Báo cáo thực hành học phần hành vi người tiêu dùng thương hiệu mì gói acecook

31 0 0
Báo cáo thực hành học phần hành vi người tiêu dùng thương hiệu mì gói acecook

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về thương hiệu mì gói acecook- Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không

lOMoARcPSD|39459588 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC HÀNH HỌC PHẦN: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG Tên nhóm : Nhóm 6 Lớp : Giáo viên hướng dẫn : T HÀ NỘI - 2022 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 3 1.1 Giới thiệu doanh nghiệp .3 1.1.1 Tổng quan về thương hiệu mì gói acecook 3 1.2 Mô tả thị trường 5 1.2.1 Tổng giá trị ước tính của thị trường ( cả ngành ) 5 1.2.2 Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường .7 1.2.3 Các thương hiệu, nhãn hàng và phân khúc các sản phẩm hiện tại trên thị trường 10 1.2.4 Các phân khúc hiện tại trên thị trường mì ăn liền 14 1.3 Hành vi tiêu dùng sản phẩm 16 1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua mì ăn liền 16 1.3.2 Thông tin về các sản phẩm mì ăn liền 19 1.3.3 Phân tích 5 quyết định của NTD 29 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Giới thiệu doanh nghiệp 1.1.1 Tổng quan về thương hiệu mì gói acecook - Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao - Là một doanh nghiệp lâu đời, Acecook Việt Nam đã tạo cho sản phẩm của mình một tên tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường, các sản phẩm mì ăn liền đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam - Khởi nguồn tử công ty Vifon-Acecook - liên doanh giữa Công ty Sản xuất mì ăn liền nổi tiếng Việt Nam-Vifon và Công ty Acecook Nhật Bản, đến năm 2008 xuất hiện với cái tên độc lập Acecook Việt Nam với 100% vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất Nhật Bản đồng thời có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Trụ sở đặt tại lô II-3, Đường 11, KCN Tân Bình, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh Acecook Việt Nam hiện sau 20 năm thành lập đã sở hữu được 06 nhà máy sản xuất, 700 đại lý trải rộng khắp cả nước chiếm 60% thị phần mì ăn liền trong nước -Năm 2004 công ty đã xây dựng hoàn chỉnh và đạt được những chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS) Là sản phẩm mang tính toàn cầu có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới - Khẩu hiệu “Biểu tượng của chất lượng” là tôn chỉ thực hiện chính sách quản lý nhất quán, triệt để nhằm ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm mà công ty hướng đến, với phương châm “Học hỏi, cải tiến và phát triển liên tục để trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam và thế giới” Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Acecook qua từng năm Năm 1993: Thành lập công ty liên doanh Vifon-Acecook gồm Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON) và ACECOOK, MARUBENI, hiệp hội hợp tác hỗ trợ kinh tế nhật bản JAIDO - Năm 2000: Ra đời sản phẩm Hảo Hảo: một bước đột phá mới, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường - Năm 2002: Thành lập thêm 1 văn phòng đại diện tại Campuchia - Năm 2003: ACECOOK Việt Nam đã đồng loạt mở rộng thị trường xuất khẩu : Úc, Mỹ, Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi và đã nâng được kim ngạch xuất khẩu lên 3 triệu USD - Thành lập thêm 1 nhà máy mới tại Tỉnh Bình Dương Tăng tổng dây chuyền công ty lên 12 dây chuyển - Từ khi thành lập đến nay doanh số liên tục tăng mỗi năm, chiếm 60% thị phần mì ăn liền cả nước - Acecook nộp vào ngân sách nhà nước :12 lần so với năm 1995 Năm 2004: - Công ty liên doanh Vifon-Acecook đã chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam - Acecook có 06 năm liền đạt hàng Việt Nam chất lượng cao - Công ty Acecook Việt Nam vinh dự được đón nhận “huân chương lao động hạng 3” do Chủ Tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Năm 2007: -Cty Acecook Việt Nam có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - Được vinh dự là thành viên Hiệp hội mì ăn liền thế giới Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Năm 2008: Công ty Acecook Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam Năm 2010: Công ty vinh dự đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng Nhất do Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Đây là phần thưởng cao quý nhất của Nhà Nước dành tặng cho Công ty Acecook Việt Nam với những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực kinh tế và xã hội của công ty suốt 15 năm qua Năm 2012: - Acecook xếp hạng 81 trong bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - Xếp hạng 100 trong bảng xếp hạng V1000 - Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam - Giải thưởng Rồng Vàng - Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu - Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển ngành Công thương" - Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng ASEAN" 1.2 Mô tả thị trường 1.2.1 Tổng giá trị ước tính của thị trường ( cả ngành )  Tổng quan Theo Báo cáo thị trường của IndustryARC, quy mô thị trường mì ăn liền ước tính đạt 63,6 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng với tốc độ là 5,2% trong giai đoạn dự báo 2021-2026 Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel vừa công bố báo cáo cho biết: mì gói là một trong những thực phẩm thiết yếu có mặt hầu hết trong các hộ gia đình Việt với mức thâm nhập gần 100%, chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) Và 2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền ra đời tại Việt Nam Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam năm 2021 đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ đạt 8,5 tỷ gói, tăng 21,76% so với năm 2020 Dữ liệu thống kê của Retail Data cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 50 Công ty sản xuất mì gói, mì ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước Trong đó, Acecook, Masan và Asia Food chiếm khoảng 70% thị phần  Thị trường mì ăn liền trong điều kiện dịch covid 19 Ø Trong nước Khảo sát từ Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho thấy: tỷ lệ gia tăng tiêu thụ mì ăn liền ở Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay là 67% Ghi nhận tại các siêu thị lớn, đại diện Lotte Mart chia sẻ: "Doanh số mặt hàng mì ăn liền và các loại sợi ăn liền tháng 3-2020 tăng hơn 27% so với giai đoạn tháng 2” Trong năm 2020, Việt Nam tiêu thụ hơn 7 tỷ gói mì ăn liền, tốc độ tăng trưởng so với 2019 xấp xỉ 30% và năm 2021 là 8,5 tỷ gói mì, cao nhất thế giới Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Nguồn: World Instant Noodles Association Như vậy, nếu tính theo bình quân đầu người, mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 87 gói mì/năm cao nhất thế giới vượt mặt Hàn Quốc Con số này trong năm 2020 chỉ là 72 gói/năm Ø Xuất Khẩu Năm 2020 và năm 2021, ngành sản xuất mì ăn liền đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp về phòng dịch Covid-19 toàn cầu Theo Bộ Công Thương, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, có doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam xuất khẩu mì tăng tới 300% Hiện, phở ăn liền và mì ăn liền Việt Nam đã và đang xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 1.2.2 Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường Thị trường mì ăn liền Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt Song, đó sẽ là động lực để các công ty nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn Tiềm năng phát triển của thị trường mì gói cũng như thực phẩm đóng gói tại Việt Nam còn rất lớn Vấn đề là doanh nghiệp có tìm ra sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hay không Việt Nam ăn mì tôm nhiều thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc, vượt Ấn Độ Trong top các nhà sản xuất và chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường mì ăn liền toàn cầu có tên Acecook Việt Nam Từ thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), có thể thấy thị trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020; thứ hai là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24% Trung Quốc tuy có nhu cầu về mì ăn liền cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao như Việt Nam Tại Việt Nam, khi thực hiện các đợt giãn cách xã hội, báo cáo của Bộ Công Thương cũng thường xuyên ghi nhận thiếu hụt tạm thời mì ăn liền Bởi vì đây là mặt hàng được người dân mua với số lượng lớn, một số nơi còn ít hàng do chưa kịp phân phối, giá cả không thay đổi Riêng mặt hàng mì Hảo Hảo tại một số địa phương đôi khi có khan hiếm do nhu cầu của người dân lớn, các cơ sở kinh doanh chưa kịp nhập hàng Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019 Trong các nước khối ASEAN, Philippines cũng có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu mặt hàng mì gói, mì cốc khá cao, đạt 16,1% vào năm 2020 Nguyên nhân bởi Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Philippines là quốc gia chịu nhiều thiên tai nên hầu hết người dân có xu hướng tiết kiệm tiền cho tương lai, luôn dự trữ thực phẩm có thể dễ dàng nấu chín phòng trừ trong thời gian xảy ra thiên tai Do vậy, mì ăn liền chính là một lựa chọn tối ưu Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67% Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam Nhưng không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, điều này khiến thị trường Việt Nam rất phong phú, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại và giá cả mặt hàng Về thị trường tiềm năng, mặc dù châu Á hiện có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng năm không cao, dưới 17% (trừ Việt Nam) Trong giai đoạn 2022-2026, châu Âu dự kiến sẽ là thị trường có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao nhất, từ 15% đến dưới 50% (tùy theo từng quốc gia) Xuất khẩu tới 40 quốc gia Về tiềm năng xuất khẩu, năm 2020 và năm 2021, ngành sản xuất mì ăn liền đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp về phòng dịch Covid-19 toàn cầu Cá biệt, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, có công ty của Việt Nam xuất khẩu mì tăng 300% Hiện, phở ăn liền và mì ăn liền hiện Việt Nam đã và đang xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới Để xuất khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các thủ tục, chứng từ cần thiết để khai báo hải quan, gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List), xác nhận đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển (Booking Confirmation), hợp đồng thương mại (Sales Contract), giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm mì hoặc phở ăn liền, bản tự công bố sản phẩm, giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sales), kiểm dịch động vật (Health Certificate) Bởi, hầu hết các sản phẩm mì ăn liền hoặc phở ăn liền đều có thành phần có nguồn gốc từ động vật nên doanh nghiệp cần đăng ký lấy mẫu, kiểm dịch động vật Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Việt Nam nằm ở top các nước tiêu thụ nhiều mì tôm trên thế giới Đối với các HS code như: 19023030 (miến), 19023040 (mì ăn liền), 19023020 (mì, bún làm từ gạo), 190230 (sản phẩm từ bột nhào khác), 19023090 (loại khác) thì thuế xuất khẩu là 0% Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thống kê, nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3,45% so với năm trước đó nhưng năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của dịch Covid-19 Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng này dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026 Điều này cho thấy tiềm năng phát triển kinh doanh mì ăn liền trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới khá cao Thị trường mì toàn cầu có thể được chia theo chủng loại gồm: mì thịt gà, rau, hải sản và các loại khác Các nhà sản xuất và chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường mì ăn liền toàn cầu hiện có Nissin Food Holdings; Nestle SA; ITC Limited; Capital Food Pvt Ltd; Ajinomoto Co, Inc; Acecook Việt Nam; Indofood Sukses Makmur Tbh; Aico Food Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 hay giới trí thức Thật thú vị khi có người từng nhận xét: Mì gói xóa nhòa ranh giới về sự giàu nghèo Nó có mặt ở trong những bàn ăn đạm bạc cho đến những bữa tiệc thịnh soạn, từ những căn nhà lá đơn sơ đến những cao ốc văn phòng hiện đại Nó là thực phẩm mà ta có thể thưởng thức nhanh hay chậm tùy ý Tại Việt Nam ghi nhận, sử dụng mì ăn liền đã trở thành thói quen không thể thiếu củangười dân với mức tiêu thụ từ 1-3 gói/người/tuần.Trong những năm gần đây, việc du nhập các món ăn từ nước ngoài mà điển hình là cácmón ăn từ Thái Lan và Hàn Quốc với khẩu vị cay nồng và chua ngọt đã thực sự ảnhhưởng đến khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam Điều này góp phần tác động đến thịhiếu lựa chọn mì gói của người tiêu dùng Nhóm tham khảo người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng cũng cótác động đến hành vi mua của người tiêu dùng Đây là một trong những yếu tố ảnhhưởng đến hành vi lựa chọn sản phẩm nên Vina Acecook thường mời các nghệ sĩ nổitiếng như Tóc Tiên, Trúc Nhân, Hoài Linh… quay quảng cáo cho mì Hảo Hảo c Yếu tố cá nhân Tuổi tác khác nhau sẽ có sở thích khác nhau Những khách hàng trẻ yêu thích những sản phẩm màu sắc bắt mắt và thích thử nghiệm những cái mới lạ, trong khi nhómkhách hàng lớn tuổi hơn thì không thích cầu kì về màu sắc Ngược lại, họ thích sự đơngiản và ít bị thuyết phục mua hàng bởi các hình thức khuyến mãi Vì vậy, các thiết kếmàu sắc bao bì sản phẩm, cũng như hương vị sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi độ tuổi khác nhau Mức thu nhập khác nhau phụ thuộc vào từng nhóm nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn về giá của sản phẩm Những nhóm khách hàng có thu nhập cao thường không quan tâm nhiều về giá cả Họ đặt sự ưu tiên hàng đầu về chất lượng, dinh dưỡng và tính thuận tiện sản phẩm hơn Trong khi với nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp hơn thì giá cả lại là một yếu tố đặc biệt quan trọng Dựa vào đó, các công ty đưa ra nhiều mức giá và chương trình tiếp thị hấp dẫn, phùhợp với từng nhóm đối tượng cụ thể d Thói quen sử dụng Thói quen sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và đến quyết định mua sảnphẩm mì Hảo Hảo của người tiêu dùng Khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 quan tâm đến nhiều yếu tố như tính tiện lợi, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, mẫu mã, bao bì… Bên cạnh đó, tùy theo mỗi vùng miền sẽ có khẩu vị khác nhau Ví dụ, người miền Bắc có xu hướng dùng các loại mì cóhương vị thanh đạm, hài hòa về gia vị còn người miền Nam ưa chuộng hương vị chua cay hơn Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 1.3.2 Thông tin về các sản phẩm mì ăn liền a Các thông tin dòng sản phẩm Acecook trong kinh doanh bán lẻ Acecook vi Các thông tin dòng sản phẩm Acecook trong kinh doanh bán lẻ Acecook việt nam – sứ giả của sự gắn kết Ngoài yếu tố tiết giảm tối đa thời gian chế biến thì giá thành rẻ, ngon và đủ năng lượng là những thế mạnh đặc trưng của mì ăn liền Cũng với những tiện lợi đó mà chúng ta dễ dàng tìm thấy những gói mì ăn liền ở bất kỳ gia đình Việt Nam nào từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi cho đến đồng bằng và nó còn nằm trong hành lý của những người xuất ngoại để công tác, du lịch, du học v.vv… Không chỉ là sinh viên mà giới văn phòng, công chức đến những bà nội trợ đều không hề xa lạ với mì ăn liền Đây cũng là món ăn quốc dân có mặt tại hầu hết các gia đình người Việt Vì vậy, không hề quá để có thể khẳng định mì ăn liền đã xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách địa lý và cả địa vị xã hội Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com)

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan