kiểm định tự tương quan -. 55: 48Bang 4.6 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 49Bảng 4.7 Kết quả kiểm định đường bao trong mô hình ARDL 49

Trang 9

GIỚI THIỆU

1.1 Tinh cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán là trung tâm của một mạng lưới các giao dịch nơi

người mua và người bán các chứng khoán hay các giấy tờ có giá Nói cách khác,đây là quá trình vận động của tư bản dưới hình thái tiền tệ, chuyển từ tư bản sởhữu sang tư bản kinh doanh Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vốn cho

đầu tư ngày càng lớn, bên cạnh việc đi vay vốn từ các ngân hàng, chính phủ vàmột số công ty thực hiện huy động vốn thông qua phát hành các chứng khoán.

Malkiel & Fama (1970) cho rang giá cả của chứng khoán trên thị trường tàichính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, phản ánh đầy đủ mọi thông tin mà nhàđầu tư đã biết Chỉ số giá chứng khoán ra đời dé phản ánh sự biến động của giáchứng khoán một cách tổng quan Những biến động của chỉ số giá chứng khoáncho ta biết tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường, hiệu suất của thị trường chứngkhoán, tình trạng của nền kinh tế đang phát triển hay suy thoái, kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả không những là nền tảng dé kinh tế tăngtrưởng mà từ đó cũng sẽ thúc đây thị trường chứng khoán phát triển.

Khi nhà đầu tư đưa ra một quyết định mua hoặc bán chứng khoán, họ khôngchỉ cần cân nhắc đến sức khỏe tài chính của công ty mà còn cần quan sát đến sựbiến động của các yêu tố vĩ mô của nền kinh tế Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu

đã đi tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và thị trường chứngkhoán Với mỗi quốc gia khác nhau, thì tác động của các yếu tố vĩ mô tới thị trườngchứng khoán cũng có những điểm khác biệt Lee & Brahmasrene (2018) phát hiệnra tại quốc gia phát triển như Hàn Quốc thì tỷ giá hối đoái có tương quan cùngchiều đến giá chứng khoán trong khi đó tác động của lạm phát là tiêu cực trongngắn hạn, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lee & Ruy (2018) Khan (2018)cho rằng cung tiền đóng vai trò là biến số giải thích được nhiều nhất sự thay đổi

của KSE-100 index tai Pakistan, việc mở rộng cung tiền, khiến dòng tiền tăng, từ

đó hoạt động kinh tế diễn ra nhiều hơn dẫn đến tăng giá cổ phiếu Hai cú sốc vĩmô quan trọng khác là lạm phát và lãi suất có ảnh hưởng tiêu cực tới giá cô phiếu

của thị trường chứng khoán Pakitstan (Hassan và cộng sự, 2021).

Tại Việt Nam, sau hơn 20 năm chính thức đi vào hoạt động, thị trường

chứng khoán đang ngày càng thể hiện được tầm quan trọng đối với nền kinh tếquốc gia nhưng van ân chứa nhiều biến động bat ngờ Chính vi thé đây là một dé

tài thu hút được nhiêu sự quan tâm nghiên cứu với các công trình của Trương Đông

Trang 10

Lộc (2014); Đinh Thị Thanh Long và Nguyễn Thị Thu Trang (2008); Bùi Kim

Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014); Nguyễn Kiều Minh và Nguyễn Văn Diệp(2013); Nhưng các nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế, khi chưa giải quyếttriệt dé van đề đa cộng tuyến hay thời gian nghiên cứu còn khá ngắn, chiều tácđộng của các biến số còn chưa đồng nhất Điều này đặt ra vấn đề là cần có nhữngnghiên cứu mới giải quyết được các van dé còn tôn tại và cập nhật một cách chínhxác hơn ảnh hưởng của các chỉ số kinh tế tới sự phát triển thị trường chứng khoán.Từ sự cấp thiết đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của các bién số vĩ mô đến

chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam”, nhằm bô sung thêm các bang chứng thực

nghiệm cho các nghiên cứu trước, thông qua đánh giá sự thay đổi của chỉ số giá

chứng khoán trước những cú sôc bât ngờ của nên kinh tê.

1.2 Muc tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: xem xét những biến động của chỉ số giá chứng khoánVNIndex thuộc Sàn giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh khi chịu ảnh hưởng của

các yêu tô kinh tê vĩ mô trong nước và các cú sôc ngoại sinh từ thị trường thê giới.Mục tiêu cụ thê:

- _ Thứ nhất, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước đề hình thành cơ

sở lý luận và khung phân tích cho nghiên cứu.

- _ Thứ hai, phân tích thực trạng xác định chiều hướng ảnh hưởng các yếu tôvĩ mô ở trong nước như: lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng chỉsố công nghiệp công nghiệp và các cú sốc từ biến số bên ngoài như: biến

động của giá vàng, giá dầu tới chỉ số giá chứng khoán VNIndex.

- Thr ba, phân tích định lượng đánh giá mức độ tác động các biến số vĩ mô:

lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng chỉ số công nghiệp, cũng nhưtac động của các yếu tố từ thé giới là giá vàng, giá dầu tới chỉ số giá chứng

khoán VNIndex.

- _ Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số khuyến nghị dé giúp thịtrường chứng khoán phát triển ồn định và hiệu quả.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất chovay, tỷ giá hồi đoái, tốc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp, cũng như anh hưởngcủa các cú sốc ngoại sinh liên quan đến biến động của giá vàng, giá dầu tới chỉ số

giá chứng khoán VNIndex.Phạm vì nghiên cứu

Trang 11

về nội dung: xem xét tac động của một số cú sốc vĩ mô như lạm phát, lãisuất, tỷ giá hối đoát, tốc độ tăng chỉ số công nghiệp, và biến động của các yếu tố

từ bên ngoài như giá vàng, giá dầu dẫn đến những thay đổi của chỉ số giá chứng

khoán VNIndex.

Về không gian: phân tích biến động của một số cú sốc vĩ mô trong nước và

các biến số vĩ mô từ thế giới ảnh hưởng tới chỉ số giá chứng khoán VNIndex trênSàn giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chi Minh.

Về thời gian: Tác giả thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu với tần suất theo

tháng từ 01/2008 đến 06/2022.

1.4 Kêt câu của bài nghiên cứu

Phần đầu của bài nghiên cứu bao gồm lời cảm ơn, mục lục, danh mục hình,

danh mục bảng, danh sách viết tắt Phần nội dung chính bao gồm năm phần như

Chương 1, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước dé hình thành cơ

sở lý luận và khung phân tích cho nghiên cứu.

Chương 2, nghiên cứu đánh giá tổng quan về nền kinh tế và sự phát triển

của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 đếnnay Đồng thời chương 2 cũng thực hiện phân tích tương quan tác động của từngbiến số kinh tế vĩ mô tới chỉ số giá chứng khoán VNIndex.

Chương 3, trình bày phương pháp nghiên cứu, chỉ định và mô tả các biếnsố kinh tế vĩ mô được lựa chọn dé hồi quy, cũng như các bước phân tích thựcnghiệm dé ước lượng mô hình đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới

chỉ số giá chứng khoán VNIndex.

Chương 4, thực hiện phân tích kết quả thực nghiệm dé đánh giá mức độ tác

động của các biến số vĩ mô: lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng chỉ sé

công nghiệp, cũng như ảnh hưởng của yếu tố ngoại sinh là giá vàng, giá dau tới

chỉ số giá chứng khoán VNIndex.

Đến chương 5, dựa trên phân tích thực trạng và kết quả hồi quy mô hìnhthực nghiệm kết hợp với bối cảnh trong và ngoài nước tác giả đưa ra một số khuyênnghị dé giúp thị trường chứng khoán phát triển ồn định và hiệu quả.

10

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Lý thuyết q về đầu tư

Mọi sự vận động của nền kinh tế đều tác động tới thị trường chứng khoán,điều này được James Tobin (1969) xây dựng trong “Lý thuyết g về đầu tư” Hauhết giá trị của doanh nghiệp là giá trị tư bản mà doanh nghiệp sở hữu nên chúng tacó thể sử dụng giá trị thị trường của cô phiếu như thước đo giá trị thị trường củakhối lượng tư bản mà doanh nghiệp dang sở hữu Nếu gọi V; là giá trị thị trường

của cô phiêu doanh nghiệp đã phát hành tại thời điểm ¢, K; là khối lượng tư bảndoanh nghiệp sở hữu tại thời điểm í, PK: gia hiện tai của tư bản trên thi trường nhântố thời kỳ ft, thi chỉ số g-Tobin được xác định như sau:

Tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào lợi nhuận hiện tại hay lợi nhuận kỳ vọng

của doanh nghiệp quyết định giá trị của V là lớn hay nhỏ Nếu chi phí sử dụng tưbản nhỏ hơn MPK thì tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, kéo theo sự tăngtrưởng của thị giá cô phiếu doanh nghiệp trên thị trường, tức là chỉ số g cao Nếuchi phí sử dụng tư bản lớn hơn MPK thì làm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệpgiảm, làm giá trị thị trường của cô phiếu doanh nghiệp bị giảm, tức chỉ số z là thấp.Hoặc khi lãi suất thực tế tăng làm chi phi sử dụng tư bản tăng, làm chỉ số g giảmtừ đó giảm động lực đầu tư.

1.1.2 Mức giá ca chung

Lam phát là sự gia tăng mức giá ca chung liên tục và dang kể, thường đikèm với sự tăng trưởng kinh tế và tăng số lượng công ăn việc làm Bản thân lạmphát không phải là xấu, vì lạm phát có thé khuyến khích kinh tế phát triển Sự giatăng giá cả vừa phải và đều đặn có khuynh hướng kích thích đầu tư, ké cả dau tư

trong nước và đầu tư nước ngoài, duy trì tỷ lệ công ăn việc làm cao và gia tăng

GDP Khi lạm phát tăng đến mức quá cao (siêu lạm phát hay lạm phát phi mã) sẽgây ton thất cho nền kinh tế.

11

Trang 13

Tỷ lệ lạm phát tăng thường làm tăng lãi suất của các loại chứng khoán cóthu nhập có định mới và vì vậy, giảm giá của chứng khoán nợ hiện hành, trong khi

đó, tỷ lệ lạm phát giảm có tác động ngược lại Khi đó, các chứng khoán nợ mới

được phát hành với lãi suất thấp hơn cà làm tăng giá chứng khoán nợ hiện hành.Nói chung, lạm phát thay đổi (sự khác biệt giữa lạm phát thực tế và lạm phát dự

tính sẽ dẫn đến một loạt quan hệ tái phân phối trong xã hội: đi vay và cho vay; chủvà thợ, các đối tác trong các hợp đồng đã ký có định, thuế, v.v )

1.1.3 Các chỉ báo kinh tế

Theo các nhà phân tích kinh tế, nền kinh tế chuyên động theo một xu hướnglặp đi lặp lại được gọi là chu kỳ kinh tế, được xác định bởi những giai đoạn pháttriển, hưng thịnh, luân phiên với các giai đoạn kinh tế suy thoái mà biểu hiện củanó là phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.Để nhận biết được nên kinh tế đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế, các nhàkinh tế phải xác định được các nhân tố định lượng nhất định trong nội bộ nên kinhtế có diễn biến biên quan đến chu kỳ kinh tế Họ gọi những nhân tố này là các chủbáo kinh tế Các nhà kinh tế tin rằng, những thay đổi đáng kể của các chỉ báo cókhuynh hướng của nén kinh tế hiện tại, đồng thời, cũng giúp cho các nhà phân tíchvà những nghiên cứu dự đoán về xu hướng vận động của nền kinh tế trong tương

Sản lượng công nghiệp chính là một chi báo đồng thời, sản lượng và doanhsố giảm sút chắc chắn nền kinh tế đang suy thoái, ngược lại, khi các chỉ báo nàytăng có nghĩa là nền kinh tế đang tăng trưởng.

1.1.4 Sự can thiệp của chính phú đến nên kinh tế

Học thuyết Keynes về lãi suất đã chỉ ra tỉnh ưa thích tiền mặt là đại lượngđo cung, cầu tiền và có tác động lớn đến lãi suất Nếu cầu tiền vượt cung tiền (dânchúng muốn giữa nhiều tiền hơn lượng tiền hiện có), khi đó, mọi người sẽ đi vay

và nhu cầu tiền làm cho lãi suất thị trường tăng lên Nếu cung tiền lớn hơn cầu tiền(có nhiều tiền hơn và lượng mà dân chúng muốn giữ), họ muốn đây lượng tiền này

đi làm cho lãi suất giảm xuống Lãi suất cân bằng là lãi suất mà tại đó, tông lượngtiền nắm giữ băng số tiền mà dân chúng muốn nắm giữ, khi chung bằng cầu, lãi

suât đạt mức cân băng.

Lãi suất có tác động trực tiếp tới giá cô phiếu theo công thức định giá cỗ

phiêu như sau :

12

Trang 14

CF, CF, CF,

1+r (1+r}ˆ (1+r)"

Po + P,

Trong đó: Po, Pn: giá cô phiếu thời điểm hiện tai, thời điểm thứ n.

CF), CF›, , CFn: dòng tiền thời điểm thứ nhất, thứ 2, , thứ n

r: lãi suât.

Lãi suất được xem là chỉ tiêu đánh giá tổng quan quan trọng nhất khi phân

tích chứng khoán bởi nó phản ánh quan hệ cung cầu vốn của nền kinh tế Phân tíchsự biến động lãi suất giúp cho các nhà phân tích đánh giá và dự báo rủi ro lãi suấtđối với khoản vốn đầu tư của họ trên thị trường chứng khoán.

1.1.5 Tỷ giá hoi đoái

Tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm giá, sẽ làm tăng khối lượng xuất khâunếu cầu đối với mặt hàng xuất khẩu là co giãn Xuất khâu tăng giúp tăng doanhthu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, tác động làm tăng giá chứngkhoán Mặt khác, trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu có đường cầu không cogiãn, giá hàng hóa xuất khẩu giảm tương đối mà khối lượng xuất khẩu không tăngnhư kỳ vọng, do đó thu nhập từ xuất khẩu giảm Thu nhập xuất khâu giảm sẽ làm

giảm thu nhập doanh nghiệp và sau đó là giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, làm

cho giá chứng khoán giảm Tuy nhiên, khi đồng nội tệ tăng giá dẫn đến khối lượngxuất khẩu giảm nếu cầu hàng hóa và dịch vụ xuất khâu có cầu co giãn Điều nàycó thé giải thích là do việc tăng giá hàng xuất khẩu sẽ dẫn đến giảm lượng cau.Xuất khâu giảm dẫn đến thu nhập của người dân trong nước thấp hơn làm giảmdau tư, do đó giá cô phiếu giảm Điều ngược lại là đúng khi nhu cầu về xuất khẩukhông co giãn Giá cả hàng hóa tăng lên do tiền tệ tăng giá sẽ dẫn đến lượng cầu

giảm ít hơn tương ứng và đo đó tăng thu nhập Điều này cuối cùng sẽ giúp công ty

tăng lợi nhuận, từ đó tăng giá cô phiếu.

1.2 Tổng quan nghiên cứu về thực nghiệm

1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

a Nghiên cứu cua các nước phát trién

Gan và cộng sự (2006) phân tích các biến động kinh tế vĩ mô và thị trường

chứng khoán New Zealand Nghiên cứu này tác giả xem xét mối quan hệ giữa chỉsố chứng khoán New Zealand (NZSE40) và bảy biến số vĩ mô trong giai đoạn từtháng 1 năm 1990 đến tháng 1 năm 2003 Ap dụng kiểm định Johansen và kiêm

định nhân qua Granger dé chỉ ra cú soc tông sản phâm quôc nội có ảnh hưởng

13

Trang 15

thuận chiều tới chỉ số NZSE40 trong suất 24 tháng và đạt đỉnh ở tháng thứ 10.Trong khi đó các cú sốc tỷ giá, lạm phát, lãi suất gây nên ảnh hưởng không thuận

lợi Cung tiền MI của New Zealand bị tác động mạnh bởi các nhà đầu tư đến từnước ngoài nên cú sốc MI có mối tương quan trái chiều với thị trường chứngkhoán Ảnh hưởng tích cực của cú sốc giá dầu bán lẻ lên chỉ số NZSE40 sau támtháng là không phù hợp với kỳ vọng, do New Zealand là quốc gia nhập khẩu dầu

Talla (2013) phân tích tác động của các yêu tố kinh tế vi mô lên giá cô phiếucủa Sở giao dịch chứng khoán Stockholm (OMXS30) của Thụy Điền Hai phươngpháp là hồi quy mô hình bình phương nhỏ nhất thông thường kết hợp với kiểmđịnh nhân quả Granger đã được áp dụng dé kiểm tra chuỗi dữ liệu theo được thuthập theo tháng trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2012 Kết quả nghiên cứuchỉ ra lạm phát có anh hưởng khá mạnh và tiêu cực tới giá cô phiếu Đồng thời, lãi

suất cũng có mối tương quan ngược chiều nhưng anh hưởng được tìm thấy là nhỏ.

Mặt khác, cung tiên có ảnh hưởng thuận lợi tới giá cô phiêu với cường độ nhỏ.

Ciftci (2014) tìm kiếm tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô tới thị trườngchứng khoán Trong nghiên cứu này, tác giả điều tra ảnh hưởng của bốn biến sốkinh tế vĩ mô là lãi suất, gid dầu thô, giá vàng và tỷ giá hối đoái đến lợi nhuận của

mười ngành công nghiệp Hoa Kỳ Dữ liệu được thu thập theo tháng từ 02/1997

đến 09/2014 và áp dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường.

Tác giả phát hiện ra rằng tác động của một số biến số kinh tế vĩ mô khác nhau giữacác ngành Giá dầu thô là biến có tác động đồng nhất tới các ngành, trong khi đókhông tìm thấy tác động của lãi suất tới giá cổ phiếu Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởngkhông đồng nhất tới các ngành phụ thuộc vào tính chất của doanh nghiệp xuất khẩuhay doanh nghiệp nhập khâu hàng hóa Trong thời thời kỳ trước khủng hoảng, giávàng gần như ảnh hưởng rất nhỏ tới giá cổ phiếu nhưng trong thời kỳ hậu khủng

hoảng, tác giả tìm thây môi quan hệ trái chiêu hơn giữa hai biên sô này.

Omodero và Mlanga (2019) đã đánh giá tác động của các biến số kinh tế vi

mô lên thị trường chứng khoán ở Nigeria Nghiên cứu sử dung mô hình bình

phương nhỏ nhất thông thường dé thực hiện phân tích hồi quy cho chuỗi dit liệuđược tác giả thu thập trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018 Kết quả nghiêncứu cho thay hệ số hồi quy của tỷ giá hối đoái và lãi suất tới chỉ số giá chứng khoánlà không có ý nghĩa thống kê trong khi đó, tồn tại mối tương quan ngược chiềugiữa tỷ lệ lạm phát và thị trường chứng khoán Đồng thời, tác giả còn chỉ ra GDP

có tác động tích cực mới cường độ khá mạnh đên chỉ sô giá chứng khoán của

14

Trang 16

Nigeria, điều này phù hợp với khái niệm GDP và hoạt động của thị trường chứng

Akcaglayan (2020) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tớithị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ Chỉ số BIST-100 được sử dụng làm biến phụthuộc, đại diện cho thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ Lạm phát, lãi suất, chỉ số

sản xuất công nghiệp và hoán đổi nợ mặc định tín dụng (CDS) là các biến độc lậpmà tác giả lựa chọn đề phân tích hồi quy Với phương pháp được áp dụng là mô

hình hỗồi quy đa biến, kiểm định nhân quả Granger cùng với các kiểm định sau hồiquy và thu được kết quả là lãi suất va CDS có tác động tiêu cực đáng kể lên chi sốBIST-100 Đồng thời kiểm định nhân quả Granger chỉ ra mối quan hệ hai chiều

giữa chỉ số sản xuất công nghiệp, lạm phát và chỉ số chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ.

Zhang (2020) tìm kiếm mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và thịtrường chứng khoán 6 Ireland Chuỗi dữ liệu được tác giả sử dụng dé nghiên cứuđược thu thập trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2019 Môhình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường OLS cùng với kiểm định nhânquả Ganger là hai phương pháp được áp dung dé phân tích mối quan hệ của chỉ sốgiá chứng khoán ISEQ của Ireland và các yếu tô vĩ mô được tác giả lựa chọn là chỉsố giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái và giá dầu thô Kết quả nghiên

cứu chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ cùng chiều nhưng có mức độ ảnh hưởngrất yếu tới chỉ số ISEQ Chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá hối đoái cũng có tác độngyếu nhưng ngược chiều tới thị trường chứng khoán Ireland Giá dầu thô có ảnh

hưởng tốt và đáng kể tới chỉ số ISEQ, đặc biệt nhắn mạnh rang thị trường chứng

khoán Ireland nhạy cảm hơn với giá dâu thô hơn là các yêu tô vĩ mô trong nước.b Nghiên cứu của các nước dang phat trién

Brahmasrene và Jiranyakul (2007) nghiên cứu đánh giá tác động qua lại

giữa chỉ số giá chứng khoán và các biến số kinh tế được sử dụng nghiên cứu, thời

kỳ hậu tự do hóa tài chính và hậu khủng hoảng tài chính ở Thái Lan Nghiên cứu

sử dụng phương pháp phân tích thực nghiệm, kiểm tra nghiệm đơn vị, tính tự tương

quan và quan hệ nhân quả Granger trong giai đoạn từ tháng 07/1997 đến tháng01/2003 Khi cuộc khủng hoảng tài chính lên đỉnh điểm, Ngân hàng Trung ương

Thái Lan đã quyết định dé tỷ giá hối đoái thả nổi Chính vì thế, những diễn biếnthất thường của tỷ giá diễn ra cho tới năm 1998 mới lang xuống Nghiên cứu timra tác động của cung tiền là tích cực tới chỉ số chứng khoán Nói cách khách, khităng cung tiền thì chỉ số chứng khoán có dấu hiệu tăng lên cùng chiều, đây cũng làbiến số duy nhất tác động tới thị trường chứng khoán Thái Lan trong thời kỳ hậu

15

Trang 17

khủng hoảng, điều này được lý giải một phần là bởi vì vai trò chính của cung tiền

trong việc kích thích kinh tế Không tồn tại tác động của chỉ số công nghiệp, lãisuất, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá tới chỉ số chứng khoán Giá dầu thế giới có tácđộng không tốt nhưng không đáng kể tới chỉ số giá chứng khoán của quốc gia này.Hành vi thất thường của thị trường chứng khoán được coi là hiện tượng tạm thờihoặc nhất thời khi nền kinh tế dan tự phục hồi và điều chỉnh theo hướng ổn định

lâu dài.

Vejzagic & Zarafat (2013) tìm kiếm mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa cácbiến số kinh tế vĩ mô và chỉ số thị trường chứng khoán ở Malaysia Dữ liệu nghiêncứu theo tháng gồm 72 quan sát từ 09/2006 đến 09/2012 Kiểm định đồng tích hợpJohansen và mô hình vector hiệu chỉnh sai số là hai phương pháp được áp dung dé

xác định mối quan hệ nhân quả giữa có biến số đồng tích hợp Kết quả nghiên cứu

đã chỉ ra tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa lãi suất và tỷ giá tới chỉ số chứng khoán

Malaysia, nhưng lại cùng chiều với cung tiền, tức là khi cung tiền tăng, lúc nàychính sách tiền tệ mở rộng đóng vai trò thúc day thị trường chứng khoán phát triển.Trong khi đó, không tìm thấy mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và thị trườngchứng khoán, kết quả này khác với kỳ vọng của tác giả nên phương pháp phân rãphương sai được áp dụng cho thấy chỉ số giá chứng khoán Malaysia có tác độngmạnh mẽ nhất tới chính nó cả trong dài hạn và ngắn hạn, sau đó là cung tiền, tỷgiá, chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất có tác động yêu hơn tới thị trường chứng khoán

Baffour (2015) kiểm tra mối quan hệ ngăn hạn và dài hạn giữa biến số kinhtế vĩ mô với giá cổ phiếu tại Ghana Tác giả thực hiện hồi quy theo mô hình vectorhiệu chỉnh sai số với chuỗi số liệu theo tháng từ 01/1995 — 12/2014 Các yêu tốkinh tế vĩ mô được nghiên cứu giải thích 14% sự biến động của giá chứng khoán

tại Ghana Từ kết quả của kiểm định Johansen tác giả nhận thấy có mối quan hệ

dài hạn giữa cung tiền rộng M2, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hồi đoái với chỉ số giá

chứng khoán của Ghana, trong đó cung tiền rộng M2 và tỷ giá hối đoái là hai yếu

tố chính Mô hình VECM chỉ ra trong ngắn hạn, nếu tăng cung tiền và lạm phát sẽlàm giảm lợi nhuận cô phiếu Ở hau hết các trường hợp, cung tiền dẫn đến lạmphát khi nó không đi kèm với năng suất tương đương (tức là việc tăng cung tiềnkhông làm tăng năng suất), làm giảm thu nhập thực tế của các cá nhân, giảm khảnăng tiết kiệm và đầu tư, nhưng ảnh hưởng này được cải thiện trong dài hạn Trong

nghiên cứu này, tác giả không tìm thấy mối quan hệ của lãi suất với giá chứng

khoán tại Ghana.

16

Trang 18

Barakat và cộng sự (2015) nghiên cứu tác động của các cú sốc kinh tế vĩ

mô tới thị trường chứng khoán Ai Cập Chuỗi dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu

thập trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 1 năm 2014 và áp dụng các

phương pháp định lượng dé hồi quy là kiểm định Johansen, mô hình vector tự quy

và kiểm định nhân quả Granger Kết quả nghiên cứu chỉ ra lạm phát, cung tiền vàtỷ giá hối đoái đều có ảnh hưởng thuận lợi, trong đó tỷ giá có tác động mạnh nhất,tiếp theo là cung tiền và cuối cùng lạm phát có tác động yếu nhất tới chỉ số giáchứng khoán Ai Cập Khi thị trường chứng khoán suy giảm, các nhà đầu tư nướcngoài bán cô phiếu và rời khỏi thị trường, điều này làm tăng cung tiền và tỷ giá.Trong nghiên cứu này, tác giả không phát hiện ra mối quan hệ giữa lãi suất và thị

trường chứng khoán Ai Cập.

Aryasta & Artim (2019) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích tác động của

các yếu tô vĩ mô tới thị trường chứng khoán Indonesia Dữ liệu được thu nhập theoquý từ 01/2010 đến 12/2018 với 36 quan sát cho mỗi biến Sử dụng phương pháp

hồi quy tuyến tính nhiều lần cho kết quả: GDP, ty giá hối đoái, chỉ số Dow Jones,chỉ số Shanghai có tác động cùng chiều tới chỉ số chứng khoán tổng hợp của quốcgia này Khi xuất hiện cú sốc GDP tăng nghĩa là nền kinh tế đang có tăng trưởng,số lượng hàng hóa nhiều khiến doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, từ đó ảnh hưởngtích cực tới thị trường chứng khoán Tương tự như thế, khi ty giá hối đoái tăng,thúc đây xuất khẩu, các công ty có hoạt động xuất khẩu sẽ đạt được lợi nhuận lớnhơn tác động làm tăng chỉ số chứng khoán Indonesia Trong thời kỳ 2014-2018,

Mỹ và Trung Quốc là hai điểm đến xuất khâu đứng đầu của Indonesia, vì thế chỉsố chứng khoán của hai quốc gia này có ảnh hưởng thuận lợi tới chỉ số chứngkhoán của Indonesia Các yếu tổ còn lại là lạm phát, lãi suất, chỉ số Nikkei-225,chỉ số BSE_ Sensex có tác động ngược chiều với cường độ yếu tới thị trường chứng

Kandari và Abul (2019) tìm kiếm tác động của các biến số kinh tế vĩ mô

đối với chỉ số giá chứng khoán ở Kuwait Áp dụng hai phương pháp là kiểm định

đồng liên kết Johansen cùng với mô hình sửa lỗi vector dé phân tích chuỗi dữ liệuđược tác giả thu thập theo tháng trong giai đoạn từ 2005 — 2018 Kết quả nghiêncứu tìm thay mối quan hệ tích cực một chiều trong dài hạn giữa các yêu tố kinh tếvĩ mô được lựa chọn và chỉ số chứng khoán Kuwait Tác giả tìm ra tác động cùngchiều trong ngắn hạn của giá dầu với chỉ số KSEI, điều này là phù hợp do dầu mỏđóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Kuwait Đồng thời tác giả còn tìm ra mốitương quan thuận chiều giữa cung tiền, lạm phát và lãi suất đối với chỉ số KSEI.

17

Trang 19

Cung tiền tăng là một chỉ báo cho nhà đầu tư là nền kinh tế phát triển từ đó tác

động tích cực tới thị trường chứng khoán Là một quốc gia thu được nhiều lợi ích

từ xuất khâu dầu mỏ nên tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tích cực tới thị trường

chứng khoán của quôc gia này.

Hassan và cộng sự (2021) phân tích tác động của các cú sốc vĩ mô đối với

chỉ số KSE — 100 của Sở giao dịch chứng khoán Pakistan Dữ liệu chuỗi thời gianvới tần suất tháng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 kết hợp với mô hình

hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường OLS, kiểm tra đồng tích hop và môhình sửa lỗi ECM, phân rã phương sai VAR và kiểm định nhân quả Granger Kếtquả hồi quy chỉ ra tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tích cực giữa với chỉ số chứngkhoán KSE — 100 và tác động của lãi suất và lam phát là tiêu cực Tuy nhiên mức

độ ảnh hưởng của lạm phát là không đáng ké Trong ngăn han, tỷ giá hối đoái có

ảnh hưởng mạnh tới chỉ số giá chứng khoán KSE — 100 của Pakistan nhưng cường

độ yếu dần theo thời gian.

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Phan Ngọc Trung (2012) nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến giá chứng

khoán tại thị trường chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) Tác giả thực hiện hồi

quy theo mô hình VAR kết hợp với kiêm định đồng tích hợp Johansen phân tíchchuỗi dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ 01/2006 — 07/2012 Kết quatìm ra mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến số được sử dụng trong nghiên cứu.

Trong đó cung tiền, chỉ số sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng tốt lên chỉ số giáchứng khoán Việt Nam Lạm phát, tỷ giá hối đoái có tác động ngược chiều Đồngthời chỉ ra lãi suất có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán Điều này cóthé giải thích là do dit liệu tác giả thực hiện hồi quy được thu thập trong thời kỳ

khủng hoảng kinh tế nên biến số này đã có tác động khác với các nghiên cứu khác.

Đặc biệt, Việt Nam là một nước nhập khẩu dầu nhưng giá dầu lại mối tương quandương với giá cô phiếu.

Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013) thực hiện phân

tích tác động của các nhân tổ kinh tế vi mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mô hình VAR, kiểm định đồng tích hợp theo phương pháp kiểm định nghiệm đơn

vị phần du Engle Granger được sử dụng dé ước lượng cho chuỗi dữ liệu theo thángtrong giai đoạn 07/2000 đến 09/2011 với 135 quan sát Từ kết quả hồi quy tác giả

nhận thay các yếu tố vi mô được sử dung dé nghiên cứu là cung tiền, chỉ số giátiêu dùng, lãi suất, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ giá hối đoái và giá dầu giải thíchđược gần 53% sự thay đổi của chỉ số giá chứng khoán Cụ thé, cung tiền, lạm phát,

18

Trang 20

chỉ số sản xuất công nghiệp, giá dầu thô có ảnh hưởng thuận lợi tới thị trường

chứng khoán Cung tiền tăng kèm với đó là lạm phát tăng, tổng phương tiện thanhtoán dư thừa làm dòng vốn có xu hướng chảy vào kênh đầu tư chứng khoán Cúsốc làm tăng chỉ số sản xuất công nghiệp có nghĩa sản lượng công nghiệp thựctăng, nền kinh tế tăng trưởng, triển vọng đầu tư tốt, thu hút nhà đầu tư làm tăng chỉsố giá chứng khoán VNIndex Các cú sốc kinh tế vĩ mô còn lại trong bài nghiêncứu là lãi suất và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tương quan ngược chiều với thịtrường chứng khoán Các cú sốc kinh tế vĩ mô còn lại trong bài nghiên cứu là lãisuất và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tương quan trái chiều với thị trường chứngkhoán Khi ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểmsoát lạm phát khiến lãi suất cho vay tăng, đây là một tín hiệu xấu từ thị trườngkhiến tâm lý nhà đầu tư bất ồn có tác động xấu tới thị trường chứng khoán Tỷ giátăng làm có thé tăng chi phí đầu vào của một số doanh nghiệp có hoạt động nhậpkhẩu từ đó ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động kinh doanh va giá cô phiếu.

Võ Thị Thúy Anh và Nguyễn Thanh Hải (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của

các nhân tô vĩ mô đến tỷ suất sinh lời của cô phiếu niêm yết trên HSX Tác giả thu

thập dữ liệu phân tích trong giai đoạn 2007-2012 của 35 doanh nghiệp có chứng

khoán niêm yết trên HSX Sử dụng mô hình nhân tố, mô hình với ảnh hưởng côđịnh hoặc ngẫu nhiên cho ra kết quả là tỷ suất sinh lời chịu ảnh hưởng lớn nhất từyếu tô lạm phát, trong đó ngành công nghiệp và tiêu dùng là bị ảnh hưởng tiêu cựcmạnh nhất từ lạm phát ngoài kỳ vọng Cổ phiếu của các doanh nghiệp mạnh thìnhận rất ít ảnh hưởng do lạm phát gây nên Điều này là do trong giai đoạn nghiên

cứu, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài của khủng hoảng kinh tế trênthế giới, lạm phát biến động thất thường và khiến nhà đầu tư có tâm lý e ngại khigiao dịch trên thị trường chứng khoán Ngoài ra, tỷ suất sinh lời còn chịu ảnh

hưởng từ chỉ số Nikkei, tuy tác động này yếu nhưng khá giống nhau giữa cácngành Ngoài ra, cú sốc chỉ số sản xuất công nghiệp và giá đầu cũng có những ảnhhưởng thuận lợi tới giá cô phiêu Ngược lại, lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ trái

chiều đến thị trường chứng khoán.

Bùi Thị Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014) đánh giá sự phát triển của thịtrường chứng khoán Việt Nam dưới ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô vớichuỗi dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ 01/2007 đến 12/2012 Tácgiả sử dụng phương pháp Johansen và hồi quy mô hình vector hiệu chỉnh sai số déphân tích tìm thấy mối quan hệ đồng tích hợp giữa lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng,cung tiền và tỷ giá hối đoái với chỉ số giá chứng khoán Việt Nam Cụ thé, tỷ giá

19

Trang 21

hối đoái và cung tiền có ảnh hưởng tích cực tới chỉ số giá chứng khoán trong đómức độ tác động của cung tiền còn yếu và chỉ kéo dài khoảng hai thời kỳ, tỷ giáhối đoái có ảnh hưởng mạnh hơn trong bốn thời kỳ Chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất

có mỗi quan hệ tương quan âm và cũng ảnh hưởng tới chỉ số giá chứng khoán trongbốn thời kỳ Kết quả hồi quy cũng chỉ ra các biến được lựa chọn nghiên cứu giảithích 60,9% cho chỉ số giá chứng khoán VNIndex.

Trần Thị Bích Ngọc và Nguyễn Tuyết Trinh (2015) phân tích tác động củacác yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam Các cú sốc vĩ môđược tác giả lựa chọn dé nghiên cứu là chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, cung tiền, giádầu thô với dit liệu được thu thập từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 07 năm 2013.Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Engle-Granger dé tìm kiếm mối quan hệ

trong ngắn hạn và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để tìm sự điều chỉnh trong dài

hạn Kết quả nghiên cứu cho thấy giá dầu thô có tác động cả trong ngắn hạn vàtrong dài hạn tới thị trường chứng khoán Cung tiền và chỉ số giá tiêu dùng chỉ tồn

tại mối quan hệ trong dài hạn với giá cô phiếu Tác giả còn tìm thấy ảnh hưởng

của lãi suât trong ngăn hạn.

Dương Ngọc Mai Phương và cộng sự (2015) phân tích tác động của chính

sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán: Bằng chứng tại Việt Nam Tác giả sửdụng mô hình thực nghiệm SVAR để đánh giá ảnh hưởng của các biến số được

chọn tới chỉ số giá chứng khoán Việt Nam với chuỗi đữ liệu được tác giả tìm kiếmvà thu thập với tần suất theo tháng từ 01/2005 đến 12/2014 Nghiên cứu chỉ ra, khi

chỉ số giá tiêu dùng tăng thì chỉ số giá chứng khoán có sự điều chỉnh giảm trongdài hạn Trong khi đó cú sốc sản lượng có thê ngay lập tức làm chỉ số giá chứng

khoán giảm nhẹ nhưng ngay sau đó có tăng trở lại, việc tăng đột ngột sản lượng

chưa khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định ngay mà cần thêm thông tin chắc chắnmới tạo ra hành động Phản ứng xung cho thấy khi cú sốc tăng lãi suất tái chiết

khấu xảy ra, chỉ số giá chứng khoán có phản ứng giảm chậm trong ngắn hạn, sau

đó có hồi nhẹ và giảm mạnh Khi chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng cung tiền,nhà đầu tư tiếp cận được với nguồn vốn rẻ, thêm vào đó là cơ hội mở rộng kinh

doanh khiến giá cổ phiếu tăng, làm tăng chỉ số giá chứng khoán Kết quả phân rãphương sai chỉ ra trong ngắn hạn chỉ số giá chứng khoán chịu ảnh hưởng của chínhnó Trong dài hạn chịu tác động mạnh của lãi suất cục dự trữ liên bang Mỹ và tácđộng của các yêu tô còn lại là không đáng kẻ.

Nguyễn Trung Thành và Đỗ Thị Linh (2016) thực hiện phân tích định lượng

tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài

20

Trang 22

hạn thời kỳ 2006-2015 Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tự phân phối độ trễ ARDL

với dữ liệu chuỗi thời gian dé đánh giá tác động của chính sách tiền tệ ở mức trễcó tới chỉ số giá của VNIndex cùng với cụ thể biến độc lập được sử dụng trongnghiên cứu là lãi suất, cung tiền rộng, tỷ giá hồi đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc Kếtquả cho thấy chính sách tiền tệ bao gồm lãi suất, cung tiền và tỷ lệ dự trữ bắt buộccó ảnh hưởng ngược chiều đến chỉ số giá chứng khoán Tuy nhiên, trong ngắn hạntác động chính sách tiền tệ là rất yếu Yếu tổ ty giá dường như không có ý nghĩagi trong việc giải thích những thay đối chỉ số giá chứng khoán Không những thé,kết quả hồi quy cũng chỉ ra tác động tiêu cực của cung tiền tăng trong dài hạn.

Hà Bảo Trang và cộng sự (2017) tìm hiểu mối quan hệ giữa chính sách tiền

tệ và thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu xem xét mức độ tác động của

các kênh truyền dẫn tới biến động của chỉ số giá chứng khoán VNIndex trong giai

đoạn từ 01/2008 đến 06/2016 Sử dụng mô hình vector tự hồi quy VAR để nghiêncứu thực nghiệm và nhận thấy răng giá dầu có ảnh hưởng tích cực tới thị trường

chứng khoán Phản ứng của chỉ số công nghiệp, cung tiền với thị trường chứngkhoán là thuận chiều Chỉ số giá chứng khoán sẽ sụt giảm khi xảy ra cú sốc tăngchỉ số giá tiêu dùng, lãi suất liên ngân hàng theo tháng xảy ra Trong dài hạn, dự

trữ ngoại hôi có tác động thuận chiêu đên chỉ sô giá chứng khoán.

Nguyễn Thị Như Quỳnh và Võ Thị Hương Linh (2019) nghiên cứu tác động

của một số yếu tô kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam Tác gia

sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM phân tích thực nghiệm chuỗi sốliệu theo tháng từ 12/2000 đến 12/2018 Kết quả hồi quy cho thấy tác động của giádầu là không đáng kể tới chỉ số giá chứng khoán Việt Nam Chỉ số giá tiêu dùnglại có tương quan dương, mặc dù lạm phát tăng thể hiện sự bất 6n trong nền kinhtế, ảnh hưởng không tốt tới thị trường chứng khoán trong ngắn hạn nhưng trongdài han thì các nguồn lực sẽ chỉnh tăng theo mức giá chung Lãi suất có tác động

ngược chiều tới chỉ số giá chứng khoán, lãi suất tăng làm tăng chi phí vốn của

doanh nghiệp, giảm lợi nhuận, khiến giá cổ phiếu giảm Trong bài dài hạn, hệ sốhồi quy của cung tiền rộng M2 và tỷ giá hối đoái là không có ý nghĩa thống, nhưngtrong ngắn hạn cung tiền có tác động tích cực còn tác động của tý giá là ngược lại.Tác giả không tìm thấy ảnh hưởng của giá vàng tới chỉ số giá chứng khoán.

Trần Quốc Trung và Võ Thị Thiên Trang (2020) đánh giá giá dầu và khả

năng thu được tiền: bang chứng từ thị trường chứng khoán Việt Nam Chuỗi dữ

liệu nghiên cứu được thu thập trong thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2016 với biếnphụ thuộc là khả năng thu được tiền (ROA) được đo lường bằng thu nhập ròng

21

Trang 23

chia cho tổng tài sản của 951 cô phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Kết quả hồi quytheo mô hình hồi bình phương nhỏ nhất thông thường, mô hình hiệu ứng điều chỉnhvà hiệu ứng ngẫu nhiên chỉ ra tác động tiêu cực của giá dầu tới thị trường chứngkhoán do khi giá dầu tăng làm tăng chi phí sản xuất cả các doanh nghiệp có sửdụng nguồn xăng dau là nguyên vật liệu đầu vào có thể làm giảm lợi nhuận củahoạt động sản xuất kinh doanh.

Đặng Văn Cường và cộng sự (2020) phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hốiđoái và giá chứng khoán: Bằng chứng từ Việt Nam Nhóm tác giả sử dụng phươngpháp hồi quy theo mô hình mô hình ARDL cho chuỗi số liệu có tần suất theo thángtừ tháng 01 năm 2001 đến tháng 05 năm 2018 Biến phụ thuộc được sử dụng déhồi quy là chỉ số giá VNIndex và biến phụ thuộc bao gồm tỷ giá hối đoái danh

nghĩa được tách thành giảm giá và tăng giá tiền tệ thông qua một quá trình phântích từng phan Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái

lên giá cổ phiếu là không cân xứng cả trong ngăn hạn và dài hạn Theo đó, giá cổphiếu phan ứng với các mức độ khác nhau dé giảm giá va tăng giá Tuy nhiên, khiđồng tiền tăng giá thì ảnh hưởng tới giá cổ phiếu một cách mạnh mẽ hơn khi so

sánh với sự sụt giá tiên tệ trong thời gian dài.

Lê Việt Long (2022) nghiên cứu tác động của lạm phát đến hoạt động của

thị trường chứng khoán ở Việt Nam: Kiểm chứng bang mô hình GARCH Tác giathu thập dit liệu phục vụ cho nghiên cứu trong giai đoạn từ tháng 08 năm 2000 đến

tháng 7 năm 2021 với tần suất là hàng tháng Tác giả lựa chọn sử dụng biến phụthuộc ở đây là lợi tức thị trường chứng khoán được tính toán dựa trên chỉ sỐ giáchứng khoán VNIndex Từ kết quả hồi quy cho thấy chỉ số giá chứng khoánVNIndex thường có mối tương quan cùng chiều với chỉ số lạm phát do khi lạm

phát tăng, lãi suất thực giảm nên lãi suất tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại trở

nên kém hấp dẫn, lúc này kênh đầu tư chứng khoán có tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn

hơn sẽ thu hút được nhà đầu tư, không những thế khi lạm phát cao các doanh

nghiệp cũng chuyên kênh huy động vốn sang thị trường chứng khoán.1.2.3 Khoảng trong nghiên cứu

Nhiều nghiên cứu khác nhau tập trung vào ảnh hưởng của các yêu tố vĩ môkhác nhau đến hoạt động của giá chứng khoán Các nghiên cứu của Việt Nam đangtập trung vào các biến số vĩ mô trong nước mà thiếu đi những cú sốc ngoại sinh,nhưng nền kinh tế Việt Nam đang trong đà hội nhập sâu rộng, nền chịu nhiều tácđộng từ các yếu tố quốc tế Mặc dù nghiên cứu này không phải là duy nhất có sử

22

Trang 24

dụng các biến số vĩ mô trên thé giới, nhưng tác giả cé gang cung cấp hiéu biết sâuhơn về cách các biến độc lập được lựa chọn ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán

Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu gần đây Đã có các phân tích thực nghiệmcho giai đoạn khủng hoảng 2008-2011 và giai đoạn nền kinh tế phải đóng cửa do

dịch Covid-19 năm 2020 nhưng chưa có nghiên cứu nào sử dụng chuỗi dữ liệu dài,

xem cách thị trường chứng khoán hoạt động và hôi phục sau những cú sôc vĩ mô.

Với mỗi mô hình thực nghiệm khác nhau, có thé cho ra những kết quả khácnhau Hơn nữa, do đặc điểm chuỗi dữ liệu của Việt Nam, có thé mac phải các vandé về bậc tích hợp không đồng nhất hoặc thậm chí tích hợp lẫn nhau nên tác giảlựa chọn mô hình hồi quy phân phối trễ ARDL và kiểm định Bounds Testing dékiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa các biến số Với mô hình ARDL tác giả có théquan sát những biến động khác nhau qua từng giai đoạn thay vì chỉ có một xuhướng tác động chính thì ARDL cho phép theo dõi những thay đổi trong chiều

hướng, cường độ và thời gian tác động của các biến độc lập lên chỉ số VNIndex.

Tóm tắt chương 1

Các nghiên cứu ở nước ngoài, không những đa dạng và phong phú về

phương pháp mà cả số lượng cũng như các yếu tố vĩ mô được nghiên cứu, do cácnền kinh tế khác nhau lại có một nét đặc trưng riêng của mỗi quốc gia nên ảnhhưởng của các yếu tố vĩ mô tới thị trường chứng khoán tôn tại một số khác biệt.Tại các nước phát triển, tác động của các biến số vĩ mô là khá đồng nhất nhưng tại

các nước đang phát triển thì mối quan hệ xuất hiện nhiều khác biệt hơn, phụ thuộcvào tình trạng riêng của mỗi quốc gia Đồng thời các nghiên cứu ở nước ngoài sửdụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau dé bé sung, lap đầy các khoảng

trông còn thiêu sót.

Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu tác động của những biến số vĩ mô tới thịtrường chứng khoán đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm thu hút được

nhiều nhà nghiên cứu, nhưng các kết quả được đưa ra lại thiếu sự đồng thuận Đây

là vấn đề đặt ra cho những nghiên cứu trong tương lai phải tiếp tục các phân tích

lý thuyết và thực nghiệm dé nghiên cứu sâu hơn, bé sung thêm bang chứng cho

các nghiên cứu trước.

Từ tổng quan nghiên cứu, tác giả rút ra được phương pháp nghiên cứu déthực hiện mục tiêu là tìm hiểu tác động của các biến số kinh tế vĩ mô tới thị trườngchứng khoán Với chuỗi dữ liệu có tần suất theo tháng được thu thập dài hơn đượcthu thập từ 01/2008 đến 06/2022 bao gồm 174 quan sát, tác giả sử dụng phương

23

Trang 25

pháp hồi quy theo mô hình tự phân phối độ trễ, bố sung thêm kết qua cho những

nghiên cứu trước đây.

24

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

2.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ năm 2000 đầu tiên tại thành

phố Hồ Chí Minh, đến năm 2005 trung tâm chứng khoán tại Hà Nội mới được

thành lập Dù thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, nhưng sau hơn 20

năm đã có nhiêu đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Vào thang 7 năm 2000, sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh(Ho Chi Minh Stock Exchange) viết tắt là HOSE được thành lập, là một đơn vịtrực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và có chức năng quản lý

hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam.

88898 88jqdaqnnxsanãasnn3s33§§8NRẩ

3‡Ÿšðš33‡333335Ÿšš533328333$8Hình 2.1: Biến động của Chỉ số giá chứng khoán VNIndex

Nguồn: Tinh toán của tác giả

Thời gian đầu khi mới ra mắt thị trường chứng khoán chưa nhận được nhiềusự đón nhận nhưng đến năm 2006, đánh dấu bước phát triển vượt bậc khi ViệtNam gia nhập WTO, thị trường chứng khoán chứng kiến sự bùng nổ, chỉ sốVNIndex tăng mạnh mẽ, đạt đỉnh 1170 điểm trong giai đoạn 2006-2007 Tuynhiên, vào năm 2008, nền kinh tế trong nước cũng xảy ra nhiều diền biến không

thuận lợi của biến động kinh tế thế giới tác động, VNIndex đóng cửa phiên giao

25

Trang 27

dịch cuối năm ở mức rất thấp 315,62 điểm, giảm 65,75% so với mức 921 điểm của

ngày dau năm.

Sau những ảnh hưởng không tốt từ của khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm2013 chứng kiến thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh mẽ Chỉ sốgiá chứng khoán VNIndex có sự tăng trưởng so với thời điểm cuối năm 2012 Khitính đến ngày 24/12/2013, chỉ số VNIndex tăng 22,2% Thị trường chứng khoán

Việt Nam trong năm 2013 được nhận xét là một trong những thị trường có tăng

trưởng mạnh nhất thế giới Đến đầu tháng 12/2017, chỉ số giá chứng khoánVNIndex chính thức vượt đỉnh cũ, khi chạm mốc 984,4 điểm, chính thức lấy lạitoàn bộ điểm số đã mat kể từ cuối năm 2007 Năm 2018, thị trường chứng khoánlập kỷ lục mới trong lịch sử khi đưa chỉ số VNIndex lên mức 1211 điểm, nhưngsau đó là quá trình suy giảm mạnh xuống đáy 888 điểm vào cuối tháng 10 Sang

năm 2019, thị trường chứng khoán đã có nhiều đóng góp lớn khi mức huy động

vốn cho nền kinh tế đạt tông 313,9 nghìn ty đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ nămtrước Trên thị trường chứng khoán, tính đến thời điểm cuối năm 2019, chỉ số giáchứng khoán VNIndex cũng đạt 958,55 điểm; cán mốc 4,4 triệu tỷ đồng vốn hóa

thị trường.

Mặc dù đại dịch Covid — 19 đã xảy ra trên thế giới vào thời điểm cuối năm

2019 nhưng đến đầu năm 2020 Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện những ca nhiễmtrong cộng đồng và tạo ra nhiều tác động tiêu không thuận lợi tới thị trường chứng

khoán khi chỉ số VNIndex sụt giảm 33.51% Với những biện pháp chống dịchquyết liệt của nhà nước, Việt Nam đã thành công kiểm soát dịch bệnh, nền kinh tếhồi phục nhanh chóng và tới cuối năm 2020, điểm số VNIndex gia tăng gần 60%kế từ đáy Tiếp tục trong đà tăng trưởng, trong năm 2021 VNIndex lần đầu tiênvượt mốc 1500 điểm (26/11) Bước sang năm 2022, VNIndex có sự gia tăng vượt

bậc đạt 1528 điểm ở ngày 06/01/2022 rồi sau đó lại giảm xuống mức 1155 điểm

ngày 11/07/2022, giá của nhiều cổ phiếu đã giảm sâu tới 50 — 60% so với hồi đầunăm Thanh khoản thị trường hiện nay cũng chỉ duy trì ở mức 13000 tỷ đồng/phiêntrong tháng 06/2022, giảm hơn một nửa so với mức trung bình 30000 tỷ đồng/phiên

ở quý 1/2022.

26

Trang 28

2.2 Biên động của các biên sô kinh tê vĩ mô và ảnh hưởng của các biên sônày dén chỉ sô giá chứng khoán

2.2.1 Lam phát

Nam 2008, bắt đầu từ biến có diễn ra trên thị trường tín dụng bat động sanMỹ đã gây nhiều áp lực lên ngân hàng và công ty tài chính Mỹ nói riêng và thếgiới nói chung vào cuộc khủng hoảng khi kết quả hoạt động kinh doanh bị thua lỗnặng, mắt tình thanh khoản, đối điện với nguy cơ phá sản Việt Nam cũng chịu ảnhhưởng rất nhiều từ cuộc khủng hoảng khi lạm phát gia tăng rất lớn trong năm 2008.

Sau nhiều nỗ lực của chính phủ và nhà nước, lạm phát dần 6n định lại thì đến cuốinăm 2010, đầu năm 2011 lạm phát tiếp tục lập đỉnh Tính chung trong cả năm

2011, lạm phát cả nước đạt 18,58%.

Trong giai đoạn chịu tác động không tốt từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, cuốinăm 2008 chỉ số giá chứng khoán lao dốc thăng khi trong những phiên giao dịchcuối năm giảm sâu còn khoảng 200 điểm so với thời điểm đầu năm ở mức hơn 900điểm Mặc dù kê từ khi thị trường chứng khoán mới hình thành cho đến năm 2008,có nhiều tăng trưởng nhưng thiếu bền vững Khi đến thời điểm cuối năm 2008, vớinhiều nỗ lực 6n định lạm phát của chính phủ nhưng chỉ số giá chứng khoán vantạo đáy rất thấp Tới cuối năm 201 1, đầu năm 2012, sau một khoảng thời gian hồiphục, tình hình lạm phát trong nước tăng cao trở lại khiến chỉ số VNIndex giảmnhưng không còn giảm sốc như năm 2008 Thị trường chứng khoán sau khi trải

qua thời ky đầy biến động đã trở nên kiên cố hơn.

Sau khi chịu nhiều ảnh hưởng không thuận lợi từ cuộc khủng hoảng, đếnnăm 2013 nền kinh tế trong nước nhìn chung về cơ bản ôn định Chỉ số giá tiêudùng tháng 12/2013 tăng 6,04% so với tháng 12/2012 Khi lạm phát ổn định hơn,sẽ là môi trường dé phát triển thị trường chứng khoán khi chỉ số VNIndex duy trităng trưởng trong suốt 2 năm Đến năm 2015, được ghi nhận là điểm sáng nhấttrong nền kinh tế vĩ mô khi chỉ số giá tiêu dùng có tốc độ tăng ở mức thấp chưa

từng có trong 14 năm qua thì phản ứng của thị trường chứng khoán lại có phản ứngchững lại Nhìn chung, tính từ năm 2013 chính phủ và nhà nước đã đưa ra và thi

hành nhiều chính sách dé 6n định lạm phát tới năm 2019 giúp cho kinh tế quốc giacó nhiều bước phát triển mạnh trong thời kỳ này Kèm theo đó, xu hướng chủ đạothị trường chứng khoán là tăng trưởng cùng chiều với nền kinh tế.

Đến đầu năm 2020, khi biến cố bất ngờ xảy ra, dịch bệnh Covid-19 đã tácđộng đến sức khỏe người dân, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thựchiện chính sách đóng cửa kinh tế, cách ly xã hội làm sản xuất bị đình trệ, các dịch

27

Trang 29

vụ ngừng cung cấp khiến tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng diễn ra Nhưng Việt

Nam vẫn thành công chính sách kiểm soát lạm phát, thậm chí là giảm phát trongđợt tháng 3 nhưng cũng chính vào thời điểm này, chỉ số VNIndex giảm sâu xuống

400 |

` | iy ¬0 -2.00%

œ@ œ0 œ G© © «ñ NAMATH @ @ö nh WOAH AOOAAN

¢ a3 c & > c ö > cC KH >c KH HE KH BRE DBE

oo fF @ 0 GF @ 0ú GF§ CY fF ø 0 fF GT 0 GF œ 0 Ff 60

7 yn — U — ư = n 5S n 5S n Ss nS

mm VNindex Lam phat

Hình 2.2: Đồ thi biéu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và

Lạm phát Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sau hai quý đầu năm 2022, nền kinh tế chịu tác động mạnh từ các yếu tố

kinh tế, chính tri, thị trường hàng hóa có nhiều diễn biến phức tạp Sau ảnh hưởngcủa đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới bước vào giai đoạn hồi phục, nhu cầu về

nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nâng cao mà nguồn hàng cung chưa bắt theođược nhịp tăng trưởng trở lại khiến chỉ phí sản xuất tăng kéo theo tăng giá hànghóa Bên cạnh đó, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine khiến cho giá cả trên thị trườnghàng hóa càng trở nên căng thăng khiến thế giới đối diện với nguy cơ diễn ra khủnghoảng lương thực toàn cầu Trong nước, nền kinh tế hồi phục mạnh, nhưng cũng

chịu nhiều áp lực từ thị trường hàng hóa quốc tế Nhu cầu sản xuất hàng hóa tiêudùng và xuất khẩu tăng đã làm tăng chỉ số giá tiêu dùng nhưng nhìn chung vẫnđang trong tầm kiểm soát.

2.2.2 Lãi suất cho vay

28

Trang 30

Khi Việt Nam vừa có những bước tiến hội nhập với nền kinh tế thế giới thìhệ thống tài chính trong nước đã phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thứctừ cuộc khủng hoảng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Tại Việt Nam, ngay từ

đầu năm 2008 thì cuộc dua lãi suất đã bắt đầu bùng né khi lãi suất tai các ngân

hàng thương mại liên tục tăng cao (lên đến hơn 14%) Sau đó, nhờ có sự can thiệpcủa Ngân hàng nhà nước, lãi suất vào những tháng cuối năm 2008 đã hạ nhiệt, duytrì ở mức khoảng 9% cho tới hết năm 2009 Thị trường chứng khoán đã có nhữngphản ảnh về diễn biến của nền kinh tế thực, nên khi tình hình trong nước có nhữngbiến động không tốt thì chỉ số VNIndex cũng có phan ứng suy giảm Tới năm 2011,

sự kiện lạm phát kỷ lục đã kéo theo sự tăng lên nhanh chóng của lãi suất ở mức

16,23%/năm, cá biệt có một vài ngân hàng thương mại nhỏ nâng lên tới 27%/năm.

Lãi suất tăng ảnh hưởng nhiều tới chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận kinh doanh, đặcbiệt là các doanh nghiệp có nguồn vốn vay lớn Nên lãi suất tăng làm giảm kết quảhoạt động kinh doanh khiến giá cổ phiếu giảm.

Từ năm 2013, bắt đầu bước vào thời kỳ ổn định, ít biến động, thì chi số

'VNIndex có xu hướng tăng trưởng rõ ràng khi có những phiên giao dịch liên tục

phá vỡ các kỷ lục trước đó Nhưng trong khoảng thời gian này dường như lãi suất

không có nhiêu ý nghĩa trong việc giải thích các biên động của chỉ sô VNIndex.

1600 251400

1000 1s800

Mmmm VNindex == Lai suất cho vay

Hình 2.3: Đô thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Lãi suất cho vayNguồn: Quỹ tiễn tệ quốc tế IMF

29

Trang 31

Tới đầu năm 2020, do tác động của đại dịch Covid — 19 đã khiến chính phủ

phải đưa ra nhiều biện pháp giải cứu, giúp đỡ doanh nghiệp phục hồi sản xuất,trong đó có giảm lãi suất cho vay Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư

01/2020/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2020/TT-NHNN và

Thông tư 14/2021/TT-NHNN, áp dụng đối với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụtrả nợ gốc/lãi trước ngày 30/6/2022 tới các tổ chức tín dụng khi cho phép cơ cấulại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ Trong năm 2020, lãi suấtcho vay của tat cả các ngân hàng đã giảm khoảng 0,8 — 1%/năm cho các khoản dưnợ hiện hữu, đối với các khoản vay mới, lãi suất cho vay cũng giảm trung bìnhkhoảng 1% Lãi suất cho vay tiếp tục trong đà giảm trung bình 2-3%/năm trong

năm 2021 theo lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng Tuy nhiên, do dịch bệnh là

một cú sốc bất ngờ đối với tất cả các mặt của một quốc gia, nên chỉ số giá chứngkhoán VNIndex vẫn có sự sụt giảm mạnh vào những tháng đầu năm Sang 2022,khi nền kinh tế đang bước vào đà hồi phục, lãi suất cho vay có xu hướng tăng 1 —

2% so với năm 2021, chỉ số VNIndex sau đà tăng trưởng nóng hồi đầu năm thìđang có nhịp điều chỉnh lại.

2.2.3 Toc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp

Mặc dù năm 2008, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động nhưng tổng

giá trị sản xuất công nghiệp trong nước vẫn tăng khoảng 14,6% so với năm 2007.Quan sát đồ thị tác giả nhận thấy, sản xuất công nghiệp rất nhạy cảm với các sự

kiện kinh tế và chính trị khi phản ánh sát diễn biến của thị trường, và có mỗi quanhệ thuận chiều với chỉ số giá chứng khoán VNIndex Trong những tháng mà việcsản xuất gặp khó khăn, khiến kết quả hoạt động kinh doanh không tốt, giá chứng

khoán giảm làm chỉ sô VNIndex cũng giảm.

Sang tới tháng 2/2013, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm khoảng10,1% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yéu do đúng dip Tết nguyênđán có nhiều ngày nghỉ Nhưng nhìn chung sản xuất công nghiệp năm 2013 sau đóvẫn có tăng trưởng và hồi phục nhất là ở ngành công nghiệp chế tạo với chi số tồnkho và tiêu thụ đều có những diễn biến tích cực Tới đầu năm 2017, chỉ số pháttriển công nghiệp tiếp tục có nhiều biến động so với thời kỳ trước nhưng sự kiệnnày đường như không có tác động tới thị trường chứng khoán, khi mà chỉ số

VNIndex vẫn tăng trưởng mạnh.

30

Trang 32

1600 35

1400 30

201000

15800 | | 10

Hình 2.4: Đồ thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Tốc độ tăng chỉ

56 phat trién công nghiệp đã hiệu chỉnh mùa vu

Nguồn: Tổng cục thống kêMặc dù có nhiều khó khăn, thách thức trong đại dịch Covid-19 nhưng saukhi kiểm soát được tình hình dịch bệnh và Hiệp định Thuong mai tự do Việt Namvà EU (EVFTA) chính thức đi vào hoạt động thì sản xuất công nghiệp trong quý

IV/2020 có sự khởi sắc khi giá trị tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, tính chungcả năm ngành công nghiệp tăng thêm 3,36% so với năm trước, đóng góp 1,12 điểmphan trăm vào tốc độ tăng tong giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Sang năm

2021, tình hình sản xuất công nghiệp sau khi cả nước thực hiện Nghị quyết số

128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiếm

soát hiệu quả dịch Covid-19 cũng đón nhận nhiều khởi sắc cụ thể, so với cùng kỳnăm trước tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% trong quý IV và tăng 4,82%trong cả năm 2021 Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm của toàn ngành

công nghiệp ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước, ngành công nghiệp

chế biến chế tạo là có đóng góp lớn nhất khi tăng khoảng 9,66% Nhìn chung, nếucó biến động trong sản xuất công nghiệp thì sẽ được phản ứng ngay trên thị trường

chứng khoán.

31

Trang 33

2.2.4 Tỷ giá hồi đoái

Do chịu tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính quốc tế mà tỷ giá hốiđoái của Việt Nam trong năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp Chỉ trong mộtnăm mà Ngân hang Nhà nước noi biên độ tỷ giá 3 lần Diễn biến bất ồn định củatỷ giá còn tiếp tục sang năm 2009, khi biên độ tiếp tục được nới thêm 5% kéo tỷ

giá trên thị trường vượt mức 18000 VND/USD Trong năm 2011 ghi nhận lạm

phát ky lục, làm Việt Nam đồng mat giá thì tỷ giá hối đoái tăng mạnh vượt mức21000 VND/USD Trong khoảng thời gian này Ngân hàng nhà nước có những điềuchỉnh trong chính sách tỷ giá, thực hiện nhiều biện pháp can thiệp tác động làmtăng ty giá dé phản ánh đúng quy luật cung cau.

Từ năm 2013 tỷ giá hối đoái được duy trì ôn định với biên độ giao độngnhỏ Đây là môi trường giúp doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu dễ xácđịnh chi phí hay doanh thu thu được từ nước ngoài, từ đó có kế hoạch làm tănghiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn tới tăng giá cỗ phiếu Đồng thời thuhút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam giántiếp qua một số quỹ Tuy nhiên đến năm 2015, do ảnh hưởng bởi chính sách phágiá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, mà một loạt đồng tiền châu Á sụt giảm giá

mạnh trong đó có Việt Nam đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tục đưa ra

những can thiệp nâng biên độ ty giá đã gây nên nhiều tác động tiêu cực khiến nhà

đầu tư e ngại bước vào thị trường chứng khoán, khiến thanh khoản trên thị trườnggiảm, chỉ số VNIndex mat hon 100 điểm vào tháng 8/2015 Tới năm 2016, rút kinh

nghiệm từ một năm day sóng gió, Ngân hàng Nhà nước thay đổi cách thức điềuhành tỷ giá, công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày thay cho tỷ giá bình quân liênngân hàng như trước đây Đây là một năm ghi nhận những sự kiện chính trị tiềman nhiều nguy cơ gây rủi ro cho nên kinh tế thế giới, nhưng với sự linh hoạt trongchính sách điều hành ty giá cùng với đó duy trì được quy mô dự trữ ngoại hối cao,Việt Nam đã thực hiện thành công các chính sách ổn định tỷ giá, tạo điều kiện cho

thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả.

Năm 2020, chứng kiến tỷ giá có sự tăng trưởng mạnh, vào giữa tháng 7 là23873 VND/USD Nguyên nhân chủ yếu là do cú sốc tăng giá USD trên thị trườngthé giới, đại dich Covid-19 xảy ra làm nền kinh tế bị đình trệ, nguy cơ diễn ra mộtđợt suy thoái trên toàn cầu, lúc này kênh dau tư đô la Mỹ trở nên hap dẫn hơn Débình ổn tỷ giá, Ngân hàng Nha nước đã có những chính sách điều chỉnh để giảm

đà tăng của tỷ giá hối đoái Sang đến đầu năm 2021, tỷ giá hối đoái có xu hướng

giảm, nhưng tính chung cả năm tỷ giá hối đoái trong nước tăng khoảng 0,1% Với

32

Trang 34

nguồn cung USD dôi dào trên thị trường Ngân hang Nhà nước tích cực mua ròngdé tăng nguồn dự trữ ngoại hối.

1600 7.0000%6.0000%1400

1200 4.0000%

1000 3.0000%

600 0.0000%

400 -1.0000%

duy trì đà tăng trưởng của chỉ số VNIndex.2.2.5 Giá dau

Năm 2008 thế giới chứng kiến một năm day biến động khi đạt đỉnh 147,27USD/thùng vào tháng 7 rồi sau đó rơi mạnh còn khoảng 40 USD/thùng vào cuốinăm và sau đó tạo đáy vào đầu năm 2009 Việc nhu cầu giảm mạnh do suy thoáikinh tế là nguyên nhân chính khiến giá dầu tụt dốc như thế Bước vào giai đoạnkhôi phục sản xuất, đến cuối năm 2009, giá dầu đã tăng 77% so với đáy Các biếnđộng của thị trường chứng khoán cũng có những điểm tương đồng với diễn biếncủa giá dầu, khi chỉ số VNIndex tăng mạnh vào đầu năm 2008 và cũng tạo đáy vàokhoảng cuối năm 2008, đầu năm 2009.

Năm 2014 thế giới tiếp tục chứng kiến giá dầu thô sụt giảm mạnh xuốngđến mức 59,62 USD/thùng đối với dầu Brent Cô phiếu nhóm ngành dau khí của

33

Trang 35

thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chịu tác động xấu vào những phiên giaodịch cuối thang 11 đầu tháng 12, chỉ số VNIndex vẫn giảm sâu tới 27,8%, trongđó giá cô phiếu GAS giảm 30,3%, PVD giảm 27,8% Năm 2015, thị trường dầu

thô lại tiếp tục chứng kiến giá dầu tạo đáy khi giảm gần 64% giá trị xuống mứcdưới 40 USD/thùng Trong khi nguồn cung dỗồi dao mà các nước nhập khâu đầumỏ giảm lượng tiêu thụ là tác nhân chính dẫn đến giá dầu giảm sâu Cổ phiếu củanhóm ngành năng lượng trên thế giới bị bán tháo, khéo theo đó thị trường chứngkhoán Việt Nam cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, khiến chỉ số VNIndex giảm

trung bình hơn 20% trong tháng 3 và tháng 4 Sang năm 2016, trước những thông

tin không thuận lợi từ Trung Quốc, giá dầu chọc thủng đáy về 30 USD/thùng khiếnkhối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam suy yếu Sang tới quý11/2016, với sự hồi phục của giá dầu là động lực khiến các mã cô phiếu chủ chốttrên thị trường chứng khoán tăng mạnh sau quá trình tích lũy, chỉ số VNIndex vàthanh khoản trên thị trường có cải thiện đáng kể Nhìn chung, giai đoạn 2013 —2019 tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam thì những thay đổi của chỉ số

giá chứng khoán VNIndex chịu nhiều tác động từ các cú sốc từ bên ngoài, đặc biệt

là giá dâu, khi có nhiêu những diễn biên cùng chiêu giữa hai biên sô này.

1600 140

1400 1201200

œ œ@ œ Ơ CC C - cIi Ÿa m œm x NF NO UO RRWADA HVC AN

eee otras nu gad dad gag ag a a

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Đồ thi biéu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Hình 2.2 Đồ thi biéu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và (Trang 29)
Hình 2.3: Đô thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Lãi suất cho vay - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Hình 2.3 Đô thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Lãi suất cho vay (Trang 30)
Hình 2.4: Đồ thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Tốc độ tăng chỉ 56 phat trién công nghiệp đã hiệu chỉnh mùa vu - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Hình 2.4 Đồ thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Tốc độ tăng chỉ 56 phat trién công nghiệp đã hiệu chỉnh mùa vu (Trang 32)
Hình 2.5: Đô thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Biến động tỷ giá - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Hình 2.5 Đô thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Biến động tỷ giá (Trang 34)
Hình 2.6: Đồ thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Giá dầu Brent - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Hình 2.6 Đồ thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VNIndex và Giá dầu Brent (Trang 35)
Hình 2.7: Đồ thị biểu diễn Chỉ số giá chứng khoán VNIndex và Giá vàng (USD) Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu thu thập ở Website - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Hình 2.7 Đồ thị biểu diễn Chỉ số giá chứng khoán VNIndex và Giá vàng (USD) Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu thu thập ở Website (Trang 37)
Hình 3.1; Khung phân tích cua bài nghiên cứu - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Hình 3.1 ; Khung phân tích cua bài nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 3.1. Mô tả các biến số trong mô hình - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Bảng 3.1. Mô tả các biến số trong mô hình (Trang 42)
Bảng 4.2 đưa ra kết quả phân tích tương quan giữa các biến. Kết quả cho thấy, biến phụ thuộc LVNI có mối quan hệ tương quan âm với tất cả các biến trừ giá vàng - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Bảng 4.2 đưa ra kết quả phân tích tương quan giữa các biến. Kết quả cho thấy, biến phụ thuộc LVNI có mối quan hệ tương quan âm với tất cả các biến trừ giá vàng (Trang 45)
Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan (Trang 46)
Bảng 4.3. Kiểm định nghiệm don vị theo ADF va PP - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Bảng 4.3. Kiểm định nghiệm don vị theo ADF va PP (Trang 47)
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tự tương quan - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tự tương quan (Trang 49)
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định đường bao trong mô hình ARDL - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định đường bao trong mô hình ARDL (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN