1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thẩm định giá công ty cổ phần cảng đình vũ đang niêm yết trên thị trường với mã chứng khoán dvp

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm định giá Công ty cổ phần Cảng Đình Vũ đang niêm yết trên thị trường với mã chứng khoán DVP
Tác giả Họ Và Tên
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Định Giá Tài Sản
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Lý thuyết về phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp...42.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần...42.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai...52.2.1 Phương pháp định giá c

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

BỘ MÔN: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

BÀI THI MÔN: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 1

Hình thức thi: Tiểu luận online Thời gian thi: 3 ngày

Thẩm định giá Công ty cổ phần Cảng Đình Vũ đang niêm yết trên thị trường với mã chứng

khoán DVP

Họ và tên: Mã Sinh viên:

Khóa/Lớp: (Niên chế)

STT:13 ID phòng thi:

Ngày thi: 11/12/2021 Ca thi:

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

1 LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản tiểu luận này do tôi độc lập nghiên cứu

Ký tên

Trang 3

Contents

BÀI THI MÔN: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 1 1

HÀ NỘI – 2021 1

I Tổng quan về thẩm định giá doanh nghiệp 3

1.1 Khái niệm doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp 3

1.2 Các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp 3

2 Lý thuyết về phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp 4

2.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần 4

2.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai 5

2.2.1 Phương pháp định giá chứng khoán 5

2.2.2 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần 6

2.2.3 Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền (Phương pháp chiết khấu dòng tiền) 7

2.3 Phương pháp định lượng Goodwill 7

2.4 Phương pháp định giá dựa theo hệ số PER 8

Thẩm định giá công ty cổ phần Cảng Đình Vũ đang niêm yết trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán DPV 9

3.1 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp định giá tài sản thuần 9

3.2 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần 10

3.3 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chứng khoán 11

3.4 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp dựa theo hệ số PER 11

3.5 Một số kiến nghị trong việc định giá công ty 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 4

I Tổng quan về thẩm định giá doanh nghiệp

1.1 Khái niệm doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp

- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh nhằm mục đích thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

- Doanh nghiệp là một loại tài sản có đặc điểm:

Giống như hàng hóa đặc trưng, doanh nghiệp là đối tượng của các giao dịch như: mua bán, hợp nhất, chia nhỏ,

Giống như bất động sản: mỗi doanh nghiệp là một tài sản duy nhất, có quy mô và cơ cấu tài sản khác nhau, có vị trí và trụ sở kinh doanh riêng biệt, độc lập, có cơ cấu quản trị và sự tác động môi trường khác nhau Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, một thực thể hoạt động, có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai

Nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận Tiêu chuẩn để nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định bỏ vốn và đánh giá giá trị doanh nghiệp dựa vào các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai

- Giá trị doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh

Thẩm định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá doanh nghiệp là việc ước tính giá trị của doanh nghiệp hay lợi ích của nó theo một mục đích nhất định bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp

1.2 Các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp

a Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh:

- Môi trường kinh doanh tổng quát:

Môi trường kinh tế: GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân, Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường văn hóa – xã hội: mức sống, nhu cầu, dân trí,

Môi trường khoa học công nghệ

Trang 5

- Môi trường đặc thù: tác động trực tiếp đến doanh nghiệp

Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng

Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp

Các hãng cạnh tranh

Các cơ quan nhà nước

b Các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp:

- Hiện tại về tài sản trong doanh nghiệp

- Vị trí kinh doanh

- Uy tín kinh doanh

- Trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động

- Năng lực quản trị kinh doanh

2 Lý thuyết về phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

2.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần

* Cơ sở lý luận:

Doanh nghiệp về cơ bản giống như 1 loại hàng hóa thông thường

Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng dựa trên 1 lượng tài sản có thực, những tài sản này cấu thành nên thực thể của doanh nghiệp Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu

và vốn vay nợ

Chính vì vậy, giá trị doanh nghiệp (đối với chủ sở hữu) được tính bằng tổng

số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng và sản xuất kinh doanh trừ đi

các khoản nợ phải trả Công thức tổng quát:

Trong đó:

là giá trị tài sản thuần

là tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng sản xuất kinh doanh

là giá trị các khoản nợ

* Phương pháp xác định:

Cách 1: Dựa vào bảng cân đối kế toán:

Gía trị DN = tổng giá trị TS – tổng giá trị các khoản nợ mà DN phải trả Cách 2: Đánh giá lại giá trị tài sản theo giá trị thị trường tại thời điểm địnhgiá Giá trị TS thuần = Giá trị thị trường của TS – Gía trị thị trường của NPT

Trang 6

*Ưu điểm:

Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng

Nó chứng minh được giá trị doanh nghiệp được đảm bảo bằng 1 lượng tài sản có thực Chỉ ra được giá trị tối thiểu của doanh nghiệp

Thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ, TS chủ yếu là TS hữu hình

*Nhược điểm:

Doanh nghiệp không được coi như 1 tổ chức đang tồn tại và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai, đánh giá giá trị doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh

Không xây dựng được cơ sở thông tin đánh giá về khả năng, triển vọng sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp

Bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất

Nhiều trường hợp, kĩ thuật đánh giá phức tạp, chi phí tốn kém, thời gian kéo dài

2.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai

*Cơ sở lí luận: Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập

mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai

*Phương pháp xác định

Trong đó: là giá trị doanh nghiệp

là thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t

i là tỷ suất hiện đại hóa (tỷ suất chiết khấu)

n là thời gian nhận được thu nhập (năm)

2.2.1 Ph ươ ng pháp đ nh giá ch ng khoán ị ứ

*Cơ sở lí luận: Giá trị thực của một chứng khoán phải được đánh giá bằng độ

lớn của khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn nhận được từ chính doanh nghiệp đó chứ không phải có được do đầu cơ chứng khoán

*Phương pháp xác định:

Trong đó: là giá trị hiện thực của 1 chứng khoán

�� là thu nhập của 1 chứng khoán ở năm thứ

lợi tức nhận được từ việc đầu tư chứng khoán

Trang 7

*Ưu điểm:

Đây là mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp đến các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị cổ phiếu

Phương pháp này đặc biệt phù hợp với quyết định nhìn nhận và đánh giá giá trị doanh nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số

Thích hợp với những doanh nghiệp có chứng khoán giao dịch trên thị trường, xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản thuần gặp khó khăn và giá trị tài sản vô hình được đánh giá cao

*Nhược điểm:

Khó khăn trong việc dự báo cổ phần

Phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai Việc xác định các tham số có tính thuyết phục không cao

2.2.2 Ph ươ ng pháp hi n t i hóa l i nhu n thuầần ệ ạ ợ ậ

* Cơ sở lí luận: Giá trị doanh nghiệp sẽ được đo bằng độ lớn của các khoản lợi

nhuận thuần mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp

* Phương pháp xác định:

Trong đó là giá trị doanh nghiệp

là lợi thuận thuần năm thứ t

*Ưu điểm:

Sử dụng cho những doanh nghiệp không có nhiều tài sản để khấu hao và lợi nhuận để lại là không đáng kể

Đóng góp cơ bản của phương pháp này là sự thuận lợi khi dự báo Pr Với những doanh nghiệp khó tìm thấy cơ hội đầu tư mới

*Nhược điểm:

Thiếu những thông tin về báo Pr, t, i thì phương pháp này không phù hợp cái cả nhà đầu tư thiểu số và nhà đầu tư đa số

Việc điều chính số liệu quá khứ để rút ra những quy luật trong tương lai cũng không phù hợp với các chiến lược của doanh nghiệp hiện nay Khó khăn trong việc xác định tỷ suất hiện tại hóa cũng như tính không hiện thực khi cho t→ ∞

Trang 8

2.2.3 Ph ươ ng pháp hi n t i hóa dòng tiềần (Ph ệ ạ ươ ng pháp chiềết khầếu dòng tiềần)

* Cơ sở lí luận: Xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên quyết định của nhà đầu

tư đa số Mua doanh nghiệp giống như việc đổi lấy một dự án được triển khai, một cơ hội để theo đó nhà đầu tư sau khi nắm quyền kiểm soát còn có thể điều khiển dự án

* Phương pháp xác định:

Trong đó: là thu nhập thuần năm thứ t

giá trị doanh nghiệp cuối chu kỳ đầu tư

Tiếp cận vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên góc nhìn của nhà đầu tư đa số

Giá trị doanh nghiệp là mức giá cao nhất nhà đầu tư có thể bỏ thầu Xác định giá trị doanh nghiệp trong trạng thái động, là cơ sở để nhà đầu

tư phát triển ý tưởng của mình khi sở hữu doanh nghiệp

Tránh được những điều chỉnh phức tạp về doanh thu, chi phí

*Nhược điểm:

Khó khăn trong ước lương tham số i và n

Hạn chế khi áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ, không có hoặc có chiến lược kinh doanh không rõ ràng

Đòi hỏi các nhà đánh giá phái có chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư cao Đòi hỏi lượng thông tin lớn và đáp ứng được yêu cầu xác định

2.3 Phương pháp định lượng Goodwill

*Cơ sở lí luận: Giá trị doanh nghiệp không chỉ bao gồm giá trị tài sản hữu hình

mà còn cả giá trị tài sản vô hình Gía trị của tài vô hình trong doanh nghiệp được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra, tức

là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận

* Phương pháp xác định:

Trong đó: ANC là giá trị tài sản thuần

GW là giá trị tài sản vô hình – lợi thế thương mại

là lợi nhuận năm t

Trang 9

là giá trị tài sản – vốn đưa vào kinh doanh

là tỷ suất lợi nhuận “bình thường” của vốn đầu tưr

là lợi nhuận bình thường của tài sản năm t

là siêu lợi nhuận năm t

* Ưu điểm:

Là phương pháp duy nhất xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp và có cơ sở vững chắc nhất

Tạo cơ sở để phân tích mức độ tác động của yếu tố rủi ro kinh doanh và rủi ro lãi suất tới giá trị doanh nghiệp

Mang lại sự tin tưởng vững chắc với cơ sở lí luận chặt chẽ cho người cần định giá

*Nhược điểm:

Nếu dựa trên lập luận của siêu lợi nhuận sẽ thiếu cơ sở để dự báo thời hạn n và thiếu căn cứ để xây dựng các giải thuyết về lợi nhuận tương lai Không tránh khỏi những hạn chế của 2 phương pháp giá trị tài sản thuần và phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận

GW có biên độ giao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của r

2.4 Phương pháp định giá dựa theo hệ số PER

* Cơ sở lí luận:

- Tỷ số giá thị trường trên thu nhập PER hay P/E là tỉ lệ giữa giá thị trường một chi phí với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một chi phí; phản ánh để có được một đồng thu nhập từ chi phí, người đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền

- Phương pháp này dựa trên giá trị của các doanh nghiệp “tương đương”, hoặc

có “thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần định giá

- Chỉ được áp dụng khi có thị trường chứng khoán phát triển, có nhiều doanh nghiệp “tương đương” đang được niêm yết và giao dịch trên thị trường

*Phương pháp xác định:

Trong đó: �� là lợi nhuận thuần dự kiến hàng năm

PER= ( :giá mua cổ phiếu trên thị trường

EPS :thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần)

* Ưu điểm:

Trang 10

Ước lượng nhanh chóng phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư

Dựa trên cơ sở giá trị thị trường bằng cách so sánh trực tiếp

Nhược điểm:

Thiếu cơ sở lý thuyết rõ ràng, mang nặng tính kinh nghiệm

Tỉ số PER của các doanh nghiệp khác nhau, do vậy một số ngành sẽ bị sai số nhiều khi tính giá trị trung bình của tỷ số này

Chỉ phản ánh giá trị hiện tại, không đưa ra được những cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro đến giá trị doanh nghiệp

Thẩm định giá công ty cổ phần Cảng Đình Vũ

đang niêm yết trên thị trường chứng khoán với

mã chứng khoán DPV

3.1 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp định giá tài sản thuần

Tình huống: Công ty Cổ phần Cảng Đình Vũ có số liệu về tổng tài sản và nợ phải trả vào 31/12/2020 (theo Bảng cân đối kế toán năm 2020) như sau:

Tổng tài sản: 1396,134 tỷ đồng

Nợ phải trả: 112,808 tỷ đồng Vậy: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp:

(tỷ đồng)

Nhận xét: Đây là phương pháp dễ dàng để xác định giá trị công ty là 1283,326

tỷ đồng Số liệu hoàn toàn dựa vào những con số đã tính toán bao gồm Tổng tài sản và Nợ phải trả được lấy từ Báo cáo tài chính của Công ty năm 2020 Tuy nhiên, phương pháp được đánh giá trong trạng thái tĩnh (thời điểm 31/12/2020) chứ không đánh giá toàn bộ quá trình, với số liệu của quá khứ, không xác định được cơ sở thông tín đánh giá về khả năng, triển vọng sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp Giá trị công ty xác định theo phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo trong quá trình vận dụng các phương pháp khác

3.2 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần

Đvt: tỷ đồng

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

638,72

4 559,892 518,185

Trang 11

Giá vốn hàng bán

321,58

4 274,561 268,769

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

317,14

0 285,330 249,416 Doanh thu tài chính 68,271 80,453 91,941 Chi phí tài chính 0,888 0,065 0,337

Chi phí quản lý DN 68,147 65,608 50,708

LN thuần từ hoạt động kinh doanh

316,37

6 300,110 290,312

LN khác 0,659 2,162 34,048

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

317,03

6 302,272 290,346 Chi phí thuế TNDN hiện hành 29,295 54,641 52,666

Lợi nhuận sau thuế TNDN

287,74

1 247,631 237,680

Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất

(2018-2020) của công ty Cảng Đình Vũ Hãy ước tính giá trị công ty theo phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần Các thông tin bổ sung:

Doanh nghiệp đang ở cuối chu kỳ đầu tư, khấu hao là không đáng kể Kết quả điều tra trắc nghiệm cho thấy các chuyên gia kinh tế đánh giá trong số sinh lời của các năm 2018, 2019, 2020 so với tương lai lần lượt

là 1,2,3

Chi phí sử dụng vốn trung bình trên thị trường: i= 1/PER=1/7,88=12,69%

Giải quyết

Ước tính lợi nhuận tương lai thu được hàng năm:

�㕃�㕃 = tỷ đồng

Ước tính giá trị doanh nghiệp:=1964,86 tỷ đồng

Nhận xét

Phương pháp này không phù hợp với các nhà đầu tư thiểu số do thu nhập thực

tế của nhà đầu tư thiểu số là ở lợi tức cổ phần chứ không phải là toàn bộ lợi nhuận thuần Lợi nhuận thuần của Công ty chưa phản ánh chính xác thời điểm phát sinh khoản thu nhập do đã có sự điều chỉnh lại theo phương pháp trên Do

đó, nó cũng không phù hợp với quan điểm nhìn nhận về dòng tiền của nhà đầu

Trang 12

tư đa số.Việc điều chỉnh số liệu năm trước để rút ra tính quy luật của lợi nhuận trong tương lai cũng không phù hợp với cách nhìn chiến lược của Công ty hiện nay Việc xác định các thông số như Pr; i là những con số tính toán thủ công, dẫn đến kết quả xác định giá trị của công ty độ chính xác không cao

3.3 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chứng khoán

Tình huống: Công ty cổ phần Cảng Đình Vũ có chứng khoán được niêm yết trên thị trường với mã chứng khoán DVP Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm 2020 có thu nhập dự kiến mỗi cổ phần (EPS) là 5,94 nghìn đồng Hãy ước tính giá trị của công ty bằng phương pháp định giá cổ phiếu Biết số lượng cổ phiếu là 40.000.000; chi phí cơ hội trung bình của vốn là i=12,69%; giả định lợi tức cổ phần tăng đều đặn 2%/năm

Giải quyết:

nghìn đồng

Giá trị 1 cố phiếu thường của công ty:

(nghìn đồng/cổ phiếu)

Giá trị công ty là:= 40.000.000 x 56,67= 2266,8 tỷ đồng

Nhận xét: phương pháp phù hợp với quan điểm đánh giá giá trị doanh nghiệp của các nhà kinh tế, các nhà đầu tư thiểu số Giá trị thực của Công ty được tính bằng giá trị hiện tại của dòng lợi tức cổ phần trong tương lai, phù hợp với công

ty giao dịch cổ phiếu trên thị trường Song việc dự báo lợi tức không phải dễ dàng, giả định mức cổ tức tăng đều đặn chưa thuyết phục do cổ phiếu là chứng khoán khá rủi ro

3.4 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp dựa theo hệ số PER

*Tình huống: Công ty Cổ phần Cảng Đình Vũ có lợi nhuận ròng dự kiến là 230,02 tỷ đồng vào thời điểm thẩm định giá (31/12/2020)

Cách 1:

- Giá mua cổ phiếu trên thị trường: 46,8 nghìn đồng

- EPS=5,94 nghìn đồng

- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 40.000.000

- Lợi nhuận ròng dự kiến hàng năm là 230,02 tỷ đồng

Tỷ số giá lợi nhuận P/E=

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w