1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn học thực trạng quản lý tài chính của sinh viên khoa kinh tế trường đại học tây nguyên

39 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng quản lý tài chính của sinh viên khoa Kinh tế Trường Đại học Tây Nguyên
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại học Tây Nguyên
Chuyên ngành Kế toán - kiểm toán
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,7 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (10)
  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 1.3.1 Khách thể nghiên cứu (11)
    • 1.3.2 Đối tượng khảo sát (11)
  • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.4.1. Phạm vi về thời gian (11)
    • 1.4.2. Phạm vi về không gian (11)
    • 1.4.3. Nội dung nghiên cứu (11)
  • 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính (12)
    • 2.1.1. Khái niệm (12)
    • 2.1.2. Đặc điểm của quản lý tài chính của sinh viên (12)
    • 2.1.3. Vai trò của quản lí tài chính của sinh viên (12)
    • 2.1.4. Nội dung của quản lý tài chính của sinh viên (15)
  • 2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu (17)
    • 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài (17)
    • 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước (18)
  • 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (18)
  • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu (18)
    • 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu (19)
    • 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu (20)
    • 3.2.4 Mô hình nghiên cứu (20)
    • 3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu (21)
    • 3.2.6 Phương pháp tổng hợp (21)
    • 3.2.7 Phương pháp chuyên gia (22)
  • 4.1. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu (Tác động của tài chính ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của sinh viên, Khoa kinh tế, trường ĐHTN) (22)
    • 4.1.1. Mô tả mẫu khảo sát (22)
    • 4.1.2. Kết quả của nghiên cứu thực trạng quản lí tài chính (24)
  • 4.2. Đánh giá- nhận xét về tác động của thực trạng quản lí tài chính (35)
    • 4.2.1. Những kết quả đạt được (35)
    • 4.2.2. Những hạn chế đối với đề tài (35)
    • 4.2.3. Nguyên nhân của hạn chế (35)
  • 4.3. Đề xuất giải pháp (36)
  • 5.1. Kết luận (36)
  • 5.2. Hạn chế đối với đề tài (37)
  • Tài liệu tham khảo (38)

Nội dung

Quá trình nghiên cứu sẽ nêu lên những tác động cụ thể và trực quan củavật chất tiền lên môi trường sinh hoạt và học tập của sinh viên, trong đó bao gồmcả tác động về tâm lí lên đối tượng

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, các bạn sinh viên hiện nay đều thuộc thế hệ Z (18 - 23 tuổi), thế hệ được tiếp cận với công nghệ hiện đại từ rất sớm, tư duy phóng khoáng hơn, có hiểu biết và nhận thức sớm về tài chính Điều này mang đến cho GenZ cuộc sống năng động, thoải mái, làm hết mình và cũng không ngần ngại tận hưởng cuộc sống, chiều chuộng bản thân Như vậy sinh viên sẽ đối diện với nguy cơ tiêu tiền thiếu kiểm soát, đặc biệt là chi tiêu đối với các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày Những món ăn như trà sữa, gà rán hay những bộ quần áo, son phấn sẽ dễ cuốn sinh viên chi tiêu sa đà Sinh viên hiện nay có xu hướng tiêu cho hôm nay, không cần biết đến ngày mai Hậu quả của việc không quản lý tài chính cá nhân chính là kèm theo một khoản nợ cho tháng sau Nếu không được trang bị kiến thức đầy đủ, chúng ta có thể tự gây ra rủi ro cho chính mình Ví dụ chúng ta vô tình cung cấp mã xác thực OTP cho người khác, hoặc cho mượn thẻ tín dụng. Khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, có những kiến thức căn bản mà vì thói quen nhiều người dùng lại bỏ qua như cho người khác mượn sổ, ký khống giấy tờ ngân hàng, hoặc vay tiền ngân hàng hộ người khác

Hay như khi cần tiền, thay vì có thể sử dụng các thẻ tín dụng để chi tiêu trước trong hạn mức cho phép của ngân hàng mà thông thường trả trong 45 ngày và ngân hàng không tính lãi, nhiều bạn sinh viên lại đi vay tín dụng đen Khi mọi người tiêu tiền hiệu quả hơn, các doanh nghiệp có thể phát triển và đạt nhiều lợi nhuận. Rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cũng là một cách áp dụng những lý thuyết trên giảng đường, đặc biệt là với sinh viên kinh tế, vào thực tiễn Một lý do quan trọng khác đó là đến một giai đoạn nhất định, chúng ta sẽ phải độc lập về tài chính Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc được tiếp nhận đầy đủ về cơ sở vật chất, sứckhỏe, và tiện nghi hằng ngày lên đối tượng sinh viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện cũng từ đó, tài chính là gốc rễ của những đối tượng được kể trên Quá trình nghiên cứu sẽ nêu lên những tác động cụ thể và trực quan của vật chất (tiền) lên môi trường sinh hoạt và học tập của sinh viên, trong đó bao gồm cả tác động về tâm lí lên đối tượng sẽ phần nào đó giúp những họ có góc nhìn đúng đắng về chi tiêu, quản lí tài chính cá nhân.

Quản lý tài chính cá nhân hợp lý sẽ giúp bạn có thể phát triển bản thân, mở rộng những mối quan hệ, và đưa đến những cơ hội hấp dẫn Mỗi cá nhân khi đã có thể tự quản lý tài chính sẽ đồng nghĩa với việc bạn đã trưởng thành hơn, độc lập hơn, khôn ngoan hơn và cả hạnh phúc hơn Vì thế, hình thành, tập luyện kỹ năng quản lý tài chính từ thời sinh viên là cần thiết Từ những phân tích thực tế trên chúng em quyết định chọn đề tài “Thực trạng quản lý tài chính của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên” làm bài tiểu luận Giúp cho sinh viên nhận thức rõ về việc quản lý tài chính Tạo điều kiện nâng cao chất lượng quản lý chi tiêu của sinh viên.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên

Cơ sở lý luận về quản lý tài chính

Khái niệm

Tài chính là phạm trù kinh tế Sự ra đời và phát triển của tài chính gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ Trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại qua các thời đại, tài chính luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia với bất kì chính trị nào. Quản lý tài chính của sinh viên là gì?

Quản lý tài chính của sinh viên là quản lý tiền bạc một cách hợp lý, sắp xếp chi tiêu, lập kế hoạch tiết kiệm, mục tiêu trong tương lai hợp lý Khi biết cách quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ biết cách sử dụng tiền hiệu quả hơn Việc này giúp bạn sống thoải mái đồng thời tránh được những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

Đặc điểm của quản lý tài chính của sinh viên

Quản lý tài chính giúp làm chủ đồng tiền, các nhu cầu cần thiết đến nhu cầu giải trí, mục tiêu cá nhân đều được đáp ứng và giải quyết hợp lý.

Quản lý tài chính giúp chi tiêu không quá mức, hạn chế lãng phí tiền vào những công việc vô bổ Việc chi tiêu kiểm soát sẽ giúp tiền được sử dụng đúng mục đích, từ đó hạn chế các khoản nợ, vấn đề tài chính đau đầu do thiếu tiền.

Việc quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp dễ dàng xây dựng các kế hoạch và mục tiêu tài chính, kế hoạch trong tương lai.

Quản lý tài chính hiệu quả giúp chủ động hơn trong mọi trường hợp đột xuất bất ngờ xảy ra Khoản tiền dự phòng, tiết kiệm sẽ giúp bạn ứng phó kịp thời khi bị ốm, tai nạn, thất nghiệp hay bị cắt giảm lương do trường hợp khẩn cấp…

Quản lý tài chính hiệu quả không chỉ quản lý chi tiêu tiền kiếm được mà còn giúp gia tăng tài sản Số tiền không chỉ để tiết kiệm và chi tiêu mà còn được sử dụng để đầu tư cho kỹ năng mới, nâng cao thu nhập Tiền làm việc để tạo ra tiền, giúp thu nhập tăng dù bạn không bỏ ra quá nhiều công sức.

Vai trò của quản lí tài chính của sinh viên

a Đối với cá nhân Đối với các cá nhân hoặc hộ gia đình, việc quản lý tài chính cá nhân hay lập kế hoạch tài chính cá nhân đóng vai trò rất quan trọng trong suốt hành trình cuộc sống của họ Với sự quan tâm tới tình hình tài chính cá nhân, có kế hoạch cụ thể cho tương lai, các cá nhân sẽ tránh được những sai lầm trước các quyết định tài chính, úaxa hơn họ sẽ có được các con đường ngắn nhất để đạt được các kế hoạch về tài chính trong tương lai Việc quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta vượt qua được những giai đoạn khó khăn, giúp chúng ta tránh được những tình huống bấp bênh không đáng có trong cuộc sống Quản lý tài chính cá nhân còn giúp chúng ta có thể tăng lượng tài sản một cách hiệu quả, ngăn ngừa sự suy giảm của tài sản trong trường hợp xấu và ổn định tiêu dung cá nhân (Hanna và Lindamood (2010) Quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần chỉ liên quan tới các vấn đề về tài chính mà nó còn gắn với các kế hoạch của cuộc đời Nhờ quản lý tài chính cá nhân tốt, chúng ta cũng có thể sẽ có được sự giáo dục tốt hơn hay có được sự thăng tiến trong sự nghiệp một cách vững chắc Thêm vào đó chúng ta có thể có những kế hoạch cho sự phát triển của con em hoặc những phúc lợi cho người thân trong gia đình Nhờ vậy cuộc sống gia đình sẽ ổn định hơn, giảm thiểu những rắc rối hay những tranh chấp, cãi vã mà phần nhiều có nguồn gốc từ vấn đề tài chính Cuối cùng quản lý tài chính cá nhân tốt giúp chúng ta có một cuộc sống thoải mái hơn sau khi nghỉ hưu, tránh bị phụ thuộc vào người khác, thậm chí trong trường hợp thuận lợi, chúng ta có thể có một lượng di sản để lại cho đời sau. b Đối với nền kinh tế, xã hội

Khi tài chính cá nhân được quan tâm hơn, các cá nhân đều có các kế hoạch quản lý tài chính phù hợp, khi đó từ việc chi tiêu, tiết kiệm cho đến đầu tư và kế hoạch hưu trí của người dân trở nên hiệu quả hơn rất nhiều Nhìn một cách tổng thể, dòng tiền trong nền kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả hơn, khi đó thị trường tài chính sẽ được hưởng lợi, các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách thông minh, đồng tiền được sử dụng một cách phù hợp, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển hiệu quả hơn Thêm vào đó khi tài chính cá nhân được quan tâm nhiều hơn sẽ là động lực thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị trường ví dụ như các sản phẩm tiết kiệm, tiêu dùng, bảo hiểm hay các sản phẩm đầu tư tài chính Thông qua các nhà quản lý hay tư vấn tài chính cá nhân, thông tin các sản phẩm sẽ được đưa tới các nhà đầu tư hay các cá nhân một cách nhanh nhất. Nhờ đó nền kinh tế một lần nữa được hưởng lợi, phát triển nhanh và bền vững hơn. Khi người dân nhận thức được tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân, đây sẽ là động lực để ngành dịch vụ về tài chính cá nhân phát triển Các chuyên gia, nhà tư vấn trong lĩnh vực tài chính sẽ nhiều cơ hội làm việc hơn Nói tóm lại, lĩnh tư vấn tài chính cá nhân sẽ phát triển mạnh mẽ, đóng góp chung vào sự phát triển của thị trường tài chính cũng như tổng thể nền kinh tế Đối với xã hội, khi mỗi cá nhân đều có kế hoạch quản lý tài chính cho riêng mình, chúng ta có thể hiểu rằng, cuộc sống của họ đang tốt lên, những khó khăn, bi kịch trong cuộc sống giảm xuống, xa hơn hệ lụy của những khó khăn này là các tệ nạn xã hội từ đó cũng giảm xuống Cuộc sống gia đình và người thân của mỗi cá nhân ổn định hơn, xét về tổng thể, toàn bộ xã hội chúng ta sẽ được hưởng lợi, cuộc sống sẽ phồn vinh hơn đến từ những quyế định tài chính cá nhân đúng đắn Như vậy chúng ta có thể thấy vai trò của nhận thức về tài chính cá nhân trong cộng đồng xã hội là rất quan trọng Khi số lượng người quan tâm tới việc quản lý tài chính cá nhân lớn lên, khi đó toàn bộ xã hội sẽ được hưởng lợi.

- Quản lý tài chính cá nhân để hiểu về tiền của mình Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu về dòng tiền và nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình hơn Nhờ đó, bạn sẽ biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập hoặc phải giảm chi tiêu hay không, hoặc khoản đầu tư tài chính cá nhân nào phù hợp, … Bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền của mình.

- Đảm bảo tài chính ổn định Bên cạnh thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền, hàng tháng bạn còn có những khoản chi tiêu Do đó, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, chi tiêu hợp lí và có thể tiết kiệm từ thu nhập, bạn nên biết cách quản lý tài chính cá nhân sao cho thật hiệu quả.

- Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân Khi am hiểu về quản lý tài chính, bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai như: mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính cá nhân, … Bên cạnh đó bạn cũng biết được khả năng và thời gian đạt được của những mục tiêu này.

- Chủ động tài chính trong mọi trường hợp Khoản dự phòng vô cùng quan trọng đối với cá nhân và gia đình bạn Giúp bạn chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ như tai nạn, bệnh tật, … Do đó, việc lập kế hoạch và quản lý tài chính vô cùng quan trọng, mang lại sự an tâm cho bạn và người thân.

- Quản lý và hạn chế các khoản nợ Các khoản nợ thật ra không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc có quá nhiều khoản nợ và quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn Để hạn chế điều đó, bạn áp dụng cách quản lý tài chính để tránh các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lý

Nội dung của quản lý tài chính của sinh viên

2.1.4.1 Thực trạng quản lý tài chính của sinh viên

Theo cuộc sống hiện đại, công nghiệp hóa hiện đại hóa thì nhu cầu tài chính tăng cao Sinh viên cũng là một trong những đối tượng sử dụng tài chính phổ biến. Theo một cuộc khảo sát nhỏ trên địa bàn Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên cho thấy rằng sinh viên hiện nay chưa có một cách chi tiêu hợp lý Đa số sinh viên đều không biết tài chính cá nhân là gì và họ cũng không quan tâm nhiều đến kế hoạch trong tương lai.

Một số sinh viên thì hiểu biết về tầm quan trọng của tài chính cá nhân nhưng họ cũng không để tâm lắm về tình hình tài chính của mình Họ chỉ quan tâm tới hiện tại và ít suy nghĩ cho tương lai, tài chính của họ chủ yếu vào việc thư giãn, mua sắm Số ít người để được tiền tiết kiệm vì nhiều lí do khác nhau.

Như vậy chúng ta có thể thấy, về cơ bản thì sinh viên vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc quản lý tài chính cá nhân, họ có những khoản tiết kiệm, cũng như các khoản đầu tư khác Tuy nhiên, cũng chưa có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm cụ thể và chưa xác định được mức rủi ro phù hợp của mình trong đầu tư. Để xảy ra thực trạng trên một phần là do bản thân của mỗi sinh viên chưa có kế hoạch chi tiêu nhất định, một phần là do các tác động từ bên ngoài: môi trường, xã hội, con người Mỗi cá nhân phải tự chủ được tài chính của mình vào những việc thực sự cần thiết, cố gắng có một khoản tiết kiệm để phòng trừ những việc rủi ro xảy ra trong cuộc sống, phải có lập trường riêng để không bị dụ dỗ, cưỡng ép.

2.1.4.2 Các nguyên tắc cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

* Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách

Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản trị tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có Lưu ý là nên liệt kê càng chi tiết càng tốt Điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lý nhất.

* Nguyên tắc 2: Kiểm soát chi tiêu và cắt giảm các khoản không quan trọng Nên hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu theo ngày, tháng và năm, từ đó xác định các khoản chi tiêu cần thiết và các khoản có thể cắt giảm Ví dụ, mỗi tháng bạn phải tốn một số tiền nhất định cho các nhu cầu cơ bản như ăn uống, nhà ở, đi lại, … Đó là những khoản chi tiêu không thể cắt giảm Ngược lại, bạn có thể giảm bớt các khoản chi phí cho việc shopping, xem phim, tụ tập cùng bạn bè, …

* Nguyên tắc 3: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng với các hạn mức tín dụng, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt Điều đó khiến bạn dễ chi tiêu quá tay và cuốn vào các đợt

“flash sale” mua sắm Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính của bạn với các khoản bội chi cần thanh toán.

* Nguyên tắc 4: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi

Khoản dự phòng ngoài chức năng giải quyết các rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm mà bạn có thể đầu tư sinh lời Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư tài chính phù hợp và an toàn như gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy, …

* Nguyên tắc 5: Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Bạn nên chi tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được, để có thể tích lũy lại một phần tiền để dùng cho tương lai hoặc đầu tư “Không nên tiêu quá 10% số tiền bạn kiếm được” là một nguyên tắc tiêu dùng và quản lý tài sản mà nhiều chuyên gia khuyến nghị Một ví dụ về tài chính cá nhân, nếu thu nhập của bạn là 15 triệu đồng mỗi tháng, bạn không nên mua đôi giày có giá hơn 1,5 triệu đồng.

* Nguyên tắc 6: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý chi tiêu

Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý chi tiêu Bên cạnh đó, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài Tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các con số sao cho phù hợp với bản thân nhất.

* Nguyên tắc 7: Trích 10-15% khoản thu nhập hàng tháng để tiết kiệm

Tiết kiệm ít nhất từ 10 – 15% nguồn thu nhập hàng tháng là nguyên tắc cơ bản nhưng đem lại hiệu quả cực kỳ cao đối với người mới bắt đầu thực hiện quản trị tài chính cá nhân Sau đó, bạn có thể nâng dần mức tiết kiệm tùy vào thu nhập hiện tại của bản thân.

* Nguyên tắc 8: Đầu tư vào bản thân bằng cách mua các quỹ phòng hộ hoặc bảo hiểm nhân thọ

Hiện nay, các sản phẩm như bảo hiểm nhân thọ hoặc quỹ phòng hộ được mọi người cân nhắc lựa chọn đầu tư cho bản thân Bởi vì nó không chỉ giúp bảo vệ tài chính của người tham gia trước các rủi ro trong cuộc sống mà còn kết hợp thêm các quyền lợi tích lũy và đầu tư Điều này vừa giúp người tham gia rèn luyện thói quen quản lý chi tiêu hợp lý vừa có một nguồn tiền dư dả dành cho việc nghỉ hưu.

* Nguyên tắc 9: Tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác

Bạn có thể tìm thêm một số công việc làm ngoài giờ khác để tăng thu nhập thụ động tùy vào năng lực và sở thích của bản thân Chẳng hạn như nếu có khả năng viết lách tốt, bạn có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến phát triển nội dung, lên kịch bản, … Tuy nhiên, bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý để có thể đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

2.1.4.3 Giải pháp quản lý tài chính cá nhân hợp lí của sinh viên

Có rất nhiều giải pháp để sinh viên quản lí chi tiêu hợp lí hơn Quản lý tài chính cá nhân luôn là một vấn đề thiết yếu mà không phải cá nhân nào cũng nhận thức được tầm quan trọng cũng như phương thức quản lý tài chính mọt cách đúng đắn nhất Tài chính không ổn định sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, dẫn đến nợ nần và kìm hãm sự phát triển của mỗi cá nhân Vì vậy, cần phải có các giải pháp khẩn cấp và kịp thời:

- Thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể

- Có phương pháp dự phòng tài chính

- Không chi tiêu quá mức thu nhập thực tế

- Tiết kiệm và chi tiêu với các đối tượng cần thiết

- Không kéo dài các khoản nợ vay

- Ý thức được tài chính của cá nhân đang ở mức độ nào

Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài cũng có khác nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, gần với lĩnh vực của đề tài Quản lý tài chính cá nhân là nội dung nghiên cứu xuất phát từ các nước có nền kinh tế phát triển, lý thuyết quản lý tài chính cá nhân không ngừng được bổ sung và hoàn thiện.

Theo một cuộc khảo sát ở nước ngoài, học sinh, sinh viên thường bị cho là thiếu khả năng quản lý tài chính cũng như ha rơi vào tình trạng “viêm màng túi”.

Có một cuộc phỏng vấn nhỏ để tìm hiểu kĩ hơn về việc quản lý tài chính ở nước ngoài: Theo Anthony (sinh viên tại Canada), bạn ấy nói rằng:” Mình chủ yếu dành tiền để mua đồ ăn Bởi vì chi phí thuê nhà ở Toronto rất đắt đỏ, nên mình quyết định sống chung với bố mẹ để tiết kiệm hơn Nói chung là mình thích chi tiêu cho những thứ đem lại cho mình những trải nghiệm mới, thay vì chỉ những món đồ thông thường Trừ đồ ăn ra thì mình lúc nào cũng dành tiền để mua đồ ăn cả Lúc nào mình cũng muốn bản thân tiêu ít đi Nếu bạn là một người dân nhập cư tại một đất nước xa lạ, bạn cần phải thật cẩn trọng khi xử lý bất cứ tình huống nào Đó là điều mà mình luôn nắm rõ, mình luôn tự nhủ bản thân rằng phải thật cẩn trọng với mọi thứ xảy ra trong cuộc sống Mình luôn cố gắng hết sức để cắt giảm chi tiêu hết mức có thể, đấy là nếu như mình có thể chịu đựng được Mình thích được trải nghiệm Dần dần mỗi món đồ sẽ trở nên nhàm chán hơn, nhưng trải nghiệm chính là thứ khiến bạn phải nhớ mãi trong suốt quãng đời còn lại Đồ ăn là thứ mình phải bỏ nhiều tiền nhất Mình đến rất nhiều nhà hàng khác nhau và cũng thử rất nhiều món ăn nữa Lúc nào cũng vậy, kiểu gì mình cũng sẽ lại chi tiền để mua đồ ăn thôi” Qua đây cho thấy rằng họ đã có các nhìn cuộc sống một cách thực tế hơn, và điều đó phản ánh rõ nhất trong cách tiêu xài tiền bạc của họ.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo một cuộc khảo sát nhỏ tại Hà Nội, trên 75% sinh viên không biết quản lý tài chính cá nhân là gì, số ít người quan tâm thì lại đang khủng hoảng về tài chính Bên cạnh đó, trên 90% số sinh viên khảo sát không nắm rõ các khoản chi tiêu trong tháng và họ cũng không có các khoản tiết kiệm để phòng ngừa rủi to trong tình huống khẩn cấp Như vậy có thể thấy, về cơ bản sinh viên Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến tài chính cá nhân Họ có thể có những khoản tiết kiệm, cũng như các khoản đầu tư khác, nhưng lại chưa có kế hoạch chi tiêu cụ thể và chưa xác định được mức độ rủi ro.

Phần thứ ba: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn Trường Đại học Tây Nguyên Đối tượng: sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Trường Đại học Tây Nguyên (Tay Nguyen University) là một trong những trường đại học công lập đa ngành tại miền Trung Việt Nam Trường được đề cử vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của vùng Tây Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu

Khoa Kinh tế là một trong những khoa có số lượng sinh viên đông đảo nhất trong các Khoa của trường đại học Tây Nguyên Việc thành lập công tác khảo sát ở đây có thể thu được nhiều ý kiến của phần lớn sinh viên ở trường.

- Sử dụng phiếu khảo sát

- Lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên thuộc Trường Đại học Tây Nguyên để tham gia khảo sát.

Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: những số liệu đã qua xử lý, từ sách, báo, trang web hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin và và những báo cáo đã nghiên cứu trước đó có liên quan đến việc quản lí tài chính của sinh viên Bên cạnh đó thu thập thông tin chung, cơ bản về cách quản lí, sử dụng tài chính của sinh viên thông qua các khảo sát của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên.

Thu thập số liệu sơ cấp: lấy từ phiếu khảo sát của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên tại địa bàn nghiên cứu Nội dung về thu thập số liệu: Lập kế hoạch, quỹ chi tiêu, nhận thức cách quản lý tài chính cá nhân và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên.

Tổng số nội dung lượng mẫu khảo sát thực trạng quản lí tài chính của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên là 1700 sinh viên.

Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần có của nghiên cứu nếu sai số e =0,1; e =-0,1 sẽ là 95 người Số phiếu mẫu này đảm bảo độ tin cậy cho mục tiêu của đề tài đặt ra. Đơn vị tính: sinh viên

Các ngành học Số phiếu Tỉ lệ (%)

Tổng số phiếu khảo sát thu được là 135 phiếu.

Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin được sử lý trên máy tính thông qua phần mềm word và excel.

Sau quá trình thu thập số liệu nghiên cứu thì vấn đề quan trọng là phải sắp xếp, trình bày, xử lý những số liệu đó như thế nào để khai thác hiêu quả những số liệu thực tế đó, rút ra được những nhận xét kết luận khoa học, khách quan đối với vấn đề nghiên cứu.Nhằm đánh giá kỹ năng quản lý tài Chính cá nhân của sinh viên Đại học Tây Nguyên so với các nhân tố: Phong cách tài chính, Nhận thức về quản lý tài chính cá nhân, Môi trường gia đình, Môi trường sống và học tập, Thái độ đối với kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Mô hình nghiên cứu

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

+ Yếu tố nhận thức về quản lý tài chính có ảnh hưởng thuận chiều đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên.

+ Yếu tố phong cách tài chính có ảnh hưởng thuận chiều đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên.

+ Yếu tố môi trường gia đình có ảnh hưởng thuận chiều đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên.

+ Yếu tố môi trường sống và học tập có ảnh hưởng thuận chiều đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên.

+ Yếu tố thái độ đối với kỹ năng quản lý tài chính có ảnh hưởng thuận chiều đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên.

Phương pháp phân tích số liệu

Trên cơ sở thu nhập tổng hợp, phân tích so sánh các số liệu để tìm ra vấn đề trong việc quản lí tài chính của sinh viên Phương pháp này có hai loại:

Phương pháp thống kê mô tả: mô tả thực trạng chi tiêu quản lí tài chính của sinh viên hiện nay trên cơ sở số liệu đã được sử dụng trong quá trình phân tích Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đặc trưng nghiên cứu.

Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp phân tích các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối so sánh chúng với nhau nhằm tìm ra quy luật chung của sự vật, hiện tượng.

So sánh tương đối: là biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các mức độ của đối tượng nghiên cứu So sánh thu nhập, chi tiêu, nhận thức quản lý tài chính của sinh viên qua các tháng làm cơ sở để đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính.

So sánh tuyệt đối: biểu hiện quy mô, giá trị tuyệt đối của một chỉ nào nào đó trong thời gian, địa điểm nhất định Phương pháp này được sử dụng để so sánh sự biến động tuyệt đối qua các tháng.

Phương pháp tổng hợp

Trong phương pháp này, những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của nghiên cứu khoa học sẽ được lựa chọn và lưu lại Đây là phương pháp liên kết, sắp xếp tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu được Từ đó tạo tiền đề, hệ thống lý thuyết về chủ đề của nghiên cứu.

Phương pháp này được tổng hợp từ quá trình học và gom lại những kết quả từ những nghiên cứu khoa học trước từ đó làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học đang thực hiện.

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia: người nghiên cứu sẽ xin ý kiến, đánh giá, nhận xét của những người hiểu biết sâu rộng về đối tượng nghiên cứu là sinh viên của khoa Kinh tế để tìm hiểu và phát triển nghiên cứu khoa học, ghi chép các nhận định đánh giá vấn đề quản lý tài chính của sinh viên – là cơ sở để bổ sung chỉnh sửa cho vấn đề nghiên cứu.

Phần thứ tư: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng về vấn đề nghiên cứu (Tác động của tài chính ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của sinh viên, Khoa kinh tế, trường ĐHTN)

Mô tả mẫu khảo sát

Tiêu chí Số lượng (sinh viên) Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 1: Biểu đồ ngành.

Biểu đồ 2: Biểu đồ giới tính

Biểu đồ 3: Biểu đồ năm học

Bảng 1 và biểu đồ 1, 2, 3 nêu trên đã giúp mô tả khái quát về mẫu khảo sát được đánh giá theo giới tính, chuyên ngành và năm học Với giới tính nữ chiếm60% và giới tính nam chiếm 40% Từ bảng mô tả trên ta có thể thấy tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 135 sinh viên Được chia thành 8 ngành trong khoa Kinh tế với số lượng sinh viên tham gia khảo sát đông nhất là ngành Kế toán và Kế toán-Kiểm toán chiếm 17%, số sinh viên tham gia khảo sát ít nhất là ngành Kinh tế nông nghiệp và tài chính ngân hàng là 7,4% Số sinh viên học năm 2 tham gia đông nhất chiếm 49,6% và gần bằng một nửa tổng số sinh viên các năm học tham gia khảo sát.

Kết quả của nghiên cứu thực trạng quản lí tài chính

Biểu đồ 2.1: bạn tìm hiểu nhiều kiến thức quản lí tài chính từ:

Biểu đồ 2.2: Bạn có sử dụng ứng dụng quản lí tài chính cá nhân?

Biểu đồ 2.3: Bạn đã chi tiêu nhiều hơn thu nhập? (thâm hụt tiền)

Biểu đồ 2.4: Quản lí tài chính cá nhân là kỹ năng cần thiết cho sinh viên?

Qua khảo sát, chúng tôi thấy mọi người cũng khá quan tâm đến việc quản lí tài chính Các sinh viên đã tự trau dồi kiến thức quản lí tài chính chiếm 51,1% ( biểu đồ 2.1), một số khác thì được bố mẹ dạy về cách quản lí tài chính chiếm 30,4% , còn lại 16,3% là tham gia các lớp học nâng cao kỹ năng quản lý tài chính ( biểu đồ 2.1) Có 62,2% bạn trẻ sử dụng ứng dụng quản lí tài chính và trong đó 37,8% thì không sử dụng (biểu đồ 2.2) Đó cũng là một phần lí do khiến các bạn chi tiêu mất kiểm soát (thâm hụt tiền) Có 43% bạn không đồng ý vì các bạn không có thu nhập mà nhận tiền trợ cấp từ bố mẹ, còn 42% người đồng ý vì có những phí phát sinh ngoài ý muốn và trong đó 14% cho là mình chi tiêu hợp lí (biểu đồ 2.3). Qua đây, ta có thể thấy quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng cần thiết cho sinh viên chiếm 89,6% (biểu đồ 2.4)

Biểu đồ 2.5: Bạn có muốn tiết kiệm tiền mỗi tháng không?

Biểu đồ 2.6: Bạn có “quỹ dự phòng” cho riêng mình?

Biểu đồ 2.7: Bạn coi trọng việc kiểm soát chi tiêu mỗi tháng?

Biểu đồ 2.8: Bạn đã từng có suy nghĩ sẽ chi tiêu hết thu nhập của mình để hài lòng với hiện tại mà không quan tâm nhiều đến tương lai?

Nhìn vào các biểu đồ ta thấy có 89,6% sinh viên muốn tiết kiệm tiền (bảng 2.5) và muốn có “quỹ dự phòng” cho bản thân (bảng 2.6) Các bạn sinh viên muốn kiểm soát chi tiêu của mình (bảng 2.7) nhưng chưa thực sự làm được vì sinh viên vẫn tiêu các khoản tiền của hiện tại mà không nghĩ nhiều đến tương lai Bên cạnh đó có 19,3% (bảng 2.6) sinh viên có nghĩ đến việc để dành “quỹ dự phòng” nhưng chưa làm, và 20,7% (bảng 2.7) sinh viên không coi trọng việc kiểm soát chi tiêu mỗi tháng Điều đó cho thấy sinh viên vẫn chưa thể tự chủ kinh tế và chi tiêu cho các khoản chưa hợp lí Chỉ có 37% (bảng 2.8) sinh viên có thể kiểm soát chi tiêu của mình để chi tiêu phù hợp.

Biểu đồ 2.9: khi muốn mua một món đồ gì đó mà bản thân mình yêu thích, bạn có phải suy nghĩ quá nhiều?

Biểu đồ 2.10: Bạn sử dụng tiền để mua vài thứ cho bản thân, bạn bè

Biểu đồ 2.11: Bạn thường nấu ăn thay vì mua đồ ăn ngoài để tiết kiệm chi phí

Biểu đồ 2.12: Bạn đắn đo rất nhiều khi bạn muốn chi số tiền nằm ngoài kế hoạch

Biểu đồ 2.13: Bạn cần tiết kiệm nhưng không thực hiện được vì?

Biểu đồ 2.14: Khi bạn dư dả về tài chính bạn sẽ:

Biểu đồ 2.15: Bạn là người không thích mắc nợ nhưng trong trường hợp cấp thiết bạn đã từng vay mượn tiền.

Biểu đồ 2.16: Bạn thích thanh toán bằng tiền mặt hơn thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

Theo nhìn nhận của người làm khảo sát thì 47,8% sinh viên thỉnh thoảng sẽ suy nghĩ nhiều về việc mua món đồ mà bản thân yêu thích, còn 42,5% lúc nào cũng suy nghĩ về việc mua thứ gì và trong đó 9,7% có suy nghĩ thoải trong việc này (biểu đồ 2.9) Và có 68,1% bạn thỉnh thoảng mua vài thứ cho bản thân, bạn bè(biểu đồ 2.10) Để tiết kiệm chi phí thì có 44,8% sinh viên thường xuyên nấu ăn thay vì mua đồ ăn ngoài và trong đó 16,4% luôn mua đồ ngoài vì nghĩ nấu ăn phiền phức (biểu đồ 2.11) Và nhiều lúc các bạn cũng đắn đo rất nhiều khi chi số tiền nằm ngoài kế hoạch (85,9% đồng ý với ý trên) (biểu đồ 2.12) Có rất nhiều bạn muốn tiết kiệm nhưng không thực hiện được vì những lí do sau: không biết chi tiêu một cách hợp lí chiếm 40%; không tuân thủ theo kế hoạch chiếm 41,5%; và còn lại không muốn tiết kiệm vì thấy không thoải mái chiếm 14,8% (biểu đồ 2.13) Nhưng khi dư giả thì 47,8% người sẽ dùng luôn số tiền này để mua vài thứ mình muốn chiếm gần một nửa số người làm khảo sát (biểu đồ 2.14) Trong một số trường hợp khẩn cấp khi các bạn không có quỹ dự phòng có 71,9% người đã từng phải vay mượn người khác dù mình là người không thích mắc nợ (biểu đồ 2.15) Có 60,2% sinh viên thích thanh toán bằng tiền mặt hơn là thanh toán bằng thẻ tín dụng (biểu đồ 2.16) Qua đó, ta có thể nhìn thấy cách tiêu sài và tiết kiệm của mỗi người là mỗi khác và cách thanh toán bằng thẻ tín dụng không được sinh viên ưa chuộng bằng thanh toán bằng tiền mặt.

Biểu đồ 2.17: Bạn có mất quá nhiều thời gian để tìm cách làm sao có thêm tiền chi tiêu và dành dụm?

Biểu đồ 2.18: Thu nhập từ việc đi làm thêm của bạn là:

Biểu đồ 2.19: Bố mẹ chu cấp đủ tiền cho bạn chi tiêu hàng tháng?

Biểu đồ 2.20: Nếu bạn được bố mẹ chu cấp thì số tiền bạn được chu cấp 1 tháng là:

Biểu đồ 2.21: Bạn được bố mẹ hướng dẫn về quản lí tài chính từ khi còn bé?

Biểu đồ 2.22: Bố mẹ khuyến khích bạn đi làm thêm để tích lũy từ sớm.

Có 68,9% sinh viên (bảng 2.17) khó có thể kiếm thêm thu nhập Những việc làm thêm cho sinh viên trong thành phố có rất nhiều nhưng vẫn không thể giúp sinh viên có thể kiếm thêm thu nhập cho mình Và 31,1% còn lại là sinh viên có thể có cách để kiếm thêm thu nhập chỉ bằng 1 phần 3 số sinh viên khó kiếm thu nhập Có 43,7% sinh viên (bảng 2.18) không đi làm thêm, 68,9% sinh viên thỏa mãn với số tiền phụ huynh chu cấp hàng tháng Điều đó cho thấy sinh viên vẫn còn phụ thuộc vào bố mẹ nhiều dẫn đến việc khó có thể tự lập để kiếm thêm thu nhập cho bản thân Có 19,3% sinh viên kiếm thêm thu nhập từ việc đi làm thêm là dưới

2 triệu đồng, 21,5% là từ 2 đến 3 triệu đồng và 21.5% là trên 3 triệu (bảng 2.18), 31,1% sinh viên (bảng 2.19) không thỏa mãn với số tiền bố mẹ chu cấp hàng tháng cho thấy sinh viên không thỏa mãn với với số tiền chu cấp vì không thỏa mãn nhu cầu chi tiêu và phải kiếm thêm thu nhập từ việc đi làm thêm.

Kết quả từ bảng khảo sát cho thấy có 27,2% sinh viên (bảng 2.20) được chu cấp hàng tháng là 2 triệu đồng là chiếm số phần trăm cao nhất, cho thấy đa số sinh viên chỉ được chu cấp 2 triệu đồng hàng tháng Có 16,8% sinh viên không được chu cấp tiền hàng tháng cho thấy các bạn sinh viên này có thể tự lập sớm và kiếm được thu nhập để chi tiêu hàng tháng.

Có 70,4% sinh viên (bảng 2.21) được bố mẹ hướng dẫn về quản lí tài chính khi còn bé, và phần sinh viên còn lại thì không Có 75.4% sinh viên (bảng 2.22) được bố mẹ khuyết khích việc đi làm thêm từ sớm và phần còn lại thì không Cho thấy việc dạy trẻ cách quản lí tài chính khi còn bé rất quan trọng với cả phụ huynh và trẻ em Để các bạn có thể quản lí tài chính của mình một cách hợp lí ngay khi còn bé Và việc phụ khuynh khuyến khích sinh viên đi làm thêm từ sớm giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm để có nhiều kinh nghiệm cho công việc sau này.

Biểu đồ 2.23: Bạn cảm thấy bản thân phải cân nhắc trong chi tiêu

Biểu đồ 2.24: Bạn đánh giá như thế nào về việc tuân theo kế hoạch chi tiêu của bản thân?

Biểu đồ 2.25: Bạn có dự định dành thêm thời gian để cải thiện hiểu biết của mình về quản lý tài chính cá nhân?

Biểu đồ 2.26: Tài chính có ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn của bạn?

Biểu đồ 2.27: Bạn chỉ đầu tư vào các lựa chọn an toàn như gửi tiết kiệm ngân hàng.

Biểu đồ 2.28: bạn nên sắp xếp mức độ chi tiêu theo mức độ cần thiết

Biểu đồ 2.29: Tiết kiệm có quan trọng đối với bạn?

Có 49,6% và 13,3% sinh viên cho thấy mình chưa tốt và không tốt trong việc tuân thủ kế hoạch chi tiêu của bản thân chiếm hơn một nửa người khảo sát (biểu đồ 2.24) Vậy nên có 86,7% bạn cảm thấy mình phải cân nhắc trong việc chi tiêu (biểu đồ 2.23) 71,1% là tỉ lệ sinh viên có dự định dành thêm thời gian để cải thiện hiểu biết của mình về quản lí tài chính cá nhân (biểu đồ 2.25).

Có 43.7% sinh viên (biểu đồ 2.26) thường xuyên phải lo nghĩ chi tiêu vì chi tiêu chưa hợp lí Có 34,1% sinh viên (biểu đồ 2.26) thỉnh thoảng mới cần phải cân nhắc quản lí chi tiêu chứng tỏ các bạn đã có thể kiểm soát tốt chi tiêu của mình. Phần còn lại là các sinh viên không bị ảnh hưởng bởi tài chính, điều đó cho thấy có thể các bạn đã có thể kiếm được thu nhập và không bị phụ thuộc vào tài chính hoặc được phụ huynh chu cấp quá đầy đủ.

Có 62,7% sinh viên (biểu đồ 2.27) chiếm hơn một nửa số sinh viên làm khảo sát chọn đầu tư vào gửi tiết kiệm ngân hàng Đó cũng là một biện pháp tốt để sinh viên quản lí chi tiêu Phần còn lại là 35,8% sinh viên lựa chọn không đồng ý và 1,5% sinh viên có lựa chọn khác, có thể các sinh viên chưa có sự tin tưởng vào các ngân hàng và có sự đầu tư vào các lựa chọn khác như đầu tư số học.

Chiếm 92,6% sinh viên (biểu đồ 2.29) là thấy tiết kiệm quan trọng và 85,9% sinh viên (biểu đồ 2.28) cảm thấy cần phải sắp xếp lại các mức độ chi tiêu cần thiết Điều đó cho thấy việc tiết kiệm rất quan trọng với sinh viên trong việc quản lí tài chính và cần phải sắp xếp lại các mức độ chi tiêu hợp lí để giúp quản lí chi tiêu tốt hơn Phần còn lại là những sinh viên lựa chọn không cần phải sắp xếp mức độ chi tiêu cần thiết và cảm thấy tiết kiệm không quan trọng, như vậy sinh viên sẽ khó có thể kiểm soát được mức chi tiêu hàng tháng.

Đánh giá- nhận xét về tác động của thực trạng quản lí tài chính

Những kết quả đạt được

Biết được mức độ quản lí tài chính của sinh viên khoa Kinh tế và nhận thức của sinh viên về vấn đề này.

Những hạn chế đối với đề tài

- Nhiều sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lí tài chính.

- Chưa có kế hoạch cụ thể cho việc chi tiêu.

- Không nhận được dịch vụ tư vấn tài chính đúng đắn.

Nguyên nhân của hạn chế

- Sinh viên không có thói quen tiết kiệm và tiết kiệm không đủ số tiền cần thiết.

- Sinh viên không biết cách lên kế hoạch chi tiêu (chi cho các nhu cầu phụ quá nhiều).

- Sinh viên thiếu kiến thức về tài chính dẫn đến quản lí tài chính không hợp lý.

- Sinh viên dùng những khoản tiền của tương lai dẫn đến không đủ tiền cho những việc đột xuất.

Đề xuất giải pháp

- Sinh viên phải học cách tiết kiệm Cần lập một quỹ tiết kiệm, mỗi tháng dành ra một khoản cho tiết kiệm để dự trữ cho những việc phát sinh trong tương lai, cho những mục tiêu dài hạn của sinh viên

- Sinh viên nên lập một kế hoạch bao gồm thu nhập và chi tiêu cụ thể, liệt kê cụ thể những khoản chi như tiền thuê nhà (nếu có), tiền ăn uống, tiền học, Khi các chi phí, thu nhập trở nên rõ ràng, sinh viên có thể cân bằng, điều chỉnh các khoản thu/chi hiệu quả hơn.

- Quản lý chi tiêu cũng là một biện pháp tốt cho sinh viên Sinh viên nên chia các khoản tiền ra để chi cho các khoản khác nhau Điện thoại là một vật có thể nói là “bất ly thân” của hầu như mọi sinh viên, vì thế, nó sẽ giúp bạn dễ dàng ghi chú những khoản chi tiêu thường ngày và quản lý chúng hiệu quả Sinh viên có thể lựa chọn ứng dụng như: Money Lover, Sổ thu chi MISA hoặc Fast Budget - Expense Manager Đây đều là những ứng dụng được đánh giá cao về tính năng và dễ dàng sử dụng.

- Sinh viên nên liệt kê các khoản cần thiết phải ưu tiên chi tiêu trước như: tiền thuê nhà (nếu có), học phí, xăng xe, tiền ăn mỗi ngày, … sau đó mới đến các khoản phụ như: mua sắm, vui chơi, … Nếu biết cách sắp xếp khoa học việc chi tiêu thì chắc chắn sinh viên sẽ rút ra được ưu điểm của phương pháp này để củng cố cho kế hoạch quản lý tài chính Và chia các mục tiêu dài hạn thành nhiều mục tiêu ngắn hạn và mẹo này sẽ giúp sinh viên không bị quá tải.

Phần thứ năm: KẾT LUẬN

Hạn chế đối với đề tài

Thứ nhất, do hạn chế về khả năng và nguồn lực nên nghiên cứu chỉ thực hiện với các sinh viên khoa Kinh tế vì vậy khả năng tổng quát chưa cao.

Thứ hai, phương pháp xử lý dữ liệu và thông tin từ kết quả khảo sát chi là cách tính phần trăm nên chưa nói lên được nhiều khía cạnh Và do cách tính còn thủ công nên độ chính xác không cao và có thể gặp sai xót trong quá trình xử lý dữ liệu.

Thứ ba, do hạn chế về kiến thức và thiết kế các câu hỏi chưa được liên kết với nhau nên bài nghiên cứu sẽ không được đầy đủ thông tin mong muốn.

Thứ tư, vì chưa đủ kiến thức để kiểm định lại các cơ sở lí luận cũng như các lập luận chính xác cho vấn đề, chưa đầy đủ kinh nghiệm để tiến hành một cuộc nghiên cứu quy mô.

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vickie Bajtelsmit (2006), Personal finace – skills for life, John Wiley & Son Khác
2. Frederic S. Mishkin (2009), The Economics of Money, Banking, and Financial Markets, Addison Wesley Khác
3. Hanna, Sherman D. and Lindamood, Suzanne (2010), Quantifying the Economic Benefits of Personal Financial Planning Financial Services Review, Vol.19, No. 2, 2010 Khác
4. Altfest, L. (2004), Personal financial planning: Origins, developments and a plan for future direction. American Economist, 48 (2), 53–60 Khác
5. Nguyễn Hữu Tài (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w