1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Tác Động Của Covid-19 Đến Đến Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Ở Việt Nam.pdf

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA: KINH TẾ

BÁO CÁO THẢO LUẬNBỘ MÔN : KINH TẾ VI MÔ

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP

XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Yến Hạnh - giảng viên bộ môn kinh tế vi mô l Trong suốt quá trình học tập, cô đã rất tâm huyết dạy và hướng dẫn cho em nhiều điều bổ ích trong môn học và kĩ năng làm một bài nghiên cứu để em có đủ kiến thức thực hiện bài nghiên cứu này

Tuy nhiên vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế và sự tìm hiểu chưa sâu sắc nênkhông tránh khỏi những thiếu sót Mong cô sẽ châm chước và cho em những lời góp ý để bài nghiên cứu của em sẽ hoàn thiện hơn Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô và chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp

Hà Nội, tháng 11 năm 2023 Trân trọng cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4

1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.3 Đối tượng nghiên cứu 6

1.4 Phạm vi nghiên cứu 10

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 11

1.6 Phương pháp nghiên cứu 12

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Tổng quan tài liệu trong nước 13

2.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài 13

2.3 Khoảng trống nghiên cứu 13

PHẦN 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN 13

3.1 Các khái niệm và vấn đề liên quan 13

3.1.1 Tổng quan về ứng dụng giao đồ ăn 13

3.1.2 Tổng quan về thị trường giao đồ ăn ở Việt Nam 14

3.2 Cơ sở lý thuyết 15

PHẦN 4: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU 19

4.1 Tiếp cận nghiên cứu 19

4.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu 20

4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu 21

4.3.1 Nghiên cứu định tính 21

Trang 4

4.3.2 Nghiên cứu định lượng 22

Trang 5

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

- Sự bùng phát dịch Covid-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, đem đến những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu, vì lợi nhuận là thước đo kinh tế rõ ràng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Do vậy, nhóm sinh viên mong muốn tập trung phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nhóm hy vọng nghiên cứu này có thể giúp các doanh nghiệp có thể dự đoán, chuẩn bị, đối phó và vượt qua tình hình đầy rủi ro và biến động từ Covid-19 cũng như các cú sốc không mong muốn trong tương lai Mục tiêu then chốt của nghiên cứu là đánh giá xem thông qua đại dịch Covid-19, liệu lợi nhuận của các công ty, doanh nghiệp xuất hập khẩu tại Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không so sánh và đánh giá lợi nhuận của các công ty đó trước và sau dịch có sự thay đổi như thế nào Từ đó đem lại cho các doanh nghiệp một cái nhìn sâu hơn về thách thức và cơ hội của mình trong bối cảnh đầy biến động này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra thực trạng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trước và trong đại dịch Covid- 19 Bên cạnh đó, tìm hiểu, đánh giá và phân tích tác động của đại dịch Covid- 19 đến những phương diện như nhu cầu, thị trường xuất khẩu, khó khăn Từ vấn đề đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị những chính sách thích hợp nhằm giải quyết vấn đề cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các doanh nghiệp xuất nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nô fi dung : tâ fp trung nghiên cứu vào các doanh nghiê fp xuất nhâ fp khẩu của Viê ft Nam trước tác đô fng khó lường của đại dịch Covid-19

- Phạm vi không gian : tâ fp trung nghiên cứu trong phạm vi Viê ft Nam

- Phạm vi thời gian : nghiên cứu thực trạng các doanh nghiê fp xuất nhâ fp khẩu của Viê ft Nam qua số liê fu từ năm 2010-2021 (trước và trong đại dịch)

Trang 6

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

- Giá trị kinh tế và vị thế của thị trường xuất hập khẩu Việt Nam đối với nền kinh tế quốc dân là gì?

- Thực trạng xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp trước và trong đại dịch như thế nào?

- Đại dịch Covid- 19 đã tác động đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trên những phương diện nào?

- Giải pháp tạm thời và lâu dài cho một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu là gì? (cân nhắc )

- Doanh nghiệp và Nhà nước nên làm gì để khắc phục những khó khăn đó?

1.6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu từ nhiều trang uy tín như ITC, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan…cùng các tạp chí kinh tế, luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thông tin và số liệu về sản lượng xuất khẩu,doanh thuđược lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành chắt lọc thông tin và xử lý để đánh giá quy mô, bản chất, sự khác nhau của đối tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian.

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài lệu trong nước

- Đại dịch Covid- 19 đã và đang diễn ra một cách khó lường tại hầu khắp các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Đây cũng được coi là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu được khai thác Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid- 19 đến các doang nghiệp xuất nhập khẩu như sau:

+ Bài nghiên cứu “Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Giang đã nghiên cứu tác động của đại dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp và thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn

Trang 7

luôn tiềm ẩn những khó khăn có thể ập đến bất cứ lúc nào khi dịch covid-19 liên tục có những đợt bùng phát trở lại trong các tháng đầu năm 2021 Hoạt động xuất nhập khẩu đã phải đối diện với nhiều rào cản như việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều, Từ những tác động đưa ra, m nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp tạm thời và lâu dài nhằm giải quyết những tồn đọng, tác động của đại dịch

+ Bài nghiên cứu “Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh tế tại Việt Nam” cũng đã đề cập đến những tác động của COVID-19 đến hoạt động kinh tế như sự bất ổn và sụt giảm trong các ngành như tài chính, Những biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa quốc gia cũng khiến cho hoạt động xuất khẩu bị tổn thương nặng nề

2.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài

- Bài nghiên cứu “Impact of the Covid-19 pandemic on agricultural exports” của tác giả Lin Ben-xi và Yu Yvette Zhang cho thấy những hiểu biết quan trọng về tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường xuất khẩu nông sản Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số mặt hàng nông sản sẽ không bị ảnh hưởng, thậm chí tăng trưởng mạnh vì đó là những nhu yếu phẩm thiết yếu trong cuộc sống con người Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng này cũng sẽ phải chịu nhiều thách thức hơn trong đại dịch Song song với đó, bài nghiên cứu thông qua số liệu cũng ghi rõ rằng, các DN nhỏ lẻ thì sẽ chịu tác động nghiêm trọng hơn là những doanh nghiệp lớn Từ bài nghiên cứu cho thấy, đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến cả chủ thể và mặt hàng xuất khẩu

- Nghiên cứu của Muhammad Umar Farooq, Amjad Hussain, Tariq Masood- “Supply chain operations management in Pandemics: A State-of-the Art Review Inspired by Covid-19” cho thấy tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi cung ứng toàn cầu và hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng Bài nghiên cứu cũng cho thấy, trước đại dịch, các cơ sở sản xuất, DN buộc phải đóng cửa, bên cạnh đó là sự vắng mặt của người lao động dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động và mức độ sản xuất Các hoạt động hậu cần cho hàng hóa, dịch vụ cũng bị xáo trộn Từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài cũng đã đưa ra những con đường

Trang 8

nghiên cứu tương lai, những quan điểm mới của các nhà nghiên cứu về sự hồi phục của chuỗi cung ứng toàn cầu hậu đại dịch

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

- Từ tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng đề tài nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid-19 đến các ngành xuất nhập khaartu thu hút rất nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu Tuy nhiên, một phần vì vấn đề này còn rộng lớn các “ngõ ngách” của vấn đề vẫn chưa được khai thác hết Vì thế nhóm sẽ đi vào nghiên cứu thực trạng xuất nhâ fp khẩu của Viê ft Nam , làm rõ các cơ hô fi và thách thức của hoạt đô fng này trước hô fi diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 , đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu tác đô fng tiêu cực của đại dịch bê fnh đến hoạt đô fng xuất nhâ fp khẩu , góp phần cải thiê fn tăng trưởng kinh tế Viê ft Nam.

PHẦN 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN

PHẦN 4: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUÂT NHẬP KHẨU4.1 Khó khăn của thị trường xuất nhập khẩu trong đại dịch Covid-194.1.1 Khó khăn trong hoạt động sản xuất

- Là một doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp sữa Việt Nam, công ty Vinamilk cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất trong thời kỳ đại dịch Covid-19

- Dịch bệnh khiến Vinamilk cũng như các doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, kinh doanh và chỉ mở cửa khi có thông báo của Chính phủ vì thế mà giờ làm cũng như việc làm của người lao động bị giảm đáng kể gây ra thiếu hụt lao động ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất Điều này tác động trực tiếp đến Vinamilk khi họ vẫn phải chi trả những chi phí cố định trong khi không biết bao giờ mới được trở lại sản xuất.

- Bên cạnh đó, các biện pháp hạn chế di chuyển và đóng của biên giới gây gián đoạn cho chuỗi cung ứng, từ việc xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên liệu Điều này ảnh hưởng lớn đến Vinamilk vì nguyên liệu sữa được Vinamilk nhập khẩu để sản xuất sữa bột và một số sản phẩm khác đều có nguồn gốc 100% từ các nước Mỹ, Úc, New Zealand và Nhật

Trang 9

Bản Vinamilk cũng bị ảnh hưởng bới giá nguyên vật liệu tăng cao chưa từng có trong đại dịch

4.1.2 Khó khăn trong thị trường tiêu thụ và xuất khẩu

- Đại dịch đã tạo ra những đợt suy thoái kinh tế toàn cầu, khiến nhiều quốc gia phải đối mặt với sự suy giảm thu nhập và tăng cường biện pháp tiết kiệm Do đó, người tiêu dùng thường có xu hướng giảm chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu, trong đó có các sản phẩm sữa và thực phẩm chế biến.

- Doanh nghiệp và người tiêu dùng đã điều chỉnh cách họ mua sắm và tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch Sự tăng cường mua sắm trực tuyến và ưu tiên các sản phẩm cần thiết hơn có thể dẫn đến giảm nhu cầu đối với các sản phẩm sữa xuất khẩu

- Mặt hàng được làm từ sữa của Vinamilk được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng như các nước Châu Á:Trung Quốc, Campuchia, Lào,…và một số nước như Nga, Mỹ, Canada Tuy nhiên đại dịch Coid-19 đã khiến cho các mặt hàng xuất khẩu của Vinamilk bị trì trệ Ví dụ như Trung Quốc- đây chính là nơi đại dịch bùng nổ sớm và nhanh nhất đã khiến cho nước này phải tạm dừng các hoạt dộng kinh tế với nước khác

4.2 Thực trạng của công ty Vinamilk trước và trong đại dịch Covid-19

Bảng 1: Tổng doanh thu của Vinamilk từ năm 2017-2021

- Từ đồ thị với nhiều nguồn số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau có thể thấy được rằng doanh thu của công ty vẫn đang tăng trưởng đều, nhìn chung sẽ không thấy

Trang 10

được tác động của covid đến doanh thu của công ty Là công ty đại diện cho ngành sữa Vinamilk là minh chứng rõ nét của bản lĩnh kinh doanh và uy tín trên thị trường quốc tế - Về doanh thu, năm 2020 Vinamilk lần đầu tiên đạt mốc gần 60,000 tỷ đồng và đến năm 2021 thì vượt ,mốc 60,000 tỷ đồng Qua số liệu cho thấy doanh thu của Vinamilk có sự tăng trưởng đáng kể dù là ở trong thời kì đại dịch Covid-19 điều này chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị trường vượt qua thời kì khủng hoảng do đại dịch Covid-19 Qua đó thấy được sự thành công của bộ máy quản lysvaf các

Bảng 2: Doanh thu xuất khẩu của Vinamilk từ năm 2017-2021

- Năm 2020, xuất khẩu đóng góp 5.561 tỷ đồng vào tổng doanh thu của toàn công ty, tăng trưởng 7,4% so với năm 2019 Sáu tháng đầu năm 2021, đại dịch một lần nữa khiến nền kinh tế lao đao nhưng hoạt động xuất khẩu của Vinamilk vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ khi tăng trưởng 2 con số, đạt 2.772 tỷ đồng.

- Trong năm 2021, tổng doanh thu của Vinamilk vượt mốc 60000 tỷ tăng 2,2% so với năm 2020 Doanh thu này được đóng góp lớn từ thị trường nội địa cũng như xuất khẩu Trong năm đó doanh thu từ thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 10% Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn hiện hữu.

Trang 11

Bảng 3: Lợi nhuận của công ty Vinamilk trong 5 năm 2017-2021

- Qua bảng đồ thị trên cho thấy lợi nhuận công ty biến động tăng giảm qua các năm, cụ thể: lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 10,278 tỷ đồng, đến năm 2018 giảm còn 10,200 tỷ dồng, năm 2019 tăng lên 10,550 tỷ dồng nhưng đến năm 2020 tăng trưởng vượt bậc với 11,236 tỷ đồng

- Nhìn chung lợi nhuận của Vinamilk có bước tăng trưởng trong giai đoạn 2019-2021 đây là một biểu hiện tích cực, giai đoạn 2019-2021 cho thấy nhiều bất ổn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu do dịch bệnh Nhưng năm 2020 là năm công ty Vinamilk gặt hái được nhiều thành công nhất bởi doanh thu và lợi nhuận của công ty đều ở mức cao, có sự vươn lên dù trong thời kỳ dịch bệnh đây là một biểu hiện tích cực của Vinamilk Sự tăng trưởng kinh doanh bên vững đã giúp Vinamilk thăng hạng liên tiêp 6 bậc lên vị trí 36 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới đồng thời trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam cũng như của khu vực Đông Nam Á góp mặt trong danh sách này

4.3.Các yếu tố đã giúp Vinamilk vượt qua đại dịch Covid-19 4.3.1 Quản trị linh động dễ dàng ứng phó

- Với phần lớn các doanh nghiệp, những kế hoạch kinh doanh sản xuất dù ngắn hạn cũng thường được dự trù trước ít nhất 6 tháng Tuy nhiên, các đợt bùng phát liên tục của Covid-19 đã khiến việc này thay đổi rõ rệt.Thực trạng này buộc Vinamilk phải linh động thay đổi, từ kế hoạch 6 tháng đến 1 năm chuyển thành kế hoạch dưới 3 tháng Ban lãnh đạo phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên cập nhật tình hình thị trường nhằm đưa ra những quyết định kịp thời.

Trang 12

- Ở Vinamilk, thời gian đầu của Covid-19, doanh nghiệp luôn phải tìm cách giảm hàng tồn kho để tối ưu hóa dòng tiền Nhưng vào thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh và lan rộng, chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn, nguồn cung nguyên vật liệu khan hiếm, Vinamilk điều chỉnh gia tăng hàng tồn kho để kịp thời cung cấp cho các hoạt động sản xuất.

- Vinamilk tận dụng lợi thế có hệ thống sản xuất và phân phối rộng khắp trên toàn quốc giúp đảm bảo khả năng sản xuất ổn định ngay cả khi một số địa phương phải thực hiện giãn cách Vấn đề nằm ở việc quản trị, điều phối hệ thống này sao cho tối ưu hiệu quả.

4.3.2 Ứng dụng công nghệ, gia tăng sự linh động

- Tại Vinamilk, việc ứng dụng công nghệ, đầu tư vào chuyển đổi số đã được chú trọng thực hiện từ nhiều năm trước Đơn cử như hệ thống ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) được công ty đầu tư từ khoảng 15 năm trước đã giúp các hoạt động giữa khâu bán hàng và phân phối diễn ra một cách nhịp nhàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh Hay nhờ đã có hệ thống thanh toán không tiền mặt, Vinamilk không gặp bất cứ khó khăn gì trong việc thanh toán, giúp công việc kinh doanh vận hành suôn sẻ.

- Các nhà máy và trang trại Vinamilk áp dụng triệt để tự động hóa và công nghệ 4.0, đảm bảo quản lý từ xa và có tính hệ thống Chuỗi cung ứng của Vinamilk hoạt động hoàn toàn dựa vào hệ thống công nghệ thông tin, kết nối từ đầu vào - việc thu mua nguyên vật liệu, cho đến đầu ra cuối cùng - sản phẩm đến tay người tiêu dùng

4.3.3 Yếu tố con người

- Vinamilk thành lập ban Hỗ trợ chuyên môn phòng chống Covid-19, tuyên truyền, hướng dẫn người lao động tuân thủ và thực hành quy định phòng chống dịch, thường trực online 24/7 để hỗ trợ các vấn đề liên quan đến dịch bệnh Công ty cũng cung cấp cho nhân viên các phương tiện phòng dịch, sản phẩm dinh dưỡng tăng cường đề kháng.

trả lương và phúc lợi đầy đủ; hỗ trợ tăng cường về điều kiện làm việc – sinh hoạt đối với các đơn vị 3 tại chỗ; chủ động hỗ trợ người lao động toàn công ty trong xét nghiệm, chích vaccine phòng Covid-19.

Ngày đăng: 09/04/2024, 22:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w