1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên đề tài phân tích tác động của covid 19 đến thị trường sản phẩm hàng hóa cụ thể

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giá cả sẽ được thị trường xác định thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu:Khi giá càng tăng thì lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn lòng mua lượng cầu sẽ giảm, trong khi đó lượng hàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đối tượng: Thị trường mì tôm

Giảng viên giảng dạy: TS Lê Mai Trang

Mã lớp: 2278MIEC0111 Năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Mã sinh viên Họ và tên Lớp Phân công nhiệm vụ

(Nhóm trưởng)

Video, Check

(Thư ký)

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU4

2 Xác lập và tuyên bố đề tài: Phân tích tác động của covid-19 đến thị trường sản phẩm hàng hóa cụ

5 Mục tiêu: Có cái nhìn tương đối đầy đủ và chính xác về vấn đề thị trường mì tôm trước trong và sau

Trang 4

PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU

Cung – cầu và giá cả của hàng hóa luôn là vấn đề được các nhà kinh tế học chú ý nhiều khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn nhau Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó chính là sự tách rời giá cả với giá trị của hàng hóa đó Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.

Quy luật cung - cầu chính là cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường Giá cả sẽ được thị trường xác định thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu:

Khi giá càng tăng thì lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn lòng mua (lượng cầu) sẽ giảm, trong khi đó lượng hàng hóa người sản xuất muốn cung ứng (lượng cung) sẽ tăng Giả sử giá cao làm lượng cung > lượng cầu sẽ tạo nên tình trạng dư thừa hàng hóa tạo áp lực đẩy giá xuống, giá giảm làm giảm lượng cung và tăng lượng cầu dẫn đến cân bằng Ngược lại, nếu giá thấp làm cho lượng cầu > lượng cung dẫn đến thiếu hụt hàng hóa tạo áp lực nâng giá lên Giá tăng sẽ làm lượng cung tăng và lượng cầu giảm dẫn đến cân bằng.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin đề cập tới lý thuyết cung cầu và cơ chế hoạt động của thị trường mì tôm trong tình hình Covid-19 Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố cơ bản của thị trường như cầu, cung thể hiện như thế nào, tương tác với nhau ra sao để xác định mức giá cân bằng, và những yếu tố gì sẽ làm cho mức giá này thay đổi

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến các biện pháp đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội của các nước trên thế giới, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong thời gian dài Mì ăn liền với các yếu tố như sự tiện lợi, hương vị, đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với tất cả các phân khúc người tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng này.

Trang 5

2 Xác lập và tuyên bố đề tài: Phân tích tác động của covid-19 đến thị trường sản phẩm

hàng hóa cụ thể.

3 Đối tượng: Thị trường mì tôm4 Phạm vi: Toàn quốc

5 Mục tiêu: Có cái nhìn tương đối đầy đủ và chính xác về vấn đề thị trường mì tôm

trước trong và sau covid- 19

6 Phương pháp nghiên cứu:

-Căn cứ vào giáo trình và bài giảng của giảng viên

-Tìm kiếm và thu thập thông tin trên các website, báo cáo dữ liệu, tạp chí kinh tế… -Được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu và đưa ra nhận định.

PHẦN B: LỜI CẢM ƠN1 Lời cam đoan:

Chúng em xin cam đoan bài thảo luận được tiến hành công khai, minh bạch dựa trên tinh thần hoạt động nhóm nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhóm, đặc biệt với sự giúp đỡ của giảng viên Lê Mai Trang.

2 Lời cảm ơn:

Xin trân thành cảm ơn cô Lê Mai Trang – Giảng viên học phần kinh tế vi mô 1 đã truyền đạt những kiến thức quý giá, bổ ích trong suốt thời gian học tập vừa qua, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm Chúng em hi vọng sẽ nhận được sự đóng

Trang 6

góp ý kiến của cô trong phần trình bày để bài thảo luận của nhóm 7 được hoàn thiện tốt hơn.

PHẦN C: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Thị trường

1.1.Khái niệm thị trường

Thị trường là một cơ chế trong đó người bán và người mua tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ.

VD: Thị trường rau củ, thị trường miền Bắc,

1.2.Giá cả thị trường

Mối quan hệ thị trường là mối quan hệ giữa cung, cầu – hàng và tiền được biểu hiện thông qua giá cả, khi mối quan hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả thị trường.

1.3.Phân loại thị trường

- Theo đối tượng hàng hóa được trao đổi: thị trường gạo, bánh kẹo, xe máy

- Theo phạm vi địa lý: thị trường Hà Nội, thị trường Miền Bắc,

- Theo mức độ cạnh tranh trên thị trường:

● Cạnh tranh hoàn hảo ● Cạnh tranh độc quyền ● Độc quyền nhóm ● Độc quyền thuần túy Mức độ cạnh tranh giảm dần

-Căn cứ và tiêu thức phân loại thị trường:

● Số lượng người mua và người bán

Trang 7

● Loại hình sản phẩm đang sản xuất và bán ● Sức mạnh thị trường của người mua và người bán ● Các trở ngại của việc gia nhập thị trường ● Hình thức cạnh tranh giá cả và phi giá cả

2 Cầu

2.1.Khái niệm cầu

Cầu (D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định và các yếu tố khác không đổi.

-Nhu cầu: Là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng, nhưng có thể không có khả năng thanh toán.

- Cầu chính là nhu cầu có khả năng thanh toán.

2.2.Lượng cầu

Lượng cầu (QD): Là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi.

- Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu tại các mức giá khác nhau.

2.3.Luật cầu

Nội dung luật cầu: giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: có biểu số liệu phản ánh cầu về pepsi trên thị trường trong một

tháng như sau:

Trang 8

Giá P (nghìn đồng/chai) 8 10 12 14 16

Bảng 1.1 a Phương trình và đồ thị đường cầu

❖ Dạng hàm cầu tuyến tuyến tính:

▪ Giá cả của chính bản thân hàng hóa ▪ Thu nhập của người tiêu dùng

▪ Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng ▪ Số lượng người tiêu dùng

Trang 9

▪ Các chính sách kinh tế của Chính phủ ▪ Kỳ vọng về thu nhập; Kỳ vọng về giá cả ▪ Các yếu tố khác: thiên tai, khí hậu,

3 Cung3.1 Khái niệm cung

Cung (S) là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi.

3.2 Lượng cung

Lượng cung (QS):là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại một mức giá xác định trong một thời gian nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi.

- Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác nhau.

3.3 Luật cung

Nội dung luật cung:giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa hay dịch vụ đó cũng tăng lên và ngược lại trong một khoảng thời gian nhất định.

VD: có biểu số liệu phản ánh cung về pepsi trên thị trường trong một tháng như sau:

Bảng 1.2

Trang 10

3.4 Phương trình đồ thị đường cung

▪ Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ▪ Số lượng nhà sản xuất trong ngành ▪ Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất

Trang 11

4 Cơ chế hoạt động thị trường4.1.Thay đổi cầu

4.2 Thay đổi cung

4.3 Dịch chuyển đồng thời cả cung và cầu

▪ Cung tăng, cầu tăng

Trang 12

▪ Cung giảm, cầu giảm ▪ Cung tăng, cầu giảm ▪ Cung giảm, cầu tăng

Mỗi trường hợp lại xét 3 khả năng:

➢ Cung và cầu thay đổi cùng 1 tỷ lệ ➢ Cung thay đổi ít hơn cầu thay đổi ➢ Cung thay đổi nhiều hơn cầu thay đổi

5 Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường 5.1 Giá trần

- Giá trần là mức giá cao nhất không được phép vượt qua do Chính phủ quy

- Với việc quy định giá trần thì cả người sản xuất và người tiêu dùng đều bị ảnh hưởng.

- Ảnh hưởng đó là bao nhiêu, cần đo sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản

Trang 14

Thuế đánh vào người tiêu dùng t/sản

Trang 15

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ MÌ TÔM

Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền, là một sản phẩm ngũ cốc ăn liền, dạng khô, được đóng gói cùng gói bột súp, dầu gia vị, nguyên liệu sấy khô, … Gia vị thường được đóng thành từng gói riêng hoặc được rót sẵn chung với vắt mì (mì ly).

Hình 2.1

1 Nguồn gốc:

Xuất xứ tại Nhật Bàn, ra mắt vào năm 1958 với thương hiệu Chikin Ramen Do giá cả và sự mới lạ, Chikin Ramen ban đầu được coi là một mặt hàng xa xỉ, vì các cửa hàng tạp hóa Nhật Bản thường bán mì tươi với giá bằng 1/6 Mặc dù vậy, mì ăn liền cuối cùng đã trở nên phổ biến rộng rãi, đặc biệt là sau khi được quảng cáo bởi Mitsubishi Corporation Ban đầu trở nên phổ biến trên Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nơi mà giờ đây chúng đã được gắn chặt vào văn hóa địa phương của các khu vực đó, mì ăn liền cuối cùng đã lan sang và trở nên phổ biến ở hầu hết các nơi khác trên thế giới.

Hình 2.1.1

Với mối quan tâm về chất lượng tốt hơn, các nhà sản xuất đã cải thiện hơn nữa hương vị của mì ăn liền bằng cách thêm bột hương liệu vào một gói riêng biệt Năm 1971, Nissin giới thiệu Nissin Cup Noodles, một loại mì ly mà nước sôi được thêm vào để nấu mì Một sự đổi mới hơn nữa là thêm rau khô vào ly, tạo ra một món súp hoàn chỉnh Nó kết hợp các chức năng của vật liệu đóng gói, nồi khi đun nước và bát khi ăn mì Trước sự gia tăng ý thức về sức khỏe gần đây, nhiều nhà sản xuất đã tung ra mì ăn liền với nhiều công thức chế biến tốt cho sức khỏe: mì với chất xơ và collagen, mì có nguyên liệu thật (tôm, thịt, xúc xích, ), mì chứa ít calo và muối

Trang 16

Theo một cuộc thăm dò tại Nhật Bản vào năm 2000, "Người Nhật tin rằng phát minh tốt nhất của họ trong thế kỷ XX là mì ăn liền Tính đến năm 2019, khoảng 106,4 tỷ khẩu phần mì ăn liền được ăn trên toàn thế giới mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ 41,45 tỷ gói mì ăn liền mỗi năm   - 39% lượng tiêu thụ thế giới, Indonesia - 12,52 tỷ, Ấn Độ - 6,73 tỷ, Nhật Bản - 5,63 tỷ, Việt Nam - 5,43 tỷ 3 quốc gia tiêu thụ bình quân đầu người hàng đầu là Hàn Quốc - 75,1 khẩu phần, Nepal - 57,6 và Việt Nam - 56,9.

2 Lợi ích:

-Tiện lợi và nhanh gọn: Chúng ta chỉ cần 5-10 phút để chế biến là sẽ có được tô mì ăn liền thơm ngon, nóng hổi Với các loại mì ly, thì còn “nhanh” và “gọn” hơn nữa khi bạn không cần tới tô, muỗng, chỉ cần đổ nước sôi vào và chờ trong 3 phút là có thể thưởng thức được ngay.

-Giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Giá thành một gói mì tôm trung bình từ 3 -10 ngàn đồng tùy loại, một mức giá hợp lý cho nhiều đối tượng tiêu dùng Bên cạnh đó, mì tôm được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

-Bảo quản được lâu: Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, cả tuần bạn chỉ có thể đi siêu thị mua thực phẩm 1-2 lần thì yếu tố “bảo quản được lâu” luôn được chú ý đến Mì tôm nằm trong nhóm có hạn sử dụng lên đến cả nửa năm nên thuận lợi cho việc dự trữ Chỉ cần trong nhà có một thùng mì tôm, dù gặp cảnh ở yên trong nhà vài tuần bạn vẫn an tâm “no bụng”.

-Dễ dàng biến tấu: Mì tôm nằm trong nhóm thực phẩm cực kỳ dễ phối hợp, rất thuận tiện kết hợp với các nguyên liệu có sẵn khác để tạo thành món ăn ngon Chỉ cần lục tủ lạnh, sáng tạo một chút, bạn có thể cho ra đời hàng chục món mì đa dạng, ngon miệng và đủ dinh dưỡng.

-Thực phẩm hữu ích: Mì tôm là thực phẩm quen thuộc trong các hoạt động từ thiện Những đợt cứu trợ thiên tai, lũ lụt, những chặng đường thiện nguyện đến vùng sâu vùng xa, hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh…, những thùng mì tôm luôn “góp mặt” đến từng vùng tâm bão, tâm dịch

Trang 17

Hình 2.2.1 Các hộ nghèo vùng lũ Quảng Nam nhận quà cứu trợ của Phật giáo tỉnh BR - VT

3 Tác hại:

Hầu hết các gói mì ăn liền đều hướng tới việc hạ thấp lượng calo và nâng cao cung cấp chất xơ, protein cùng chất béo, natri và một số nhóm chất khác.

- Với một phần mì ramen hương vị bò khi nghiên cứu đã cho thông tin dinh dưỡng như sau:

● Calo: 188 ● Carbs: 27gr

● Chất béo không bão hòa: 7g ● Chất béo bão hòa: 3 gr ● Đạm: 4g

● Chất xơ: 0,9 g ● Natri: 0,861 g

● Thiamine: 43% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày ● Folate: 12% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày ● Mangan: 11% tổng lượng so với phần ăn cần cho một ngày ● Sắt: 10% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày ● Niacin: 9% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày ● Riboflavin: 7% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày.

Với hàm lượng calo và chất béo thấp nhưng cung cấp dinh dưỡng như vậy thì ăn mì gói có tốt không? Đó chính là vấn đề mà tất cả chúng ta đều đang quan tâm tới.

Mì gói được hạ thấp lượng chất béo và calo xuống thấp và nâng cao giá trị dinh dưỡng khác để bổ sung cho cơ thể giúp người dùng không bị thiếu hụt dưỡng chất Tuy nhiên điều đó cũng không thể khẳng định được ăn mì gói nhiều có tốt không.

- Bị tác dụng ngược khi dùng để giảm cân

Lượng calo thấp là một điều kiện tốt cho bạn nếu đang muốn giảm cân nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy Khi sự tiện lợi được nâng cao thì việc hấp thụ dưỡng chất có thể tương đương với 2 lần so với bạn phải bỏ công sức đi nấu một món có giá trị tương đương ở trong bếp.

Trang 18

Đặc biệt hơn là hàm lượng protein và chất xơ cũng khá thấp không đủ để tạo cảm giác no mà chỉ khác phục được vấn đề đói hiện tại của bạn Do vậy nếu bạn dùng mì ăn liền để giảm cân thì hiệu quả sẽ người lại.

- Dưỡng chất trong mì gói có thực sự đủ cho khẩu phần ăn

Khi phân tích hàm lượng các chất có trong gói mì ăn liền quả thực là vi chất chiếm phần lớn nhưng điều đó lại khả quan khi vấn đề được mở rộng Sữa và mì ăn liền được lựa chọn song hành cho những bữa ăn nhanh của người bận rộn và chúng giúp cơ thể giải quyết vấn đề thiếu máu do thiếu hàm lượng sắt.

Ngoài ra thiamine và riboflavin cũng được cung cấp nhiều hơn 16% so với người không sử dụng thực phẩm này Đó là một điều tích cực nhưng lại không khả quan vì không phải tất cả các loại mì ăn liền đang cung cấp đều làm được.

- Mì ăn liền sử dụng bột ngọt

Bột ngọt là một gia vị không thể thiếu trong món ăn gia đình nhưng dùng chúng liều lượng phù hợp thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe Đây đồng thời trở thành nhược điểm của món ăn đóng gói sẵn vì họ không thể căn chỉnh được phù hợp với nhu cầu của tất cả khách hàng Theo một số nghiên cứu phân tích thành phần đã cho kết quả về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ bột ngọt quá nhiều với nguy cơ mắc phải hội chứng tăng cân, tăng huyết áp, mệt mỏi, choáng váng và buồn nôn Tuy nhiên khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải thì các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra mối liên hệ giữa bột ngọt và vấn đề tăng cân Không dừng lại ở đó, não bộ cũng có nguy cơ bị đe dọa khi dùng bột ngọt quá nhiều Do vậy nên cân nhắc sử dụng mì ăn liền nếu cơ thể xuất hiện đau nhức, tê bì, căng cơ và dị ứng ngứa.

- Mì ăn liền không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng hợp lý

Ăn mì gói nhiều có tốt không? đặc biệt là với khả năng hấp thụ các thực phẩm khác trong khẩu phần ăn

Một vài nghiên cứu về tác dụng của mì ăn liền đối với chất lượng của chế độ ăn uống thường ngày đã chỉ ra rằng chất lượng ăn uống tổng thể có nguy cơ bị suy giảm đến mức tiêu cực.

Để làm rõ điều này, các chuyên gia dinh dưỡng đã thực hiện so sánh giữa người có chế độ ăn uống lành mạnh với người thường xuyên tiêu thụ mì ăn liền Các dưỡng chất tốt cho cơ thể sẽ hấp thụ kém đi nếu có thói quen dùng mì ăn liền thường xuyên

Ngoài ra, phụ nữ sử dụng mì ăn liền nhiều hơn 2 lần một tuần sẽ có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa khiến nguy cơ béo phì, tăng huyết áp và tăng nồng độ triglycerides trong máu dễ xảy ra hơn Đồng thời lứa tuổi trưởng thành sẽ giảm khả năng hấp thụ vitamin D nếu thường xuyên ăn mì gói.

- Lượng natri mì ăn liền cũng khá cao

Natri là một nguyên tố dễ xảy ra phản ứng với muối nên có thể gây ra tác động tiêu cực cho cơ thể Trong một nghiên cứu về nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao ở tuổi trưởng thành, các nhà khoa học đã nhận định rằng khi giảm lượng natri tiêu thụ trong khoảng thời gian dài sẽ giảm 30% khả năng mắc bệnh tim mạch.

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN