1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài 5 tác động hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam và giải pháp nâng cao hội nhập kinh tế quốc tế

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 5 tác động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả Đào Đức Toán, Nguyễn đỗ Thọ, Trần Công Lập, Huỳnh Đức Thuận, Trần Minh Dương
Người hướng dẫn Hồ Ngọc Khương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 77,6 KB

Nội dung

Nó thường bao gồm cả việc giảm giới hạn thương mại, thúc đẩy đầu tư trực tiếpnước ngoài và tạo ra một môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi.* Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI 5: TÁC ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

GVHD: Hồ Ngọc Khương SVTH:

1 Đào Đức Toán

2 Nguyễn đỗ Thọ

3 Trần Công Lập

4 Huỳnh Đức Thuận

5 Trần Minh Dương

Mã lớp học: 22LC45SP2L

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm: ………

KÝ TÊN MỤC LỤC Lời mở đầu 4

Trang 3

Chương 1: Một số vấn đề lí luận về hội nhập kinh tế quốc tế 5

1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 5

1.2 Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế 5

1.3 Nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế 6

1.4 Mục tiêu của quá trình hợp nhập kinh tế quốc tế 7

Chương 2: Thực trạng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay 8

2.1 Quá trình phát triển nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế 8

2.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các mặt của đời sống kinh tế 9

2.3 Thành tựu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 11

2.4 Hạn chế của Việt Nam trong quá trình hội nhập 13

2.5 Thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế 14

Chương 3: Đề xuất giải pháp 15

3.1 Định hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới 15

3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 15

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 4

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất Sự hợp nhất về kinh tế của các quốc gia trên thế giới

đã tác động sâu sắc vào nền kinh tế chính trị của các nước và thế giới Đó là sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi phù hợp với thời đại Chặng đường gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn Những thành công đạt được có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan

hệ giữa con người với nhau Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và

sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ là động lực hàng đầu Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý bầu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, một vấn để bao giờ cũng có hai mặt đối lập Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách trong thời kỳ hiện nay Do đó em xin chọn đề tài: “Tác động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài tiểu luận của mình

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ

Trang 5

1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình mở cửa và tăng cường quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động qua biên giới quốc gia Nó thường bao gồm cả việc giảm giới hạn thương mại, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo ra một môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi

* Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu:

- Đàm phán cắt giảm thuế quan;

- Tạo ra khu vực kinh tế đặc biệt;

- Thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương qua các tổ chức kinh tế quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP);

- Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan;

- Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ;

- Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế;

- Điều chỉnh các chính sách thương mại khác;

1.2 Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế

* Bao gồm 2 loại hình hội nhập kinh tế quốc tế chính

- Hợp tác kinh tế song phương:

Trang 6

Khi nền kinh tế hội nhập thì loại hình đầu tiên cần nhắc đến là hợp tác kinh tế song phương Loại hình này có từ rất sớm và tồn tại dưới dạng thỏa thuận, hiệp định kinh tế, thương mại, hay đầu tư, các thỏa thuận thương mại tự do song phương…

- Hội nhập kinh tế khu vực

Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến nay, xu hướng khu vực hóa ngày càng phát triển Theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới kéo theo các loại hình hội nhập kinh tế cũng có sự thay đổi Các học giả phân loại hội nhập kinh tế khu vực ở các cấp độ từ thấp đến cao như:

- Khu vực Mậu dịch tự do (FTA)

- Liên minh Hải quan (CU)

- Thị trường chung (CM)

- Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU)

1.3 Nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế

Mở cửa thị trường, thực hiện thuận lợi hóa, tự dó hóa thương mại và đầu tư

Về thương mại hàng hóa: Các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như Quota, giấy phép xuất khẩu…, biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thỏa thuận

Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện

Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tê, khuyên khích tự do hóa đầu tư…

Trang 7

1.4 Mục tiêu của quá trình hợp nhập kinh tế quốc tế

Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là tạo ra lợi ích kinh tế cho các quốc gia tham gia thông qua tăng cường hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh thương mại và đầu tư, nâng cao chất lượng cuộc sống và mở rộng cơ hội kinh doanh Nó cũng có thể giúp thúc đẩy sự hợp tác

và ổn định quốc tế, tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia và giảm thiểu xung đột Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu như: Đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan; Đàm phán cắt giảm các hàng rào phi thuế quan; Giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc tế; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động dĩ chuyển sức lao động quốc tế; Điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Quá trình phát triển nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế

Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước Cũng chính từ Đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc tế của Đảng ta được hình thành Đảng cho rằng, “muốn kết hợp sức mạnh với dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế” và “một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất”

Tiếp đến Đại hội VII, tư duy về hội nhập quốc tế tiếp tục được Đảng ta khẳng định,

đó là, “cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp”

Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ “Hội nhập” chính thức được đề cập trong Văn kiện của Đảng, đó là: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”

Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn

“Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”

Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên một bước cao hơn, đó là “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời

mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”

Trang 9

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập

đã có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ “Hội nhập kinh tế quốc tế” trong các kỳ Đại hội trước chuyển thành “Hội nhập quốc tế” Đảng ta đã khẳng định, “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Khẳng định và làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày 10/4/2013,

Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW “Về hội nhập quốc tế” Như vậy, bằng việc ban hành Nghị quyết số 22 “Về hội nhập quốc tế” cho thấy nhận thức của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình phát triển ngày một sâu sắc, toàn diện hơn Toàn bộ nội dung của Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế

2.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các mặt của đời sống kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên kết giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới Do đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra sự tác động theo hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực

2.2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Cụ thể là:

Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi

mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiện quả cao Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế còn làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 10

quốc tế Không những thế, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và

xu thế phát triển của thế giới

Tạo cơ hội để năng cao chất lượng nguồn lực Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ nguồn lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế

Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu và bổ sung những giá trị tinh hoa của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội Không những vậy, hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện để cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Bên cạnh đó, hội nhập còn tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong p trung cho phát triển kinh tế xã hội, đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế

2.2.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh đem lại những lợi ích to lớn nó cũng đặt ra nhiều rủi

ro, bất lợi và thách thức Cụ thể là:

Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế

Trang 11

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi

ro cho các nước và nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm gia tăng khoảng cách giàu- nghèo và bất bình đẳng xã hội

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển nhu nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh

và ổn định trâth tự, an toàn xã hội

Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài

Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp

2.3 Thành tựu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

2.3.1 Thành tựu

- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như ADB, IMF, WB, tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương (ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, WTO…) Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã

có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này;

- Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương

Trang 12

và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế…

- Trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy

mô nhỏ bé, đến nay GDP của Việt Nam đạt 262 tỷ USD, tăng hơn 18 lần, đứng thứ 44 trên thế giới Trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực châu Á (Asia Power Index) năm

2020 do Viện Lowy – viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Ô-xtrây-li-a công bố vào ngày 19-10-2020, Việt Nam vượt Niu Di-lân, xếp thứ 12 về sức mạnh tổng hợp trong số 26 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá;

- Về xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ Phát triển xuất khẩu

đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn Phát triển xuất khẩu cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình

độ của người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Thông qua hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Nhờ tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư và viện trợ quốc tế, nhiều lĩnh vực

hạ tầng như Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin, Giao thông vận tải… đã phát triển đáng kể, tạo tiền đề và cơ sở quan trọng, đáp ứng yêu cầu, tạo thuận lợi cho hội nhập ở tất cả các lĩnh vực khác;

- Việc hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế đã kích thích sự thay đổi tích cực hơn của

cơ cấu xuất khẩu, chuyển dần từ sản phẩm thô sang công nghiệp chế biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao hơn, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo điều kiện cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…, thay đổi tư duy sản xuất, làm

ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh;

Ngày đăng: 19/05/2024, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w