1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển kinh tế việt nam trong bối cảnh dịch covid

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Trong Bối Cảnh Dịch Covid
Tác giả Nguyễn Linh Chi
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Vũ Hán
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Lúc này, nhà nước thực hiện các đầu tư công đường xã, cầu cống,…nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, giúp thực hiện tiến bộ về mặt xã hội.+ Tăng trưởng kinh tế phải ổn định, dài hạ

Trang 1

BÀI THI MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày

CHỦ ĐỀ:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID

BÀI LÀM:

Trang 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ DỊCH COVID 19

1.1 PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi về cả lượng và chất, là quá trình hoàn thiện về cả kinh tế

và xã hội của mỗi quốc gia

1.1.2 Nội dung phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế cần đảm bảo đầy đủ ba nội dung cơ bản sau:

- Tăng trưởng kinh tế trong ổn định và dài hạn:

+ Thể hiện ở tổng thu nhập của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng trong dài hạn

+ Tăng trưởng kinh tế khiến GDP tăng, sản lượng hàng hóa và dịch vụ tăng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất Từ đó, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp đóng góp nhiều vào ngân sách nhà nước khiến ngân sách nhà nước tăng Lúc này, nhà nước thực hiện các đầu tư công (đường xã, cầu cống,…) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, giúp thực hiện tiến bộ về mặt xã hội + Tăng trưởng kinh tế phải ổn định, dài hạn tạo sự tích lũy đủ về mặt lượng dẫn đến sự biến đổi tích cực về mặt chất, từ đó đạt được sự thay đổi tiến bộ về mọi mặt cho nền kinh tế

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý:

+ Đối với các nước đang phát triển, đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong đó: tỉ trọgn ngành nông nghiệp giảm dần, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần trong GDP

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ hợp lý là tiêu thức phản ánh

sự biến đổi về mặt chất của nền kinh tế Đó không chỉ là quá trình thay đổi trong cơ

Trang 3

cấu kinh tế theo ngành theo hướng tiến bộ, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại

và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, gia tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tạo cơ sở cho việc đạt được tiến bộ xã hội một cách sâu rộng

+ Đó cũng là quá trình gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế, đặc biệt là năng lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Do đó, sự thay đổi của nền kinh tế phải dựa trên sự thay đổi tích cực, gia tăng các yếu tố nội sinh của nền kinh tế như: trình độ khoa học – công nghệ được cải thiện trong các lĩnh vực sản xuất, khả năng tạo ra công nghệ mới, chất lượng nguồn lao động của đất nước ngày càng được nâng cao,…

- Các vấn đề xã hội được giải quyết theo hướng tốt hơn như: thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội,…

1.2 DỊCH COVID 19

Đại dịch COVID-19, còn được gọi là đại dịch coronavirus, là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước

đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019 Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra

ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020

Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi

"COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu" Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên

Trang 4

toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến

Những ca bệnh đầu tiên tại Việt Nam đều truy tìm được nguồn gốc và cách ly, xuất hiện từ 23 tháng 1 đến 19 tháng 3 năm 2020 Đến cuối tháng 3/2020, bắt đầu xuất hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng

Tính đến ngày 12/06/2021, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có các ca dương tính với COVID 19 Tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới là 176.076.909 người, số ca tử vong là 3.801.569 người Tại Việt Nam, số ca nhiễm là

10 137 người, số ca tử vong là 58 người

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH COVID 19

2.1 THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện vẫn đang diễn biến phức tạp Kinh

tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19

Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế

- GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%), vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8% GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019

Trang 5

- Đến quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 3,82%, quý II giảm còn 0,39%, quí III tăng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng đầu năm 2020 lên 2,12% Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới

Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2011-2020

(Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê)

- Tiếp đà phục hồi và tăng trưởng từ quý IV năm 2020, nền kinh tế nước ta trong quý I/2021 tiếp tục duy trì ổn định Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020

2.2 THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ

- Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch

vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%

- Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm

tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8%

Trang 6

- Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,71%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,45%; khu vực dịch vụ chiếm 42,20%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,64% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là 11,66%; 35,86%; 42,82%; 9,66%)

2.3 THỰC TRẠNG VỀ ĐỜI SỐNG DÂN CƯ

Đại dịch COVID-19 đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống

xã hội ở khắp nơi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

- Năm 2019, tình hình lao động, việc làm của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm nhanh, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động của nền kinh tế

Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98% ,tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2019 ước tính là 1,26%

Đời sống dân cư và an sinh xã hội năm 2019 tiếp tục được cải thiện Trong năm

2019, cả nước có 68,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 34,7% so với cùng kỳ năm trước Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện Theo báo cáo sơ bộ, tổng các suất quà trao tặng cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ

xã hội trong năm 2019 hơn 5,5 nghìn tỷ đồng Bên cạnh đó, đã có gần 24 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước

- Năm 2020, tình hình lao động, việc làm quý IV/2020 có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với quý trước nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tính chung cả năm 2020 cao hơn năm 2019 trong khi số người có việc làm, thu nhập của người làm công ăn lương thấp hơn năm trước

Trang 7

Tỷ lệ thất nghiệp chung ước tính là 2,26% , tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,51%

Trong năm 2020, đời sống của nhân dân trên cả nước tuy gặp nhiều khó khăn

do ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh Covid-19 nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự nỗ lực của người dân nên đời sống nhân dân nhìn chung ổn định Thiếu đói trong nông dân hầu như không xảy

ra trong những tháng cuối năm Tính chung năm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 75,9% so với năm trước

Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện Theo báo cáo sơ bộ, tổng các suất quà trao tặng cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ

xã hội trong năm 2020 là hơn 24,9 nghìn tỷ đồng và 26,6 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước Riêng đối với người dân bị ảnh hưởng của thiên tai, các địa phương được hỗ trợ với kinh phí 2.161,8 tỷ đồng Cấp xuất gần 23 nghìn tấn gạo hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai

Dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành giáo dục - đào tạo của Việt Nam

Từ khi dịch bùng phát đến nay, tất cả các trường học và cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và tư thục đã phải dừng việc dạy và học trực tiếp Việc thi Trung học phổ thông Quốc gia phải lùi từ ngày 08/8 đến 11/8/2020 Hệ thống các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đã chủ động triển khai công tác giảng dạy, đào tạo online, Elearning để giảm bớt việc tập trung đông người, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng Một số cơ sở đào tạo có chính sách ưu đãi, giảm 15-20% học phí cho toàn

bộ học sinh, sinh viên để chia sẻ gánh nặng với người học, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên và phụ huynh

- Quý I/2021, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý I/2021 ước tính là 2,19% ( ỷ lệt thất nghiệp quý I năm 2020 là 2,19%) Đời sống dân cư, an sinh xã hội được bảo đảm;

Trang 8

dịch bệnh được kiểm soát và phòng ngừa chặt chẽ ở các địa phương Chính phủ đã kịp thời hỗ trợ cứu đói giáp hạt cho người dân, không phát sinh thiếu đói trên phạm vi cả nước

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH COVID 19 3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

3.1.1 Kết quả đạt được

Có thể thấy, do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID 19, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm từ 7,02% năm 2019 xuống còn 2,91% năm 2020 nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trên thế giới Nhờ những nỗ lực kiểm soát dịch tốt của Đảng, Chính phủ, đến quý I/2021 kinh

tế Việt Nam đã bắt đầu tăng trưởng trở lại

Cơ cấu kinh tế chủ yếu của Việt Nam vẫn là khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến khu vực công nghiệp và xây dựng, cuối cùng là khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng ít nhất

Số hộ thiếu đói lại giảm từ 68,5 nghìn hộ thiếu đói năm 2019 xuống còn 16,5 nghìn vào năm 2020 Các vấn đề về xã hội như y tế, giáo dục, công bằng xã hội,… đều được cải thiện rõ rệt qua từng năm mặc dù cả nước đang phải chịu ảnh hưởng của đại dịch

3.1.2 Hạn chế

Ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch nên đều có xu hướng giảm nhẹ Trong khi đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có

xu hướng tăng nhẹ

Tỉ lệ thất nghiệp cả nước tăng từ 1,98% năm 2019 lên 2,26% vào năm 2020 Tỉ

lệ thất nghiệp quý I/2021 so với quý I/2020 không có thay đổi

Trang 9

Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư chịu ảnh hưởng nặng do việc cách ly, giãn cách xã hội

Theo một báo cáo nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho thấy đại dịch COVID 19 không chỉ làm hằn sâu những bất bình đẳng đang hiện hữu mà còn làm gia tăng thêm những bất bình đẳng mới ở Việt Nam Trước đại dịch, hầu như không có sự chênh lệch trong tỷ lệ thất nghiệp giữa nam giới và phụ

nữ nhưng tình trạng này đã xuất hiện từ quý III năm 2020 Tổng số giờ làm hàng tuần của phụ nữ trong quý II năm 2020 chỉ bằng 88,8% tổng số giờ làm của họ trong quý

IV năm 2019, con số này ở nam giới là 91,2%

Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp kinh doanh, mặc dù đã ban hành nhiều gói kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng tỷ trọng doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ còn thấp (22%); Gói hỗ trợ giảm, giãn thuế còn mang tính cầm chừng Mức độ hỗ trợ là không đủ, ít hơn nhiều so với nhu cầu doanh nghiệp khi bị đại dịch Thời gian thụ hưởng hỗ trợ là quá ngắn so với nhu cầu và tình hình hoạt động của doanh nghiệp…Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh, điều này ảnh hưởng khá lớn đến phát triển kinh tế khi mà doanh nghiệp không thể mở rộng quy mô sản xuất thì không thể đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, nhà nước không thể thực hiện được các hoạt động đầu tư công dẫn đến không thực hiện được các tiến bộ về mặt xã hội

3.1.3 Nguyên nhân hạn chế

Việc thúc đấy phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh COVID 19 là một vấn

đề cấp thiết hiện nay.Để có thể đưa ra được các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh COVID 19, việc đầu tiên cần phải làm rõ đó là nguyên nhân gây ra hạn chế của vấn đề

- Dịch bệnh COVID 19 có diễn biến phức tạp, liên tục xuất hiện các biến chủng mới, ảnh hưởng đến tất cả các mặt kinh tế, xã hội Việc thực hiện các biện pháp giãn cách,

Trang 10

cách li xã hội khiến kinh tế trì trệ, hoạt động du lịch, dịch vụ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

- Xu hướng giảm đầu tư nước ngoài do dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại, đình trệ đầu tư, tạo tâm lý e ngại, trì hoãn mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài Nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi chậm và hoạt động xuất khẩu giảm tiếp tục tạo nhiều thách thức cho hoạt động doanh nghiệp trong nước 3.2 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

Thứ nhất, tiếp tục duy trì gói hỗ trợ tài chính đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, vì đây là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP (khoảng 60%) Thứ hai, ban hành chính sách về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Thứ ba, cần có biện pháp bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ

Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hoá các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới; tích cực khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế Bảo đảm thông quan, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh biên giới để hoạt động thông quan hàng hoá được thuận lợi

Ngày đăng: 17/05/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w