1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xã hội học thực trạng thói quen sinh hoạt của người dân việt nam trong bối cảnh dịch covid 19

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thói Quen Sinh Hoạt Của Người Dân Việt Nam Trong Bối Cảnh Dịch Covid-19
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 41,74 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Dịch bệnh do vi rút Corona Covid19 đã được tuyên bố là Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng toàn cầu. Vi rút gây bệnh Covid19 đã lây lan ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Sự bùng phát của dịch bệnh virus corona (Covid19) đã được tuyên bố là Tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế và virus này đã lan đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus gây bệnh Covid19 nhưng chúng ta đã biết rằng virus lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt phân tử hô hấp của người nhiễm virus (được tạo ra khi ho hoặc hắt hơi). Các cá nhân cũng có thể bị nhiễm virus từ việc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi sờ lên mặt (như sờ tay lên mắt, mũi, miệng). Mặc dù Covid19 vẫn đang tiếp tục lây lan nhưng điều quan trọng là cộng đồng cần phải hành động để ngăn ngừa sự lan rộng của virus, đồng thời làm giảm tác động của sự bùng phát dịch cũng như hỗ trợ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Trong bối cảnh dịch Covid19 tiếp tục lan rộng, các hoạt động dự phòng để hạn chế sự lan truyền của vi rút, giảm thiểu tác động của dịch bệnh là rất cần thiết. Trước tình hình căng thẳng của đại dịch Covid19, cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam cũng có nhiều thay đổi lớn, từ công việc, sinh hoạt, lối sống và quản lý tài chính theo hướng tăng ý thức phòng ngừa những rủi ro trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực để chung tay góp phần đẩy lùi dịch bệnh thì vẫn có những thay đổi tiêu cực làm ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống. Chính vì vậy, bài tiểu luận dưới đây của em sẽ nghiên cứu về vấn đề: “Thực trạng thói quen sinh hoạt của người dân Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid19”.

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

VẤN ĐỀ:

THỰC TRẠNG THÓI QUEN SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT

NAM TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Cơ sở lý luận 2

1 Khái niệm “Covid - 19” 2

2 Khái niệm “thói quen” 2

II Tác động của Covid - 19 đến đời của người dân Việt Nam 3

1 Sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, lao động mất việc làm 3

2 Hiện tượng đầu cơ, tích trữ, hàng giả, hàng nhái gia tăng 6

3 Tâm lý xã hội lo lắng thái quá, hình thành thái độ phân biệt, kỳ thị xã hội 6 III Thực trạng thói quen sinh hoạt của người dân Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid - 19 7

1 Tích cực 7

2 Hạn chế 10

3 Phương hướng đặt ra 11

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

MỞ ĐẦU

Dịch bệnh do vi rút Corona - Covid-19 đã được tuyên bố là Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng toàn cầu Vi rút gây bệnh Covid-19 đã lây lan ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Sự bùng phát của dịch bệnh virus corona (Covid-19) đã được tuyên bố là Tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế và virus này đã lan đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus gây bệnh Covid-19 nhưng chúng

ta đã biết rằng virus lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt phân tử hô hấp của người nhiễm virus (được tạo ra khi ho hoặc hắt hơi) Các cá nhân cũng

có thể bị nhiễm virus từ việc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi sờ lên mặt (như sờ tay lên mắt, mũi, miệng) Mặc dù Covid-19 vẫn đang tiếp tục lây lan nhưng điều quan trọng là cộng đồng cần phải hành động để ngăn ngừa sự lan rộng của virus, đồng thời làm giảm tác động của sự bùng phát dịch cũng như hỗ trợ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng, các hoạt động dự phòng để hạn chế sự lan truyền của vi rút, giảm thiểu tác động của dịch bệnh là rất cần thiết

Trước tình hình căng thẳng của đại dịch Covid-19, cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam cũng có nhiều thay đổi lớn, từ công việc, sinh hoạt, lối sống và quản lý tài chính theo hướng tăng ý thức phòng ngừa những rủi ro trong tương lai Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực để chung tay góp phần đẩy lùi dịch bệnh thì vẫn có những thay đổi tiêu cực làm ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống Chính vì vậy, bài tiểu luận dưới đây của em sẽ nghiên cứu

về vấn đề: “Thực trạng thói quen sinh hoạt của người dân Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19”

Trang 4

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

1 Khái niệm “Covid - 19”

Ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thông báo về các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc Ngày 7 tháng 01 năm 2020 một loại vi rút Corona chủng mới được xác định là nguyên nhân gây bệnh Lúc đó, vi rút tạm thời được đặt tên là phiên bản năm 2019 của vi rút Corona - nCoV (novel Corona vi rút) Tên bệnh được tạm thời đặt là bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona

2019 Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới công bố chính thức tên bệnh là Covid-19, trong đó “Co” là chữ viết tắt của tên chủng vi rút Corona,

“VI” là viết tắt cho vi rút (vi rút), “D” là viết tắt cho bệnh (tiếng Anh là Disease)

và 19 là năm 2019, năm phát hiện ra chủng vi rút mới này Đây là một chủng chưa từng được xác định ở người trước đây, thuộc họ corona vi rút (CoV), là một họ vi rút lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn Người được chẩn đoán mắc Covid-19 là ca bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ trường hợp nào đã được khẳng định bằng xét nghiệm dương tính với vi rút

SARSCoV-2 tại các phòng xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép

2 Khái niệm “thói quen”

Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có Phản xạ

có điều kiện là những hành vi như nếp sống, phương pháp làm việc, được lặp

đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện Đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen sinh hoạt cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác

Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt Mỗi người đều có lối sống, thói

Trang 5

quen và sở thích riêng rất khác nhau, và việc thay đổi những thói quen sinh hoạt của một con người rất khó khăn Qua thói quen sinh hoạt, người ta có thể đoán biết được cá tính của con người cũng như có thể biết được tâm trạng của người đó

II Tác động của Covid - 19 đến đời của người dân Việt Nam

1 Sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, lao động mất việc làm

Khi dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), nhóm doanh nghiệp FDI sản xuất chậm lại do thiếu vật tư, nguyên liệu, linh kiện sản xuất nhập từ Trung Quốc Một số tập đoàn, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp liên quan đến các mặt hàng xuất nhập khẩu không chỉ thiếu vật tư mà còn do ách tắc, khó khăn thủ tục

ở cửa khẩu Nhiều doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng đã ngừng hoạt động do không có khách vì nhiều nước trên thế giới đồng loạt đóng cửa biên giới và việc triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 Không ít làng nghề sản xuất mặt hàng mỹ nghệ, thủ công xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu cũng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm Nhiều cửa hàng, hộ gia đình kinh doanh cá thể các mặt hàng không thiết yếu cũng phải dừng hoạt động để phòng, tránh dịch lây lan Những chuyển biến theo hướng tiêu cực này nhanh chóng tác động đến thị trường lao động, việc làm, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là rất đông người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, làng nghề, hộ kinh doanh cá thể, lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, như xe ôm, bán hàng rong, bán vé số, bán báo, đánh giầy, lao động giúp việc… ở thành phố nhanh chóng bị mất việc làm Một

số lượng lớn lao động, trong đó có sinh viên phải di cư ngược trở lại vùng nông thôn Không ít lao động mạo hiểm ở lại khu nhà trọ với mong muốn đợi dịch qua nhanh để làm việc Nếu dịch bệnh kéo dài, cuộc sống của các nhóm này sẽ gặp nhiều khó khăn Họ không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Và nếu các chính sách xã hội cũng như các gói hỗ trợ, tương trợ cộng

Trang 6

đồng triển khai muộn rất có thể nảy sinh một số hệ lụy xã hội liên quan đến gia tăng mâu thuẫn, bạo lực, xung đột xã hội, vấn nạn trộm cắp, mại dâm, ma túy, rượu bia ở cả nông thôn và thành thị, hiện tượng khai phá tài nguyên…

Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhận định, tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm và mất việc làm ở một số khu vực gia tăng, tốc độ tăng phụ thuộc vào diễn biến dịch

Kết quả khảo sát nhanh trên 1.200 doanh nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ) của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng về ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng cho thấy, nếu dịch bệnh kéo dài doanh thu sẽ giảm rất mạnh và dẫn đến doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động hoặc nghỉ không hưởng lương nhiều hơn, cắt giảm tiền lương, đồng thời nguy cơ phá sản cao

Về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, trong tháng 2/2020 số người thất nghiệp trong cả nước đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp khoảng 47,1 nghìn người, tăng 63,26% so với tháng 1/2020 Số liệu thống kê trên cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp 2 tháng đầu năm 2020 cùng với việc nghiêm túc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho thấy sức mua sẽ giảm và gây tác động đến việc làm

Về tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: Hiện có trên 500.000 người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài làm việc tại tại 36/188 quốc gia, vùng lãnh thổ có trường hợp nhiễm bệnh Tại 3 thị trường lao động chính là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan chưa có người lao động Việt Nam nhiễm bệnh; trong quý I/2020 chỉ có 1.297 lao động về nước Nhìn chung, lao động Việt Nam tại nước ngoài vẫn tham gia làm việc bình thường, tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn

y tế tại nước làm việc và qua khảo sát chưa có nguyện vọng về nước tại thời điểm này

Về bảo hiểm xã hội (BHXH) trong bối cảnh dịch bệnh, khó khăn về việc làm, doanh thu… sẽ phát sinh nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động gặp

Trang 7

khó khăn không chỉ trong việc trả lương mà còn khó khăn trong việc đóng BHXH, trả nợ BHXH Đối với các đối tượng yếu thế, tình hình dịch hiện nay trên thế giới cho thấy, đối tượng người cao tuổi là nhóm chịu nhiều rủi ro nhất khi bị mắc Covid-19 Đối với các ca mắc Covid-19 đến nay tại Việt Nam thì sức khỏe hầu hết bệnh nhân ổn định, tuy nhiên có hai ca nặng đều trên 60 tuổi và có bệnh nền

Diễn biến tình hình dịch Covid-19 diễn ra rất nhanh, nghiêm trọng, phức tạp, khó lường, chưa dự báo được đỉnh dịch, thời điểm kết thúc, quy mô và phạm vi tác động chính xác Trên cơ sở đánh giá các tác động sơ bộ nói trên, trong bối cảnh quy mô doanh nghiệp ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục kéo dài, dự báo sức chịu đựng của doanh nghiệp là rất khó khăn và nhiều hệ lụy về tăng trưởng, lao động, việc làm, tiền lương… sẽ ảnh hưởng thậm chí đã bắt đầu xuất hiện những cảnh báo xa hơn

về suy thoái kinh tế nếu dịch kéo dài và tình hình kiểm soát dịch chưa được cải thiện ở cấp độ toàn cầu

Trên cơ sở đó, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm việc phân bổ, điều chỉnh ngân sách đầu tư cho lĩnh vực y tế nhằm đáp ứng trong cả trung hạn và dài hạn để tăng cường năng lực bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác y tế dự phòng nói riêng Dành ưu tiên trong chương trình xây dựng pháp luật, áp dụng các quy trình rút gọn đối với các dự án luật có liên quan đến trường hợp khẩn cấp khi ứng phó và phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Bên cạnh đó, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề xuất: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm đánh giá, dự báo, xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19 và thời kỳ hậu dịch bệnh trước các tác động rất lớn của dich bệnh đối với kinh tế toàn cầu Trong đó, đặc biệt lưu ý việc sắp xếp, điều chỉnh các kỳ thi, học kỳ trong năm học… của học sinh, sinh viên Chỉ đạo Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban chủ động rà soát Chương trình, kế hoạch công tác và cho phép điều chỉnh, thay đổi

Trang 8

Chương trình công tác, tiến độ các nội dung báo cáo tại các Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phù hợp khi cần thiết để đảm bảo tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài

2 Hiện tượng đầu cơ, tích trữ, hàng giả, hàng nhái gia tăng

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở các thành phố lớn,

có nguy cơ lan rộng ra cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều thông điệp và chỉ đạo ngành y tế cung cấp đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay, găng tay, thuốc men nhằm phòng, chống dịch; ngành công thương bảo đảm lượng hàng hóa đầy đủ trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện dụng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân, tránh tình trạng đầu cơ, tăng giá, tích trữ hàng hóa Tuy nhiên, trên thị trường vẫn tồn tại hiện tượng một số cửa hàng gom hàng, nâng giá cao gấp nhiều lần so với giá trị thực của hàng hóa; làm hàng giả, tái chế khẩu trang y

tế nhằm trục lợi Nhìn bức tranh tiêu dùng hàng hóa thời điểm dịch Covid-19 có thể thấy dấu hiệu khác biệt trong xã hội khi một bộ phận dân cư kinh tế khá giả

có hành vi tích trữ đồ, trong khi nhóm thu nhập thấp, yếu thế vẫn đang loay hoay mưu sinh từng ngày Hình ảnh tại một số khu cách ly tập trung người dân

từ vùng dịch về người thân có điều kiện kéo đến tiếp tế tủ lạnh, rượu, bia, một

số người lại có hành vi phát ngôn chê bai điều kiện ăn ở nơi cách ly “không giống như ở nhà” đã làm tổn thương các nhóm xã hội, trong đó có cả nhóm yếu thế và các cán bộ đang ngày đêm nỗ lực chống dịch

3 Tâm lý xã hội lo lắng thái quá, hình thành thái độ phân biệt, kỳ thị xã hội.

Người dân lo lắng và có thái độ phân biệt, kỳ thị cũng xảy ra khi ca mắc Covid-19 đầu tiên ở Vĩnh Phúc cuối tháng 1-2020 đã gây tâm lý sợ hãi ở nhiều người dân và cộng đồng ở thành thị cũng như nông thôn Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân Covid-19; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức hiểu biết đúng

về dịch Covid-19 được triển khai rộng khắp toàn xã hội nhưng bầu tâm lý lo lắng thái quá đã dẫn đến hành vi thiếu hợp tác khai báo y tế, trốn tránh cách ly,

Trang 9

phân biệt, kỳ thị xã hội, xúc phạm, xa lánh, lập rào chắn đường đi vẫn tồn tại ở nhiều cấp độ trong đời sống xã hội Đáng quan tâm hơn là, một số cá nhân do thiếu hiểu biết, lợi dụng hiện tượng dịch bệnh đã xuyên tạc, bịa đặt, đưa thông tin sai, dẫn đến xã hội hình thành luồng tin đồn không đúng về tình hình dịch bệnh ở các địa phương, về người mắc Covid-19 và nhân thân của họ, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh và gia đình, gây hoang mang trong cộng đồng, xã hội

III Thực trạng thói quen sinh hoạt của người dân Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid - 19

1 Tích cực

1.1 Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Nếu trước đây người dân Việt Nam đi ra ngoài không có thói quen đeo khẩu trang thì sau khi đại dịch xuất hiện, một trong con đường lây lan chính của Covid-19 đó là lây qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi họ nói chuyện, hát, ho hoặc hắt hơi Trong khi nghiên cứu đang được tiến hành, chúng ta biết rằng virus có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng, có nghĩa là một số người có thể bị lây nhiễm và thậm chí không nhận ra nó Đó là một trong những

lý do tại sao giữ khoảng cách rất quan trọng ở ổ dịch Covid-19 Vì vậy, người dân Việt Nam cũng dần tạo nên thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài Đây được coi là thói quen được thay đổi tích cực nhất của đa phần người dân Việt Nam

1.2 Thói quen theo dõi sức khỏe bản thân và mọi người

Điểm rõ nhất có thể thấy là ý thức về vệ sinh và tự bảo vệ sức khỏe của bản thân của từng người được nâng lên Nếu trước đây người dân chỉ đi khám hoặc quan tâm sức khỏe khi có triệu chứng bệnh thì ngày nay, khi tình hình dịch bệnh Covid đang diễn ra ngày càng phức tạp thì người Việt đã dần hình thành thói quen chủ động quan tâm, chăm sóc sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh Khi được khuyến cáo phải tăng sức đề kháng để chống lại Covid-19, không ít người chú trọng việc tập thể dục thường xuyên, lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đó là cũng là một biểu hiện tốt Nhiều người cũng quan tâm

Trang 10

việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc của mình Tích cực hơn, thói quen này cũng có xu hướng tác động, thúc đẩy đến người khác nhiều hơn, tức là làm lan tỏa nhiều hơn để nhiều người cũng thay đổi hơn

1.3 Có ý thức giữ gìn vệ sinh, tạo thói quen sát khuẩn

Có thể nói, một trong những vấn đề người dân quan tâm nhiều nhất trong thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona chính là việc giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng ngừa bệnh

Điểm rõ nhất có thể thấy là ý thức về vệ sinh và tự bảo vệ sức khỏe của bản thân của từng người được nâng lên Thói quen ít rửa tay hoặc rửa tay qua loa vốn có ở nhiều người giờ được tác động mạnh mẽ để thay đổi; việc đưa tay chạm vào bề mặt đồ vật rồi thoải mái chạm vào người, cọ vào mắt vào miệng… vốn có thói quen gần như vô thức cũng được cân nhắc để hạn chế hơn; hay một

số người vô ý khạc nhổ giờ phải đeo khẩu trang cũng tự kiềm chế thói quen đó Nhiều người cũng quan tâm việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc của mình Tích cực hơn, thói quen này cũng có

xu hướng tác động, thúc đẩy đến người khác nhiều hơn, tức là làm lan tỏa nhiều hơn để nhiều người cũng thay đổi hơn

1.4 Thói quen ăn uống

Trong bối cảnh người dân thế giới được khuyến cáo nên ở nhà để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nhiều người đã hình thành thói quen mua sắm, ăn uống lành mạnh hơn khi tích cực mua thêm rau củ quả tươi thay vì mua đồ ăn sẵn Đối với thói quen của nhiều người, sau giờ làm việc hay

bù khú bạn bè, cà phê hoặc nhậu nhẹt có thể coi là một biểu hiện chưa mấy tích cực Bởi số người lãng phí thời gian vào những việc này là không ít, chưa kể không tiết kiệm về tài chính và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe Nhưng dịch Covid-19 đã hạn chế gần như tối đa số người tụ tập, kể cả đi bar, hát karaoke… Trong việc ăn uống, thói quen uống chung nhau ly bia, ly rượu, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén chấm, uống xong thì bắt tay nhau… giờ cũng vắng hẳn

Ngày đăng: 21/02/2024, 10:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w