Trang 4 Tìm hiểu và phân tích giá trị của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trước và trong đại dịch Covid-19 qua sản lượng, kim ngạch,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về xuất khẩu
Xuất khẩu được hiểu theo một cách đơn giản chính là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của quốc gia này cho một quốc gia khác và dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Trong chủ nghĩa trọng thương trước kia, phương thức thanh toán không chỉ đơn giản là tiền tệ, mà còn là vàng bạc, đá quý… Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, tiền tệ là phương thức chủ yếu, và có thể sử dụng đồng tiền của một trong hai quốc gia hoặc đồng tiền của một quốc gia thứ ba khác.
Tại điều 28, khoản 1 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam có chỉ rõ “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Như vậy, hiểu theo luật của Việt Nam thì cơ bản xuất khẩu chính là việc bán hàng cho nước ngoài, cho các quốc gia khác Việt Nam.
Đặc điểm của xuất khẩu
Xuất khẩu đề cập đến một sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia nhưng được bán cho người mua ở nước ngoài.
Xuất khẩu là một trong những hình thức chuyển giao kinh tế lâu đời nhất và xảy ra trên quy mô lớn giữa các quốc gia
Xuất khẩu có thể tăng doanh thu và lợi nhuận nếu họ tiếp cận thị trường mới, và thậm chí họ có thể tạo cơ hội để chiếm thị phần toàn cầu quan trọng.
Các công ty xuất khẩu nhiều thường có rủi ro tài chính cao hơn
Tại Việt Nam, xuất khẩu được thể hiện qua bốn hình thức chính:
Document continues below kinh t ế vĩ mô
Phân tích các yếu tố tác đ ộ ng đ ế n t ỷ giá… kinh tế vĩ mô 100% (29)
QU Ả N TR Ị 1 kinh tế vĩ mô 97% (64)
Phân tích khái quát tình hình tăng trưở… kinh tế vĩ mô 100% (18)
KINH TE VI MO- TRAC- Nghiem kinh tế vĩ mô 100% (18)
KÌ KINH T Ế VĨ MÔ Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay, hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên bán và bên mua dựa trên giao dịch trực tiếp, thỏa thuận, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên theo đúng pháp luật của từng nước tham gia giao dịch và tiến hành ký kết hợp đồng sau cùng Đây cũng là hình thức thể hiện sự tự chủ của doanh nghiệp trong việc buôn bán hàng hóa, tìm kiếm đối tác thị trường trên cơ sở nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng tại quốc gia hướng đến Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ là đơn vị trực tiếp đứng ra tiến hành nghiệp vụ, thủ tục giao dịch, chi phí phát sinh, tiền lãi thu được và tiền lỗ khi kinh doanh đều được doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm
Hình thức xuất khẩu này tồn tại với hai chủ thể chính là DN sản xuất kinh doanh nội địa và thị trường quốc gia hướng đến xuất khẩu cùng với một DN trung gian hoạt- động tại nước ngoài Hình thức này được áp dụng khi DN nội địa gặp rào cản về khả năng tài chính, đối tác, ngôn ngữ… họ sẽ tiến hành đàm phán và ủy thác cho DN trung gian để thực hiện xuất khẩu hàng hóa DN trung gian sau khi nhận ủy thác sẽ đảm nhận mọi thủ tục xuất khẩu của DN nội địa, chi phí phát sinh, tiền hòa hồng và quyền được nhận sau ủy thác được ghi rõ trong hợp đồng giữa hai bên
Xuất khẩu tại chỗ. Đây là hình thức hàng hóa của một doanh nghiệp sản xuất nội địa, tiến hành bán cho thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại giao tất cả số hàng hóa nhận được cho một doanh nghiệp được chỉ định khác trong nước Cụ thể theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ”, điều số 86 thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ gồm 3 loại chính:
Sản phẩm gia công; máy móc thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3- Điều 32- Nghị định 187/2013/ NĐ- CP.
Hàng hóa được mua bán giữa DN nội địa với DN chế xuất, DN trong khu phi thuế quan
Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cá nhân, tổ chức nước ngoài không có sự hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân chỉ định giao, nhận hàng hóa với DN khác tại Việt Nam.
7 kinh tế vĩ mô 97% (33) ĐÀM-PHÁN-
TH ƯƠ NG-M Ạ I-… kinh tế vĩ mô 100% (14)
46 Đây là hình thức thương nhân Việt Nam tạm nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nội địa Sau đó lại sử dụng chính hàng hóa đó xuất khẩu sang quốc gia khác ngoài lãnh thổ Việt Nam Hình thức này cho thấy nó diễn ra cả quá trình nhập và xuất khẩu, nên lượng ngoại tệ doanh thu thu lại sẽ lớn hơn so với số vốn ban đầu được bỏ ra
Trong thời đại ngày nay, thời đại cùng tồn tại hoà bình, cùng vươn tới ấm no hạnh phúc và cũng là thời đại của sự vươn tới mở cửa và mở rộng giao lưu kinh tế Do đó xu hướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược kinh tế từ đóng cửa sang mở cửa và thay thế từ nhập khẩu sang hướng xuất khẩu
Đối với nền kinh tế quốc dân:
Thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất, khai thác được lợi thế tương đối của từng quốc gia Tạo nhiệm vụ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển;
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại, khi xuất khẩu phát triển nó cũng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển theo như quan hệ về chính trị và ngoại giao.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ lao động và cải thiện đời sống của người dân, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi tiêu thụ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập không nhỏ Hơn nữa, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân hiện nay.
Cải thiện cân cán cân thanh toán: Xuất khẩu giúp tăng thu nhập từ giao dịch quốc tế, giảm thiểu khả năng chịu áp lực từ nhập khẩu và giảm tỷ lệ thâm hụt cán cân thanh toán.
Xuất khẩu quyết định được vấn đề ngoại tệ cho doanh nghiệp tạo nguồn vốn để nhập khẩu, tái đầu tư quá trình sản xuất kinh doanh.
Xuất khẩu không những là bước quan trọng để doanh nghiệp xâm nhập và hội nhập vào thị trường thế giới mà còn thông qua xuất khẩu để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá cả, uy tín chất lượng trên thị trường thế giới và để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là một quá trình thực hiện mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình trên cả thị trường nội địa và nước ngoài, nhưng lợi nhuận thu được ở thị trường nước ngoài nhiều hơn Và sự khác nhau về môi trường cạnh tranh, chu kỳ sống của sản phẩm, về chính sách của Chính phủ trong nước và nước ngoài Do vậy muốn có lợi nhuận cao thì tốt nhất doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu Khi xuất khẩu thu được nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật, duy trì các quan hệ buôn bán lâu dài.
Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu
TÁC ĐỘNG CỦA COVID- 19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra
Tổng quan hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019, nền xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng, trong đó mức tăng của năm 2018 và 2019 tiếp tục ở mức cao Tăng trưởng xuất khẩu đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân Xuất siêu giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô
Theo Báo cáo "Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia Hiệp định đối tác toàn diện, tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” của Bô › Công Thương, 2015 - 2019 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu Trong đó, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đã vượt mục tiêu đề ra với mức tăng trong 5 năm gấp 1,622 lần, từ 162,4 tỷ USD năm 2015 lên 263,45 tỷ USD năm 2019 Xét về quy mô thị trường xuất khẩu, nếu năm 2015 chỉ có 24 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ USD) thì đến năm 2019, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó, 8 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, với tổng trị giá kim ngạch hơn 357 tỷ USD) Từ năm 2015 đến năm 2019 ghi nhận kim ngạch đạt 2.106 tỷ USD đồng thời cao hơn xuất nhập khẩu của cả 15 năm về trước cộng lại (giai đoạn 2000-2014) Việt Nam đã nhanh chóng cải thiện vị thế để chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới Đáng chú ý, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 ước tính đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (chỉ tiêu Quốc hội giao tăng 7 - 8%; chỉ tiêu Chính phủ giao tăng 8-10%) Năm
2018 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam có xuất siêu và cũng là năm thặng dư cán cân thương mại đạt mức cao nhất từ trước tới nay Mức thặng dư kỷ lục đạt được năm 2018 là gần 6,8 tỷ USD, gần gấp 3 lần so với thặng dư năm 2017 (2,11 tỷ USD) Với việc duy trì xuất siêu trong năm 2018, Việt Nam đã đạt xuất siêu trong 4 năm kể từ 2015 - 2019 và chỉ duy nhất năm 2015 có cán cân thương mại thâm hụt Kết quả này đã góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2019 đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước, tương ứng tăng 21,3 tỷ USD so với một năm trước đó.
Trong đó, các nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng lớn có thể kể đến như: điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 51,8 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 5,3% so với năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 35,6 tỷ USD, tăng 20,4%; hàng dệt may đạt 32,6 tỷ USD, tăng 6,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 18,3 tỷ USD, tăng 11,9%; giày dép đạt 18,3 tỷ USD, tăng 12,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỷ USD, tăng 18,2%
Nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) đạt 16,91 tỷ USD, giảm 4,9% so với năm trước (tương ứng giảm 876 triệu USD). Đáng phấn khởi hơn khi trong năm 2019, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng khá trong bối cảnh thương mại toàn cầu có chiều hướng sụt giảm. Để đạt được sự tăng trưởng xuất nhập khẩu ấn tượng vừa qua là nhờ Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nhất là thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thế hệ mới như CPTPP và sắp tới là thực hiện EVFTA; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp; nỗ lực của các bộ, ngành địa phương như Tài chính, Công Thương đặc biệt là cố gắng, nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp.
Từ dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ ngoại thương, có tới 8 thị trường đã đạt quy mô kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên Với tổng trị giá kim ngạch hơn 357 tỷ USD, riêng 8 thị trường chủ lực này chiếm đến 69% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm ngoái.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 60,7 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 41,7 tỷ USD, giảm 0,7%; Trung Quốc đạt 41,5 tỷ USD, tăng 0,2%; thị trường ASEAN đạt 25,3 tỷ USD, tăng 1,9%; Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 7,7%; Hàn Quốc đạt 19,8 tỷ USD, tăng 8,3%.
Nhìn vào kết quả trên có thể thấy, châu Á đang là khu vực chiếm ưu thế áp đảo với 6 thị trường Điều này cũng dễ hiểu và phù hợp khi châu Á đang là châu lục có quan hệ ngoại thương lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 65,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong cùng thời điểm Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu chiếm thị phần 51,3% và nhập khẩu chiếm đến 80,2% Trong 8 thị trường nêu trên, Việt Nam xuất siêu ở 8 thị trường (Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản) và nhập siêu ở 4 thị trường còn lại.
Trong rổ thống kê các nhóm hàng xuất nhập khẩu chính của Việt Nam được cơ quan Hải quan công bố định kỳ, 8 thị trường nêu trên đều xuất hiện, thậm chí như trường hợp của Trung Quốc có mặt ở cả lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2015 - 2019 chủ thể xuất khẩu Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào đất nước, các khối kinh tế hay tổ chức quốc tế, công ty và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Theo Báo cáo thống kê xuất khẩu của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn này Việt Nam có hơn 30 ngành hàng xuất khẩu với tổng giá trị xuất khẩu đạt hơn 241 tỷ USD Các chủ thể xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này bao gồm các tập đoàn lớn như Samsung, Viettel VinGroup, FPT Vingroup và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành hàng như dệt may gỗ thủy sản nông sản điện tử phần mềm và dịch vụ du lịch.
Việc phát triển chủ thể xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đạt được thành công trong xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Trước khi bùng phát đại dịch Covid-19, Việt Nam đã có sự tăng trưởng về xuất khẩu Số lượng chủ thể xuất khẩu của Việt Nam tăng lên với hàng nghìn doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp đạt những thành công lớn trên thị trường quốc tế.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, Việt Nam có khoảng 31.478 doanh nghiệp xuất khẩu Các ngành hàng chủ lực như dệt may, giày dép, điện tử, điện máy, nông sản, thủy sản, đều đóng góp nhiều cho tổng giá trị xuất khẩu của đất nước.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ Covid-19
Dịch Covid-19 xuất hiện đầu tiên từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, đến nay, đại dịch Covid-19 đã bùng phát ở 229 quốc gia Theo thống kê của của Bộ y tế, đến ngày 06/04/2023, thế giới ghi nhận 649.799.405 người mắc, 6.646.043 người tử vong tại 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu là Mĩ, tiếp theo là Ấn Độ, thứ ba là Pháp Tại khu vực ASEAN, Việt Nam quốc gia dẫn đầu khu vực về tổng số trường hợp mắc Tại Việt Nam, số ca nhiễm là 11.526.858 người, tử vong 43.186 người Hiện nay, dù các ca F0 vẫn tiếp tục tăng ở nhiều nơi trên thế giới, thậm chí tại một số khu vực dịch COVID-
19 vẫn còn rất nóng, song bức tranh chung toàn cầu đã mang màu sắc tươi tắn hơn Đoàn kết chống kẻ thù chung, thế giới loài người đã vượt qua cú sốc "đại dịch" để trong thời gian tới sẽ nhìn nhận COVID-19 là bệnh đặc hữu Sống chung an toàn với SARS-CoV-2 không còn là khẩu hiệu mà đang dần trở thành hiện thực tại những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao, năng lực xét nghiệm khổng lồ và hạ tầng dữ liệu y tế mạnh. Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia, hiện vẫn diễn biến phức tạp Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng Việt Nam là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19 Mặc dù nước ta đã có sự kiểm soát dịch bệnh thành công bước đầu, nhưng Covid -19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và lưu thông hàng hóa, một số ngành như:xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động,việc làm bị tác động trực tiếp; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động,thu hẹp quy mô,… a, Kim ngạch xuất khẩu Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế Việt Nam là nước có tổng dân số đạt 99.521.946 người, đứng hàng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) Tuy nhiên, với sự điều hành khéo léo, tỉnh táo và rất kiên quyết của Chính phủ với mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đứng vững trong sự đứt gãy thương mại quốc tế trên toàn cầu, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế.
Năm 2020 có dấu ấn đặc biệt đối với thương mại toàn cầu, với sự bùng phát và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, dẫn tới làn sóng phá sản nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu Đối với Việt Nam, với việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91% Đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020, tuy nhiên, xét dưới tác động chung của đại dịch COVID-19, kết quả này là tương đối ấn tượng khi so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới (tăng trưởng GDP âm hoặc không tăng trưởng).
Theo Tổng cục thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm phần trăm so với năm trước) Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay.
Năm 2021, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước tính đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 336,25 tỷ USD (tăng 19% so với năm 2020) Qua đó giúp cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 4 tỷ USD Kết quả này tiếp tục đưa Việt Nam trở
17 thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu chịu tác động nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19 Kết quả xuất nhập khẩu năm
2021 về đích cao kỷ lục trong bối cảnh khó khăn bủa vây bởi Covid-19 đã đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế Đó là một sự chuyển mình ấn tượng của cả nền kinh tế và là tiền đề quan trọng cho năm 2022.
Phục hồi sau hơn 2 năm đầy khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 về đích với con số kỷ lục 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%. b, Các mặt hàng xuất khẩu
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng tập trung vào các mặt hàng điện thoại, máy vi tính, máy móc thiết bị, hàng dệt may, giày dép, gỗ, sắt thép, phương tiện vận tải, hải sản.
Năm 2020 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó, 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, 9 mặt hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD Mặt hàng đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là điện thoại và linh kiện với giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 50,9 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 1% so với năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 44,7 tỷ USD, tăng 24,4% Những năm gần đây nổi lên vai trò chi phối của nhóm hàng điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện Trị giá xuất khẩu của 2 nhóm hàng này đang tiến dần tới mốc 100 tỷ USD (năm 2019 đạt 87 tỷ USD, năm 2020 ước tính đạt gần 96 tỷ USD) với tỷ trọng ngày càng tăng, chiếm tới 33,9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020.
Trong năm 2021 có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7% gồm điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép; hàng dệt, may; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác).
Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%, gồm điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác; hàng dệt, may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng hải sản,… c, Thị trường xuất khẩu
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam qua các năm, cụ thể, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 76,4 tỷ USD (tăng 24,5% so với năm 2019), năm 2021 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 95,6 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2020) Thị trường xuất khẩu đứng thứ hai Việt Nam đó là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 48,5 tỷ USD (tăng 17,1% so với năm 2019), năm 2021 kim ngạch xuất khẩu đạt 56 tỷ USD (tăng 14,5% so với năm 2020) Thị trường xuất khẩu đứng thứ ba Việt Nam năm 2021 là Hàn Quốc, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 18,7 tỷ USD (giảm 5,1% so với năm 2019), năm 2021 kim ngạch xuất khẩu đạt 22 tỷ USD (tăng 15% so với năm 2020) Còn lại là các đối tác khác Thị trường xuất khẩu có sự chuyển dịch sang các nước có FTA và có cơ cấu hàng hóa bổ sung với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Liên minh Kinh tế Á – Âu Đặc biệt, các thị trường đối tác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ hội nhập để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Năm 2020 bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 như xuất khẩu sang ASEAN, EU giảm so với năm 2019 trong khi kim ngạch xuất khẩu chung vẫn đạt tăng trưởng dương Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu đã tìm kiếm được những thị trường thay thế để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm bù đắp được sụt giảm kim ngạch ở các thị trường truyền thống Sang năm 2021, khi chính sách phòng chống dịch của Chính phủ có phần linh hoạt hơn nhằm đảm bảo kinh tế thì trị giá xuất khẩu sang ASEAN, EU đã tăng trở lại Năm 2022, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 109,1 tỷ USD d, Chủ thể xuất khẩu Đại diện Bộ Công Thương cho biết, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng Tuy nhiên, xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn dẫn đầu và đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Xuất khẩu hàng hóa chưa thật sự bền vững do vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp FDI Việc tăng xuất khẩu của khu vực FDI càng cho thấy sức cạnh tranh yếu của khu vực kinh tế trong nước và sự phụ thuộc vào FDI của xuất khẩu Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 204,459 tỷ USD (tăng 10,35% so với năm 2019), chiếm tỷ trọng 72,3%; năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2020, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước Đến năm 2022, Các doanh nghiệp FDI xuất khẩu đạt 273,63 tỷ USD, tăng 11,6% (tương ứng tăng gần 28,5 tỷ USD) so với năm 2021, chiếm 73,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, doanh nghiệp FDI có 6 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; giày dép; phương tiện vận tải và phụ tùng. Chỉ tính riêng Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), năm qua đã đóng góp kim ngạch xuất khẩu khoảng 65 tỷ USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam. a, Cơ hội
Động lực tăng trưởng xuất khẩu đến từ triển vọng khả quan trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/5/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020
Đánh giá tác động của Covid-19 đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Covid-19 đã có tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là trong năm 2020 Dịch bệnh đã gây ra nhiều khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, gián
23 đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm giảm nhu cầu tiêu thụ của các thị trường xuất khẩu
Nhìn chung, Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Có thể thấy, xuất khẩu là ngành kinh tế có đóng góp rất lớn vào GDP của Việt Nam Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, hoạt động xuất khẩu của các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam.
Trong số các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là các mặt hàng thuộc ngành dệt may, cuộn thép, các loại máy móc và thiết bị điện tử Những sản phẩm này đóng góp rất lớn vào nguồn thu của đất nước Tuy nhiên, việc giãn cách xã hội và giới hạn vận chuyển đã gây ra những khó khăn cho việc tiếp tục sản xuất và vận chuyển các mặt hàng này Nhiều nhà máy phải tạm ngừng hoạt động, làm cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn Do đó, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã giảm đáng kể trong năm 2020 Một thách thức khác mà Việt Nam phải đối mặt với đại dịch Covid-19 là sự thay đổi trong thị trường xuất khẩu trong đó có thể thấy Mỹ, Trung Quốc, EU là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam Với diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch, những thị trường này đã giảm nhu cầu nhập khẩu từ các quốc gia khác Điều này đặt ra một thách thức lớn cho Việt Nam là phải tìm kiếm các thị trường khác để xuất khẩu sản phẩm của mình Việc tìm kiếm thị trường mới và tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là những điều cần thiết để Việt Nam tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu một cách bền vững
Những vấn đề khó khăn trên cũng đặt ra cho các doanh nghiệp và Nhà nước nên có những hướng đi, giải pháp tốt hơn nhằm giải quyết vấn đề, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong đại dịch Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 cũng mang đến nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự chuyển đổi số và quan trọng hóa việc phát triển chuỗi cung ứng kỹ thuật số trong hoạt động xuất khẩu của ViệtNam.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh qua các sàn giao dịch thương mại
Khác với cách thức xuất khẩu truyền thống, việc sử dụng các sàn giao dịch, các trang thương mại điện tử như Amazon, Taobao… sẽ là một trong những hướng đi đột phá cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Thực tế cho thấy, những khó khăn do Covid-19 gây ra mang lại cơ hội cho các “hoạt động không tiếp xúc” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Internet, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, sử dụng công nghệ và dữ liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả, thúc đẩy hoạt động dựa trên nền tảng số như thương mại điện tử, e-B2C, e-B2B.
Giải pháp này được đề xuất nhằm kết hợp linh động phương thức xuất khẩu ủy thác với việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư Doanh nghiệp nội địa có thể ký kết hợp đồng ủy thác với một doanh nghiệp hoạt động ngoài biên giới Việt Nam Sau khi nhận ủy thác thì doanh nghiệp trung gian sẽ tiến hành các thủ tục cho hàng hóa xuất cảng, đồng thời tìm hiểu thị trường, hoàn thành các thủ tục để mặt hàng điều Việt Nam được xuất hiện trên các trang thương mại điện tử hay các trang thuộc nền tảng số Hình thức này giúp cho các doanh nghiệp có thể song song sử dụng cả trong đại dịch lẫn trong bối cảnh bình thường mới Ngoài ra, cần duy trì sự kết nối, truyền thông tin đến các đối tác dưới nhiều hình thức trực tuyến để nắm bắt kịp thời các thay đổi, hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra với các hợp đồng thương mại ngắn và dài hạn, đảm bảo đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra.
Xây dựng chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trong quá trình sản xuất, chế biến
Vấn đề cơ sở vật chất, khoa học công nghệ trong khâu chế biến, sản xuất vốn vẫn là vấn đề khó giải quyết trong hoạt động sản xuất, chế biến của Việt Nam Số lượng các doanh nghiệp nhỏ lẻ sản xuất theo phương thức truyền thống vẫn còn nhiều, điều đó làm ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp Vậy nên, những giải pháp trong hỗ trợ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các doanh nghiệp phục vụ sản xuất, chế biến sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Về hỗ trợ nguồn nhân lực và chuyên môn:
Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất để tạo ra những sản phẩm có giá cạnh tranh, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Xây dựng những chương trình đào tạo, phổ cập chuyên môn về những hình thức sản xuất mới, dây chuyền sản xuất và hệ thống trang thiết bị hiện đại cho doanh nghiệp.
Có các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động, tăng nhanh quy mô đào tạo nghề.
Nâng cao nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, thông qua đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động, phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả và hội nhập, tăng nhanh quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo.
Thành lập những tổ tư vấn chuyên môn tại địa phương phục vụ nhu cầu giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân trong việc chuyển đổi hình thức sản xuất.
Cử những chuyên gia, kỹ sư chuyên môn trong việc vận hành những máy móc thiết bị, vật tư mới cho người dân, doanh nghiệp; trực tiếp tham gia hướng dẫn và theo dõi cho đến khi thấy được sự hiệu quả trong quá trình sản xuất, chế biến.
Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ rủi ro doanh nghiệp.
Về hỗ trợ cơ sở vật chất:
Tiếp tục hoàn thiện và ban hành mới các chính sách tài chính, tiền tệ như hạ lãi suất, giảm thuế, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, hỗ trợ vay vốn… để hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu cũng như người dân, giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh hơn đến dây chuyền sản xuất, chế biến mới; đẩy mạnh tốc độ công nghệ hóa chuỗi sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lưới các tổ chức tài chính, công ty tài chính phủ khắp các vùng miền nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
Kiến nghị chính sách tín dụng cho doanh nghiệp
Đặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì chi phí cố định, thanh toán các khoản nợ… Vì vậy, kiến nghị chính sách tín dụng cho doanh nghiệp sẽ giúp cho họ có thể chống đỡ phần nào gánh nặng về tài chính:
Hỗ trợ cho vay vốn 0% tại hệ thống các ngân hàng chính sách xã hội cho doanh nghiệp với điều kiện đảm bảo chứng minh tài chính, chứng minh độ thiệt hại trong đại dịch.
Xây dựng các chương trình hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp tại hệ thống các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tài hoạt động sản xuất, nhập khẩu nguồn nguyên liệu hay sử dụng khoản tín dụng được vay cho hoạt động đưa hàng hóa xuất khẩu đi các nước Với điều kiện, doanh nghiệp cần chứng minh cụ thể phương hướng kinh doanh, hoạt động xuất khẩu sắp tới và hoạch định cụ thể số tiền cần vay cho những thủ tục cần sử dụng đến tiền.
Kiến nghị chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết ngành
Việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng xuất khẩu như nông sản là xu hướng tất yếu trong quá trình hô ›i nhâ ›p và là nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giúp ngành tái cơ cấu thành công theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Để nâng cao chất lượng và vượt qua các rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu cũng như giữ được thị phần trong nước, các đơn vị sản xuất, kinh doanh phải đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hoàn thiện hạ tầng và xây dựng hệ thống quản lý sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao.
Việc xây dựng chuỗi liên kết được cụ thể hóa như sau:
Xây dựng sự liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và sản xuất Việc xây dựng này giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung nhất định, hạn chế thời gian tìm nguyên liệu đầu vào để sản xuất.
Xây dựng chuỗi liên kết các khu sản xuất, quy hoạch thành một vùng sản xuất lớn nhằm hạn chế tối đa sự phân tán Đồng thời, việc tập hợp như này cũng giúp cho chất lượng của mặt hàng được đảm bảo hơn khi độ quy hoạch, hệ thống sản xuất theo phương thức mới đồng bộ hoàn toàn.
Nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu
Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị và sức khỏe tài chính cũng như khả năng thích ứng để vượt qua các thách thức, rủi ro trong hoạt động giao thương quốc tế Đa dạng hóa hơn nữa các đối tác thương mại, giảm thiểu những tác động đến từ một đối tác thương mại cụ thể Cần có những chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng thông qua việc nghiên cứu, dự báo các nhu cầu Chú trọng nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới.