Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bên cạnh đó, quá trình ra quyết định hay các yếu tố của môi trường kinh doanh đã tạo những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy việc đề phòng và

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU Á DOANH THƯƠNG BIZTEQUILA\ - TBWA VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2018

SVTH: NHÓM A Lớp: XXX

GVHT: TRẦN THỊ B

TP Hồ Chí Minh

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU Á DOANH THƯƠNG BIZTEQUILA\ - TBWA VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2018

TP Hồ Chí Minh

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 2

2.1.1 Khái niệm rủi ro 4

2.1.2 Phân loại rủi ro 5

2.1.2.1 Dựa vào tính chất của rủi ro 5

2.1.2.2 Theo phạm vi ảnh hưởng 6

2.1.2.3 Theo đối tượng rủi ro 6

2.1.2.4 Theo hoạt động kinh doanh 6

2.1.3 Nguyên tắc về công tác rủi ro tại doanh nghiệp 7

2.1.4 Bản chất của việc nghiên cứu công tác rủi ro tại doanh nghiệp 7

2.1.5 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu công tác rủi ro tại doanh nghiệp 8

Trang 4

2.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác rủi ro tại doanh

2.2.2.2 Đo lường rủi ro 12

2.2.2.3 Kiểm soát rủi ro 13

2.2.2.4 Tài trợ rủi ro 13

2.2.3 Một số rủi ro đặc thù tại doanh nghiệp 13

2.2.3.1 Rủi ro hợp đồng 13

2.2.3.2 Rủi ro trong lập kế hoạch dự án 14

2.2.3.3 Rủi ro nguồn nhân lực 14

2.2.4 Nhận xét về công tác rủi ro tại doanh nghiệp 14

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 16

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU Á DOANH THƯƠNG BIZTEQUILA\ 17

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TBWA VIỆT NAM 17

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU Á DOANH THƯƠNG BIZTEQUILA\ 17

3.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 17

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 19

Trang 5

3.2.6 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ các

phòng ban của công ty 24

3.2.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 24

3.2.6.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 24

3.2.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây 26

3.2.7.1 Cơ cấu thị trường và doanh thu 26

3.2.7.2 Cơ cấu dịch vụ và doanh thu 27

3.2.8 Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây 28

4.1 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC RỦI RO TẠI BIZTEQUILA\ 31

4.1.1 Yếu tố khách quan 31

4.1.1.1 Môi trường kinh tế 31

4.1.1.2 Môi trường tự nhiên 33

4.1.1.3 Môi trường văn hóa 35

4.2.2 Đo lường rủi ro 43

4.2.3 Kiểm soát rủi ro 45

4.2.4 Tài trợ rủi ro 47

Trang 6

4.3 MỘT SỐ RỦI RO ĐẶC THÙ TẠI BIZTEQUILA\ 47

4.3.1 Rủi ro trong lập kế hoạch 47

4.3.2 Rủi ro trong hợp đồng 49

4.3.3 Rủi ro nguồn nhân lực 51

4.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC RỦI RO TẠI BIZTEQUILA\ 53

4.5 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC RỦI RO TẠI BIZTEQUILA\ 53

5.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU Á DOANH THƯƠNG BIZTEQUILA\ GIAI ĐOẠN 2017 – 2018 58

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CÔNG TÁC RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU Á DOANH THƯƠNG BIZTEQUILA\ GIAI ĐOẠN 2017 – 2018 60

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH

Bảng 3-1: Tình hình trang thiết bị của công ty tính đến 12/2016 20

Bảng 3-2: Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2014 - 2016 21

Bảng 3-3: Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 – 2016 22

Bảng 3-4: Cơ cấu thị trường và doanh thu của công ty năm 2014 -2016 26

Bảng 3-5: Cơ cấu dịch vụ và doanh thu của công ty năm 2014 – 2016 27

Bảng 4-1: Nhận dạng danh sách rủi ro của công ty 42

Bảng 4-2: Quy luật ma trận đánh giá rủi ro của công ty 44

Bảng 4-3: Đo lường và đánh giá rủi ro của công ty 45

Bảng 4-4: Kiểm soát rủi ro của công ty 46

Bảng 4-5: Các rủi ro nguồn nhân lực của công ty 52

Hình 3-1: Sơ đồ tổ chức của công ty 24

Hình 4-1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý năm 2015 – 2016 31

Hình 4-2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2016 32

Hình 4-3: Quy trình hoạt động tại công ty Biztequila\ 41

Hình 4-4: Mẫu hợp đồng vụ việc của công ty 50

Trang 8

CHƯƠNG 1 LỜI MỞ ĐẦU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những năm gần đây, không thể phủ nhận dưới sức ép của toàn cầu hóa và sự phát triển vũ bão của công nghệ đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước chuyển mình rõ nét Có thể nói, sự phát triển của công nghệ truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin đã xóa đi mọi rào cản về không gian và địa lý, giúp khách hàng tiếp cận thông tin sản phẩm tốt hơn với nhiều sự lựa chọn hơn Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không chỉ các công ty quảng cáo truyền thông nói riêng mà các doanh nghiệp nói chung luôn phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt Bên cạnh đó, quá trình ra quyết định hay các yếu tố của môi trường kinh doanh đã tạo những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy việc đề phòng và khắc phục những rủi ro có thể phát sinh được xem là phương án cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp

Hiện nay, bên cạnh những thành công của doanh nghiệp mang lại, vẫn còn tồn tại rất nhiều rủi ro, mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể hủy hoại một sản phẩm, thương hiệu hay cả một doanh nghiệp Rủi ro luôn hiện diện xung quanh chúng ta, xuất hiện vào những lúc không ai ngờ tới, do đó vấn đề cần đặt ra là cần phải phòng tránh các rủi ro tiềm ẩn như thế nào Trên thực tế, cho đến nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở nước ta, các vấn đề về rủi ro và công tác rủi ro chưa được nghiên cứu có hệ thống về cơ sở lý thuyết cũng như vận dụng cơ sở lý thuyết đó để quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để hạn chế rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý, nó không chỉ giúp doanh nghiệp né tránh giảm thiểu những thiệt hại mà đặc biệt có thể biến những rủi ro nguy cơ thành những cơ hội thuận lợi

Xuất phát từ thực tế, cùng quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương Biztequila\ – TBWA Việt Nam, tác giả chuyên đề nhận thấy công tác rủi ro đang là vấn đề mang tính cấp thiết không chỉ đối với Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương nói riêng mà còn đối với các doanh nghiệp nói chung trong

giai đoạn hiện nay Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC

Trang 9

RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU Á DOANH THƯƠNG BIZTEQUILA\ – TBWA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2018” thực hiện

chuyên đề tốt nghiệp của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương

Biztequila\ – TBWA Việt Nam giai đoạn 2017 – 2018, từ đó đề xuất giải pháp và

kiến nghị nhằm hạn chế công tác rủi ro tại công ty

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các rủi ro tại Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương Biztequila\

1.4 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương Biztequila\ –

TBWA Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp, phân tích, tổng hợp, so sánh,… làm cơ sở để đề xuất những giải pháp và đưa ra một số kiến nghị về lĩnh vực này

1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Chuyên đề gồm 5 chương:

Chương 1: Lời mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác rủi ro tại doanh nghiệp

Chương 3: Giới thiệu về Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương

Biztequila\

Chương 4: Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty cổ phần Châu Á Doanh

thương Biztequila\ – TBWA Việt Nam giai đoạn 2017 – 2018

Trang 10

Chương 5: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế công tác rủi ro tại

Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương Biztequila\ – TBWA Việt Nam giai đoạn 2017 – 2018

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Những vấn đề chính trong chương 1 được thể hiện như sau:

Thứ nhất, đã đưa ra được lý do chọn đề tài, đứng trước những cơ hội cũng

như thách thức về sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước, công tác rủi ro được xem là vấn đề mang tính cấp thiết đối với toàn doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu công tác rủi ro đối với doanh nghiệp Việt Nam, đó cũng chính là lý do tôi chọn việc nghiên cứu công tác rủi ro làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình

Thứ hai, mục tiêu nghiên cứu, cần nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty

cổ phần Châu Á Doanh thương Biztequila\ để thấy được ưu điểm, nhược điểm từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn

Thứ ba, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các rủi ro và thực trạng rủi ro tại

Biztequila\ Từ đó đưa ra những đánh giá, giải pháp để hoàn thiện công tác rủi ro tại công ty

Thứ tư, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên

cứu chính là công tác rủi ro tại Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương Biztequila\ với dữ liệu được xem xét qua các năm Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp, phân tích, tổng hợp, so sánh…

Thứ năm, kết cấu của đề tài gồm 5 chương: chương 1 Lời mở đầu, chương

2 Cơ sở lý luận về công tác rủi ro tại doanh nghiệp, chương 3 Giới thiệu về Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương Biztequila\, chương 4 tiến hành đi vào Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương Biztequila\ giai đoạn 2017 – 2018, cuối cùng là chương 5 Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế công tác rủi ro tại công ty

Trang 11

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC RỦI RO TẠI DOANH NGHIỆP

2.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC RỦI RO TẠI DOANH NGHIỆP

2.1.1 Khái niệm rủi ro

Cho đến nay, chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro Với những trường phái khác nhau, các tác giả đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn: trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa

Theo trường phái truyền thống: “Rủi ro là những điều không lành, không

tốt, bất ngờ xảy đến” (Theo từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1995) hay “Rủi ro là sự không may” (Theo cố GS Nguyễn Lân) Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh doanh,

tác giả Hồ Diệu định nghĩa “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận

thực tế so với lợi nhuận dự kiến” Bên cạnh đó, nhiều doanh nhân và nhà nghiên

cứu cho rằng: “Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản

xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp” Như vậy, theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”

Có thể nói, rủi ro xảy ra ngày càng dưới nhiều hình thức đa dạng Vì vậy con người cũng phải tích cực nghiên cứu về rủi ro và các biện pháp phòng tránh rủi ro Qua đó, quan điểm của con người về rủi ro đã có sự thay đổi tích cực hơn, họ cho rằng rủi ro có thể gây ra thiệt hại nhưng không có nghĩa là không thể phòng

tránh được Chẳng hạn như một số quan điểm theo trường phái trung hòa: “Rủi ro

là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight) hay tác giả Irving Prefer cho

rằng “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác

suất” Diễn giải một cách đầy đủ hơn về rủi ro và nguy cơ rủi ro, các tác giả

C.Authur William, Jr.Micheal, L.Smith đã viết: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở

Trang 12

những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước” Như vậy, theo

trường phái trung hòa: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro vừa

mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,… cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội” Tóm lại theo khái quát: “Rủi ro là bất cứ sự không chắc chắn nào có thể là nguy cơ đối với khả năng thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp”

2.1.2 Phân loại rủi ro

2.1.2.1 Dựa vào tính chất của rủi ro

Có thể chia làm 2 loại:

- Rủi ro thuần túy: là những rủi ro dẫn đến những thiệt hại, mất mát, tổn

thất… mà không có cơ hội kiếm lời Rủi ro này có nguyên nhân từ những mối đe dọa nguy hiểm luôn rình rập như những hiện tượng tự nhiên bất lợi hoặc những hình ảnh sơ ý, bất cẩn của con người hoặc là những hành động xấu của người khác gây ra Khi có rủi ro thuần túy xảy ra thì cả tổ chức và cá nhân hoặc xã hội sẽ bị mất mát, thiệt hại về tài sản cũng như tinh thần

- Rủi ro suy đoán: còn được gọi là rủi ro suy tính hay rủi ro đầu cơ Đây là

loại rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong hoạt động đầu tư, kinh doanh Khi thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh có ba tình huống xay ra: có thể lãi, hòa hoặc lỗ vốn Những tác động bất lợi của môi trường kinh doanh, những quyết định sai lầm, những sai sót trong hệ thống quản trị,… là những nguyên nhân lỗ vốn trong kinh doanh Lỗ trong kinh doanh hay thất bại đầu tư nhưng không tiên lượng được là biểu hiện của rủi ro suy đoán Tuy nhiên, rủi ro suy đoán có mặt hấp dẫn nào đó

Trang 13

2.1.2.2 Theo phạm vi ảnh hưởng

- Rủi ro cơ bản: rủi ro không thể đa dạng hóa, tức rủi ro này không thể né

tránh, rủi ro thị trường Đây là những rủi ro nảy sinh từ những tác động to lớn của thị trường thường nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa Hậu quả của rủi ro này rất nghiêm trọng, khó lường, có ảnh hưởng đến cộng đồng và toàn xã hội Hầu hết các rủi ro này đều xuất phát từ tác động thuộc về kinh tế, chính trị, xã hội

- Rủi ro riêng biệt: rủi ro đặc trưng, rủi ro có thể đa dạng hóa Đây là

những rủi ro xảy ra trong phạm vi hẹp, mang tính riêng biệt, cá thể và phân chia, giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa Rủi ro này xuất phát từ những biến cố chủ quan và khách quan của từng cá nhân, tổ chức, nó vừa nằm ngoài vừa nằm trong suy nghĩ và hành vi của con người Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của từng cá nhân hoặc tổ chức

2.1.2.3 Theo đối tượng rủi ro

- Rủi ro tài sản: nhà xưởng bị cháy, hàng hóa mất mát,…

- Rủi ro về nhân lực: người bị thương hoặc tử vong, chảy máu chất xám,… - Rủi ro về trách nhiệm pháp lý: chịu trách nhiệm pháp lý về việc gây ô

nhiễm môi trường từ việc xử lý chất thải hoặc tác hại của sản phẩm gây ra cho người tiêu dùng,…

2.1.2.4 Theo hoạt động kinh doanh

- Rủi ro quản lý: là những rủi ro gắn liền với những sai lầm về chiến lược,

sách lược, chính sách kinh doanh và những quyết định thiếu sáng suốt của nhà quản trị Loại rủi ro này ảnh hưởng khá nặng nề đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Rủi ro chuyên môn nghiệp vụ: trong quá trình tác nghiệp, trên cơ sở

chuyên môn của mình có thể xảy ra những bất trắc, sai lầm, sơ suất,… do chủ quan hoặc do thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh gây ra những thiệt hại về tài sản, tiền bạc, lợi ích, cơ hội kinh doanh

Trang 14

2.1.3 Nguyên tắc về công tác rủi ro tại doanh nghiệp

- Không chấp nhận rủi ro không cần thiết - Ra các quyết định rủi ro ở cấp thích hợp - Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí - Xử lý từng rủi ro, từ ưu tiên cao nhất

- Hướng vào mục tiêu, thực hiện mục tiêu đã được xác định một cách hiệu quả nhất

- Gắn với trách nhiệm của nhà quản trị

- Đưa quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định - Gắn với tổ chức

2.1.4 Bản chất của việc nghiên cứu công tác rủi ro tại doanh nghiệp

Rủi ro là thiệt hại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do công tác quản trị doanh nghiệp không thể nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin để đưa ra những quyết định phòng ngừa hoặc giảm đến mức thấp nhất thiệt hại đó Vì vậy, để đánh giá trước rủi ro cần xác định mức độ thiệt hại có thể xảy ra kèm theo xác suất của chúng, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Trên thực tế, các doanh nghiệp cần nhận thức rằng làm kinh doanh luôn phải đối mặt với rủi ro và cần coi rủi ro như đối tượng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, bản chất của rủi ro chính là những thiệt hại gắn liền với khả năng nắm bắt thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, nhiệm vụ của công tác rủi ro sẽ là quá trình nhận biết sớm các rủi ro, đánh giá đúng đắn những hậu quả cũng như sự thử thách của các doanh nghiệp trong quá trình kiểm soát và khắc phục rủi ro.

Trang 15

2.1.5 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu công tác rủi ro tại doanh nghiệp

2.1.5.1 Mục đích

Mục đích chung của việc nghiên cứu công tác rủi ro là đảm bảo rủi ro trong phạm vi doanh nghiệp có thể chấp nhận được và các mục tiêu, chính sách ban đầu của doanh nghiệp cần phải được tôn trọng Thêm vào đó, việc nghiên cứu công tác rủi ro nhằm giúp doanh nghiệp có thể nhận dạng rủi ro, phân tích đo lường và tổ chức thực hiện kiểm soát khi rủi ro xuất hiện Ngoài ra, việc nghiên cứu này còn tạo điều kiện xây dựng khuôn khổ cho việc thực hiện kế hoạch tương lai có tính nhất quán và tăng cường năng lực trong việc ra quyết định lập kế hoạch

2.1.5.2 Ý nghĩa

Ý nghĩa lớn nhất của việc nghiên cứu công tác rủi ro là khai phá những rủi ro tiềm ẩn, biến chúng trở thành những rủi ro có thể nhận diện, song song đó là việc phân tích và đưa ra giải pháp hợp lý để đối phó với những rủi ro ấy Có thể nói, việc nghiên cứu công tác rủi ro đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Điều này đồng nghĩa với việc góp phần bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp thông qua những ý nghĩa quan trọng như: bảo đảm có được trạng thái an toàn, biến những rủi ro thành lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận, giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp, bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp hay phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực, nền tảng tri thức của doanh nghiệp

2.1.6 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu công tác rủi ro tại doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh, đa số các doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời tối thiểu hóa rủi ro Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị là phải nâng cao nhận thức về rủi ro cũng như khả năng ứng phó, đề xuất giải pháp phù hợp để quản lý và phòng ngừa rủi ro trong toàn doanh nghiệp Những bài học thất bại của các doanh nghiệp khi không quan tâm đến công tác rủi ro cũng góp phần khuyến khích mỗi doanh nghiệp cần phải chú

Trang 16

trọng hơn vấn đề này Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vào thị trường thế giới, kéo theo đó là các mối quan hệ giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng phức tạp hơn, cơ hội kiếm lợi nhuận nhiều hơn nhưng mức độ ảnh hưởng rủi ro cũng cao hơn Điều này tạo nên một tác động tâm lý to lớn về yêu cầu phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong toàn thể doanh nghiệp Việt Nam nói chung

2.1.7 Sự cần thiết khách quan của việc nghiên cứu công tác rủi ro tại doanh nghiệp

Trên thực tế, rủi ro có thể xuất hiện theo những hình thức khác nhau tùy theo từng giai đoạn và đặc điểm ngành nghề, quy mô hoạt động của doanh nghiệp Nếu một doanh nghiệp còn yếu kém trong công tác nghiên cứu rủi ro, điều này có thể dẫn đến mất kiểm soát trong hoạt động kinh doanh và kết quả không như mong đợi Đối với một quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh cụ thể, sẽ có nhiều rủi ro tiềm tàng cùng đe dọa xảy ra Các rủi ro này có thể xảy ra hoặc không xảy ra, tác động của chúng có thể dao động từ rất lớn đến rất nhỏ và có thể làm cho doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề Do vậy, vấn đề ở đây là làm thế nào để có thể nhận dạng và kiểm soát được rủi ro, giới hạn tác động của nó trong phạm vi cho phép đối với mỗi doanh nghiệp

Tuy nhiên, rủi ro không hoàn toàn chỉ có nghĩa là thua lỗ hoặc thất bại mà nó cũng có thể tạo ra cơ hội để kiếm được lợi nhuận Vì vậy, việc nghiên cứu công tác rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức đúng thực trạng rủi ro và khả năng chuyển đổi rủi ro thành lợi thế thông qua việc sử dụng các nguồn lực để biến rủi ro thành cơ hội thành công Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực, chủ động xây dựng quy trình công tác rủi ro để phòng ngừa rủi ro ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh Ngoài ra, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn khi mỗi doanh nghiệp có thể tự thiết kế riêng cho mình nhiều kịch bản, từ tốt đến xấu nhất để luôn giữ được khả năng chủ động ứng phó trong mọi trường hợp xảy ra.

Trang 17

2.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC RỦI RO TẠI DOANH NGHIỆP

2.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác rủi ro tại doanh nghiệp

2.2.1.1 Yếu tố khách quan

a Môi trường kinh tế

Mọi hiện tượng diễn ra trong môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát… đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, gây ra những rủi ro và bất ổn Đặc biệt các hiện tượng: tỷ giá hối đoái thay đổi, lãi suất thay đổi, giá cả hàng hóa biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng cũng như kinh doanh quốc tế nói chung

b Môi trường tự nhiên

Đây là yếu tố gồm các hiện tượng tự nhiên như: động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh… gây ra Những rủi ro này thường dẫn đến thiệt hại to lớn về người và tài sản, gây nên tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp vì đây là những rủi ro đều khó lường trước được Đối với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ cần một khoảng thời gian để có thể ổn định lại quá trình kinh doanh, nhưng ngược lại các doanh nghiệp có tiềm lực yếu thì khả năng hoạt động kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn Vì vậy, mua bảo hiểm là phương án mà các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất để phòng ngừa loại rủi ro này

c Môi trường văn hóa

Rủi ro do môi trường văn hóa là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của dân tộc khác, từ đó dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp

Trang 18

d Môi trường pháp lý

Pháp luật đề ra các chuẩn mực mà mọi người phải thực hiện và các biện pháp trừng phạt những ai vi phạm Luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh Tuy nhiên, xã hội luôn phát triển tiến hóa, nếu các chuẩn mực luật pháp không phù hợp thì với các bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro Ngược lại nếu pháp luật thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên, không ổn định cũng sẽ gây ra những khó khăn rất lớn Khi luật pháp thay đổi, các tổ chức cá nhân không nắm vững những thay đổi đó hoặc không theo kịp những chuẩn mực mới chắc chắn sẽ gặp rủi ro trong quá trình hoạt động

2.2.1.2 Yếu tố chủ quan

a Từ phía khách hàng

Có thể nói, khách hàng là lý do tồn tại của doanh nghiệp Khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ, là người trả lương và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Bởi vậy, doanh nghiệp muốn bán được hàng hóa và dịch vụ để thu được lợi nhuận thì phải lấy khách hàng là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Tuy nhiên, quá trình sản xuất kinh doanh đôi lúc sẽ không được thuận lợi vì một số nguyên nhân đến từ khách hàng Trong nền kinh tế tràn ngập hàng hóa và dịch vụ đa dạng như hiện nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn và họ sẽ dễ dàng thay đổi quyết định mua hàng để thỏa mãn nhu cầu, có thể là từ các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, một số khách hàng khó tính sẽ đòi hỏi và đưa ra những yêu cầu thay đổi liên tục về chất lượng hàng hóa dịch vụ khiến doanh nghiệp không kịp trở tay để đáp ứng, đây cũng là một trong những rủi ro thường gặp đến từ khách hàng

b Từ phía nội bộ doanh nghiệp

Hoạt động nội bộ có thể tạo ra những rủi ro trực tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp Một số rủi ro thường gặp như cách tổ chức quản lý nhân sự, hoạch định chiến lược, sử dụng tài chính, hay trình độ năng lực của nhân sự, Trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro từ phía nội bộ doanh nghiệp chính là do các

Trang 19

quyết định và năng lực quản lý yếu kém của người quản lý Đây là tình trạng rất phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và cũng gây ra thiệt hại khó khắc phục vì nó liên quan đến tầng lớp quản lý cấp cao

c Từ phía nhà cung ứng

Không thể phủ nhận rằng quá trình mua các yếu tố đầu vào là cơ sở cho sự tồn tại và ổn định của doanh nghiệp Trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp muốn đứng vững mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận thì phải đáp ứng hàng hóa dịch vụ đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, kịp thời về thời gian Do vậy, doanh nghiệp phải bảo đảm nguồn đầu vào ổn định và hợp lý từ các nhà cung ứng Tuy nhiên, một vài vấn đề sẽ dễ dàng phát sinh trong quá trình hoạt động cùng với nhà cung ứng Chẳng hạn như tình trạng số lượng bất hợp lý, lúc thì dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng, lúc thì thiếu nguồn hàng, hay về chất lượng, giá cả không đúng với thỏa thuận lúc đầu… Vấn đề đặt ra là mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích và lên kế hoạch cho quá trình mua hàng đầu vào một cách hiệu quả để giảm thiểu những rủi ro không đáng có từ nhà cung ứng.

2.2.2 Tiến trình của công tác rủi ro tại doanh nghiệp

2.2.2.1 Nhận dạng rủi ro

Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà quản trị sử dụng các phương pháp nhận dạng rủi ro để xác định các thành phần của rủi ro như mối nguy hiểm, nguồn rủi ro và những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức Trên thực tế, phương thức xác định rủi ro được sử dụng nhiều nhất là tổ chức hội thảo đánh giá rủi ro

2.2.2.2 Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro là đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đưa ra mức độ ưu tiên đối phó Mức độ nghiêm trọng của rủi ro có thể chia làm 3 nhóm: nhóm nguy hiểm (rủi ro có thể dẫn đến sự phá sản doanh nghiệp), nhóm quan trọng và những nhóm không quan trọng Rủi ro nằm trong nhóm nguy hiểm sẽ được ưu tiên

Trang 20

cao nhất, tiếp đến rủi ro nằm trong nhóm quan trọng và những nhóm không quan trọng

2.2.2.3 Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động, công cụ, kỹ thuật,… nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những thiệt hại của rủi ro gây cho doanh nghiệp Xây dựng kế hoạch ứng phó là giai đoạn quan trọng, doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cụ thể cần thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy ra Điều quan trọng ở đây là doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp khả thi, hữu hiệu và ít tốn kém Có ba nội dung cần xác định đối với từng rủi ro khi xây dựng kế hoạch ứng phó, đó là: những biện pháp phải thực thi để phòng chống ngăn ngừa rủi ro, thời hạn cụ thể phải thực hiện xong biện pháp đưa ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính quản lý rủi ro đó

2.2.2.4 Tài trợ rủi ro

Hoạt động kiểm soát rủi ro không thể giúp doanh nghiệp tránh được mọi rủi ro, một khi rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp cần sẵn sàng có nguồn tài chính để bù đắp cho tổn thất, không để ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình Tài trợ rủi ro nhằm mục đích chuẩn bị dự phòng nguồn tài chính cho doanh nghiệp trước những tổn thất xảy ra trong tương lai

2.2.3 Một số rủi ro đặc thù tại doanh nghiệp

2.2.3.1 Rủi ro hợp đồng

Rủi ro hợp đồng được phát sinh trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng, đây là một trong những loại rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong thực tế, rủi ro hợp đồng chủ yếu bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của người ký kết hợp đồng, hoặc sự không thống nhất rõ ràng ngay từ lúc đầu giữa hai bên Một số loại rủi ro hợp đồng thường gặp như: Rủi ro từ đối tác ký kết, rủi ro từ kỹ thuật ký kết, rủi ro từ ngôn từ hợp đồng, rủi ro từ nội dung ký kết, rủi ro về thời hạn giao hàng, rủi ro trong vận chuyển bốc dỡ, rủi ro trong nghiệm thu, rủi ro trong thanh toán tiền mặt hoặc chuyển khoản, Vì

Trang 21

vậy việc quản lý rủi ro hợp đồng thực sự rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, không chỉ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa các thiệt hại phát sinh mà còn tối đa hóa lợi ích từ chính hợp đồng đã ký kết

2.2.3.2 Rủi ro trong lập kế hoạch dự án

Khi thực hiện một dự án kinh doanh, giai đoạn lên ý tưởng và lập kế hoạch được xem là bước đệm vô cùng quan trọng cho sự thành công của dự án đó Chắc hẳn sẽ khó tránh khỏi những rủi ro xảy ra trong quá trình lập kế hoạch cho dự án, chẳng hạn như xác định sai mục đích, sai đối tượng, ý tưởng thiếu thực tế hay phân bổ nhân sự chưa hợp lý,… Có thể nói, những rủi ro trong quá trình lập kế hoạch sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng đến toàn dự án khi đem ra triển khai thực hiện Vì vậy, bên cạnh việc lập kế hoạch cho dự án, các nhà quản trị nên lưu ý thêm phương án lập kế hoạch quản lý rủi ro, kế hoạch rút lui hay quỹ dự phòng nhằm đối phó và giảm thiểu rủi ro ở mức cao nhất có thể

2.2.3.3 Rủi ro nguồn nhân lực

Rủi ro nguồn nhân lực là tổn thất nhân sự của một tổ chức khi có người lao động gặp nạn, bị mất sức lao động trước thời hạn nghỉ hưu, hoặc bỏ việc do nhiều nguyên nhân khác nhau, không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người lao động và gia đình mà còn tác động trực tiếp đến năng suất lao động, gây hậu quả kinh tế lâu dài của tổ chức Đây là loại rủi ro khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nhất là chuyển nhân lực từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân do chế độ đãi ngộ ở khu vực tư nhân tốt hơn Một số rủi ro nguồn nhân lực thường gặp như trình độ không phù hợp với công việc, nghỉ việc, ý thức đạo đức hay những tai nạn bất ngờ trong quá trình làm việc Việc nghiên cứu công tác rủi ro phần nào giúp doanh nghiệp có thể giữ được người tài và có chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động

2.2.4 Nhận xét về công tác rủi ro tại doanh nghiệp

Hoạt động đánh giá công tác rủi ro tại doanh nghiệp nên được tổ chức và triển khai thường xuyên nhằm hướng tới việc đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của doanh nghiệp Vì vậy, ban quản trị của doanh nghiệp cần xác nhận

Trang 22

các mục tiêu hoạt động để đảm bảo công tác rủi ro được thực hiện đúng hướng Qua việc đánh giá, doanh nghiệp sẽ biết được chất lượng hoạt động cũng như các rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có thể đề xuất các biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro tốt hơn

Môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động là không ngừng vận động, do vậy mỗi doanh nghiệp cần quan tâm xem xét điều chỉnh công tác rủi ro sao cho phù hợp với những chuyển biến của môi trường Để giúp việc nghiên cứu công tác rủi ro đạt hiệu quả, việc tổ chức thực hiện cần đảm bảo các yêu cầu như: nâng cao nhận thức rủi ro cũng như khả năng ứng phó trong toàn doanh nghiệp, thống nhất quy trình quản lý rủi ro hay đưa công tác rủi ro trở thành phần chính thức trong hệ thống kiểm soát nội bộ chung Khi công tác rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như sử dụng hợp lý các nguồn lực trong doanh nghiệp

Trang 23

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về công tác rủi ro tại doanh nghiệp với hai nội dung chính:

Thứ nhất, tác giả nêu lên được sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu

công tác rủi ro tại doanh nghiệp với những nội dung như khái niệm, phân loại rủi ro cũng như bản chất, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác rủi ro Trong đó, khái niệm rủi ro được chia thành hai trường phái lớn là trường phái truyền thống và trường phái trung hòa vì đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức về rủi ro Ngoài ra, rủi ro được phân loại dựa vào các phạm vi khác nhau như tính chất của rủi ro, theo phạm vi ảnh hưởng hoặc theo đối tượng rủi ro Rõ ràng, bản chất của rủi ro chính là những thiệt hại gắn liền với khả năng nắm bắt thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác, vì vậy cần nhận biết và đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro để đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp Bên cạnh đó, mục đích chung của việc nghiên cứu công tác rủi ro là đảm bảo rủi ro trong phạm vi doanh nghiệp có thể chấp nhận được, từ đó ta thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu công tác rủi ro có giá trị như thế nào đối với mỗi doanh nghiệp

Thứ hai, tác giả trình bày nội dung cơ bản của việc nghiên cứu công tác rủi

ro tại doanh nghiệp Trong đó gồm những vấn đề chính như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác rủi ro, tiến trình và một số rủi ro đặc thù tại doanh nghiệp Các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên,… hay các yếu tố chủ quan như từ khách hàng, từ nội bộ hay từ nhà cung ứng đều ảnh hưởng lớn đến công tác rủi ro tại doanh nghiệp Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu về quy trình của công tác rủi ro, khi doanh nghiệp nắm vững và tuân thủ thực hiện chặt chẽ các bước của quy trình sẽ là điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và hạn chế phần nào rủi ro xảy ra Tiếp theo là tổng hợp một số loại rủi ro thường gặp tại doanh nghiệp như rủi ro hợp đồng, rủi ro lập kế hoạch dự án và rủi ro nguồn nhân lực, đây đều là những rủi ro phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Cuối cùng, tác giả nêu lên nhận xét và đánh giá chung về công tác rủi ro tại doanh nghiệp với mục đích phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro ở mức cao nhất có thể

Trang 24

CHƯƠNG 3.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU Á DOANH THƯƠNG BIZTEQUILA\

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TBWA VIỆT NAM

TBWA\ Worldwide là công ty quảng cáo độc lập tư nhân, thành viên tập

đoàn Omnicom Group nổi tiếng có trụ sở chính đặt tại New York Đến nay, TBWA có nhiều văn phòng đặt tại 16 thành phố ở các quốc gia khác nhau và Việt Nam là một trong những quốc gia đó Có thể nói, tập đoàn TBWA đã đưa triết lý sáng tạo vào thị trường Việt Nam, mang lại thành công cho một số thương hiệu

như Larue, Vinamilk, Standard Charter Bank thông qua TBWA Việt Nam, công ty

quảng cáo sáng tạo được thành lập năm 2006 TBWA Việt Nam mang đến các giải pháp tiếp thị và dịch vụ truyền thông cho mọi lĩnh vực, bao gồm nhóm 4 công ty với 15 văn phòng tại 12 thành phố, bao gồm:

- TBWA Việt Nam: Tư vấn truyền thông, xây dựng chiến lược, phát triển ý

tưởng sáng tạo cho kênh truyền thông đại chúng và kênh kỹ thuật số

- Biztequila\: Quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, hoạt động kích hoạt

thương hiệu, tiếp thị thử nghiệm

- CPM: Tiếp thị tại kênh phân phối, kênh bán lẻ, khách hàng bí ẩn, dịch vụ

chăm sóc khách hàng, bán hàng qua điện thoại

- Focus: Dữ liệu và tiếp thị trực tiếp

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU Á DOANH THƯƠNG BIZTEQUILA\

3.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương Tên giao dịch: BIZ ASIA., JSC

Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp Giấy chứng nhận

đăng ký thuế)

Trang 25

Địa chỉ: Tầng 4, số 9 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM Điện thoại: 84838239987 / Fax: 8239986

Ngày cấp giấy phép: 21/08/2008 theo GCNĐKKD số 0305905243 do Sở

Kế Hoạch và Đầu tư TPHCM, người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Kim Chi

Ngày bắt đầu hoạt động: 01/09/2008 Logo:

Ngành nghề kinh doanh:

- Quảng cáo

- Hoạt động tư vấn quản lý

- Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

Một số cột mốc đáng nhớ của Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương Biztequila\:

Năm 2008: Biz Solutions là thương hiệu đã được TBWA lựa chọn để đồng

hành trên đường chinh phục thị trường Việt Nam Sự hợp tác khởi đầu bằng một tên mới Biztequila\ đã tạo sức mạnh tổng hợp giữa công ty quảng cáo với công ty giàu kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam

Năm 2010: Biztequila\ chính thức trở thành công ty con của TBWA Việt

Nam với chức năng cung cấp các dịch vụ Marketing tích hợp như: tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, kích hoạt sản phẩm, quảng cáo…

Năm 2016: Nhân sự cấp cao của TBWA Việt Nam có thay đổi Bà Nguyễn

Lưu Nhật Tân chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành, cùng lúc ông Tom Guerin (quốc tịch Mỹ) chính thức giữ chức Chủ tịch tập đoàn TBWA Việt Nam

Trang 26

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

3.2.2.1 Chức năng

Cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ về Truyền thông Marketing tổng hợp (IMC), trong đó gồm: Quan hệ công chúng, quảng cáo, tổ chức sự kiện, kích hoạt sản phẩm, thiết kế và marketing trực tiếp…

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Biztequila\ không chỉ thực hiện chức năng truyền thông mà còn phối hợp với các công cụ khác trong marketing – mix để đạt mục tiêu marketing, nhằm gia tăng giá trị cũng như xây dựng nhận thức, nâng cao uy tín sản phẩm của khách hàng

3.2.3 Các nguồn lực của công ty

3.2.3.1 Cơ sở vật chất

Trụ sở chính của công ty đang tọa lạc tại lầu 4 tòa nhà Đông Á, vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm thành phố Có thể nói, văn phòng được trang bị cơ sở vật chất hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho nhu cầu làm việc, bao gồm: máy vi tính, laptop, máy fax, máy in màu,… Điểm đặc biệt của Biztequila\ là tạo môi trường làm việc thoải mái như ở nhà vì công ty còn thiết kế riêng khu vực bếp mini gồm: lò vi sóng, chén, đũa muỗng, bàn ghế ăn uống… để

Trang 27

nhân viên có thể dùng cơm trưa ngay tại công ty Bên cạnh đó, công ty thực sự có không gian làm việc thoáng mát đầy cảm hứng vì được trang bị đầy đủ bàn ghế, hệ thống đèn, máy chiếu, máy lạnh,… Cơ sở vật chất chủ yếu của công ty gồm các thiết bị như sau:

Bảng 3-1: Tình hình trang thiết bị của công ty tính đến 12/2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Danh mục Số lượng (cái)

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Ghi chú 1 Máy photocopy 2 42 20

3.2.3.2 Nhân lực

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân sự, Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương đã chú trọng việc sắp xếp, phân công lao động hợp lý, phù hợp với trình độ nhân viên cũng như điều kiện kinh doanh của công ty, nhằm tạo cơ hội cho nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình Dưới đây là bảng cơ cấu lao động của công ty từ năm 2014 đến năm 2016:

Trang 28

Bảng 3-2: Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2014 - 2016

Nam 40 47,1 40 44,4 45 42,9 Nữ 45 52,9 50 55,6 60 57,1

II.Độ tuổi 85 100 90 100 105 100

18 – 30 73 85,9 78 86,7 88 83,8 31 – 40 7 8,2 7 7,8 10 9,5 Từ 40 trở lên 5 5,9 5 5,5 7 6,7

III.Cơ cấu lao động 85 100 90 100 105 100

Lao động thời vụ 5 5,9 5 5,6 10 9,5 Lao động thường xuyên 80 94,1 85 94,4 95 90,5

Nguồn: Phòng nhân sự

Nhận xét:

Qua bảng cơ cấu lao động trên, ta thấy được tổng số lao động của công ty tăng đều qua các năm: năm 2015 tăng 5 người so với năm 2014, năm 2016 tăng 15 người so với năm 2015 Như vậy, nhu cầu kinh doanh của công ty ngày một mở rộng và tăng cao nên đòi hỏi số lượng lao động cũng tăng theo qua các năm Bên cạnh đó, cơ cấu lao động chênh lệch giữa nam và nữ tuy không quá lớn nhưng cho thấy phần lớn lao động của công ty là nữ vì tính chất chất công việc thiên về giao tiếp và sự khéo léo Về độ tuổi, nhân viên công ty đa phần còn khá trẻ, chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 18 đến 30, cụ thể năm 2014 chiếm 85,9%, năm 2015 chiếm 86,7% và năm 2016 chiếm 83,8% Trong khi đó, độ tuổi từ 31 – 40 chỉ chiếm 9,5% vào năm 2016 Tuy nhiên, độ tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất là từ 40 trở lên vì đây là độ tuổi khó phù hợp với tính năng động và sáng tạo của công ty nên chỉ chiếm 5,9% năm 2014, 5,5% năm 2015 và 6,7% năm 2016

Trang 29

Xét về tính chất sử dụng lao động, qua 3 năm lao động thường xuyên của công ty luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu Năm 2016 lao động thường xuyên của công ty là 95 người, chiếm 90,5% tổng số lao động và tăng so với năm 2015 là 10 người và so với năm 2014 tăng thêm 15 người Tuy nhiên, số lượng lao động thời vụ chiếm tỷ trọng rất thấp vì chỉ tuyển thêm lao động thời vụ khi chạy dự án lớn và khi dự án phải hoàn thành trong thời gian ngắn, cụ thể năm 2014 và năm 2015 chỉ tuyển thêm 5 người và năm 2016 số lượng là 10 người

So sánh 2016/2015 2014 2015 2016 Giá trị % Giá

trị % A.Tài sản ngắn

khác 157,2 319,6 497 162,4 103,32 177,3 55,47

B.Tài sản dài hạn 942 915,5 874,6 (26,5) (2,81) (40,9) (4,47)

Tài sản dài hạn 908,1 881,9 841,6 (26,2) (2,88) (40,3) (4,57) Tài sản dài hạn

khác 33,9 33,6 33 (0,3) (0,86) (0,6) (1,82)

Tổng tài sản 10.764,2 11.506,7 12.322,7 742,6 6,9 815,9 7,09

Trang 30

Tổng tài sản của Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương năm 2016 đạt 12.322,7 triệu đồng; tăng 7,09% so với năm 2015 tương đương 815,9 triệu đồng Sự thay đổi này do sự biến động của 2 loại tài sản, đó là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Vào năm 2016, tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và một số tài sản ngắn hạn khác, có giá trị 11.448 triệu đồng Trong khi đó, tài sản dài hạn giá trị 874,6 triệu đồng, giảm

4,47% so với giá trị năm 2015

3.2.4 Dịch vụ của công ty

Là một công ty quảng cáo nên Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương chủ yếu cung cấp khách hàng các dịch vụ ở lĩnh vực marketing như: Quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, tiếp thị số và thiết kế Được đánh giá là một trong những Global Agency lớn của Việt Nam, công ty tự hào là đối tác lâu dài của

các khách hàng lớn như: P&G, Chevrolet, LG Mobile, Fonterra, Vinamilk, Vina

Acecook, Heineken, Prudential,…

3.2.5 Thị trường của công ty

Thị trường hoạt động chính của công ty là khu vực trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận, chủ yếu hướng vào khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty Ngoài ra, tùy theo mục đích của khách hàng, công ty sẽ linh hoạt khu vực hoạt động, có thể là ở khu vực miền Bắc hoặc các tỉnh miền Trung nhưng chủ yếu vẫn hoạt động tại TP HCM

Trang 31

Phòng Hành chính

nhân sự

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐÔC ĐIỀU HÀNH

Phòng Kế toán

Bộ phận Tổ chức sự kiện

Bộ phận Sáng tạo Bộ phận

Quảng cáo Bộ phận

3.2.6.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Chủ tịch hội đồng quản trị: là thành viên được bầu cử từ Hội đồng quản

trị, nắm quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty Nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị:

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của công ty

- Giám sát chung quá trình tổ chức thực hiện của toàn công ty

- Kiến nghị, cách chức, ký hợp đồng, phê duyệt báo cáo, quyết định mức lương đối với các cấp dưới

Giám đốc điều hành: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm

trước hội đồng quản trị về điều hành hoạt động kinh doanh của công ty Nhiệm vụ của giám đốc là giám sát, bổ nhiệm, cách chức, điều hành chung các quản lý trong

Hình 3-1: Sơ đồ tổ chức của công ty

Trang 32

Phòng hành chính – nhân sự: Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong

công ty thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc, thông qua việc tuyển dụng, quản lý nhân sự, chấm công, lập bảng lương, đề ra các chính sách và hoạt động vui chơi dã ngoại cho nhân viên trong công ty

Phòng kế toán: Thực hiện chức năng quản lý tài vụ, hướng dẫn giám sát

lập sổ sách kế toán, các thủ tục liên quan đến tài chính Ngoài ra, phòng kế toán có nhiệm vụ xác định kết quả kinh doanh, các nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và lập báo cáo tài chính

Bộ phận PR (Quan hệ công chúng): là bộ phận có chức năng hoạt động tư

vấn, lập và thực hiện kế hoạch truyền thông, nghiên cứu đánh giá và quan hệ truyền thông báo chí,… theo yêu cầu của khách hàng PR có nhiệm vụ xây dựng các mối quan hệ, nâng cao danh tiếng của nhãn hàng nhưng vẫn tuân theo các nguyên tắc đạo đức

Bộ phận quảng cáo: là bộ phận tập trung vào việc hoạch định giải pháp

sáng tạo, đưa ra định hướng chiến lược truyền thông, tạo ra các sản phẩm quảng cáo sáng tạo có sự khác biệt và hiệu quả

Bộ phận tổ chức sự kiện: với chức năng hoạch định chiến lược sự kiện, tổ

chức thực hiện các loại hình sự kiện đa dạng như: lễ ra mắt sản phẩm, hội thảo, tổ chức họp báo truyền thông marketing, tiệc nội bộ của doanh nghiệp,… Bộ phận tổ chức sự kiện có nhiệm vụ nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng để từ đó lập kế hoạch, thuyết trình dự án, duy trì mối quan hệ với khách hàng và triển khai thực hiện sự kiện một cách hiệu quả

Bộ phận sáng tạo: phát triển ý tưởng và thể hiện nó bằng nhiều hình thức

như câu chữ qua slogan, chiến lược nội dung, hình ảnh thiết kế, video clip… để góp phần làm nên sự thành công của một chiến dịch quảng cáo truyền thông

Trang 33

3.2.7.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây

3.2.7.1 Cơ cấu thị trường và doanh thu

Bảng 3-4: Cơ cấu thị trường và doanh thu của công ty năm 2014 -2016

% Chênh lệch

%

Khu vực miền Bắc 21.556,4 32,89 18.644 25,85 21.846,2 26,89 (2.912,4) (13,51) 3.202,2 17,18

Khu vực miền

Trung 95,6 0,15 108,6 1,51 124,5 1,53 13 13,60 15,9 14,64 Khu vực miền

Trang 34

khi miền Bắc chênh lệch thấp nhất với -13,51% Tuy nhiên, so sánh năm 2016 với 2015, khu vực miền Bắc thay đổi khi tỷ trọng chênh lệch cao nhất với 17,18%, ngược lại khu vực miền Nam tỷ trọng chênh lệch giảm còn 10,95% Từ bảng trên, ta thấy Công ty cổ phần Châu Á Doanh thương hoạt động chủ yếu ở khu vực miền Nam, đặc biệt trong phạm vi TPHCM vì đây là khu vực phát triển với nhu cầu dịch vụ cao, ngược lại khu vực miền Trung là nơi hoạt động rất ít

3.2.7.2 Cơ cấu dịch vụ và doanh thu

Bảng 3-5: Cơ cấu dịch vụ và doanh thu của công ty năm 2014 – 2016

%

Quảng cáo 21.060 32,13 22.520 31,22 25.220 31,14 1.460 6,93 2.700 11,99

Tổ chức sự

kiện 24.552 37,46 27.280 37,82 31.000 38,27 2.728 11,11 3.720 13,64 Quan hệ

công chúng 6.885 10,50 7.650 10,60 9.000 11,11 0.765 11,11 1.350 17,65 Tiếp thị số 7.920 12,08 8.980 12,45 9.780 12,07 1.060 13,38 0.800 8,91

Thiết kế 5.130 7,83 5.700 7,90 6.000 7,41 0.570 11,11 0.300 5,26 Tổng 65.547 100 72.130 100 81.000 100 6.583 53,65 8.870 57,44

Nguồn: Phòng Kế toán

Trang 35

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy dịch vụ cung cấp ra thị trường của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm Trong đó, dịch vụ tổ chức sự kiện mang về cho công ty doanh thu cao nhất, cụ thể năm 2014 doanh thu đạt 24.552 triệu đồng, năm 2015 đạt 27.280 triệu đồng và năm 2016 31.000 triệu đồng Theo sau đó, mảng quảng cáo mang về cho công ty doanh thu qua các năm lần lượt là 21.060 triệu đồng, 22.520 triệu đồng và 25.220 triệu đồng Tuy nhiên, đạt doanh thu thấp nhất là mảng thiết kế với 6.000 triệu đồng năm 2016, chiếm tỷ trọng 7,41% So sánh năm 2015 với 2014, tiếp thị số có sự chênh lệch tốt nhất với 13,38%, trong khi quảng cáo chỉ chiếm 6,93% So sánh năm 2016 với 2015, dịch vụ quan hệ công chúng có sự thay đổi rõ nét nhất khi chênh lệch 17,65%, ngược lại dịch vụ thiết kế doanh thu tăng nhẹ nên tỷ trọng chênh lệch chỉ chiếm 5,26% Nhìn chung tổ chức sự kiện đạt doanh thu cao nhất vì đây là dịch vụ trọng tâm của công ty, bên cạnh đó đa phần các dịch vụ quảng cáo, quan hệ công chúng, tiếp thị số,…đều liên quan và bổ trợ lẫn nhau

3.2.8 Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây

3.2.8.1 Ưu điểm

Với mục tiêu kinh doanh cùng việc thực hiện nhiệm vụ chặt chẽ, công ty đã và đang trên đà phát triển tích cực Trên thực tế, chất lượng dịch vụ công ty luôn được khách hàng đánh giá khá tốt và hài lòng, vì vậy công ty duy trì mối quan hệ tốt với những khách hàng lớn và tăng lượng quy mô khách hàng Bên cạnh đó, Biztequila\ là công ty toàn cầu, có lợi thế về sự kết hợp đa dạng giữa tiêu chuẩn quốc tế cũng như sự am hiểu về thị trường nội địa, vì vậy công ty luôn tạo sự mới mẻ, khác biệt trong những sản phẩm của mình Ngoài ra, công ty có nguồn nhân lực trẻ nhưng họ đều là những con người có năng lực, trách nhiệm, nhiệt huyết, đam mê với nghề, do đó hiệu quả công việc cũng tốt hơn vì môi trường làm việc thoải mái Thái độ làm việc của mọi người cũng được xem là một trong những ưu điểm của công ty, quy trình thanh toán, thực hiện hợp đồng… đều được thực hiện

Ngày đăng: 16/05/2024, 18:05

Hình ảnh liên quan

Bảng 3-2: Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2014 - 2016 - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 3.

2: Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2014 - 2016 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3-3: Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 – 2016 - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 3.

3: Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 – 2016 Xem tại trang 29 của tài liệu.
3.2.6.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

3.2.6.1..

Sơ đồ tổ chức bộ máy Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 3-4: Cơ cấu thị trường và doanh thu của công ty năm 2014 -2016 - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 3.

4: Cơ cấu thị trường và doanh thu của công ty năm 2014 -2016 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 3-5: Cơ cấu dịch vụ và doanh thu của công ty năm 2014 – 2016 - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 3.

5: Cơ cấu dịch vụ và doanh thu của công ty năm 2014 – 2016 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 4-1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý năm 2015 – 2016 - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Hình 4.

1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý năm 2015 – 2016 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 4-2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2016 - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Hình 4.

2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2016 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 4-3: Quy trình hoạt động tại công ty Biztequila\ - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Hình 4.

3: Quy trình hoạt động tại công ty Biztequila\ Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 4-1: Nhận dạng danh sách rủi ro của công ty - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 4.

1: Nhận dạng danh sách rủi ro của công ty Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4-2: Quy luật ma trận đánh giá rủi ro của công ty - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 4.

2: Quy luật ma trận đánh giá rủi ro của công ty Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 4-3: Đo lường và đánh giá rủi ro của công ty - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 4.

3: Đo lường và đánh giá rủi ro của công ty Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 4-4: Kiểm soát rủi ro của công ty - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 4.

4: Kiểm soát rủi ro của công ty Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 4-5: Các rủi ro nguồn nhân lực của công ty - Báo cáo kết quả thực hành nghề nghiệp - Nghiên cứu công tác rủi ro tại Công ty Cổ phần Châu Á doanh thương BIZTEGUILA TBWA Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 4.

5: Các rủi ro nguồn nhân lực của công ty Xem tại trang 59 của tài liệu.

Tài liệu liên quan