1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tên đề tài phân tích các chủ thể tham gia vào thị trường vốn liên hệ thực tiễn việt nam giai đoạn hiện nay

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Chủ Thể Tham Gia Vào Thị Trường Vốn. Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Văn Nam, Tạ Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Đình Phúc, Cao Thị Mai Phương, Trần Thu Phương, Đào Minh Quân, Dương Thị Như Quỳnh, Phan Bùi Thăng
Người hướng dẫn TS. Phan Thúy Thảo
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Thị Trường Vốn
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 4,89 MB

Cấu trúc

  • 1. Tên đề tài (9)
  • 2. Tính cấp thiết (9)
  • 3. Mục tiêu đề tài (9)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (11)
  • 5. Kết cấu của bài báo cáo (11)
  • CHƯƠNG I. TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (12)
    • 1.1 Đôi nét về tổ chức phát hành (12)
    • 1.2. Thống kê số liệu về các tổ chức phát hành hiện có tại Việt Nam (12)
      • 1.2.1. Chính phủ và Chính quyền địa phương (12)
      • 1.2.2. Doanh nghiệp Việt Nam (16)
  • CHƯƠNG II. CHỦ THỂ: NHÀ ĐẦU TƯ (21)
  • CHƯƠNG III. CHỦ THỂ: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (24)
    • 3.1. Môi giới chứng khoán (24)
    • 3.2. Tự doanh chứng khoán (27)
    • 3.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán (30)
    • 3.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán (33)
  • CHƯƠNG IV. CHỦ THỂ: CƠ QUẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN (36)
  • CHƯƠNG V. CÁC CHỦ THỂ KHÁC THAM GIA THỊ TRƯỜNG VỐN (38)
  • CHƯƠNG VI. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN (40)
  • KẾT LUẬN (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)

Nội dung

Mục tiêu đề tài* Mục tiêu chung:Phân tích, tìm hiểu các chủ thể tham gia vào thị trường vốn,nghiên cứu vai trò của các chủ thể trong việc phát hành, đầu tư, muabán chứng khoán và các côn

Tên đề tài

“Phân tích các chủ thể tham gia vào thị trường vốn Liên hệ thực tiễn Việt Nam giai đoạn hiện nay”

Tính cấp thiết

Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy vai trò quan trọng của sự gia nhập bởi các chủ thể trong thị trường vốn tới tăng trưởng kinh tế Việc phân tích, đánh giá vai trò của các chủ thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, các phương thức huy động và tài trợ đầu tư thông qua thị trường vốn.

Mục tiêu đề tài

Phân tích, tìm hiểu các chủ thể tham gia vào thị trường vốn, nghiên cứu vai trò của các chủ thể trong việc phát hành, đầu tư, mua bán chứng khoán và các công cụ thị trường vốn khác, từ đó liên hệ đến thực tiễn Việt Nam giai đoạn hiện nay.

- Đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia vào thị trường vốn tới sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.

- Phân tích cách thức hoạt động của từng chủ thể trong quá trình phát hành, mua bán, đầu tư,

- Xem xét mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thị trường vốn trong quá trình tổ chức, huy động vốn,

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể tham gia: nhà đầu tư; tổ chức phát hành; công ty chứng khoán; cơ quan quản lý nhà nước về thị trường vốn; các chủ thể khác tham gia thị trường vốn.

Kết cấu của bài báo cáo

Bài báo cáo nghiên cứu gồm lời mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục bảng, hình ảnh và danh mục tài liệu tham khảo.

TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

Đôi nét về tổ chức phát hành

Tổ chức phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường vốn Nhà phát hành chính là người cung cấp các chứng khoán và các công cụ thị trường vốn khác ra thị trường.

Tổ chức phát hành bao gồm:

- Chính phủ và chính quyền địa phương: là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công trình, trái phiếu chính quyền địa phương.

- Các doanh nghiệp: là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp

- Các tổ chức tài chính: là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng phục vụ cho các hoạt động của họ. Để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành phải thỏa mãn những điều kiện và thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thống kê số liệu về các tổ chức phát hành hiện có tại Việt Nam

1.2.1 Chính phủ và Chính quyền địa phương

Thị trường trái phiếu chính phủ đóng vai trò then chốt trên thị trường trái phiếu, nhằm đáp ứng 2 mục tiêu (i) là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN và (ii) là thị trường chuẩn cho thị trường tài chính Theo đó, thị trường TPCP Việt Nam đã từng bước phát triển để đảm nhiệm được cả hai mục tiêu này

Bảng 1: 10 tổ chức phát hành theo Hanoi Stock Exchange

TCPH Tên TCPH Loại hình

T UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Chính quyền địa phương

S Ngân hàng Chính sách xã hội Chính quyền địa phương

GTP Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng

Ninh Chính quyền địa phương

GTP Ủy ban Nhân dân TP Hải

Phòng Chính quyền địa phương

GTP Ủy ban Nhân dân Thành Phố Đà Nẵng Chính quyền địa phương

PT Ngân hàng Phát triển Việt

NN Kho bạc Nhà nước – Bộ Tài chính Chính phủ

U Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM Chính phủ

HN Kho bạc Hà Nội Chính phủ

C Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam Công ty

Tính đến quý 3 năm 2022 thì quy mô thị trường trái phiếu chính phủ đã đạt 31,6% GDP; tăng 8,1% về giá trị tuyệt đối so với năm

2021 Về nhà đầu tư thì trong năm 2022, Bộ Tài chính đã tập trung phát hành trái phiếu chính phủ có kỳ hạn dài tư 5 năm trở lên; để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi, doanh nghiệp bảo hiểm

Trên thị trường sơ cấp: tỷ lệ trúng thầu phục hồi trong quý 3 năm 2022

Tỷ lệ trúng thầu trong Quý 3 tăng lên mức 39,3% (so với Q2/22 với tỷ lệ là 29,0%) với tổng giá trị phát hành thành công trong quý đạt 46.195 tỷ đồng Trong Q3/22, KBNN chỉ gọi thầu thành công ở 2 kỳ hạn là 10 năm và 15 năm với giá trị lần lượt là 24.280 tỷ đồng và 21.415 tỷ đồng Lãi suất trúng thầu tăng mạnh ở 2 kì hạn 10 năm và 15 năm lần lượt 37 và 36 điểm cơ bản Trong Q3/22, NHCSXH chỉ gọi thầu thành công 500 tỷ đồng ở kì hạn 3 năm Chi tiết kết quả đấu thầu trong quý như sau:

Bảng 2: Tổng hợp kết quả đấu thầu quý 3/2022

Tổng GT trúng thầu (tỷ đồng)

Trong 9 tháng năm 2022, thị trường sơ cấp đã huy động được 111.722 tỷ đồng TPCP từ KBNN Tổng giá trị phát hành trong 9 tháng năm 2022 đã hoàn thành 27,9% kế hoạch đấu thầy năm Tỷ lệ phát hành thành công TPCP đang ở mức rất thấp so với kế hoạch đề ra

Thị trường thứ cấp: khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.971 tỷ đồng trong Q3/22

Tổng giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp Quý 3 đạt 408.810 tỷ đồng, tương ứng giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên 6.441 tỷ đồng, giảm 24,5% so với quý trước đó Giao dịch outright chiếm tỷ lệ 47,1% trong tổng giá trị giao dịch, còn lại 52,9% là giao dịch repo

Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị 1.971 tỷ đồng trong Q3/22, đưa tổng giá trị bán ròng cả năm lên mức 4.139 tỷ đồng

Lợi suất trái phiếu tăng mạnh ở tất cả các kì hạn Chi tiết thay đổi lợi suất như sau:

Bảng 3 Thay đổi lợi suất TPCP các kỳ hạn (điểm %):

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo 2 hình thức, gồm (i) phát hành ra công chúng (ii) phát hành riêng lẻ Việc phát hành TPDN ra công chúng được Ủy ban Chứng khoán nhà nước quản lý khá chặt chẽ, cấp phép trước khi thực hiện với các điều kiện minh bạch, áp dụng cho các công ty đại chúng thực hiện theo luật chứng khoán Việc phát hành TPDN riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư thì các điều kiện phát hành không chặt chẽ bằng phát hành TPDN ra công chúng

Tổng giá trị TPDN phát hành trong Quý 3 năm 22 đạt mức 60.635 tỷ đồng, giảm mạnh 50,5% so với quý trước, giảm mạnh 70,9% svck Tỷ lệ phát hành thành công đạt 98,9% Trong đó, tỷ lệ trái phiếu phát hành riêng lẻ và công chúng lần lượt là 97,4% và 2,6%.

Trong Quý 3, có 42 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 59.032 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, giảm mạnh 51,7% so với quý trước, và giảm 71,1% svck Các DN cóGTPH trái phiếu riêng lẻ lớn nhất trong quý đều là các ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (6.867 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông (6.600 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (4.210 tỷ đồng)

Trong khi đó, 1.603 tỷ đồng TPDN được phát hành ra công chúng, tăng 434,4% so với quý trước cũng như so với mức nền thấp năm ngoái, chủ yếu cũng tập trung ở nhóm các ngân hàng TMCP

Trong Quý 3, Tài chính – Ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 82,5% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ, tương đương 48.683 tỷ đồng (giảm 39,5% so với quý trước, giảm 37,9% svck) Ngoài 3 Ngân hàng có giá trị phát hành lớn nhất kể trên, các tổ chức tài chính khác có giá trị phát hành lớn nhất bao gồm: NH TMCP Á Châu (3.800 tỷ đồng), NH TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (3694 tỷ đồng), NH TMCP Quân Đội (3630 tỷ đồng),

Bất động sản chiếm tỷ trọng 13,7% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ, tương đương 8.091 tỷ đồng (giảm mạnh 45,9% sv Q2/22, giảm 90,9% svck) Các DN BĐS có phát hành riêng lẻ nhiều nhất trong quý bao gồm: Công ty TNHH No Va Thảo Điền (2.300 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc (2.285,6 tỷ đồng) và CTCP Fuji Nutri Food (1.000 tỷ đồng)

Tập đoàn đa ngành chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất về giá trị phát hành riêng lẻ với khoản1.500 tỷ đồng (giảm 89,5% so với Q2/22), chỉ có CTCP Tập đoàn Masan phát hành trong quý này

Các ngành khác chiếm 1,3% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý, tương đương 758 tỷ đồng (giảm 94,0% so với quý trước) Đáng chú ý có: CTCP Sản xuất và Kinh doanh Vinfast phát hành 300 tỷ đồng với kì hạn 3 năm và Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo phát hành 290 tỷ đồng với kì hạn 5 năm.

Thị trường TPDN giảm sâu trong 9 tháng đầu năm 2022

Ngay từ thời điểm tháng 03/2022, thị trường TPDN chậm lại nhằm chờ đợiNghị định sửa đổi 153/NĐ-CP/2020, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cũng như nâng cao chất lượng của thị trường vốn Trong bối cảnh đó, tổng giá trị phát hành TPDN trong 9T22 giảm mạnh 43,5% svck xuống còn 248.603 tỷ đồng;trong đó là 240.804 tỷ đồng phát hành riêng lẻ (-42,2% svck) và 7.799 tỷ đồng phát hành ra công chúng (-66,8% svck) Trong đó Tài chính – Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về GTPH trong 9T22, chiếm 57,7% tổng GTPH, giảm 15,2% svck Nhóm ngành Bất động sản chiếm 21,5% tổng GTPH, giảm mạnh 67,0% so với 9T21 Nhóm Tập đoàn đa ngành và các nhóm ngành Khác chiếm lần lượt 6,3% và 14,5% tổng GTPH trong 9T22, tăng 94,9% và giảm 64,2% svck Trong 9T22, top 5 các DN phát hành trái phiếu nhiều nhất gồm có 3 Ngân hàng và 2 tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán, bao gồm: NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (19.872 tỷ đồng), Tập đoàn Vingroup và các công ty con (16.569 tỷ đồng); Tập đoàn Địa ốc NOVA và các công ty con (15.157 tỷ đồng), NHTMCP Phương Đông (12.300 tỷ đồng), NHTMCP Á Châu (10.450 tỷ đồng)

Biểu đồ 1 Giá trị và tỷ lệ phát hành thành công TPDN theo tháng (tỷ đồng):

Triển vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý

Tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong Q4/22 đạt mức 58.840 tỷ đồng, (-9,1% sv quý trước; +87,7% svck) Trong đó, tỷ lệ TPDN đáo hạn của ngành Bất động sản, Tài chính – Ngân hàng, Khác lần lượt là 34,1%, 32,9% và 33,0% Thống kê của chúng tôi chỉ bao gồm các đợt phát hành TPDN riêng lẻ từ năm 2019 tới nay và không bao gồm các DN phát hành đã thực hiện mua lại trái phiếu trước thời gian đáo hạn. Chúng tôi ước tính có khoảng 142.200 tỷ đồng TPDN đã được mua lại trong 9T22

CHỦ THỂ: NHÀ ĐẦU TƯ

Nhà đầu tư chứng khoán là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhà đầu tư chứng khoán có thể đồng thời mang hành vi của nhà đầu tư thuần túy (mua và sở hữu chứng khoán với kỳ vọng hưởng lợi ích thuần túy từ hoạt động của tổ chức phát hành), của người buôn bán chứng khoán và người đầu cơ

Nhà đầu tư chứng khoán có thể chia thành hai nhóm chủ yếu:

- Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận

- Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Thông thường, đó chính là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp Các định chế này có thể tồn tại dưới hình thức chủ yếu như sau: các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.

Bảng 4: Thông tin số lượng tài khoản nhà đầu tư

Nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tư nước ngoài Tổng nhânCá Tổ chức Cá nhân Tổ chức

876 Nguồn: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

Năm 2021 và các tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận quy mô nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tăng nhanh Tính đến hết năm 2021, số lượng tài khoản chứng khoán trên 4,3 triệu tài khoản Số lượng nhà đầu tư nước ngoài cũng gia tăng với tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài cuối năm 2021 đạt 54,9 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cuối năm 2020 Trong 5 tuần gần đây, nhà đầu tư nước ngoài mua 5 ròng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ với giá trị 3.589 tỷ đồng (khoảng 155 triệu USD) Đây là những số liệu cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam Tính đến 14/12/2022, tác động của chủ thể cá nhân tác động tăng trưởng lớn nhất đến thị trường chứng khoán, tỷ trọng chiếm 50% giá trị giao dịch trong tổng số giá trị ròng Lượng giá trị cá nhân bán ra khớp ròng đạt -30,392,175,433,698.

GT Cá Nhân Khớp Ròng

GT Tổ chức Khớp Ròng

GT Tự doanh Khớp Ròng

GT Nước Ngoài Khớp Ròng

-2,766,969,585,000.00Nguồn: FinTrade và nhóm tác giả tự tổng hợp

CHỦ THỂ: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố Bảng xếp hạng thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm quý 3/2022.

Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên HOSE không có sự thay đổi so với cuối quý 2/2022, nhưng thứ tự xếp hạng các vị trí lại có chút bất ngờ. Đứng đầu danh sách này vẫn là Công ty cổ phần Chứng khoán VPS, chiếm 18,71% thị phần môi giới trên HOSE Thị phần của công ty này liên tục tăng mạnh kể từ năm 2019, đến quý 1/2021, VPS đã vươn lên dẫn đầu thị phần tại HOSE và giữ vững vị trí này kể từ đó đến nay.

Với thị phần kể trên, VPS tiếp tục gia tăng cách biệt với vị trí thứ 2 là Công ty cổ phần Chứng khoán SSI Tính đến cuối quý 3, thị phần môi giới của SSI trên HOSE còn 9,6%, có sự giảm nhẹ so với mức 10,02% ở quý trước.

Dù bị đảo vị trí xếp hạng, song trên thị trường chứng khoán, SSI vẫn là công ty chứng khoán hàng đầu ở Việt Nam, kiên trì với chiến lược tăng trưởng bền vững.

Trong bối cảnh thị trường biến động, SSI tiếp tục đề cao việc quản trị rủi ro đối với hoạt động cho vay ký quỹ, đồng hành cùng khách hàng trong giai đoạn khó khăn.Tại thời điểm 30/9/2022, dư nợ cho vay của SSI đạt mức 15.387 tỷ đồng.

Bên cạnh biện pháp nghiệp vụ, SSI tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tư vấn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả, quản trị rủi ro cho nhà đầu tư với nhiều chương trình, sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư như chương trình Café Chứng mỗi sáng trên fanpage Chứng khoán SSI; Bí mật Đồng tiền

Do đó, dù trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, công ty này vẫn thu hút được đông đảo nhà đầu tư mở tài khoản, khi số lượng tài khoản mở mới tăng 34% trong 9 tháng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) và Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương bị đẩy xuống hạng 5 và 6 với thị phần lần lượt là 5,58% và 5,23%.

Bảng 5: Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu quý III trên HOSE

TT Tên công ty chứng khoán Tên viết tắt

1 Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS VPS 18,71

2 Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI SSI 9,60

3 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT VND

4 Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt

5 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ

6 Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương TCB

7 Công ty Cổ phần Chứng khoán MB MBS 4,73

8 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt VCS

9 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT FPTS 2,99

0 Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam KIS 2,74

%Nguồn: HOSE Ở vị trí thứ 3 là Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (VNDS), với 7,72% thị phần và giảm nhẹ so với thời điểm cuối quý 2/2022. Đáng chú ý, Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) từ vị trí thứ 6 trong quý 2 đã vươn lên đứng thứ 4 với thị phần 5,85%.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) và Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) bị đẩy xuống hạng 5 và 6 với thị phần lần lượt là 5,58% và 5,23%.

TCBS cũng là công ty có thị phần môi giới cổ phiếu trên HOSE liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây, từ vị trí thứ 4 ở quý 1/2022.

So với thời điểm cuối quý 2, Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) và Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đổi thứ tự cho nhau ở hạng 7 và 8 với thị phần lần lượt 4,73% và 4,49%.

Hai vị trí còn lại là Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) và Chứng khoán KIS (KIS) cũng đổi vị trí cho nhau, với thị phần lần lượt là 2,99% và 2,74%.

Quý 3/2022, cùng với xu hướng chung của thị trường chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam nhìn chung giao dịch khá ảm đạm, chỉ số VN-Index rơi xuống mức thấp nhất từ tháng 2/2021, bất chấp triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm Sau nhịp hồi phục kéo dài suốt tháng Bảy và tháng Tám, chỉ số VN-Index đã quay lại với xu hướng giảm kể từ đầu tháng Chín.

Chỉ số kết thúc phiên cuối tháng 9 quanh vùng 1.132 điểm, giảm 11,6% so với thời điểm cuối tháng 8 và giảm 24,4% so với cuối năm 2021.

Theo phân tích của các chuyên gia SSI, vận động tiêu cực của thị trường là do tác động của nhiều yếu tố; trong đó, nổi bật nhất là thông tin tăng lãi suất của Fed kéo theo việc tăng lãi suất của các ngân hàng trong nước Tiếp theo là việc room tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại ở mức hạn chế và nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng.

Trong bối cảnh thị trường biến động, một số công ty chứng khoán vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới giao dịch nhằm góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư cũng như mở rộng thị phần hoạt động.

Tự doanh chứng khoán

Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.

Tính đến cuối quý 3/2022, giá trị hợp lý các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) ở hầu hết các CTCK mà VietTimes khảo sát đều đang giảm sâu so với giá gốc.

Tuy vậy, xét về quy mô danh mục FVTPL, chỉ tiêu này lại có xu hướng tăng so với đầu năm 2022 Điều này cho thấy các CTCK đang tận dụng cơ hội chứng khoán điều chỉnh để thay đổi cơ cấu danh mục, chuẩn bị cho những nhịp tăng giá mới.

Tại ngày 30/9/2022, tài sản FVTPL của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã CK: VDS) có giá gốc 1.193,9 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với đầu năm, nhưng giá trị hợp lý chỉ ở mức 973,7 tỉ đồng.

Trong đó, chiếm chủ yếu là cổ phiếu niêm yết với giá gốc 788,4 tỉ đồng (giá trị hợp lý đạt 560,6 tỉ đồng) Báo cáo tài chính thể hiện VDS đã gom mạnh các mã cổ phiếu DBC (192,3 tỉ đồng); TCB (124,2 tỉ đồng); ACB (77,7 tỉ đồng); HPG (82,2 tỉ đồng) Ngoài ra, VDS còn gom thêm cổ phiếu VTP (23,8 tỉ đồng).

Tương tự, CTCP Chứng khoán TP HCM (Mã CK: HCM) cũng gom mạnh cổ phiếu trong 9 tháng đầu năm 2022, nổi bật là các cổ phiếu ngân hàng, kể như: VPB(71,4 tỉ đồng); TCB (65,3 tỉ đồng), ACB (54,5 tỉ đồng), MBB (43,1 tỉ đồng), VCB(31,2 tỉ đồng), STB (30,2 tỉ đồng), HDB (26,5 tỉ đồng), VIB (22,5 tỉ đồng).

Danh mục FVTPL của HSC ghi nhận tại ngày 30/9/2022

Cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục tài sản FVTPL của CTCP Chứng khoán DNSE (DNSE), với giá gốc tại ngày 30/9/2022 ở mức 120,8 tỉ đồng (trong khi giá trị hợp lý đạt 88,7 tỉ đồng).

Quy mô tài sản FVTPL của CTCP Chứng khoán SSI (Mã CK: SSI) cũng tăng mạnh so với đầu năm 2022 với mức giá gốc ghi nhận tại ngày 30/9 đạt 21.350,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, thay vì 'bắt đáy' cổ phiếu, SSI tăng nắm giữ chứng chỉ tiền gửi với số dư đạt 12.996,7 tỉ đồng Đáng chú ý, SSI còn nắm giữ 7.308,8 tỉ đồng trái phiếu chưa niêm yết, tăng gấp 2,2 lần so với đầu năm 2022.

Danh mục FVTPL của SSI ghi nhận tại ngày 30/9/2022

Cổ phiếu có số dư lớn nhất trong danh mục tài sản FVTPL của SSI là SGN của CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn, với giá gốc đạt 407,4 tỉ đồng.

Tính đến cuối quý 3/2022, CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã CK: VND) ghi nhận giá gốc tài sản FVTPL ở mức 17.657,1 tỉ đồng, tăng gấp rưỡi so với đầu năm 2022.

Trong đó, VND đẩy mạnh việc nắm giữ chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu (bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu tổ chức tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp) với tổng giá trị đạt 16.600,5 tỉ đồng.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chứng bảo lãnh phát hành giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước, trong và sau khi chào bán chứng khoán ra công chúng.

Sự sôi động của thị trường chứng khoán suốt từ giữa năm 2020 đến nay là động lực cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành phát hành cổ phiếu Đợt tăng vốn lớn gần đây đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là đến từ các đơn vị thuộc ngành chứng khoán, bất động động và ngân hàng.

Hàng tỷ cổ phiếu được chào bán ra công chúng, nhân viên, chào bán riêng lẻ, chuyển đổi trái phiếu, trả cổ tức cổ phiếu… sẽ tăng đáng kể vào thanh khoản của thị trường SSI Research cho rằng tăng vốn có thể là yếu tố nâng đỡ cho vận động giá cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Trước làn sóng đó, các công ty chứng khoán (CTCK) đang chuẩn bị huy động vốn, nguồn lực cần thiết cho việc đăng ký mới hoặc tăng năng lực nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

HBDS, APS, TVB nhận được giấy phép mới

Ngày 26/5, Chứng khoán HDB (HDBS) thông báo nhận được giấy phép điều chỉnh hoạt động, với việc bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán Công ty còn dự kiến bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phái sinh sau đợt chào bán sắp tới.

Nhà môi giới chứng khoán này đang có kế hoạch 713 tỷ đồng thông qua phương án phát hành 71,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn 330% Nguồn tiền thu về dùng để bổ sung vốn mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư tài sản và phát triển mạng lưới, đầu tư cho hệ thống công nghệ.

Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương ( HNX: APS ) cũng mới được điều chỉnh giấy phép hoạt động bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán Giấy phép điều chỉnh có hiệu lực kể từ ngày 29/4.

APS cũng đang lên kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100% để huy động số tiền 390 tỷ đồng Công ty có kế hoạch sử dụng 30% cho hoạt động tự doanh, 10% đầu tư công nghệ và 60% lượng huy động còn lại dùng để bổ sung nguồn vốn vay Margin.

Ngày 23/4, Chứng khoán Trí Việt ( HNX: TVB ) nhận được giấy phép điều chỉnh hoạt động bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Vào cuối năm 2020 công ty có chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 30% thu về tổng cộng 164 tỷ đồng Số tiền này dùng để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính.

Gần như ngay sau đó, công ty lại thông qua một đợt tăng vốn mới với tỷ lệ 50%, khối lượng 35,6 triệu cổ phiếu Với giá dự kiến là 10.000 đồng/cp, công ty có thể thu về 356 tỷ đồng Nguồn vốn mới sẽ được sử dụng cho hoạt động cho vay ký quỹ, đầu tư tự doanh và bổ sung vốn lưu động.

Các CTCK đang đăng ký mới

HĐQT Chứng khoán APG ( HoSE: APG ) vừa thông qua việc đăng ký bổ sung nghiệp vụ kinh doanh bảo lãnh phát hành chứng khoán Công ty sẽ chuẩn bị hồ sở, quy trình nghiệp vụ, nhân sự và các tài liệu khác để đề nghị chấp thuận đến UBCKNN.

HĐQT Chứng khoán Quốc Gia (NSI) thông qua việc bổ sung hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, thông qua quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quy trình quản trị rủi ro cho mảng mới này.

Việc bổ sung nghiệp vụ mới diễn ra ngay sau khi công ty huy động được nguồn vốn 130 tỷ đồng, nhờ chào bán cho cổ đông hiện hữu 7 triệu cổ phiếu và chia cổ tức 6 triệu cổ phiếu Đợt phát hành này giúp vốn điều lệ công ty đạt 300 tỷ đồng.

Chứng khoán Đại Nam (DNSE) cũng vừa thông báo huy động 840 tỷ đồng thông qua chào bán 84 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu Số tiền này dùng để bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán; đáp ứng vốn tham gia thị trường chứng khoán phái sinh và kinh doanh chứng khoán phái sinh, đáp ứng điều kiện là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh

Chứng khoán KS (KSS) dự kiến huy động 890 tỷ đồng từ chào bán gần 89 triệu cho cổ đông hiện hữu Công ty sẽ bổ sung vốn để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư.

Tăng năng lực bảo lãnh phát hành chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến sở hữu chứng khoán.

Tùy theo điều kiện cụ thể, Chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thẻ quy định cụ thể về quy mô vốn điều lệ tối thiểu đối với từng nghiệp vụ Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty chứng khoán chỉ được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán 2019 (Điều 74) bao gồm:

- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn

- Điều kiện về cơ sở vật chất

- Điều kiện về nhân sự Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Theo luật chứng khoán 2019 (Điều 97), chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho các cá nhân đáp ứng các điều kiện sau:

-Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật.

-Có trình độ đại học trở lên.

-Có trình độ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

-Đạt yêu cầu trong kỳ thị sát hạch do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức; đối với người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về thị trường chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài thì cần phải thi sát hạch pháp luật về chứng khoán của Việt Nam.

Trường hợp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập công ty chứng khoán là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; trường hợp là pháp nhân đang phải hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn.

Theo Luật Chứng khoán (2019), trong quá trình hoạt động công ty chứng khoán có nghĩa vụ sau:

- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, ngăn chặn những xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan.

- Đảm bảo nhân viên làm ở bộ phận nghiệp vụ phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

- Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.

- Ưu tiên thực hiện của khách hàng trước lệnh của công ty chứng khoán.

- Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải phù hợp với tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của từng khách hàng, trừ trường hợp khách hàng không cung cấp hoặc cung cấp thông tin nhưng không đầy đủ, chính xác.

- Cập nhật, lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin khách hàng, chứng từ và phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của công ty chứng khoán.

- Thực hiện công bố thông tin và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng để đảm bảo hoạt động an toàn, liên tục.

- Thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán theo quy định của

- Tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công bố thông tin theo quy định của Luật Chứng khoán và chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính.

CHỦ THỂ: CƠ QUẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thị trường vốn. Trong đó, tùy từng mảng thị trường mà Bộ Tài chính hay Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia quản lý cụ thể.

Hầu hết các quốc gia có thị trường chứng khoán đều có cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán Ở Hoa Kỳ, đó là Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch chứng khoán; ở Nhật Bản, đó là Ủy ban Giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán; ở Anh, đó là Ủy ban Đầu tư Chứng khoán; ở Việt Nam, đó là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (thuộc Bộ Tài chính) Ủy bản Chứng khoán Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chính, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán và giấy chứng khoán liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con.Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các tổ chức phụ trợ, tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán

Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng đầu tư.

Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về chứng khoán, thị trường chứng khoán và biểu mẫu có liên quan;

Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

CÁC CHỦ THỂ KHÁC THAM GIA THỊ TRƯỜNG VỐN

Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại có thể tham gia thị trường vốn với nhiều tư cách khác nhau, như là: chủ thể cho vay trên thị trường thế chấp, người phát hành trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư, ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng giám sát.

Công ty cho thuê tài chính: Đây là một loại hình công ty tài chính hoạt động chủ yếu cho thuê các tài sản, thiết bị và các động sản khác Hoạt động của công ty thực chất là một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.

Hiệp hội kinh doanh chứng khoán: Đây là tổ chức của các nhà kinh doanh chứng khoán, các công ty chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích chung của giới kinh doanh chứng khoán Hiệp hội kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản.

Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ: Đây là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của phát luật với tư cách tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: Đây là tổ chức phụ trợ, phục vụ giao dịch chứng khoán.

Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: Đây là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể

Mỗi công ty đánh giá hệ số tín nhiệm có hệ thống thang điểm riêng cho đánh giá của mình Trên thế giới, Moody’s Investor Service(MIS) và Standard and Poor’s Financial Services (S&P) là hai đơn bị đánh giá hệ số tín nhiệm có uy tín Thang điểm đánh giá mức độ tín nhiệm của các công ty này được thể hiện tại.

Bảng 6: Thang điểm đánh giá mức độ tín nhiệm của một số công ty đánh giá hệ số tín nhiệm oody’M s

AA Điểm tối đa phản ánh mức độ xếp hạng cao nhất, đơn vị phát hành có khả năng thành toán rất tốt về cả gốc và lãi a A A

A Phản ánh khả năng thanh toán cao cả gốc và lĩa, mức này chỉ kém mức trên rất ít

A A Điểm trung bình khá, phản ánh khả năng thanh toán cả gốc và lãi ở mức khá cao, tuy nhiên, có độ nhảy cảm cao hơn với các tác động bất lợi của điều kiện và hoàn cảnh kinh tế so với các nhóm trên aaB B

BB Điểm trung bình, mức này được đánh giá là có khả năng vừa đủ mạnh để hoàn gốc và trả lãi, nhảy cảm mạnh hơn đối với các tác động bất lợi của các điều kiện và hoàn cảnh so với các nhóm trên a B B

B Điểm đầu cơ: được đánh giá là ít rủi ro vỡ nợ, song lại phải đối mặt với khả năng thanh toán gốc và lãi thấp do những điều kiện tài chính, kinh tế bấp

B B bênhĐiểm đầu cơ rõ ràng: với mức điểm này được đánh giá là dễ bị rủi ro phá sản nhưng hiện tại vẫn còn khả năng thanh toán cả gốc và lãi aaC C

CC Với mức này được đánh giá là khả năng rủi ro vỡ nợ lớn, việc thanh toán tiền gốc và lãi phụ thuộc vào điều kiện tài chính của nhà phát hành aC C

C Khoản nợ này được đánh giá có tính chất đầu cơ cao những lại thường bị vỡ nợ hoặc những khiếm khuyết đáng lưu ý khác

C C Với mức điểm này thì khả năng thanh toán cả gốc và lãi ở mức thấp, khả năng vỡ nợ lớn

D Khoản nợ này có khả năng vỡ nợ cực lớn hoặc sẽ bị vỡ nợ khi đến hạn thanh toán

Nguồn: Jack Clark Francis, Richard W Taylor (2000), Theory adn Problems of

Investments, McGraw-Hill, New York.

ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN

Bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, và định hướng tại Chiến lượng Tài chính đến năm 2030, để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế, công tác điều hành thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu của Bộ Tài chính trong thời gian tới tiếp tục duy trì theo hướng đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tập trung vào một số giải pháp chính như sau: Thứ nhất, tổ chức điều hành thị trường gắn với hoàn thiện khung khổ pháp lý: Đối với thị trường cổ phiếu: Tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, th c đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán; tăng cường tính tuân thủ của các doanh nghiệp trên thị trường Trước mắt tập trung triển khai các giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và TTCK vượt qua các khó khăn do dịch bệnh COVID-19 như cắt giảm thủ tục hành chính, điều chỉnh giảm giá dịch vụ, các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán trong bối cảnh dịch bệnh; triển khai các giải pháp đảm bảo hệ thống giao dịch vận hành an toàn, thông suốt. Đối với thị trường trái phiếu Chính phủ: Phát triển thị trường trái phiếu

Chính phủ trở thành thị trường chuẩn trên thị trường tài chính đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ công tác tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững; đảm bảo huy động nguồn lực triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Phát triển thị trường TPDN theo hướng bền vững để trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp,trong đó tập trung phát triển thị trường thứ cấp minh bạch, xây dựng chuẩn mực thị trường, tách bạch rõ giữa trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ

Trước mắt, Bộ Tài chính sẽ khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi quy định về phát hành TPDN riêng lẻ tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP theo hướng siết chặt một cách hợp lý, quản lý chặt chẽ các công ty chứng khoán tư vấn phát hành; các doanh nghiệp yếu k m không được phát hành; thu hẹp lại mục tiêu huy động trái phiếu chỉ phục vụ cho việc đầu tư triển khai dự án; doanh nghiệp sau khi phát hành phải thông báo ngay cho Sở GDCK, UBCKNN và thường xuyên có công bố thông tin về việc sử dụng tiền từ huy động trái phiếu

Bộ Tài chính cũng sẽ nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ để trình Quốc hội rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán bao gồm phạm vi phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Luật Chứng khoán và các quy định về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán

Thứ hai, tích cực triển khai công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán, nâng cao sức canh tranh và chất lượng của các định chế trung gian thị trường Đối với các tổ chức trung gian thị trường bao gồm các công ty chứng khoán, tổ chức kiểm toán, tổ chức thẩm định giá, công ty quản lý quỹ, tổ chức xếp hạng tín nhiệm , tập trung vào nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ Rà soát, phân loại đối với từng tổ chức cung cấp dịch vụ, trường hợp sai phạm sẽ rút giấy phép; khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán triển khai ứng dụng fintech, phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường Đồng thời, tiếp tục phát triển hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, khuyến khích việc cung cấp dịch vụ và nâng cao năng lực của các tổ chức này

Thứ ba, cải thiện chất lượng cầu đầu tư hướng tới cầu đầu tư bền vững.

Thúc đẩy việc hình thành và hoạt động của các định chế đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm ; Tăng cường đào tạo, phát triển nhà đầu tư cá nhân có đầy đủ kiến thức khi tham gia thị trường thông qua công tác tuyên truyền, tăng cường cung cấp thông tin chính thống giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư Đồng thời cung cấp thông tin chính thống, chính xác về chủ trương, định hướng điều hành và tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán, an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát thị trường trong bối cảnh các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, đa dạng, trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, giám sát để vừa đảm bảo cho sự phát triển của thị trường, vừa phát hiện, xử lý các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp như đưa thông tin sai lệch hay dùng nhiều tài khoản giao dịch bất thường, theo đó, những hành vi thao túng phải được xử phạt nghiêm minh, những doanh nghiệp thực hiện đ ng quy định thì phải được hỗ trợ để phát triển bền vững Bộ Tài chính cũng sẽ tăng nguồn lực thanh tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ nghiệp vụ quản lý và giám sát

Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành và hoạt động hợp tác quốc tế.

Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch

& Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan trong công tác điều hành và quản lý giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng bảo đảm tính công khai, minh bạch trên thị trường vốn, ổn định thị trường tài chính, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Về công tác thông tin, tuyên truyền, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chí tăng cường cơ chế phối hợp để đảm bảo hiệu quả tuyên truyền, cung cấp thông tin xác thực về quan điểm, định hướng chỉ đạo của Chính phủ để ổn định tâm lý thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động vốn và đầu tư trên thị trường vốn.Đồng thời, phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam theo lộ trình đã đặt ra.

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: 10 tổ chức phát hành theo Hanoi Stock Exchange TT S Mã - tên đề tài phân tích các chủ thể tham gia vào thị trường vốn liên hệ thực tiễn việt nam giai đoạn hiện nay
Bảng 1 10 tổ chức phát hành theo Hanoi Stock Exchange TT S Mã (Trang 13)
Bảng 3 Thay đổi lợi suất TPCP các kỳ hạn (điểm %) : - tên đề tài phân tích các chủ thể tham gia vào thị trường vốn liên hệ thực tiễn việt nam giai đoạn hiện nay
Bảng 3 Thay đổi lợi suất TPCP các kỳ hạn (điểm %) : (Trang 16)
Bảng 4: Thông tin số lượng tài khoản nhà đầu tư - tên đề tài phân tích các chủ thể tham gia vào thị trường vốn liên hệ thực tiễn việt nam giai đoạn hiện nay
Bảng 4 Thông tin số lượng tài khoản nhà đầu tư (Trang 21)
Bảng 5: Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu quý III trên HOSE - tên đề tài phân tích các chủ thể tham gia vào thị trường vốn liên hệ thực tiễn việt nam giai đoạn hiện nay
Bảng 5 Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu quý III trên HOSE (Trang 25)
Bảng 6: Thang điểm đánh giá mức độ tín nhiệm của một số công ty đánh giá hệ số tín nhiệm - tên đề tài phân tích các chủ thể tham gia vào thị trường vốn liên hệ thực tiễn việt nam giai đoạn hiện nay
Bảng 6 Thang điểm đánh giá mức độ tín nhiệm của một số công ty đánh giá hệ số tín nhiệm (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN