1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài môn hành vi người tiêu dùng tổng quan về thị trường thời trang tại việt nam 2021 2022

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Về Thị Trường Thời Trang Tại Việt Nam 2021 - 2022
Tác giả Đàm Xuân Vinh, Trần Quang Trí Dũng, Bùi Anh Tuấn, Vũ Quang Trường, Nguyễn Tuấn Anh, Đỗ Đức Mạnh, Trương Văn Minh
Người hướng dẫn Đặng Minh Thùy
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Hành Vi Người Tiêu Dùng
Thể loại Đề Tài Môn Học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Nhưng vấn đề lớnnhất với các bạn thích ngành thiết kế thời trang gặp phải có lẽ là việc làm thếnào để mọi người biết đến những thiết kế của mình.Trong thời đại internet ngày càng phát tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỀ TÀI MÔN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

GV hướng dẫn : Đặng Minh Thùy

Nhóm : Seven Up

1 Đàm Xuân Vinh 5 Nguyễn Tuấn Anh

2 Trần Quang Trí Dũng 6 Đỗ Đức Mạnh

3 Bùi Anh Tuấn 7 Trương Văn Minh

4 Vũ Quang Trường

Lớp : 62QT- Mar2

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Phần 1: Tồng quan về thị trường thời trang Việt Nam và thương hiệu Macherie’ 5

1.1 Tổng quan về thị trường thời trang tại Việt Nam 2021 – 2022 5

1.1.1 Quy mô thị trường thời trang Việt Nam 5

1.1.2 Cơ hội cho các thương hiệu thời trang Việt Nam hiện nay 6

1.1.3 Dự báo xu hướng thời trang 2022-2023 7

1.1.3.1 Xu hướng thời trang là gì? 7

1.1.4 Môi trường cạnh tranh 9

1.2 Giới Thiệu về thương hiệu Macherie’ 10

1.2.1 Slogan, website của Macherie’ 10

2 Phần 2: Hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm thời trang 11

2.1 Chân dung khách hàng 11

2.2 Nhân khẩu học 11

2.3 Tâm lý khách hàng 12

3 Phần 3: Chiến lược marketing 14

3.1 Chiến lược lựa chọn thị trường marketing 14

3.1.1 Khách hàng mục tiêu: 14

3.1.2 Phân tích cạnh tranh 14

3.2 Chiến lược 4P 15

3.2.1 Sản phẩm (Product) 15

3.2.2 Giá (Price) 15

3.2.3 Phân Phối (Place) 16

3.2.4 Quảng bá, truyền thông (Promotion) 16

Trang 3

ĐỀ TÀI: Tìm kiếm cơ hội thị trường phát triển 1 sản phẩm mới, mô tả kĩ khách hàng mục tiêu, giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng xây dựng 4P phù hợp với phân khúc khách hàng này.

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cá nhân hóa đang trở thành một khía cạnh quan trọng hơn đối với người tiêu dùng hiện nay Theo báo cáo của State of Fashion, cá nhân hóa là

xu hướng số 1 trong năm 2018 và ngày càng có nhiều khách hàng mong đợi các thương hiệu triển khai tính năng này Có đến 70% người tiêu dùng mong muốn có tính năng cá nhân hóa trong việc mua sắm trực tuyến Tuy nhiên, chỉ

có 23% thương hiệu đáp ứng được Xu hướng này bắt nguồn từ sự thay đổi trong giá trị mong muốn của người tiêu dùng Một nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng đề cao tính cá nhân hoá và có mong muốn bản thân mình là duy nhất trong phong cách cũng như thời trang của họ

Về lĩnh vực Thiết kế thời trang, có thể xem đây là một trong những nghề rất hot hiện nay Với xu hướng ngày càng phát triển của xã hội thì vấn

đề ăn ngon, mặc đẹp của mọi người càng được quan tâm Nhưng vấn đề lớn nhất với các bạn thích ngành thiết kế thời trang gặp phải có lẽ là việc làm thế nào để mọi người biết đến những thiết kế của mình

Trong thời đại internet ngày càng phát triển đặc biệt trong thời gian dịch bệnh như hiện nay thì kiếm tiền online luôn được ưu tiên Ở

Việt nam kiếm tiền online cũng đang ngày càng phát triển và không còn xa lạ với mọi người nữa Tuy nhiên thì không có điều gì là dễ dàng cả, nhất là việc kiếm tiền chưa bao giờ là đơn giản

Vậy đâu sẽ là giải pháp để giải quyết tất cả bài toán nêu trên?

Với mục đích đem lại cho khách hàng những sản phẩm thời trang mang đậm phong cách cá nhân cũng như mang tới cho những người yêu thích thiết kế thời trang cơ hội để có thể đưa những thiết kế của mình đến với mọi người Giải pháp mang tên Macherié hứa hẹn sẽ là nơi để cho mọi khách hàng có thể gửi gắm niềm tin

Trang 5

1 Phần 1: Tồng quan về thị trường thời trang Việt Nam và thương hiệu Macherie’.

1.1 Tổng quan về thị trường thời trang tại Việt Nam 2021 – 2022 1.1.1 Quy mô thị trường thời trang Việt Nam

- Cũng như mọi lĩnh vực khác, thị trường thời trang Việt Nam đã trải qua

1 năm đầy thách thức, biến động do Covid-19 Dù vậy, sau nhiều nỗ lực và đổi mới, năm 2021 ghi nhận nhiều dấu ấn đáng nhớ của thời trang Việt

- Các sự kiện tổ chức chuyên nghiệp, hấp dẫn và ngày càng có nhiều nhà

thiết kế, người mẫu chinh phục thị trường quốc tế, thợ may giỏi được đào tạo

từ các chuyên ngành, từ những cuộc thi chuyên môn

Tất cả đã nói lên sự nỗ lực, bứt phá của những nhà thiết kế, ngành thời trang may mặc Việt Nam không đứng ngoài xu hướng chung của thế giới, gắn với bản sắc văn hoá và đi theo xu hướng bền vững, thân thiện với môi trường

- Năm vừa qua cũng là năm hàng loạt thương hiệu thời trang nước ngoài

có mặt tại Việt Nam, khiến thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt Song, theo đánh giá của những người làm nghề, đây cũng là một “cú hích” để thời trang Việt Nam nỗ lực bước qua “Khung cửa hẹp” và nâng tầm thương hiệu lên thị trường quốc tế

- Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt

Nam vượt Bangladesh thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới với trị giá hơn 35 tỷ USD trong năm 2020 Với kết quả này, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về bán hàng may mặc trên toàn cầu

- Sản phẩm may mặc “Made in Vietnam” chiếm 6,4% thị phần thế giới.

Năm 2010, thị phần chỉ là 2,9% Các doanh nghiệp dệt may đã vượt lên khó

Trang 6

khăn, duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021, ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020

- Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt

Nam với 15,9 tỷ USD; EU đạt 3,7 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 3,6 tỷ USD và Trung Quốc đạt 4,4 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu sợi Mục tiêu năm 2022, ngành dệt may phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5 đến 43,5 tỷ USD

- Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng, ngành thời trang nước ta

chưa chuyên nghiệp, dẫn đến tình trạng người may cứ sản xuất, người bán

cứ phân phối, chưa tạo được chuỗi hoàn chỉnh so với thương hiệu nước ngoài

- Trong khi bản chất của thời trang là cập nhật liên tục các xu hướng

mới, thời trang đa phong cách và làm thỏa mãn nhu cầu về mẫu mã, chất lượng cho người dùng, thì các thương hiệu trong nước chưa theo kịp, khâu marketing còn đơn giản, khiến ngân sách lớn nhưng hiệu quả thấp nên một

số sản phẩm “Made in Vietnam” thường có giá cao, mất lợi thế cạnh tranh

- Để thời trang Việt sánh ngang các thương hiệu ngoại thì doanh nghiệp

không chỉ tận dụng lợi thế sân nhà với yếu tố nhân công giá rẻ mà phải áp dụng kỹ thuật cao, thiết kế giỏi, nâng cao chuỗi giá trị

- Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ngành thời trang như nhà thiết kế, công

nhân may phải thường xuyên cập nhật kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhiên liệu mới để theo kịp nhu cầu trong nước và quốc tế

1.1.2 Cơ hội cho các thương hiệu thời trang Việt Nam hiện nay.

- Trong một khảo sát người dân thành thị Việt Nam gần đây, hơn 87%

người tham gia khảo sát trả lời rằng họ từng thực hiện giao dịch bằng phương thức thanh toán điện tử, và cho biết quần áo là một trong những mặt hàng mua bán trực tuyến phổ biến nhất

- Nhiều công ty nhận ra ngày càng nhiều người thích dùng các nền tảng

trực tuyến để mua sắm quần áo và cập nhật những xu hướng thời trang Để

Trang 7

luôn “ở trong cuộc chơi” và tăng doanh số bán hàng, các công ty phải điều chỉnh hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu số mới này

- Các doanh nghiệp khởi nghiệp thời trang có thể tiếp cận khách hàng

trực tuyến tiềm năng mà không cần đầu tư lớn, còn khách hàng Việt đã quen với việc đặt hầu hết mọi thứ trực tuyến và được giao đến tận nhà Doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có thể tận dụng lợi thế từ sự ra đời các công nghệ mới trong tạo mẫu kỹ thuật số, tạo hình ảnh và các hình thức sản xuất kỹ thuật số liên quan khác

- Trong khi đại dịch khiến mọi người hết sức lo âu và gây xáo trộn hầu

hết các tổ chức, chuyên gia từ RMIT lại cho rằng đây là cơ hội để ngành công nghiệp non trẻ xem xét lại mô hình kinh doanh và xác định phương cách để tiếp cận nhiều khách hàng hơn

- Ông Patrick Ford, giảng viên ngành thiết kế ứng dụng sáng tạo tại Đại

học RMIT, đã đề xuất một quy trình đổi mới thông qua kỹ thuật in kỹ thuật

số trực tiếp lên vải (DTG): “DTG không chỉ hấp dẫn về mặt kinh tế mà còn thể hiện động thái hướng đến cách tiếp cận bền vững hơn đối với sản xuất số lượng nhỏ”, ông Ford chia sẻ

- Các doanh nghiệp khởi nghiệp thời trang trong nước hiện có thể sản

xuất tại chỗ với số lượng nhỏ, bằng cách in kỹ thuật số DTG trong quá trình phát triển sản phẩm mà không cần gia công in vải ở công ty khác Đây không đơn thuần là một cỗ máy để tạo ra thành phẩm mà còn có thể đưa vào như một phần của quá trình phát triển thiết kế sản phẩm tổng thể, cho phép xem và đánh giá các thiết kế lặp lại khác nhau gần như ngay lập tức

- Cả hai chuyên gia đã đưa ra những đề xuất quan trọng, để các doanh

nhân trẻ ngành thời trang cân nhắc trong giai đoạn phục hồi từ Covid-19, đó

là phải có chiến lược rõ ràng và làm trong khả năng; xác định và tập trung vào bản sắc độc đáo riêng của thương hiệu, chẳng hạn như lồng ghép câu chuyện và cá tính riêng vào sản phẩm; tin tưởng vào bản thân và phát triển ý tưởng riêng từ các chủ đề và lĩnh vực có ý nghĩa với bạn; đừng dựa vào tổ hợp các mặt hàng cố định mà quên duy trì phát triển sản phẩm, luôn suy nghĩ

về những gì sẽ diễn ra tiếp theo; tránh xa các sản phẩm có tuổi đời hạn chế;

Trang 8

xem xét các kỹ thuật dệt và những vấn đề như quản lý chất thải vải; đừng sợ thất bại vì bạn có thể học hỏi từ những sai lầm

1.1.3 Dự báo xu hướng thời trang 2022-2023

1.1.3.1 Xu hướng thời trang là gì?

- Xu hướng thời trang là sự đổi mới về phong cách mà được một nhóm

người chấp nhận tại một thời điểm và một khu vực nào đó Xu hướng được hình thành dựa trên các yếu tố: con người, sự chấp nhận, thời gian và địa điểm diễn ra Xu hướng thời trang thường nghiên cứu những nội dung sau: phom dáng trang phục, màu sắc, phụ kiện, phụ liệu, chi tiết trang trí, hoạ tiết trang trí Tất cả chúng phải được phối hợp sao cho thật hài hòa và đẹp mắt

1.1.3.2 Dự báo về xu hướng thời trang 2022-2023 của các thương hiệu hiện nay

- Thời trang phong cách Retro Retro là từ rút gọn của “retrospection”

hoặc “retrospectus”, có nghĩa là “hồi tưởng quá khứ”, hay “ngược trở lại” Phong cách retro lấy cảm hứng từ những trang phục thập niên 50 đến 80 của thế kỷ trước Quần áo phong cách retro được sản xuất mới hoàn toàn dựa trên kiểu dáng, màu sắc và phong cách trang phục thời xưa Vì thế, chúng vừa mang hơi thở quá khứ, vừa chứa đựng nét đẹp hiện đại độc đáo Phong cách thời trang trong retro mang đến vẻ ngoài đơn giản nhưng không kém phần quyến rũ

- Cut-out thể hiện cá tính tuổi trẻ Trang phục cut-out là tên gọi những

trang phục sử dụng một hoặc vài đường cắt kéo để làm lộ ra những điểm gợi cảm trên cơ thể Một số những điểm cut-out thường gặp: cut-out vai, cut-out

eo, cut-out ngực… Không xa lạ với giới trẻ 2021, trang phục cut-out tuy không mới nhưng lại tạo nên làn sóng mạnh mẽ trong hè vừa qua Chắc chắn rằng, nó sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm tới

- Y2K Theo vòng tuần hoàn của các chu kỳ thời trang, cứ khoảng 20–30

năm thì những xu hướng thời trang có sự tái lặp lại nhất định Vì vậy, những phong cách thời trang của thập niên 2000, còn được gọi là phong cách Y2K, lại một lần nữa xuất hiện Y2K là thuật ngữ để chỉ phong cách thời trang của những năm 2000 Thập niên 2000 được định hình bởi những nguyên tắc

Trang 9

phản thời trang nổi loạn Ví dụ như quần cạp trễ, lối phối màu sắc đối chọi nhau, những kiểu layering (kết hợp nhiều lớp) phức tạp, những đường cut out táo bạo, hay những mẫu áo thun họa tiết độc đáo

Vào năm 2022, xu hướng Y2K trở lại mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến gu ăn mặc thường ngày của Gen Z Phong cách Y2K hướng đến những người có cá tính mạnh mẽ, sự phủ sóng của xu hướng này cho thấy tư duy thời trang khác biệt của GenZ Tính chất phản thời trang của thập niên 2000 không chỉ bị giới hạn trong phom dáng trang phục mà còn đến từ lối phối màu không truyền thống

- MÀU ĐẬM ĐƯỢC ƯA CHUỘNG Màu sắc rực rỡ khiến mọi người

cảm thấy dễ chịu Vì vậy, thời trang năm nay thiên về phong cách vui nhộn

và thú vị Bạn có thể mong đợi nhiều kiểu trang phục thúc đẩy tâm trạng và màu sắc tươi sáng thúc đẩy không khí tích cực Theo giới quan sát, doanh số bán hàng có màu sắc rực rỡ đã tăng lên đáng kinh ngạc so với cùng kỳ năm trước Dự kiến, năm 2022, chúng ta sẽ thấy rất nhiều màu tím và họa tiết hoa violet với tên gọi ấn tượng là 'Very Peri'

Nhà thiết kế Nancy Rose khẳng định những tông màu nổi bật như xanh, đỏ sẽ cực kỳ phổ biến vào năm 2022 Mặt khác, Gen Z đang yêu thích tông xanh lá Gam màu này phủ sóng trên sàn diễn, trong thời trang đời thường và được dùng làm bao bì của các sản phẩm làm đẹp

1.1.4 Môi trường cạnh tranh

- Hiện nay các công ty thời trang Việt đều xác định đối tượng khách hàng

chủ yếu là những người có thu nhập và thị hiếu tiêu dùng trung bình Nắm bắt tâm lý của đại bộ phận người tiêu dùng trẻ tuổi, các nhà sản xuất trong nước đang đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh Mặc dù được đánh giá chiếm đến 60% thị phần nhưng phân khúc thị trường thời trang cấp trung vẫn là khu vực tập trung nhiều sự cạnh tranh nhất

- Ngành may mặc thời trang đang đứng trước áp lực khá gay gắt từ các

do doanh nghiệp trong nước và cả nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đã năng động trong việc nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và ‘bắt mạch’ thị trường.” Ngoài việc mở thêm cửa hàng,

Trang 10

các công ty thời trang tư nhân còn bước vào “cuộc chiến” thương hiệu bằng những lô hàng vải “độc” riêng cho nhãn hiệu mình

- Hơn thế, mỗi nhãn hiệu thời trang nội địa đều chọn nguồn vải mới độc

quyền, nhập trực tiếp hay bao nguyên lô của những đơn vị nhập vải ngoại Ở những khúc thị trườg cấp trung, cạnh tranh lại càng gay gắt khi có sự tham gia của các nhãn hiệu nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia

- Cùng với đó sự xuất hiện của những “ông lớn” ngành thời trang nước

ngoài không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng, mà còn tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thời trang trong nước

- Và sự cạnh tranh gay gắt với những local brand hay những thương hiệu

có tiếng tại Việt Nam

1.2 Giới Thiệu về thương hiệu Macherie’

- Macherie’ là thương hiệu thời trang được thành lập vào năm 2022 và là

cái tên hoàn toàn mới trên thị trường Việt Nam Macherie’ cung cấp các sản phẩm thời được cá nhân hóa cho cả nam và nữ với thiết kế đa phong cách và bắt kịp xu hướng thời trang hiện nay

- Cùng với đó Macherie’ mang lại một trải nghiệm hoàn toàn mới với

dịch vụ thiết kế độc quyền thông qua phương thức đặt hàng Ngoài ra, hiểu được những khó khăn mà các bạn thiết kế thời trang gặp phải, Macherie’ sẽ

là nơi biến những thiết kế của các bạn thành một sản phẩm hoàn chỉnh với mức hoa hồng nhất định

- Sứ mệnh của Macherie’ là "Mong muốn hỗ trợ giúp các bạn trẻ thoả

sức với đam mê thiết kế thời trang của mình và mang đến những trang phục đặc biệt và duy nhất cho khách hàng " Chính vì vậy, Macherie’ dày công nghiên cứu chất liệu sản phẩm và cho ra mắt những dòng sản phẩm tối

ưu cả về giá cả và chất lượng mang đến cho khách hàng

- Cùng với đó, Macherie’ luôn dành phần lớn thời gian để đào tạo văn

hóa phục vụ cho toàn bộ nhân viên Mỗi nhân viên sẽ là 1 đại sứ thương hiệu, mỗi nhân viên sẽ là 1 hình mẫu về văn hóa phục vụ của Macherie’ và trao giá trị tốt nhất đến từng khách hàng

1.2.1 Slogan, website của Macherie’

Trang 11

- Slogan: “Macherie’, Make your style – Make your life”

- Ý nghĩa:Mỗi người chúng ta thường dễ bị thu hút bởi những người

tự tin, độc lập và có phong thái cuốn hút Điều này để lại trong tâm trí một ấn tượng rất sâu sắc và có xu hướng trầm trồ trước những người như vậy Phong cách cá nhân là điều rất quan trọng, nó là “tấm gương” phản chiếu tính cách và nhận thức của bạn về mọi thứ xung quanh Và đặc biệt họ luôn có lối sống phóng khoáng, tư duy mới mẻ

và cuộc sống vui vẻ bởi sự tự do trong việc lựa chọn ăn mặc, cũng như con người họ muốn thể hiện Với slogan: Make your style, make your life “chúng tôi mong muốn rằng thời trang chính là “tiếng nói” tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của bạn Chúng ta không thể thay đổi thế giới nhưng hãy để thế giới thay đổi cách nhìn đối với bạn

- Website: https://ducdungtranquang.github.io/macherie/? fbclid=IwAR1yA-ThSHaDRYPw0AXfqTjNlblk3nII88wYaD-Vj9KAP-r5uI9neGyd1cA

2 Phần 2: Hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm thời trang

- Khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến có độ tuổi từ 15 => 40 tuổi.

Những người thích sự sáng tạo và cá nhân hóa

- Được phân thành 3 nhóm tuổi:

Độ tuổi từ 15 => 22 tuổi

Độ tuổi từ 23=> 30 tuổi

Độ tuổi từ 31=> 40 tuổi

2.2 Nhân khẩu học

- Được xác định bởi các tiêu chí như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu

nhập, tính cách

- Được thể hiện dưới bảng sau đây:

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w