LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Procon Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi có sự h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯUĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
XÂY DỰNG PROCON VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : VŨ HOÀNG VIỆT HẰNG
HÀ NỘI – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯUĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
XÂY DỰNG PROCON VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Thị QuyênSinh viên thực hiện: Vũ Hoàng Việt Hằng
HÀ NỘI – 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại học Thăng Long Đặc biệt, em xin gửi đến cô Ngô Thị Quyên đã tận tình hướng dẫn, nhận xét và góp ý giúp em hoàn thành khóa luận lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh chị tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Procon Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tế và hoàn thành những ngày tháng thực tập tại công ty
Tuy nhiên với kiến thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài khóa luận của em khó có thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy, cô giáo, các anh chị tại Công ty để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giảng dạy Kính chúc quý Công ty ngày càng phát triển, tiếp tục những bước đi vững chắc trong chặng đường phía trước.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2023 Sinh viên thực hiện
Hằng
Vũ Hoàng Việt Hằng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Procon Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi có sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn và không sao chép các công trình của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp tôi sử dụng trong Khóa luận có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên thực hiện
Vũ Hoàng Việt Hằng
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP 1
1.1 Tổng quan chung về vốn lưu động của doanh nghiệp 1
1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động trong doanh nghiệp 1
1.1.2 Đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp 2
1.1.3 Vai trò vốn lưu động trong doanh nghiệp 2
1.1.4 Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp 3
1.1.4.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động 3
1.1.4.2 Phân loại theo vai trò với hoạt động sản xuất kinh doanh……… 3
1.1.4.3 Phân loại theo quan hệ chủ sở hữu về vốn của doanh nghiệp 4
1.1.4.4 Phân loại theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn 4
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 4
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 4
1.2.2 Sự cần thiết việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 5
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá chính sách quản lý vốn lưu động 6
1.3.1.1 Chính sách quản lý mạo hiểm 6
1.3.1.2 Chính sách quản lý thận trọng 7
1.3.1.3 Chính sách quản lý dung hòa 7
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá nguồn tài trợ vốn lưu động 8
1.3.2.1 Chính sách quản lý vốn bằng tiền 8
1.3.2.2 Chính sách quản lý các khoản phải thu 9
1.3.2.3 Chính sách quản lý hàng tồn kho 10
1.3.2.4 Chính sách quản lý chi phí nợ ngắn hạn 11
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 12
1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 12
Trang 61.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời 13
1.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 14
1.4 Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 16
1.4.1 Các nhân tố chủ quan 16
1.4.2 Các nhân tố khách quan 17
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do nghiên cứu
Kinh tế – Xã hội Việt Nam năm 2022 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt những thách thức lớn: dịch bệnh Covid – 19, chiến tranh giữa Ukraine – Nga, lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, v.v… làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu và thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
Trước tình hình đó, bất cứ một tổ chức kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển đều yêu cầu có một phương thức kinh doanh phù hợp, sản phẩm, giá thành hợp lý Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp hiện nay, vấn đề tổ chức và sử dụng vốn lưu động cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm Bởi lẽ, doanh nghiệp đang rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ để thắng trong cạnh tranh mà còn đạt được sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Procon Việt Nam, em nhận thấy rằng nhà quản lý đã có nhiều cố gắng trong việc đưa ra chính sách mới trong kinh doanh, sản xuất, chú trọng đến tình hình tài chính của Công ty giúp cho Công ty có lợi nhuận tăng và có vị thế trên thị trường Việt Nam Tuy nhiên, kết quả cho thấy việc sử dụng vốn lưu động còn có nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn còn chưa cao
Xuất phát từ tầm quan trọng và yêu cầu thực tế đặt ra nên em chọn đề tài: “Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựngProcon Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
- Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Procon Việt Nam
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu
tư và Xây dựng Procon Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty
Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Procon Việt Nam
Trang 83 Phương pháp nghiên cứu
Qua việc thu thập thông tin từ số liệu bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh… và đặc điểm hoạt động của Công ty, em đã sử dụng kết hợp một số phương pháp để nghiên cứu: Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích, Phương pháp so sánh và Phương pháp tỷ lệ
4 Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Procon Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Procon Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGCỦA DOANH NGHIỆP
1.1.Tổng quan chung về vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động trong doanh nghiệp
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có các yếu tố đầu vào cơ bản như nhà xưởng, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…và sức lao động Như vậy, để có được những yếu tố đó thì doanh nghiệp cần phải ứng ra một lượng tiền nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp được gọi
là vốn của doanh nghiệp Ta có thể hiểu rằng: “Vốn là toàn bộ số tiền ứng trước mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cần thiết cho quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Nguồn vốn được chia thành 2 loại vốn là vốn cố định và vốn lưu động Trong đó, vốn lưu động là một bộ phận quan trọng trong vốn kinh doanh Vốn lưu động được xem như một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp, là tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng những hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp như: thanh toán cho nhà cung cấp, chi trả mặt bằng, điện nước… Như vậy, bất kể một doanh nghiệp nào khi trải qua quy trình sản xuất kinh doanh của mình thì lượng vốn lưu động cũng qua các giai đoạn: dự trữ, sản xuất, lưu thông và vốn lưu động luôn vận động không ngừng trong suốt quá trình đó
Đúng như PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – TS Bạch Đức Hiển từng nhận định
trong cuốn Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: “Vốn lưu động là số tiền ứng trước về
tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo sản xuất kinhdoanh được bình thường liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngaytrong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành tuần hoàn sau một chu kỳ sảnxuất”
Vốn lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua tài sản lưu động, thường là tài sản bằng tiền hoặc những tài sản có thể trở thành tiền trong một chu kì kinh doanh (hoặc trong một năm), bao gồm: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản ứng trước, các khoản phải thu, đầu tư tài chính ngắn hạn
Chung quy lại, vốn lưu động là điều kiện tiên quyết, là tiền đề trong quá trình sản xuất kinh doanh Sự chu chuyển của vốn lưu động sẽ phản ánh trực tiếp việc sử dụng số vật tư, thời gian hoạt động của khâu sản xuất và lưu thông đã thích hợp hay chưa Từ đó, ta có thể kiểm tra việc sản xuất, mua bán tồn trữ hàng hóa trong doanh nghiệp thông qua việc xem xét tình hình phân bổ vốn lưu động
1
Trang 101.1.2 Đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp
Xuất phát từ khái niệm của vốn lưu động, ta nhận thấy vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh theo một vòng tuần hoàn Do đó, vốn lưu động có hai đặc điểm chính theo hình thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp thương mại thuần túy, thì quá trình chu chuyển của vốn
lưu động thường trải qua hai giai đoạn: Tiền – Hàng – Tiền’
Giai đoạn đầu là mua hàng hóa tiền chuyển thành hàng (T – H), vốn lưu động chuyển từ hình thái giá trị sang hình thái hiện vật Giai đoạn hai là bán hàng hóa, chuyển hàng thành tiền (H – T’) Khi đó, vốn lưu động quay trở lại hình thái ban đầu với số lượng lớn hơn (T’ = T + ΔT) Như vậy, hàng hóa mua vào không phải để sử dụng mà doanh nghiệp dùng để bán ra, tức là doanh nghiệp thương mại nhận tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ khi bán ra hàng hóa
Với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vốn lưu động chuyển hóa thành
nhiều hình thức, trải qua các giai đoạn: Tiền – Hàng…Sản xuất…Tiền’ – Hàng’
Giai đoạn đầu là biến tiền tệ thành dự trữ nguyên vật liệu chính phụ, nhiên liệu, phụ tùng…Tiếp đến là chuyển hóa nguyên vật liệu chính, phụ thành thành phẩm hàng hóa nhờ kết hợp sức lao động và công cụ lao động Giai đoạn cuối là bán ra thành phẩm, hàng hóa và thu về tiền tệ Vốn lưu động ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là vốn sản xuất, ở giai đoạn 3 là vốn lưu thông Như vậy, vốn lưu động của đơn vị bao gồm vốn sản xuất và vốn lưu thông.
1.1.3 Vai trò vốn lưu động trong doanh nghiệp
Thứ nhất, vốn lưu động là tiền đề để doanh nghiệp đi vào quá trình sản xuất
kinh doanh một cách liên tục Bởi lẽ, khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần có số vốn lưu động để có các công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất
Thứ hai, vốn lưu động là yếu tố quyết định doanh nghiệp đó có thể tồn tại được
trong nền kinh tế thị trường đầy khốc liệt hay không Trong cùng một chu kỳ sản xuất, vốn lưu động sẽ được phân bổ vào tất cả các giai đoạn và tồng tại dưới nhiều hình thái khác nhau Chính vì thế, doanh nghiệp cần xác định và đảm bảo lượng vốn lưu động ở mức an toàn để các quá trình sản xuất hoạt động liên tục
Thứ ba, vốn lưu động giúp cho nhà quản trị đánh giá được ưu – nhược điểm
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như các hoạt động mua – bán, lưu thông hàng hóa và dự trữ của doanh nghiệp hay quá trình luân chuyển vật tư Giá cả của sản phẩm, hàng hóa bán ra được doanh nghiệp quyết định dựa trên lượng vốn lưu động.
2
Trang 111.1.4 Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.4.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Vốn vật tư, hàng hóa là vốn có hình thái biểu hiện bằng nguyên, nhiên, vật
liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
Vốn bằng tiền bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi
ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn…
Các khoản phải thu là khoản phải thu từ khách hàng và các khoản phải thu
khác; Các khoản phải trả là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động
Vốn lưu động khác các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, ký quỹ, ký cược…Như vậy, cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức
tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.1.4.2 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động với hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm giá trị các khoản nguyên
vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm các khoản giá trị thành phẩm,
vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý…); các khoản vốn đầu tư tài chính ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…); các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…) Trong đó:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển; các khoản tương đương tiền: vàng bạc, đá quý Đây là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất nên doanh nghiệp cần duy trì một cách hợp lý
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các chứng khoán ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn khác, các khoản dự phòng đầu tư ngắn hạn Khoản mục này vừa có tính thanh khoản cao, vừa có khả năng sinh lời, doanh nghiệp có thể bán khi cần tiền
+ Các khoản phải thu: là các khoản phải thu từ khách hàng Đây cũng là một khoản mục quan trọng với doanh nghiệp, bởi khi mở rộng kinh doanh và tạo mối quan hệ lâu dài, doanh nghiệp cần xem xét hình thức bán chịu cho khách hàng nên sẽ phát sinh các khoản phải thu Khoản mục này giúp nâng cao doanh thu nhưng cũng có thể khiến doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn khi không thể thu hồi nợ.
3
Trang 12+ Các khoản ứng trước: bao gồm các khoản doanh nghiệp đã trả trước cho nhà cung ứng hoặc các đối tượng khác.
+ Hàng tồn kho: là toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu đang tồn tại ở kho, xưởng + Vốn lưu động khác bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển…
Như vậy, cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu động
trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động sao cho hiệu quả sử dụng cao nhất 1.1.4.3 Phân loại theo quan hệ chủ sở hữu về vốn của doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; Vốn do chủ soanh nghiệp tư nhân bỏ ra; Vốn góp cổ phần trong CTCP; Vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh…
Vốn vay là vốn lưu động vay từ các Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín
dụng khác, vay qua hình thức phát hành trái phiếu, các khoản nợ tích lũy ngắn hạn.
Như vậy, cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp
được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó, doanh nghiệp đưa ra quyết định trong huy động và quản lý vốn lưu động.
1.1.4.4 Phân loại theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn
Vốn lưu động thường xuyên bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản
phẩm dở dang, thành phẩm nằm trong biên độ dao động của một chu kỳ kinh doanh Đây là nguồn vốn mang tính chất ổn định nên vốn lưu động thường xuyên cần thiết và thời gian sử dụng vốn kéo dài.
Vốn lưu động tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, tổ
chức tín dụng và các khoản nợ khác Nguồn vốn này nhằm đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngắn hạn.
Như vậy, phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp hiểu được cơ cấu nguồn
tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
1.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mục tiêu của các doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm, lao động dịch vụ cho xã hội nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày nay, vấn đề “hiệu quả” là yêu cầu để tồn tại đối với mọi doanh nghiệp.
4
Trang 13“Hiệu quả” có thể được hiểu là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra để thu lại được kết quả đó Khi chi phí bỏ ra càng ít, kết quả thu về càng nhiều thì nghĩa là hiệu quả cao và ngược lại Trong quá sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều đòi hỏi phải đạt được hiệu quả Như vậy mới đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi theo đúng chế độ hạch toán kinh tế đề ra
“Hiệu quả kinh doanh” được hiểu là một phạm trù phản ánh những lợi ích
kinh tế, xã hội đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Về cơ bản, vấn đề hiệu quả kinh doanh được thể hiện trên hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Trong đó, “hiệu quả kinh tế” là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp nhân tố đầu vào với tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một sản lượng nhất định “Hiệu quả xã hội” là phậm trù thể hiện những đóng góp của doanh nghiệp vào việc hoàn thành những mục tiêu nền kinh tế, xã hội đã đề ra Hai khái niệm trên vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất Hiệu quả kinh tế có thể xác định thông qua các chỉ tiêu nhưng hiệu quả xã hội thì khó có thể xác định bằng cách đo lường cụ thể Thông thường, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp đã bao hàm cả hiệu quả xã hội vì những kết quả doanh nghiệp đạt được về mặt kinh tế cũng chính là sự phục vụ nhu cầu xã hội Do đó hiệu quả kinh tế luôn có ý nghĩa quyết định trong quá trình kinh doanh, nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra cho kết quả đó.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là một trong những bộ phận quan trọng của hiệu quả kinh tế bởi doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ chính vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu thể hiện kết quả đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh với số vốn lưu động doanh nghiệp đã bỏ ra đầu tư trong kỳ Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được càng cao hơn so với mức chi phí sử dụng vốn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
1.2.2 Sự cần thiết việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Theo khái niệm nêu trên, vốn lưu động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn lưu động tốt nghĩa là doanh nghiệp đảm bảo được sản lượng và chất lượng của sản phẩm Từ đó, mang lại lợi nhuận cao, mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo vị thế trên thị trường Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là việc cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp
Vốn lưu động là một phần quan trọng trong vốn kinh doanh, nó xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, việc sử dụng tốt lượng vốn này sẽ giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao sản lượng giúp quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi Từ đó, nâng cao doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
5