Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thựchiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinhtế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích
Trang 1TIỂU LUẬN
Đề tài:
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID 19
1
Trang 2MỞ ĐẦU
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh
tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng
Thực tế cho thấy được tính thời sự và cấp thiết của vấn đề “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19” hiện nay, nhóm 2 chúng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài này Đồng thời qua bài thuyết trình, nhóm chúng em cũng muốn cho
cô và các bạn hiểu về những lý thuyết cơ bản, biết được thực trạng và giải pháp về vấn
đề được đặt ra
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bài tiểu luận được chia làm 3 phần:
Chương 1: Nội dung của PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Chương 2: Thực trạng và giải pháp Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19
Chương 3:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ DỊCH BỆNH COVID 19
1.1 Những vấn đề lí luận về phát triển kinh tế
1.1.1 Khái niệm và nội dung Phát triển kinh tế
Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm : TTKT, PTKT
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh
tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia [3]
3
Trang 3Nội dung của Phát triển kinh tế
Nội dung của Phát triển kinh tế bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Nội dung 1: Tiêu đề của ND
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn
Nội dung 2: Tiêu đề của ND
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý Đối với các nước đang phát triển, đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đó không chỉ là quá trình thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo ngành theo hướng tiến bộ, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, gia tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tạo cơ sở cho việc đạt được tiến bộ xã hội một cách sâu rộng Đó cũng là quá trình gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế, đặc biệt là năng lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước
Nội dung 3: Tiêu đề của ND
Các vấn đề xã hội được giải quyết theo hướng tốt hơn Thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội,…
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế biểu hiện rõ rệt nhất ở sự tăng trưởng kinh tế Vì vậy, mọi nhân
tố tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời là nhân tố phát triển kinh tế Dưới dạng khái quát, sự phát triển kinh tế chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
Các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất: Số lượng và chất lượng của yếu tố đầu vào quyết định đến số lượng, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế
Các yếu tố thuộc về quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là khi các nguồn lực của nền kinh tế được khai thác, sử dụng có hiệu quả, kinh tế được thúc đẩy phát triển
Các yếu tố kiến trúc thượng tầng: Những chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế nếu phù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế
4
Trang 41.2 Tổng quan về dịch bệnh covid 19
Quan điểm:
COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019 Đến nay, 215 quốc gia/ vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc Dịch Covid-19 tại Việt Nam đã trải qua nhiều thời kì căng thẳng, với đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4/2021, vẫn đang diễn biến phức tạp khi đã lan ra 62/63 tỉnh, thành phố Theo đánh giá của PGS.TS Vũ Minh Khương (giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu-Đại học Quốc gia Singapore), Covid-19 là một hiện tượng "thiên nga đen" làm cả thế giới bất ngờ không chỉ về quy
mô và mức độ tàn khốc mà cả về sự biến hóa khôn lường mà đến nay không ai có thể hình dung hết được Sự xuất hiện của chủng Delta và tốc độ lây nhiễm cực nhanh của
nó sang các nước Đông Nam Á trong mấy tháng gần đây là biến cố rất đáng quan ngại
- Số liệu thực tế mức độ nguy hiểm Thế giới, VN
- Cách chống đỡ VN
Với Việt Nam, cho tới tháng 4 năm 2021, thành công chống đại dịch Covid-19 được coi là một kỳ tích đáng tự hào được thế giới nể trọng Thế nhưng, kể từ khi chủng Delta tràn vào, Việt Nam đã từng bước phải trải nghiệm những gì mà các quốc gia khác đã phải trải qua về cả tốc độ lây nhiễm và mức độ tàn khốc của nó Nếu so sánh với tỷ lệ tử vong của khu vực và quốc tế, Việt Nam cần sẵn sàng về tâm thế về số lượng tử vong có thể tăng mạnh
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19
2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế trước và trong dịch
Covid 19
Kinh tế Việt Nam trước dịch Covid 19 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng, căng thẳng thương mại và chính trị giữa các nước ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại toàn cầu Nhìn chung, hình thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trước dịch Covid 19 tiếp tục đi đúng hướng và không có biến động mạnh Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năng
5
Trang 5suất các nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng GDP tỉ lệ cao Thời kì 2016-2020 là thời
kì hứa hẹn bùng nổ trong nền kinh tế, cụ thể GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% ( Sơ đồ 01) Mặc dù, tại một số thời điểm xuất hiện lo ngại về rủi
ro lạm phát nhưng bình quân cả năm lạm phát luôn ở dưới mục tiêu Quốc hội đề ra Kết quả này đạt được là nhờ điều hành chính sách tài khóa tiếp tục linh hoạt, thận trọng, có sự phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô
và mục tiêu tăng trưởng
Nguồn : Tổng cục thống kế [3]
……… Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng vẫn
bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế Quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 3,82%, quý II giảm còn 0,39%, quí III tăng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng năm 2020 lên 2,12% Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì
đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn
6
Trang 6343 tỷ USD, vượt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD) GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và
2019 Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ
2.2 Thực trạng cơ cấu kinh tế Việt Nam trước và trong dịch Covid-19
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Tỉ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96% vào năm
2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm 2019; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5% từ năm 2015 đến năm 2019
Dịch bệnh xâm nhập và lan rộng đã gây ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế tại Việt Nam Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,61%; khu vực dịch vụ chiếm 41,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,11% Trong
đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tăng khá so với cùng
kỳ năm trước do năng suất lúa đông xuân tăng cao, ngành chăn nuôi và thủy sản phát
7
Trang 7triển ổn định, các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ yếu đều tăng khá Sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tình hình và xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp có cải thiện đáng kể Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng không) có mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), đại dịch Covid-19 khiến doanh thu ngành hàng không giảm 80% trong nửa đầu năm 2020, trong khi vẫn phải trang trải các chi phí liên quan đến phi hành đoàn, hoạt động bảo trì, nhiên liệu, phí sân bay và bảo quản máy bay
Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã tác động đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, song hoạt động kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao Tính chung 6 tháng vừa qua, xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản đem về 13,3 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2020 Đáng chú ý, dù dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhưng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì mức tăng trưởng tới 31,3% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 135,5 tỷ USD, chiếm 85,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy hoạt động xuất khẩu 6 tháng đầu năm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và khá bền vững dựa vào tăng trưởng đồng đều ở tất cả ngành hàng quan trọng như điện tử, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, thủy sản… và ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU Mặc dù diễn biến dịch COVID-19 vẫn phức tạp, song Bộ Công Thương dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới khi mà các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn [2]
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến rất nhiều nhóm ngành nghề của Việt Nam Tuy nhiên, ta có thể nhìn thấy điểm rất nhiều điểm sáng tích cực trong thời kì hiện nay
8
Trang 8nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Ta có thể coi đây như là một đòn bẩy nhằm giúp Việt Nam đẩy nhanh việc phát triển kinh tế số và đặc biệt là digital marketing [1]
Ngay từ đầu, đây đã và đang là mục tiêu phát triển lâu dài của Việt Nam trong những năm tới, nhưng chính đại dịch này đã tạo ra một bước đệm lớn tới việc đẩy nhanh xu hướng kinh tế này Hiện nay chúng ta đang bị các nước phát triển dẫn trước
ít nhất từ 10-20 năm về mặt công nghệ, họ đã đưa công nghệ áp dụng vào dụng vào kinh tế từ rất lâu và đã chuyển đối sang kinh tế số với nhiều thuận lợi và tiện ích Song Việt Nam là một nước đang phát triển vẫn đang trong giai đoạn tiếp cận và chuyển đổi dần về mô hình kinh tế Do đó đây là thời điểm thích hợp để đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc chúng ta có thể ra ngoài để thực hiện các công việc hay những hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân là việc vô cùng khó khăn Các phương thức hoạt động khác dần được thay thế như là làm việc online, học online, đặc biệt là kinh doanh bán hàng online được đẩy mạnh với số lượng gia tăng nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ của các trang thương mại dịch vụ
Từ đó digital marketing có cơ hội phải triển mạnh mẽ
Với việc công nghệ ngày càng phát triển thì số lượng người tiếp cận công nghệ ngày càng lớn do đó rất nhiều doanh nghiệp đã và đang bắt đầu đẩy mạnh phát triển digital marketing Từ đó tạo cho cho người dùng rất nhiều tiện ích như tính thuận tiện, chi phí khởi điểm thấp, tiếp cận rộng, sâu và nhanh chóng hơn, dễ dàng kiểm soát và
đo lường, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nhắm chọn khách hàng mục tiêu
[1] Theo Philips Kotler: “Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngay cả trong thời điểm COVID làm tê liệt gần như toàn bộ nền kinh tế cả nước, kinh doanh online Việt vẫn đạt được con số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ lên đến 30% mỗi năm, giai đoạn từ 2016-2020 Thị trường này cũng đón chào thêm 40% khách hàng mới lần đầu mua sắm trực tuyến và doanh thu sẽ vượt 15 tỉ USD trong năm nay, theo thống kê của VECOM
2.3 Thực trạng đời sống dân cư Việt Nam trước và trong dịch Covid -19
Nhìn chung giai đoạn 2016-2019, Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh việc phát triển kinh tế vùng theo hướng tăng cường liên kết, kết nối vùng, các tiểu vùng; tốc độ
đô thị hoá tăng nhanh, bước đầu gắn kết với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông thôn Các công trình hạ tầng mang tính kết nối vùng được hoàn thành, đưa
9
Trang 9vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá và tăng cường liên kết vùng Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh
tế biển, các đảo được cải thiện rõ rệt; hệ thống đô thị phát triển nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô, nâng dần chất lượng theo hướng đồng bộ, xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050 Theo kết quả Tổng điều tra dân số Viê Œt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhâ Œp tương đương trong khu vực Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026 Năm 2020 chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018 Năm 2020 là một năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, có thể thấy rằng chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời kỳ trước Đồng thời, mức sống vẫn có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa các vùng Tình hình lao động và việc làm cả nước trong quý I/2021 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng Một Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm so với cùng kỳ năm trước Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện; chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khu vực nông thôn Công tác giáo dục, đào tạo gặp khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm, ngành Giáo dục đã có những biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm bảo đảm an toàn, kiểm soát hiệu quả, không để dịch bùng phát
Chương 3 Giải pháp phát triển kt VN vượt qua đại dịch covid 19
3.1 Những thành công và hạn chế của phát triển kinh tế Việt Nam
3.1.1 Những thành công về phát triển kinh tế Việt Nam
Nhìn lại những mùa covid căng thẳng vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và được cộng đồng thế giới đánh giá cao Cụ thể:
10
Trang 10Thứ nhất, chúng ta đã thực hiện thành công mục tiêu kép Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội” Kết quả này có được nhờ dịch bệnh trong nước được kiểm soát vững chắc, giảm thiểu
số người chết, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng được đạt nhiều kết quả tích cực Có được kết quả này là sự cố gắng, nỗ lực của Đảng, Chính Phủ và nhân dân cả nước với
ý chí quyết tâm chiến thắng đại dịch, vượt qua khó khăn
Thứ hai, củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp Nhờ sự nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, nhiều ngành kinh tế sau khi sụt giảm đã có sự phục hồi và đóng góp lớn giúp nền kinh tế tăng trưởng dương, cùng với đó, kinh tế vĩ
mô vẫn giữ được sự ổn định Chính phủ đã đưa ra những chính sách hợp lí và kiên định trong điều hành cách chính sách, điều này đã củng cố được niềm tin của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân
3.1.2 Những hạn chế, khó khăn
Nền kinh tế của chúng ta đang chịu ảnh hưởng rất lớn trong đại dịch, kéo theo những khó khăn mà Việt Nam cần đối mặt và giải quyết Cụ thể:
Thứ nhất, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hoá, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả Mối quan hệ và mức độ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các đối tác trên thế giới bị ngưng trệ, do vậy kinh tế và thương mại quốc tế không thể hoạt động bình thường chứ chưa nói đến có thể tăng trưởng Bên cạnh đó nguy cơ sa vào trì trệ hoặc thậm chí cả suy thoái không chỉ như hiện nay mà còn có thể gia tăng
Thứ hai, đại dịch COVID -19 đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội, ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch vụ Vì thế những nền kinh tế dựa vào du lịch và dịch vụ làm trụ cột và động lực tăng trưởng đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi đại dịch này
Thứ ba, đại dịch COVID-19 hoành hành và diễn biến phức tạp như hiện nay, mặc
dù một số quốc gia đang khẩn trương phát triển tiến tới đưa vacxin phòng chống dịch vào sử dụng trong cộng đồng nhưng vẫn làm giảm nhiệt huyết của các nhà đầu tư và các doanh nhân cũng ngần ngại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư
11