1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiẻu luận xã hội học tôn giáo đánh giá chức năng của tôn giáo trong quan niệm của e durkheim đối với hoạt động tôn giáo của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá chức năng của tôn giáo trong quan niệm của E.Durkheim đối với hoạt động tôn giáo của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Xã hội học tôn giáo
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 44,17 KB

Nội dung

Trang 4 lợi ích của dân tộc; từ đó khắc phục được một bước đơn giản, lệch lạc, phiếndiện về tôn giáo trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần tăng cườngkhối đại đoàn kết tồn dân tộc

Trang 1

BÁO CÁO CÁ NHÂN

XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO

Đề tài chung : E.Durkheim – Quan niệm về tôn giáo;phân tích

phạm trù cái thiêng và cái phàm tục;chức năng của tôn

giáo;phân tích các yếu tố cấu thành tôn giáo

Đề tài cá nhân : Đánh giá chức năng của tôn giáo trong quan

niệm của E.Durkheim đối với hoạt động tôn giáo của Sinh viên

Học Viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết : 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu : 2

3 Mục đích nghiên cứu: 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu : 4

5 Đối tượng , khách thể, phạm vi nghiên cứu : 4

6 Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu : 5

7 Phương pháp nghiên cứu , phương pháp thu thập thông tin : 5

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiện của đề tài : 6

9 Dự kiến kết cấu đề tài, thời gian biểu : 7

10 Tài liệu tham khảo 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết :

Trong tình hình thế giới đầy rãy sự đau khổ, tuyệt vọng và bối cảnh dịch bệnh, con người thường cảm thấy tuyệt vọng và mất đi phương hướng không biết nên trông cậy vào đâu, thì lúc đó tôn giáo sẽ phát huy hết vai trò của mình Tôn giáo là một thực thể xã hội xuất hiện trong lịch sử loài người

từ rất lâu đời nó ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả mọi mặt của cuộc sống nhân loại Bên cạnh nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định thì trong trường hợp hiện tại tôn giáo đóng vai trò trấn an và làm ổn định lòng người

Lĩnh vực tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Mỗi tổ chức

xã hội, cá nhân, trường phải học thuật đều đưa ra nhiều định nghĩa về tôn giáo Trong số các nhà lý thuyết kinh điển về Xã hội học nói chung và xã hội học tôn giáo nói riêng, E.Durkheim là một người có tầm quan trọng đặc biệt

về lý thuyết Phản ứng lại với những nghiên cứu Nhân học của Tylor và Frazer, ông cho rằng những ví dụ về tôn giáo cần phải được nghiên cứu mà không có bất kỳ giả định nào Trong quan điểm về lý thuyết của Durkheim, ông đưa ra định nghĩa tôn giáo, chỉ ra bản chất của tôn giáo và các lý thuyết chung Và theo Durkheim, ông cho rằng “Một tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều linh thiêng, nghĩa là được tách biệt, cấm đoán: Những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng tinh thần, được gọi

là giáo hội” Trên cơ sở nhận thức rõ vấn đề tôn giáo, quan điểm về tôn giáo cũng như những chức năng của tôn giáo, Đảng ta, các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về tôn giáo, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước; hoạt động tôn

Trang 4

lợi ích của dân tộc; từ đó khắc phục được một bước đơn giản, lệch lạc, phiến diện về tôn giáo trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước

Dựa vào những quan điểm của E.Durkheim về tôn giáo là một phần thể hiện cơ sở, kim chỉ nam giải quyết các bài toán về tôn giáo, tôi xin tiến hành nghiên cứu : “ Đánh giá chức năng của tôn giáo trong quan niệm của E.Durkheim đối với hoạt động tôn giáo của Sinh viên Học Viện Báo chí và Tuyên truyền “

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu :

Công trình nghiên cứu về nhân sinh Phật giáo, đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức, lối sống và nhân cách Các nghiên cứu Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay (2011), tác giả Đặng Thị Ánh Tuyết đã đề cập đến nội dung chủ yếu trong nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Hà Nội trên các phương diện đạo đức, nhân cách, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, tập quán… đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo Con người Việt Nam Cuốn sách Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam (2010), của Trần Hồng Liên đã làm rõ các vấn đề về vai trò của Phật giáo đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam Từ đó tác giả hướng đến việc xây dựng con người hướng thiện, sống biết quan tâm và chia sẻ trong sự phát triển của xã hội hiện nay

Cho đến nay ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các tôn giáo đề cập đến sự ảnh hưởng của nó đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội (xem: "Sự thống nhất giữa "Kính chúa" và "Yêu nước" trong tư tưởng Đặng Đức Tuấn Triết học, số 2 tháng 4/2000 (Đỗ Lan Hiên)" "Trong

Trang 5

lịch sử Việt Nam thời cận đại" ,"Góp phần tìm hiểu đạo đức trong kinh thánh" ,"Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác đối với Thiên Chúa giáo hiện nay ở Việt Nam" ,"Khía cạnh nhân văn của giáo lý Thiên Chúa giáo và công tác xây dựng nếp sống mới ở vùng đồng bào Thiên Chúa giáo" ; "Công tác vận động quần chúng theo đạo Thiên Chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay" (5.03.14); "Một số vấn đề về lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam" (Đỗ Quang Hưng), "Bước đầu của đạo Thiên Chúa ở Việt Nam" (Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam) - của Giáo sư Trần Văn Giàu: "Đời sống đạo của người dân công giáo ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh" (Nguyễn Hồng Dương): "Thập giá và lưỡi gươm" (Trần Tam Tĩnh);

"Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay"."Những quan điểm đổi mới và hoàn thiện chính sách tôn giáo và tín ngưỡng của nước ta hiện nay" …Và nhiều công trình nghiên cứu khác của Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, các trung tâm nghiên cứu của Giáo hội Công giáo, Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam ) Dưới các góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu đó đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận

Về vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có các đề tài sau: TS Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân; TS Trần Minh Thư (2005), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một yêu cầu khách quan”, Tạp chí Công tác tôn giáo số 3; Lê Minh Quang (2000), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay- Vấn đề và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo; Võ Thị Mộng Thu (2001), Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động Công giáo ở Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học tôn giáo và một số luận văn của các lớp Cử nhân chính

Trang 6

trị, Cao cấp chính trị tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh viết về công tác quản

lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở một số tỉnh, thành trong cả nước,

Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Các công trình đó sẽ được tác giả kế thừa sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp cho đề tài luận văn này

3 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích , làm rõ sáng tỏ một số vấn đề lý luận và đánh giá chức năng của tôn giáo trong quan niệm của E.Durkheim đối với hoạt động tôn giáo của Sinh viên Học Viện Báo chí và Tuyên truyền Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị điều chỉnh quản lí xã hội đối với hoạt động tôn giáo ở sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4 Nhiệm vụ nghiên cứu :

- Làm rõ vấn đề lý luận về hoạt động tôn giáo và chức năng của tôn giáo trong quan niệm của E Durkheim

- Phân tích, đánh giá thực trạng đánh giá chức năng của tôn giáo trong quan niệm của E.Durkheim đối với hoạt động tôn giáo của Sinh viên Học Viện Báo chí và Tuyên truyền

- Đề xuất một số kiến nghị ,giải pháp quản lí xã hội đối với hoạt động tôn giáo ở sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

5 Đối tượng , khách thể, phạm vi nghiên cứu :

5.1 Đối tượng :

- Đánh giá chức năng của tôn giáo trong quan niệm của E.Durkheim

đối với hoạt động tôn giáo của Sinh viên Học Viện Báo chí và Tuyên truyền

5.2 Khách thể :

Trang 7

- Sinh viên đang học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hệ chính

quy

5.3 Phạm vi nghiên cứu :

- Phạm vi không gian :

Đề tài giới hạn nghiên cứu trong khuôn khổ Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Phạm vi thời gian : thời gian nghiên cứu từ : tháng 1/2022 – tháng

3/2022

6 Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu :

6.1 Câu hỏi nghiên cứu:

- Hiểu biết của sinh viên về hoạt động tôn giáo và chức năng của tôn giáo trong quan niệm của E Durkheim

- Thực trạng hiểu biết của của Sinh viên Học Viện Báo chí và Tuyên truyền về chức năng của tôn giáo trong quan niệm của E.Durkheim đối với hoạt động tôn giáo? Quản lí của đảng và nhà nước trong vấn đề này ?

6.2 Giả thuyết nghiên cứu :

Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiểu đúng về vai trò của tôn giáo và có hoạt động tôn giáo lành mạnh, đúng pháp luật Những hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ hoạt động cho phép và sinh viên tự có những kiến thức và đánh giá riêng về vai trò tôn giáo trong quan điểm của E.Durkheim và áp dụng chúng phù hợp với chuẩn mực xã hội

7 Phương pháp nghiên cứu , phương pháp thu thập thông tin :

7.1 Phương pháp chung:

Trang 8

Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.

7.2 Phương pháp phân tích tài liệu :

Khi nghiên cứu lý luận , chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu lý

luận , các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận án, bài báo, tạp chí, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, ) về các vấn đề liên quan đến đề tài Các tư liệu trên được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp , hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

Đề tài thu thập các thông tin có sẵn từ các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả, các bài báo, tạp chí Khoa học… Dựa vào đó sử dụng các thông tin phù hợp để học tập, phân tích, so sánh với kết quả nghiên cứu của

đề tài này

7.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket:

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket Kết quả được xử lý và phân tích qua phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 để xử lý các thông tin định lượng

7.4 Cách thức chọn mẫu:

Cỡ mẫu: 200 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cách thức chọn mẫu: Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bao gồm cả sinh viên khối nghiệp vụ

và sinh viên khối lý luận, đảm bảo khách thể nghiên cứu được lựa chọn một cách khách quan, và có cơ hội lựa chọn như nhau

Cụ thể đề tài sẽ khảo sát thu thập thông tin từ Sinh viên đang học và làm việc tại Học viện Báo chí và tuyên truyền Trong quá trình thu thập số

Trang 9

liệu chúng tôi đã phát ra 200 bảng hỏi và cố gắng thu thập đủ số liệu sử dụng

cho quá trình phân tích và xử lý thông tin

Chia khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành 4 nhóm là sinh viên năm Nhất, sinh viên năm Hai, sinh viên năm Ba và sinh viên năm Bốn Tiếp theo, lại chia thành nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ Như vậy, sẽ có danh sách 8 nhóm Tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 25 sinh viên ở mỗi nhóm trên thu về 200 phiếu hỏi

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiện của đề tài :

8.1 Ý nghĩa lý luận :

Trên cơ sở lý luận về Đánh giá chức năng của tôn giáo trong quan niệm của E.Durkheim đối với hoạt động tôn giáo của Sinh viên Học Viện Báo chí

và Tuyên truyền , bước đầu luận văn làm sáng tỏ vai trò của tôn giáo trong hoạt động tôn giáo của sinh viên từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị để quản lí

xã hội đối với hoạt động tôn giáo của sinh viên

8.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo để khai thác vai trò của tôn giáo trong quan niệm của E.Durkheim về hoạt động tôn giáo ở sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cung cấp hệ thống các khái niệm liên quan đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu trong đó có khoa học xã hội học và tôn giáo học hình thành nên giả thuyết đồng thời luận và kiến giải các vấn đề nghiên cứu Dựa trên những quan điểm và phân tích của Durkheim về Tôn giáo, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra những ý tưởng cho nghiên cứu của mình

Trang 10

9 Dự kiến kết cấu đề tài, thời gian biểu :

Ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn được chia ra làm 3 chương gồm có :

Chương I : Một số vấn đề lý luận

Khái niệm về tôn giáo

Định nghĩa riêng của Durkheim về tôn giáo: “Một tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều linh thiêng, nghĩa là được tách biệt, cấm đoán: Những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập 10 vào một cộng đồng tinh thần, được gọi là giáo hội” ( Nguyễn Quý Thanh (cb), một số quan điểm của

E Durkheim, 2011 : 166) Trong định nghĩa này, E Durkheim đã chỉ ra thành

tố cơ bản cấu thành nên tôn giáo đó chính là niềm tin và lễ nghi gắn liền với cái thiêng và phàm tục đồng thời chức năng của tôn giáo là góp phần tạo nên

sự cố kết xã hội Tóm lại, theo Durkheim, tôn giáo có nguồn gốc từ xã hội, nơi mà nghi lễ sẽ mang đến những thực hành tôn giáo và niềm tin về một sức mạnh bên ngoài của con người Ông đã dựa vào những nền văn hóa nguyên thủy và lập luận rằng vật tổ của xã hội phản ánh xã hội như một tổng thể, nó trở nên lớn hơn so với một người hay một xã hội riêng của mình Sức mạnh thiêng liêng của vật tổ xuất phát từ xã hội

Các yếu tố cấu thành tôn giáo Tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành,

đó là: Giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ

- Giáo chủ: là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập

ra đạo Phật, Đức chúa Giê-su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…)

- Giáo lý: là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ

Trang 11

- Giáo luật: là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó

- Tín đồ: là những người tự nguyện theo tôn giáo đó

Ngoài ra theo E.Durkheim thành tố cơ bản cấu thành nên tôn giáo đó chính là niềm tin và nghi lễ gắn liền với cái thiêng, đồng thời tôn giáo có chức năng tạo nên sự cố kết xã hội

Chức năng của tôn giáo

Durkheim cho rằng khoa học không thể làm cho tôn giáo biến mất Khoa học thu hẹp các chức năng nhận thức của tôn giáo và thảo luận về xu hướng kiểm soát các hoạt động nhận thức của nó Con người vẫn luôn hành động theo sự thúc đẩy của các niềm tin tôn giáo Khoa học có thể thu hẹp các chức năng nhận thức của tôn giáo và phản bác cái xu hướng muốn thâu tóm việc truyền bá tri thức của nó Nhưng không thể từ chối một thực tế và ngăn cản việc con người vẫn tiếp tục hành động với sự thúc đẩy của những đức tin tôn giáo

Theo Durkheim, tôn giáo có một số chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, chức năng tăng cường sự liên kết trong xã hội: Tôn giáo có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sự liên kết trong xã hội

Thật vậy, nhờ có các giá trị và tiêu chuẩn chung mà tôn giáo thúc đẩy mạnh tinh thần đoàn kết các thành viên trong xã hội Đúng hơn, sự đoàn kết

mà tôn giáo tạo ra là sự đoàn kết dựa trên niềm tin Trong các xã hội thô sơ, vật tổ là biểu tượng hữu hình của sự đoàn kết này Durkheim cho rằng các ràng buộc tôn giáo thường tốt hơn so với các thế lực khác ở tính liên kết các

cá nhân trong xã hội, mặc dầu các loại hình ngoài xã hội khác cũng có phần đóng góp đáng kể, đặc biệt là tinh thần dân tộc Một mối quan tâm khác trong

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w