8 3.1 Pháp luật quy định về thời điểm chuyển rủi ro đối với hơp đồng mua bán hàng hoá ..83.2 Đánh giá về thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp 83.2 Sự chưa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
TIỂU LUẬN MÔN: PHÁP LUẬT NHÀ QUẢN TRỊ
BÁN HÀNG HOÁ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP
ĐỒNG TRONG MUA BÁN HÀNG HOÁ
Giảng viên hướng dẫn: TS Trịnh Duy Thuyên
Tên nhóm: Nhóm GenZ
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Trịnh Duy Thuyên đã dành thời gian và tâm huyết để trực tiếp chia sẻ cho chúng tôi nhiều kiến thức
bổ ích tronôn học "Pháp luật nhà quản trị" của chương trình MBA tại Trường Đại học Hoa
Sen Những kiến thức mà Thầy truyền đạt không chỉ là những bài học trên giảng đường,
mà còn là những cơ hội quý báu giúp chúng tôi mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng tư duy logic và phân tích luật chặt chẽ áp dụng trong quá trình quản trị Đặc biệt, những vấn
đề, những câu hỏi có vẻ khó khăn và thách thức từ quý Thầy đã thúc đẩy chúng tôi quyết tâm tìm hiểu, khiến chúng tôi luôn nỗ lực hơn để vươn đến giới hạn mới
Nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy,
vì đã không ngừng động viên, hỗ trợ và chỉ bảo trong suốt thời gian chúng tôi tham gia khóa học Những lời khuyên và kinh nghiệm thực tiễn mà quý Thầy chia sẻ đã giúp chúng tôi vượt qua những thách thức và tự tin hơn trong việc hoàn thành bài luận nhóm của môn học này
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2024 Nhóm tác giả
Trang 4CAM KẾT LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT
Chúng tôi cam kết rằng kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài luận này là kết
quả học tập và lao động của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn Kết
quả nghiên cứu trong bài luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào khác Các kết quả nghiên cứu và tài liệu khác được sử dụng trong bài
luận này đã được liệt kê nguồn và ghi trích dẫn cụ thể
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Trường Đại học Hoa Sen và pháp luật
về những cam kết nêu trên
TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2024
Nhóm tác giả
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tình hình hình nghiên cứu của đề tài 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Mục đích nghiên cứu 3
1.5 Những đóng góp của nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ 3
2.1 Một số lý luận của hợp đồng mua bán hàng hoá 3
2.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá 3
2.1.2 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá 4
2.2 Khái niệm về thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán 5
2.2.1 Khái niệm rủi ro 5
2.2.2 Khái niệm về thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán 6
2.2.3 Đặc điểm thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán 7
2.3 Khung pháp lý 7
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ 8
3.1 Pháp luật quy định về thời điểm chuyển rủi ro đối với hơp đồng mua bán hàng hoá 8
3.2 Đánh giá về thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp 8 3.2 Sự chưa phù hợp trong quy định của pháp luật Việt Nam về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá 10
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TRONG MUA BÁN HÀNG HOÁ 11
4.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá 11
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thời điểm chuyển rủi trong hợp đồng mua bán hàng hoá 12
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 12
Trang 6CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay đang trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam đã có những thừa nhận đa hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh Cùng với sự đa dạng của các hình thái kinh tế
là sự phong phú trong các hình thức hợp đồng hay thoả thuận giữa các chủ thể kinh doanh
về một lĩnh vực nào đó như hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và quốc tế
Luật Thương mại năm 2005 đã được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 14 tháng
11 năm 2005 quy định về hoạt động thương mại, luật đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế cho luật Thương mại năm 1997 Luật Thương mại năm
2005 đã quy định khá đầy đủ và cụ thể về mua bán hàng hoá và về hợp đồng mua bán hàng hoá Tuy nhiên, trong hợp đồng mua bán, sẽ luôn có tìm ẩn nhiều rủi ro như là về chủ thể
ký kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, giá cả, phương thức thanh toán, bảo lãnh Các chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán đều mong muốn lợi ích tốt nhất cho mình và rủi
ro là điều mà không hề mong muốn xảy ra Tuy nhiên, đôi khi rủi ro trong hợp đồng sẽ không thể tránh khỏi, có nhiều rủi ro mà mỗi bên không thể lường trước được
Do đó, việc phân định rủi ro rất quan trọng, xác định trách nhiệm của mỗi bên là cực kỳ có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý và cả mặt thực tiễn Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro không chỉ có ý nghĩa phân định phần nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của mỗi bên mà còn giúp cho quá trình thực hiện hợp đồng được thuận lợi, ngăn ngừa sự khởi phát
“chủ ý” vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của bất kỳ bên nào và dẫn đến tranh chấp Nhận thức được điều đó, cũng như tầm quan trọng của việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hoá, nhóm GenZ đã lựa chọn “Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hợp đồng trong mua bán hàng hoá” làm đề tài nghiên cứu
cho Tiểu luận
Trang 71.2 Tình hình hình nghiên cứu của đề tài
Về hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng đã có nhiều đề cập trong các văn bản pháp luật quốc gia trong và ngoài nước và trong thời gian gần đây, đã có
một số bài nghiên cứu liên quan đến đề tài này như đề tài “Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Ngô Kiều Trang (2014), bài nghiên cứu tập
trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề pháp lý về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
hay bài nghiên cứu về “Hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu và hậu quả phát sinh” của tác giả Bùi Thị Bích Trâm (2014), hay những ấn phẩm và các bài viết như: giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết (NXB CTQG Hà Nội, 2010); Hoặc được nêu trong các giáo trình như: Giáo trình Luật Hợp đồng (phần chung) và giáo trình Luật Thương Mại (phần chung và Thương nhân) (NXB ĐHQG Hà Nội, 2013) của PGS TS Ngô Huy Cương,
Có thể thay các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá đã được nghiên cứu ở nhiều cấp độ rất khác nhau, chủ yếu các tác giả nghiên cứu về những rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế về những bất cập liên quan giữa luật Thương mại và luật quốc tế nhưng nhóm hiện chưa thấy bài nghiên cứu nào cụ thể và hệ thống đánh giá lại về thời điểm chuyển rủi ro đối với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước Với đề tài
“Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hợp đồng trong mua bán hàng hoá”, Nhóm GenZ sẽ phân tích những quy định hiện hành của pháp luật về thời điểm
chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, việc thực thi áp dụng pháp luật với từng trường hợp cụ thể, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này
Trang 81.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là quan điểm khoa học về thời điểm chuyển rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước
Phạm vi nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Thương mại Việt Nam về thời
điểm chuyển rủi ro đối với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước
1.4 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá, nghiên cứu những lý luận pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Rút ra một số điểm còn bất cập, chưa hợp lý của pháp luật Việt Nam nhằm điều chỉnh và có áp dụng pháp luật hiệu quả về thời điểm chuyển rủi ro đối với thực tiễn cho các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hoá
1.5 Những đóng góp của nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, nhóm phân tích, đánh giá trong việc ký kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng, giúp hạn chế các rủi ro, tranh chấp phát sinh trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
2.1 Một số lý luận của hợp đồng mua bán hàng hoá
2.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015)
Trang 9Đồng thời, tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”
Trong khi đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.”
Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản
và khái niệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”
2.1.2 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá là một giao kết chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, nhằm mục đích trao đổi hàng hoá để thực hiện kinh doanh, trong đó các đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, các chế tài giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa đều được điều chỉnh bởi Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự
2.1.2.1 Về chủ thể
Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa các chủ thể chủ yếu là các thương nhân với nhau Ngoài chủ thể là thương nhân thì các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá
2.1.2.2 Về đối tượng
Trang 102.1.2.3 Về hình thức
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải bằng hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật)
2.1.2.4 Về nội dung
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện số lượng hàng hoá, kết cấu hàng hoá, điều kiện, mục đích, quyền, nghĩa vụ của các bên giao kết, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, nhận tiền, còn bên mua có nghĩa
vụ nhận hàng hóa, trả tiền cho bên bán; tranh chấp phát sinh, luật điều chỉnh
2.1.2.5 Về mục đích
Hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu với mục đích để kinh doanh, thu lợi nhuận cho các thương nhân và các mục đích khác cho thương nhân và những chủ thể không phải thương nhân, tùy theo nhu cầu, mong muốn của họ trong từng thời điểm.Mục đích giao dịch của hợp đồng kinh doanh thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng thì yếu tố quan trọng chính là mục đích lợi nhuận
2.2 Khái niệm về thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán
2.2.1 Khái niệm rủi ro
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Rủi ro là một cách gọi về những điều không tốt lành và không tốt đẹp Thuật ngữ này đề cập tới sự không chắc chắn trong hệ quả, tác động của một hành động bất kỳ có liên quan đến những thứ mà con người coi trọng (chẳng hạn như sức khỏe, hạnh phúc, của cải, tài sản hoặc môi trường)
Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những sự số xảy ra trong quá trình thực hiện hợp
Trang 11thiệt hại cho một bên hoặc các bên tham gia ký kết Rủi ro là điều mà không bên nào trong hợp đồng mong muốn Tuy nhiên nhiều khi, rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong thực hiện hợp đồng Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa Rủi ro đó có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc do các hiện tượng khách quan gây nên, ví dụ như: thời tiết, tai nạn bất ngờ hoặc tính chất của hàng hóa …
2.2.2 Khái niệm về thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán
Theo khoản 1 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về thời điểm bắt đầu
thời hạn như sau: “Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định ” Do đó, có thể hiểu thời điểm chính là cột mốc thời gian được
xác định cụ thể
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm: thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá là mốc thời gian được xác định cụ thể nhằm chuyển dịch khả năng xảy ra thiệt hại (mất mát hoặc hư hỏng) đối với hàng hoá từ bên bán sang bên mua,
để phân định quyền và nghĩa vụ giữa các bên khi thực hiện hợp đồng (Nghiên cứu sinh Quách Minh Trí)
Thời điểm chuyển rủi ro đối với hợp đồng gồm các hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật, mỗi văn bản lại có một khía cạnh điều chỉnh riêng tùy vào đối tượng áp dụng của văn bản
đó
Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc ai phải chịu những rủi ro khách quan Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì chủ sở hữu tài sản phải gánh chịu thiệt hại khi tài sản bị rủi ro
Về nguyên tắc chuyển rủi ro trước hết pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa căn cứ theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005
Trang 122.2.3 Đặc điểm thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán
Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán là một điểm quan trọng, quyết định việc người chịu trách nhiệm khi hàng hoá gặp sự cố Dưới đây là các đặc điểm quan trọng của thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá:
2.2.3.1 Xác định rõ thời điểm:
Hợp đồng mua bán cần quy định một thời điểm cụ thể để chuyển rủi ro từ người bán sang người mua Thời điểm này thường liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá, với các điều khoản cụ thể về việc khi nào rủi ro chuyển từ người bán sang người mua
2.2.3.2 Trách nhiệm phân chia rõ ràng:
Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro sẽ giúp phân chia trách nhiệm giữa người
bán và người mua một cách rõ ràng, tránh tranh chấp và không rõ ràng khi sự cố xảy ra 2.2.3.3 Phù hợp với môi trường kinh doanh:
Thời điểm chuyển rủi ro cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi hợp đồng,
môi trường kinh doanh và pháp lý của quốc gia
2.2.3.4 Bảo vệ quyền lợi hợp đồng:
Thời điểm chuyển rủi ro phải được xác định một cách cẩn thận để bảo vệ quyền lợi của cả người bán và người mua, đồng thời giúp giải quyết tranh chấp một cách hợp lý khi
cần thiết
2.3 Khung pháp lý
Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015; các văn bản pháp lý liên quan