1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa kế toán – kiểm toán trường đại học công nghiệp hà nội

80 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Của Sinh Viên
Tác giả Nguyễn Thị My, Nguyễn Thị Thu, Trần Thị Ánh, Vương Phương Ngân, Phạm Thị Hằng Nga
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Loan
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (11)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (13)
    • 1.2. Khoảng trống tri thức (20)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (21)
    • 2.1. Khái niệm về kỹ năng quản lý thời gian (21)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu (22)
      • 2.2.1. Cơ sở lý thuyết (22)
        • 2.2.1.1. Ý định và hành vi (23)
        • 2.2.1.2. Thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi (23)
        • 2.2.1.3. Ý nghĩa của lý thuyết hành vi có kế hoạch (24)
      • 2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu (25)
        • 2.2.2.1. Nhận thức của bản thân (25)
        • 2.2.2.2. Thói quen (25)
        • 2.2.2.3. Quan hệ xã hội (26)
        • 2.2.2.4. Mạng xã hội (26)
        • 2.2.2.5. Môi trường giáo dục (27)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.3.1. Dữ liệu thu thập (28)
      • 2.3.2. Đo lường các biến trong mô hình (28)
      • 2.3.3. Mô hình hồi quy (29)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1. Thống kê mô tả (30)
      • 3.1.1. Thống kê mô tả các biến kiểm soát (30)
      • 3.1.2. Thống kê mô tả các biến phụ thuộc (31)
        • 3.1.2.1. Thiết lập mục tiêu (MT) (31)
        • 3.1.2.2. Lập kế hoạch (KH) (32)
        • 3.1.2.3. Thực hiện kế hoạch (TH) (33)
      • 3.1.3. Thống kê mô tả các biến độc lập (34)
        • 3.1.3.1. Nhận thức của bản thân (BT) (34)
        • 3.1.3.2. Thói quen (TQ) (35)
        • 3.1.3.3. Mối quan hệ (QH) (36)
        • 3.1.3.4. Mạng xã hội (MI) (37)
        • 3.1.3.5. Môi trường giáo dục (GD) (38)
    • 3.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha (39)
      • 3.2.1. Thiết lập mục tiêu (MT) (40)
      • 3.2.2. Lập kế hoạch (KH) (41)
      • 3.2.3. Thực hiện kế hoạch (TH) (41)
      • 3.2.4. Nhận thức của bản thân (BT) (42)
      • 3.2.5. Thói quen (TQ) (43)
      • 3.2.6. Mối quan hệ (QH) (43)
      • 3.2.7. Mạng xã hội (MI) (44)
      • 3.2.8. Môi trường giáo dục (GD) (45)
    • 3.3. Phân tích các nhân tố EFA (45)
      • 3.3.1. Biến phụ thuộc thiết lập mục tiêu (47)
      • 3.3.2. Biến phụ thuộc lập kế hoạch (48)
      • 3.3.3. Biến phụ thuộc thực hiện kế hoạch (49)
      • 3.3.4. Các biến độc lập (50)
    • 3.4. Phân tích tương quan (53)
      • 3.4.1. Mô hình 1 (54)
      • 3.4.2. Mô hình 2 (56)
      • 3.4.3. Mô hình 3 (57)
    • 3.5. Phân tích hồi quy (58)
      • 3.5.1. Mô hình 1 (58)
      • 3.5.2. Mô hình 2 (60)
      • 3.5.3. Mô hình 3 (62)
  • CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (66)
    • 4.1. Đối với bản thân sinh viên (66)
    • 4.2. Đối với gia đình (66)
    • 4.3. Đối với nhà trường (67)
    • 4.4. Đối với xã hội (67)
  • KẾT LUẬN (65)
  • PHỤ LỤC (69)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (78)

Nội dung

Không ít các bạn sinh viên đã tận hưởng thời gian quá đà mà tớitận năm 2 và năm 3 mới chợt nhận ra rằng khoảng thời gian quý giá ấy mình đã làmđược gì tốt hay chưa.Nghiên cứu các nhân tố

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài là xác định và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Để đạt được mục tiêu chung này thì đề tài phải giải quyết được các mục tiêu cụ thể như sau:

Xác định các nội dung về quản lý thời gian, các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên.

Khảo sát dữ liệu, kiểm định mô hình ảnh hưởng của các nhân tố đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị đề xuất các biện pháp xây dựng và cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu thông qua 2 phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua tổng hợp các tài liệu trong nước và trên thế giới có liên quan đến chủ đề về quản lý thời gian, các yếu tổ ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gain.Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và đề xuất nghiên cứu Đồng thời , nhóm tác giả sẽ làm rõ các cơ sở lý thuyết mà nghiên cứu dựa vào để xây dựng nên mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu của đề tài.

Tiếp theo đó nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp được ưu tiên sử dụng bởi nhờ phương pháp này chúng tôi có thể tiến hành khảo sát trên diện rộng, tiết kiệm thời gian, chi phí Qua quá trình khảo sát, các dữ liệu được thu thập sẽ được sàng lọc kỹ lưỡng, điều chỉnh phù hợp Các câu trả lời không hợp lý, không thực tế sẽ bị loại bỏ nhờ phần mềm phân tích dữ liệu khoa học SPSS để thực hiện thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả tìm được sẽ giúp nhóm tác giả xác định được ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các góc độ khác nhau của quản lý thời gian của sinh viên tại các trường đại học Tuy nhiên các nghiên cứu điển hình về các góc độ về thực trạng kỹ năng quản lý thời gian, các ảnh hưởng của kỹ năng quản lý thời gian đến kết quả học tập, các nhân tố ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý thời gian có thể kể đến như sau:

 Nhóm các nghiên cứu điển hình về thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên :

Năm/Tên nghiên cứu Tên tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí

Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Huỳnh Văn Sơn

Nghiên cứu thực trạng về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí

Kết quả cho thấy, kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên chỉ ở mức trung bình Một số thói quen tích cực vẫn là “thách thức” đối với khá nhiều sinh viên như: chia các công việc khó, phức tạp thành những việc nhỏ với khoảng thời gian tương ứng, luôn mang theo bảng kế hoạch hoặc những dụng cụ nhắc nhở để quản lý thời gian, xác định khoảng thời gian bị lãng phí …

Nghiên cứu đã thảo luận về thái độ, cách

Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên FSD nhận

Năm/Tên nghiên cứu Tên tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

FSD’s students’time management skills

Do Minh Ngoc quản lý và những vấn đề gặp phải khi quản lý thời gian của sinh viên

FDS. thức được vấn đề về kỹ năng của họ trong việc quản lý thời gian nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết vấn đề Nhiều sinh viên thừa nhận rằng, chỉ khi có áp lực về thời gian, họ mới có thể yêu cầu hoàn thành công việc của mình.

A study on time management: case of

Oubibi Mohamed, Ram Bahadur Hamal, Krim Mohamed

Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo, lối sống đến quản lý thời gian, lịch trình các hoạt động hàng ngày theo thứ tự ưu tiên của sinh viên quốc tế Trường Đại học Sư phạm Đông Bắc.

Kết quả cho thấy thời gian dành cho các hoạt động giáo dục được ưu tiên hàng đầu và các hoạt động liên quan đến công việc được coi là hành động ít được ưu tiên nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra các lĩnh vực hoạt động mà sinh viên ưu tiên trong quản lý thời gian và phân tích mức độ thời gian mà họ đang sử dụng trong các hoạt động cụ thể.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân tố giới tính đến thời gian dành cho việc học, thời gian nghe giảng trên lớp,

Nghiên cứu đã cung cấp kiến thức tốt hơn về quản lý thời gian, đồng thời cũng chỉ ra cách quản lý thời gian hiệu quả Kết

Năm/Tên nghiên cứu Tên tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Education chuẩn bị thời gian biểu trước kỳ thi của sinh viên. quả cho thấy sinh viên nữ dành nhiều thời gian cho việc học hơn sinh viên nam Sinh viên nữ tập trung hơn một nửa thời gian trên lớp trong giờ giảng bài và cảm thấy rằng việc chuẩn bị thời gian biểu trước các kỳ thi sẽ cải thiện điểm số của họ.

Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Giáo dục

Lê Ngọc Hà và Nguyễn Phương Nhung

Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng quản lý thời gian của sinh viên theo học tại Đại học Giáo dục, phân tích nguyên nhân của thực trạng đó thông qua xử lý, phân tích, thống kê các dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên đã nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý thời gian, nhưng bên cạnh đó một bộ phận sinh viên chưa sử dụng hiệu quả thời gian do kỹ năng quản lý thời gian còn nhiều điểm hạn chế.

 Nhóm nghiên cứu các ảnh hưởng của kỹ năng quản lý thời gian đến kết quả học tập của sinh viên:

Năm/Tên nghiên cứu Tên tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

The Effect of the Time

Nghiên cứu về ảnh hưởng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên tham gia khóa học Kế toán tài chính về điểm khóa học và điểm trung bình của họ.

Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên tham gia có điểm quản lý thời gian ở mức trung bình và thiếu một lượng kiến thức đầy đủ về quản lý thời gian.

Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên ảnh hưởng đến thành tích học tập của họ ngay cả khi nó thấp và là một trong những yếu tố dự đoán điểm trung bình và điểm kế toán tài chính cho sinh viên KTU.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ năng quản lý thời gian và thành tích học tập của sinh viên y khoa.

Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên với thành tích học tập Theo nghiên cứu thì những sinh viên nữ có điểm số cao hơn sinh viên nam; điểm số của sinh viên sống trong ký túc xá của tiểu bang cao hơn những nơi khác Dựa vào nghiên cứu, có thể thấy sinh viên y khoa cũng đạt

Năm/Tên nghiên cứu Tên tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được mức điểm vừa phải về quản lý thời gian.

Nâng cao phương pháp tự học thông qua nghiên cứu kỹ năng quản trị thời gian của sinh viên tại trường Đại học Công

Nghiên cứu về thực trạng kỹ năng quản trị thời gian của sinh viên, từ đó khuyến nghị một số giải pháp nâng cao phương pháp tự học.

Nghiên cứu cho thấy sinh viên hiện nay dành ít thời gian tự học, thời gian chủ yếu là học chính khóa trên lớp và sau đó là thời gian cho các nhu cầu giải trí.Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng internet trong học tập, tự nghiên cứu là rất phổ biến, nhưng cũng chưa được sinh viên vận dụng hiệu quả trong học tập.

 Nhóm các nghiên cứu điển hình về các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian

Năm/Tên nghiên cứu Tên tác giả

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu

Factors affecting time managemen t and nurses’ performanc e in Hebron

Quản lý thời gian, Hiệu suất của nhân viên

(2) Trình độ học vấn, (3) Kinh nghiệm, (4) Động lực làm việc, (5) Hiệu quả lãnh đạo và quản lý thời gian

Không có mối tương quan có ý nghĩa giữa giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm hoặc trình độ của người tham gia và quản lý thời gian hoặc hiệu suất của y tá. Việc quản lý thời gian của y tá có thể bị ảnh hưởng bởi những trở ngại cá nhân.

Phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học

Trường Đại học Nội vụ

Kỹ năng quản lý thời gian

Năng lực cá nhân, (2) Thói quen, sở thích, văn hóa cá nhân, (3) Nguồn lực cá nhân, tài chính,

(4) Công nghệ thông tin, (5) Môi trường xã

Phần lớn sinh viên chỉ đạt mức trung bình khi khảo sát về các kỹ năng trong nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên, đặc biệt nổi

Năm/Tên nghiên cứu Tên tác giả

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu hội, môi trường giáo dục, (6) Quan hệ xã hội bật là kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý thời gian.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian của sinh viên trường Đại học

(1) Nhận thức của bản thân,

(2) Làm việc không có kế hoạch, (3) Thói quen cá nhân,

(4) Sự quá tải công việc, (5) Những trường hợp bất khả kháng, (6) Công việc đột xuất, mối quan hệ xung quanh.

Khoảng trống tri thức

Từ quá trình tổng quan tài liệu, nhóm tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước trên thế giới và trong nước nghiên cứu về vấn đề quản lý thời gian còn những khoảng trống:

Thứ nhất: Có rất nhiều bài nghiên cứu, bài viết về khả năng quản trị thời gian của sinh viên Tác giả chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

Thứ hai: Các nghiên cứu vận dụng các mô hình lý thuyết và đo lường các biến bằng nhiều hình thức khác nhau nên kết quả nghiên cứu còn nhiều khác biệt Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian cần được thực nghiệm và kiểm định nhiều hơn nữa trong các bối cảnh khác nhau với các phương thức thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích khác nhau.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khái niệm về kỹ năng quản lý thời gian

Nguyễn Thiên Hạnh (2015) cho rằng kỹ năng là khả năng vận dụng đúng đắn những tri thức và kinh nghiệm của cá nhân nhằm giải quyết hiệu quả một vấn đề cụ thể của cuộc sống Nói cách khác, kỹ năng được thể hiện qua kết quả tích cực của việc vận dụng tri thức đã thu nhận được vào thực tiễn; và hình thành thông qua quá trình thực hành, rèn luyện.

Theo Turgut Karakose (2015), thời gian được định nghĩa là một giá trị trừu tượng và vô cùng quan trọng, trong đó các sự kiện diễn ra một cách tự phát, và tất cả mọi sinh vật trong vũ trụ đều sở hữu ngang nhau.

Abdülkadir PEHLİVAN (2013) cho rằng thời gian là một nguồn lực hữu hạn cần được quản lý một cách hiệu quả giống như những nguồn lực hữu hạn khác

Hassanzabeh và Ebadi (2007), quản lý thời gian là hành động hoặc quá trình thực hiện kiểm soát có ý thức đối với lượng thời gian dành cho các hoạt động cụ thể, đặc biệt là để tăng hiệu quả hoặc năng suất.

Quản lý thời gian theo Nguyễn Thiên Hạnh (2015) là quá trình sắp xếp và sử dụng thời gian một cách khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định.

Từ đó, quản lý thời gian có thể hiểu là:

Quản lý: Là một công việc mà người đứng đầu sẽ đứng ra chỉ đạo, sắp xếp những công việc cho người khác, sao cho đạt được hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện nhất định, biến cố và thời gian kéo dài của chúng.

Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm làm mốc gắn với một sự kiện nào đó.

Quản lý thời gian là quản trị chính cuộc đời của con người, thời gian là thứ tài sản quý giá nhất của cuộc đời con người vì nó là thứ không lấy lại được Điều nãy có nghĩa là phải thay đổi những thói quen và hành động làm lãng phí thời gian Đó là việc sẵn sàng thử nghiệm các phương pháp và ý tưởng khác nhau, cho phép cá nhân tìm ra phương pháp tốt nhất để sử dụng tối đa quỹ thời gian.

Việc quản lý thời gian đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống mỗi người, giúp bạn hiểu rõ và quản lý thời gian một cách hiệu quả Nhờ đó, bạn sẽ loại bỏ được những thói quen không tốt Đồng thời tạo động lực để bắt tay thực hiện những dự án lớn, nhờ kế hoạch đã được vạch ra với mục tiêu rõ ràng và thời gian biểu chính xác.

Vì vậy kỹ năng quản lý thời gian là một phần thiết yếu quyết định đến cả hiện tại,tương lai cũng như sự thành công của mỗi cá nhân.

Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB – Theory of planned behaviour) được xem là lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu về kỹ năng quản lý thời gian và các nhân tố ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý thời gian

Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) có khả năng áp dụng và dự đoán trong phạm vi khá rộng Lý thuyết này cũng được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, quản lý, tài chính, môi trường và kinh tế,…

Lý thuyết về hành vi có kế hoạch là một phần mở rộng, được phát triển từ lý thuyết về hành động hợp lý (Fishbein và Ajzen, 1975), được tạo ra do sự hạn chế của mô hình ban đầu về việc cho rằng hành vi của con người hoàn toàn do kiểm soát lý trí.

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of reasoned action) được phát triển lần đầu vào năm 1967 bởi Fishbein, sau đó đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975) Theo lý thuyết này, các cá nhân có cơ sở và động lực trong quá trình ra quyết định của họ và đưa ra một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải pháp, công cụ tốt nhất để phán đoán hành vi là ý định và hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành vi (BI) của một người Theo Ajzen và Fishbein (1975), ý định hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan hành vi.

Trong lý thuyết ban đầu về hành động hợp lý, yếu tố trung tâm trong lý thuyết về hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định Theo nguyên tắc chung, ý định tham gia vào một hành vi càng mạnh thì khả năng thực hiện hành vi đó càng cao Tuy nhiên, cần phải rõ ràng rằng một ý định hành vi chỉ có thể được biểu hiện trong hành vi nếu hành vi được đề cập nằm dưới sự kiểm soát về mặt hành vi, tức là nếu người đó có thể quyết định thực hiện hoặc không thực hiện hành vi theo ý muốn Mặc dù một số hành vi trên thực tế có thể đáp ứng khá tốt yêu cầu này, nhưng hiệu suất của hầu hết phụ thuộc ít nhất ở một mức độ nào đó vào các yếu tố phi động lực như sự sẵn có của các cơ hội và nguồn lực cần thiết (ví dụ: thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác của những người khác,…) Giả định thường được đặt ra rằng động lực và khả năng tương tác ảnh hưởng đến thành tích hành vi Do đó, các ý định sẽ có khả năng cao trong phạm vi mà người đó có khả năng kiểm soát hành vi và hiệu suất sẽ tăng lên cùng với kiểm soát hành vi ở mức độ mà người đó có động lực để cố gắng

Bằng chứng liên quan đến mối quan hệ giữa ý định và hành động đã được thu thập đối với nhiều loại hành vi khác nhau, với phần lớn công việc được thực hiện trong khuôn khổ của lý thuyết hành động hợp lý Các đánh giá về nghiên cứu này có thể được tìm thấy trong nhiều nguồn khác nhau (Ajzen và Fishbein, 1980; Canary và Seibold, 1984; Sheppard, Hartwick và Warshaw, 1988) Theo nguyên tắc chung, người ta thấy rằng khi các hành vi không gây ra vấn đề nghiêm trọng về kiểm soát, chúng có thể được dự đoán từ các ý định với độ chính xác đáng kể (Sheppard, Hartwick và Warshaw, 1988).

2.2.1.2 Thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi

Lý thuyết TPB được xây dựng với 3 thành phần để nghiên cứu hành vi của con người về một lĩnh vực, về một hành động, vấn đề cụ thể hay ý định (kỹ năng) về một hành vi, một hoạt động cụ thể sẽ bị chi phối bởi 3 biến độc lập: (1) Thái độ đối với hành vi; (2) Chuẩn mực chủ quan; (3) Nhận thức về kiểm soát hành vi.

(1) Thái độ đối với hành vi: Qua xem xét kết quả của việc thực hiện hành vi, cá nhân thể hiện việc đánh giá sự thuận lợi hoặc không thuận lợi khi thực hiện hành vi quan tâm

(2) Chuẩn mực chủ quan: Điều này đề cập đến niềm tin về việc hầu hết mọi người tán thành hay không tán thành hành vi đó Yếu tố này liên quan đến niềm tin của cá nhân về việc liệu các đồng nghiệp và những người quan trọng đối với cá nhân đó có nghĩ rằng họ nên tham gia vào hành vi đó hay không.

(3) Nhận thức về kiểm soát hành vi: Ý định thực hiện hành vi càng mạnh thì hành vi đó càng có nhiều khả năng được thực hiện.

2.2.1.3 Ý nghĩa của lý thuyết hành vi có kế hoạch

Lý thuyết về hành vi có kế hoạch cung cấp một khung khái niệm hữu ích để đối phó với sự phức tạp của hành vi xã hội của con người Thái độ đối với hành vi, các chuẩn mực chủ quan đối với hành vi và khả năng kiểm soát nhận thức đối với hành vi thường được tìm thấy để dự đoán các ý định hành vi với mức độ chính xác cao Lý thuyết về hành vi có kế hoạch theo dõi các thái độ, chuẩn mực chủ quan và khả năng nhận thức về kiểm soát hành vi với nền tảng cơ bản là niềm tin về hành vi đó Mặc dù có rất nhiều bằng chứng về mối quan hệ đáng kể giữa niềm tin hành vi và thái độ đối với hành vi, giữa niềm tin quy phạm và chuẩn mực chủ quan, và giữa niềm tin kiểm soát và nhận thức về kiểm soát hành vi, hình thức chính xác của những mối quan hệ này vẫn chưa chắc chắn Mối quan tâm đặc biệt là các mối tương quan chỉ ở mức độ vừa phải thường được quan sát thấy trong nỗ lực liên hệ các thước đo dựa trên niềm tin của các cấu trúc lý thuyết với các thước đo toàn cầu khác của những cấu trúc này. Thay đổi quy mô một cách tối ưu các thước đo về sức mạnh niềm tin, đánh giá kết quả, động lực tuân thủ và sức mạnh nhận thức của các yếu tố kiểm soát có thể giúp khắc phục các hạn chế về quy mô, nhưng mức tăng quan sát được trong mối tương quan giữa các thước đo toàn cầu và dựa trên niềm tin là không đủ để giải quyết vấn đề (Ajzen, 1991)

Tuy nhiên, từ một quan điểm chung, việc áp dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch cho một lĩnh vực cụ thể mà các nhà nghiên cứu quan tâm Mỗi ý định, nhận thức về kiểm soát hành vi, thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan cho thấy một khía cạnh khác nhau của hành vi, và mỗi khía cạnh có thể đóng vai trò là điểm tấn công khi cố gắng thay đổi nó Nền tảng cơ bản của niềm tin cung cấp các mô tả chi tiết cần thiết để có được thông tin cơ bản về các yếu tố quyết định hành vi Ở cấp độ niềm tin, chúng ta có thể tìm hiểu về các yếu tố độc đáo khiến một người tham gia vào hành vi quan tâm và thúc giục người khác thực hiện theo một hướng hành động khác.

2.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

2.2.2.1 Nhận thức của bản thân

Trong mô hình của lý thuyết hành vi có kế hoạch, thái độ và hành vi phản ánh cảm xúc của cá nhân về sự hào hứng, kế hoạch hoặc sự sẵn sàng tham gia và có ý kiến tích cực về hoạt động (Ajzen, 1987) Tác giả Passig (2005) đã nhận thấy rằng nhận nhận thức trong giai đoạn từ trẻ sơ sinh đến tuổi vị thành niên liên quan đến sự phát triển của quản lý thời gian Nhận thức về thời gian càng tốt cho thấy sự tích cực đến việc sử dụng thời gian của bản thân, từ đó có thể cân bằng lại cuộc sống của mỗi cá nhân (Karakose & Kocabas 2009) Thái độ tích cực của cá nhân đối với việc quản lý thời gian cũng gắn liền với việc đánh giá giữa những thuận lợi và khó khăn (Izadozen,

2010) Tác giả Ozkilic (2003) cũng đã khẳng định mối liên hệ giữa bản thân đến kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng Theo tác giả Macan và cộng sự (1990) đã chỉ ra rằng sinh viên nhận thức được khả năng kiểm soát thời gian của họ được đánh giá cao hơn đáng kể về hiệu suất của họ, do đó mà hài lòng hơn trong cuộc sống và ít căng thẳng do công việc gây ra Britton & Tesser (1991) cũng cho thấy rằng thái độ và các kỹ năng ảnh hưởng tích cực đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên đại học Mối liên hệ tích cực giữa thái độ và ý thực cũng đã được xác minh trong các nghiên cứu xuyên quốc gia, cho thấy thái độ tích cực là tiền đề cho việc tạo dựng mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện quản lý thời gian.

Từ đó, giả thuyết ( H1) được tác giả đặt ra như sau:

H 1 : Nhận thức của bản thân có tác động thuận chiều đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

Trong các nghiên cứu tài liệu trước, tác giả phát hiện ra rằng các hành vi, thói quen quản lý thời gian tích cực làm tăng điểm trung bình của học sinh, trong khi các hành vi quản lý thời gian tiêu cực làm giảm kết quả học tập (Britton & Tesser 1991; Indreica và cộng sự 2011; Mpofu và cộng sự 1996; Saketi & Taheri 2010; Sevari & Kandy 2011; Tanriogen & Iscan 2009) Theo tác giả Seginer và Lilach (2004) điều quan trọng là thanh thiếu niên phải thành công trong việc hiểu được tầm quan trọng của thời gian, nhận ra những thói quen liên quan đến việc sử dụng thời gian và thay đổi những hành vi không đúng; từ đó cân bằng lại cuộc sống và có nhiều thời gian dành cho gia đình Hơn nữa, cá nhân nên sắp xếp thời gian bằng cách xác định nơi họ đang lãng phí thời gian và cố gắng giảm thiểu những điều này Cách hiệu quả nhất là phát triển một thói quen làm việc thường xuyên và giữ không gian làm việc gọn gàng để họ có thể làm việc hiệu quả (McKay; Brett & Kate 2013)

Từ đó, giả thuyết (H2) được các tác giả đặt ra như sau:

H 2 : Thói quen có tác động thuận chiều đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên.

Theo nghiên cứu của Porter và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng sinh viên gặp nhiều hạn chế về thời gian do phải chăm sóc con cái hoặc các thành viên khác trong gia đình và thực hiện các hoạt động có giá trị xã hội Việc quản lý thời gian của sinh viên bị ảnh hưởng bởi những mối quan hệ xung quanh làm cho công việc bị trì trệ (Drucker, 1982) Do đó mà sinh viên gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa việc quản lý thời gian và cuộc sống hàng ngày của họ (Richelle & cộng sự 2019).

Từ đó, giả thuyết (H3) được các tác giả đặt ra như sau:

H 3 : Quan hệ xã hội có tác động ngược chiều đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm có 525 quan sát từ các sinh viên thuộc khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 25 trong quá trình phân tích dữ liệu Nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả cho các biến, tiến hành chạy hồi quy mô hình, thực hiện kiểm định về việc lựa chọn mô hình phù hợp với bộ dữ liệu nghiên cứu, kiểm định về hiện tượng phương sai không đồng nhất và thực hiện các phương án khắc phục điểm yếu của mô hình.

2.3.2 Đo lường các biến trong mô hình

Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố và lý thuyết có liên quan, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình của Britton and Tesser (1991) Mô hình đã đo lường kỹ năng quản lý thời gian, gồm 3 phương diện: (được đo bằng 1 trong 3 chỉ tiêu sau)

(1) Lập kế hoạch ngắn hạn gồm 7 hành vi: Lập danh sách việc phải làm; Lập thời gian biểu việc phải làm; Lập kế hoạch hàng ngày; Viết ra mục tiêu mỗi ngày; Có ý tưởng rõ ràng những việc muốn hoàn thành; Dành thời gian lập kế hoạch mỗi ngày; Thiết lập và thực hiện các việc ưu tiên.

(2) Thái độ với thời gian gồm 6 hành vi: Tiếp tục các thói quen không có lợi;

Niềm tin cải thiện cách quản lý thời gian; Bận rộn vì ngại từ chối; Chịu trách nhiệm về thời gian; Dành nhiều thời gian chải chuốt; Sử dụng thời gian tích cực.

(3) Lập kế hoạch dài hạn gồm 5 hành vi: Thực hiện công việc vào ngày trước hạn; Có mục tiêu cả quý; Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài; Đạt hiệu quả khi làm từng việc một; Thường xem lại các ghi chú.

Qua thảo luận ý kiến chuyên gia và đánh giá, nhóm tác giả nhận thấy rằng đối với cá nhân là sinh viên đang theo học tại các trường đại học nói riêng và của sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội thì kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên sẽ được đo lường theo ba phương diện: Thiết lập mục tiêu; Lập kế hoạch; Thực hiện kế hoạch, trong đó:

TH1: Biến phụ thuộc: Kỹ năng quản lý thời gian được đo lường thông qua thiết lập mục tiêu (MT) Biến phụ thuộc này được đo lường bởi 5 chỉ báo: MT1 – Có mục tiêu dài hạn; MT2 – Có mục tiêu cụ thể mỗi ngày; MT3 – Xác định thời hạn mục tiêu; MT4 – Đặc mục tiêu thực tế và vừa sức; MT5 – Kiểm tra tiến độ mục tiêu định kỳ.

TH2: Biến phụ thuộc: Kỹ năng quản lý thời gian được đo lường thông qua lập kế hoạch (KH) được đo lường bởi 5 chỉ báo: KH1 – Thiết lập kế hoạch trên mục tiêu đã xác định; KH2 – Biết cách thực hiện mục tiêu; KH3 – Xác định công việc ưu tiên; KH4 – Tính toán việc làm quan trọng nhất; KH5 – Ưu tiên và sắp xếp thời gian hợp lý

TH3: Biến phụ thuộc: Kỹ năng quản lý thời gian được đo lường thông qua thực hiện kế hoạch (TH) Biến phụ thuộc này được đo lường bởi 5 chỉ báo: TH1 – Thực hiện từng công việc một; TH2 – Hoàn thành công việc đã lên kế hoạch; TH3 – Không trì hoãn nhiệm vụ đã lên kế hoạch; TH4 – Ưu tiên việc học tập hơn việc giải trí; TH5 – Ghi chú những thời hạn quan trọng.

Cả ba trường hợp: Biến độc lập là 5 nhóm nhân tố: Nhận thức của bản thân (BT); Thói quen (TQ); Mối quan hệ (QH); Mạng xã hội (MI); Môi trường giáo dục (GD).

2.3.3 Mô hình hồi quy Để đạt được mục tiêu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên, nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết từ H1 đến H5 với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 25 Hồi quy tuyến tính đa biến được áp dụng cho mô hình như sau:

MT = β0 + β1 BT + β2 TQ – β3 QH + β4 MI + β5 GD + e.

KH = β0 + β1 BT + β2 TQ – β3 QH + β4 MI + β5 GD + e.

TH = β0 + β1 BT + β2 TQ – β3 QH + β4 MI + β5 GD + e.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

3.1.1 Thống kê mô tả các biến kiểm soát

Về giới tính: Số sinh viên “nam” là 89/525 chiếm 17%, số sinh viên “nữ” là

436/525 chiếm 83% Có thể thấy kết quả khảo sát có sự chênh lệch giữa giới tính nam và nữ, sự chênh lệch này là khá lớn.

Về khóa học: Hầu hết số sinh viên tham gia khảo sát đều là khóa 16, có 248 sinh viên thuộc khóa 16 và tỉ lệ chiếm tới 47.3% còn lại số sinh viên thuộc các khóa khác cụ thể là: khóa 14 có 45 sinh viên chiếm 8.5%, khóa 15 có 195 sinh viên chiếm 37.1%, khóa 17 có 37 sinh viên chiếm 7% Khảo sát cho thấy có sự chênh lệch lớn về khóa học của các sinh viên.

Chuyên ngành: Dựa vào sơ đồ cho thấy tỉ lệ sinh viên chuyên ngành kế toán tham gia khảo sát chiếm 71.3% và sinh viên chuyên ngành kiểm toán chiếm 13.9%, sinh viên chuyên ngành phân tích dữ liệu kinh doanh chiếm 14.8%; tỉ lệ sinh viên chuyên ngành kế toán tham gia nhiều hơn sinh viên chuyên ngành kiểm toán và phân tích dữ liệu kinh doanh là 42.6%.

Về thời gian dành cho việc lên kế hoạch và sắp xếp các công việc trong một ngày: Vì giới tính, khóa học, chuyên ngành của các sinh viên khác nhau vì vậy nhằm tìm hiểu về sự ảnh hưởng của các yếu tố trên tới kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên nhóm đã chia thời gian dành cho việc lên kế hoạch và sắp xếp các công việc trong một ngày thành 4 quỹ thời gian khác nhau Nhóm đã thu về 308 phiếu khảo sát của sinh viên dành dưới 1 giờ cho việc lên kế hoạch và sắp xếp công việc trong ngày tương ứng với 58.8%, từ 1 đến 2 giờ gồm 162 phiếu khảo sát tương ứng 30.8%, 34 phiếu khảo sát dành từ 2 đến 3 giờ chiếm 6.6% và 19 phiếu khảo sát dành trên 3 giờ tương ứng với 3.7% Khảo sát cho thấy có sự chênh lệch lớn về thời gian lên kế hoạch và sắp xếp các công việc của các sinh viên.

3.1.2 Thống kê mô tả các biến phụ thuộc

3.1.2.1 Thiết lập mục tiêu (MT)

Bảng 3.2: Thống kê trung bình thiết lập mục tiêu

Qua bảng thống kê tần suất của biến “Thiết lập mục tiêu” ta thấy được, với thang đo Likert 5 mức độ thì cột Mean của 5 mức độ dao động từ 3.62 đến 3.93 Điều đó cho thấy sinh viên tỏ ra hài lòng về các quan điểm của nhóm tác giả đưa ra về việc thiết lập mục tiêu Cột Std.Deviation (Độ lệch chuẩn) dao động trong khoảng ~1 Điều đó cho thấy sinh viên trả lời các câu hỏi không chênh lệch nhau về mức độ quá lớn.

Bảng 3.3: Thống kê trung bình lập kế hoạch

Qua bảng thống kê tần suất của các biến “Lập kế hoạch” trên thang đo Likert(từ 1 đến 5) ta thấy cột Mean dao động từ 3.71 đến 3.96 Điều đó chứng tỏ các sinh viên khá hài lòng về các câu hỏi chúng ta đưa ra về vấn đề lập kế hoạch như thiết lập những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, xác định và đề cao những công việc ưu tiên và hoàn thành những công việc quan trọng trước Cột Std.Deviation (Độ lệch chuẩn) dao động trong khoảng ~0.87 cho thấy rằng mức độ chênh lệch giữa các câu trả lời của sinh viên là không quá lớn.

3.1.2.3 Thực hiện kế hoạch (TH)

Bảng 3.4: Thống kê trung bình thực hiện kế hoạch

Qua bảng thống kê tần suất của các biến “Thực hiện kế hoạch ” trên thang đoLikert (từ 1 đến 5) ta thấy cột Mean dao động từ 3.24 đến 3.64 Điều đó chứng tỏ các sinh viên khá đồng tình về các câu hỏi chúng ta đưa ra về vấn đề thực hiện kế hoạch trong việc quản lý thời gian Tuy nhiên chỉ số TH3 (Bạn không bao giờ trì hoãn thực hiện những nhiệm vụ đã lên kế hoạch trước đó) có hơi thấp hơn so với những chỉ số khác (3.24) cho thấy sinh viên tỏ ra trung lập về vấn đề này Cột Std.Deviation (Độ lệch chuẩn) dao động trong khoảng ~1 cho thấy rằng mức độ chênh lệch giữa các câu trả lời của sinh viên là không quá lớn.

3.1.3 Thống kê mô tả các biến độc lập

3.1.3.1 Nhận thức của bản thân (BT)

Bảng 3.5: Thống kê trung bình nhận thức của bản thân

Qua bảng thống kê tần suất, ta thấy được mức độ hài lòng của các sinh viên với các câu hỏi về vấn đề “Nhận thức của bản thân” là khá cao, dao động từ 3.56 đến 4.11. Độ lệch chuẩn cũng dao động trong khoảng ~0.9 cho thấy mức độ chênh lệch giữa các câu trả lời của sinh viên là vừa phải Biến BT1 ( nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian) chỉ số khá cao (~ 4,11) cho thấy sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian.

Bảng 3.6: Thống kê trung bình thói quen

Qua bảng tần suất về biến “Thói quen” trên thang đo Likert (từ 1 đến 5) ta thấy được rằng: chỉ số của cột Mean dao động chỉ từ 3.41 đến 3.67 Điều đó cho thấy các sinh viên tỏ ra quan tâm tới thói quen quản lý thời gian của mình Tuy nhiên chỉ số của biến TQ5 (Bạn dồn công việc của nhiều này để giải quyết trong một thời gian ngắn) có hơi thấp (~3.41) cho thấy sinh viên tỏ ra trung lập về vấn đề này Độ lệch chuẩn dao động trong phạm vi ~1 chứng tỏ sinh viên trả lời các câu hỏi không chênh lệch với mức độ quá lớn.

Bảng 3.7: Thống kê trung bình mối quan hệ

Qua bảng tần số về biến “Mối quan hệ” trên thang đo Likert (từ 1 đến 5) ta thấy được rằng: chỉ số của cột Mean dao động từ 3.41 đến 3.63 Điều đó cho thấy các sinh viên tỏ ra đồng ý về các câu hỏi chúng ta đưa ra về các mối quan hệ ảnh hưởng tới quỹ thời gian của mình Tuy nhiên biến QH4 lại đạt chỉ số khá cao (~3.63) vì thời gian vui chơi, tán ngẫu với bạn bè ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng thời gian của sinh viên.Ngược lại, biến QH2 (Tham gia các câu lạc bộ, đoàn thể trong trường ảnh hưởng đến lịch trình thời gian của bạn) lại đạt chỉ số hơi thấp (~3.41) cho thấy sinh viên còn khá trung lập về vấn đề này Độ lệch chuẩn dao động trong phạm vi ~1 chứng tỏ sinh viên trả lời các câu hỏi không chênh lệch với mức độ quá lớn.

Bảng 3.8: Thống kê trung bình mạng xã hội

Qua bảng tần số về biến “Mạng xã hội” trên thang đo Likert (từ 1 đến 5) ta thấy được rằng: chỉ số của cột Mean dao động từ 3.37 đến 3.74 Điều đó cho thấy mạng xã hội ảnh hưởng lớn tới việc quản lý thời gian của sinh viên.Biến MI1 (Bạn dành thời gian đọc tin tức về kinh tế, kinh tế, chính trị, xã hội …) chỉ số khá thấp (~ 3.37) chứng tỏ rằng sinh viên khá trung lập về vấn đề này Tuy nhiên, biến MI2 (Bạn dành thời gian xem video, đọc tin tức giải trí qua các trang: Youtube, Facebook, Tiktok) và MI3 (Bạn dành thời gian nói chuyện với bạn bè, người thân qua mạng xã hội: Facebook, Zalo,Instagram …) lại đạt chỉ số khá cao (~3.74) Điều đó cho thấy sinh viên dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí, vui chơi với bạn bè và người thân Độ lệch chuẩn dao động trong phạm vi ~0.93 chứng tỏ sinh viên trả lời các câu hỏi không chênh lệch với mức độ quá lớn.

3.1.3.5 Môi trường giáo dục (GD)

Bảng 3.9: Thống kê trung bình môi trường giáo dục

Cuối cùng là bảng thống kê tần suất của biến “Môi trường giáo dục” Qua bảng trên ta thấy được rằng, cột Mean dao động từ khoảng 3.57 đến 3.73 Điều đó cho thấy sinh viên nhận được sự giáo dục về việc quản lý thời gian từ gia đình, nhà trường và các buổi đào tạo, workshop, là khá nhiều Trong đó sự quan tâm và giáo dục trừ gia đình là ảnh hưởng lớn nhất (GD1) ~3.73 chứng tỏ gia đình của các sinh viên rất quan tâm đến vấn đề quản lý thời gian của con em mình Độ lệch chuẩn có chỉ số dao động khoảng ~0.92 chứng tỏ các câu trả lời của sinh viên không có sự chênh lệch về mức độ quá cao.

Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha

Hệ số tin cậy được quan sát khi đưa vào kiểm định Cronbach’s alpha thu về 580 mẫu và có 525 mẫu hợp lệ và 55 mẫu không hợp lệ.

……… Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; trích từ Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)

- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; trích từ Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,

2005) Cụ thể kết quả kiểm định như sau:

3.2.1 Thiết lập mục tiêu (MT)

Bảng 3.10: Giá trị Cronbach’s alpha của thiết lập mục tiêu

Có 5 biến quan sát được đưa vào kiểm định, giá trị của Cronbach’s alpha thang đo là 0.833 – độ tin cậy của thang đo được đánh giá ở mức tốt.

Các hệ số tương quan biến tổng của các biến MT1, MT2, MT3, MT4, MT5 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số Cronbach hiện tại nên không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào Vì vậy, tất cả các biết quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 3.11: Giá trị Cronbach’s alpha của lập kế hoạch

Thang đo lập kế hoạch (KH) có hệ số Cronbach’s alpha bằng 0.864 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến KH1, KH2, KH3, KH4, KH5 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach hiện tại nên tất cả các biến đều thỏa mãn Vì vậy, tất cả các biết quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

3.2.3 Thực hiện kế hoạch (TH)

Bảng 3.12: Giá trị Cronbach’s alpha của thực hiện kế hoạch

Có 5 biến quan sát được đưa vào kiểm định, giá trị của Cronbach’s alpha thang đo là 0.847 – độ tin cậy của thang đo được đánh giá ở mức tốt.

Các hệ số tương quan biến tổng của các biến TH1, TH2, TH3, TH4, TH5 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach hiện tại nên không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào Vì vậy, tất cả các biết quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

3.2.4 Nhận thức của bản thân (BT)

Bảng 3.13: Giá trị Cronbach’s alpha của nhận thức của bản thân

Có 5 biến quan sát được đưa vào kiểm định, giá trị của Cronbach’s alpha thang đo là 0.854 – độ tin cậy của thang đo được đánh giá ở mức tốt.

Các hệ số tương quan biến tổng của các biến BT1, BT2, BT3, BT4, BT5 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach hiện tại nên không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào Vì vậy, tất cả các biết quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 3.14: Giá trị Cronbach’s alpha của thói quen

Thang đo Thói quen (TQ) có hệ số Cronbach’s alpha bằng 0.859 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến TQ1, TQ2, TQ3, TQ4, TQ5 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach hiện tại nên tất cả các biến đều thỏa mãn Vì vậy, tất cả các biết quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 3.15: Giá trị Cronbach’s alpha của mối quan hệ

Thang đo Mối quan hệ (QH) có hệ số Cronbach’s alpha bằng 0.851 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến QH1, QH2, QH3, QH4 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach hiện tại nên tất cả các biến đều thỏa mãn Vì vậy, tất cả các biết quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 3.16: Giá trị Cronbach’s alpha của mạng xã hội

Có 5 biến quan sát được đưa vào kiểm định, giá trị của Cronbach’s alpha thang đo là 0.817 – độ tin cậy của thang đo được đánh giá ở mức tốt.

Các hệ số tương quan biến tổng của các biến MI1, MI2, MI3, MI4, MI5 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach hiện tại nên không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào Vì vậy, tất cả các biết quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

3.2.8 Môi trường giáo dục (GD)

Bảng 3.17: Giá trị Cronbach’s alpha của môi trướng giáo dục

Thang đo Môi trường giáo dục (GD) có hệ số Cronbach’s alpha bằng 0.818. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến GD1, GD2, GD3 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach hiện tại nên tất cả các biến đều thỏa mãn Vì vậy, tất cả các biết quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha cho thấy các hệ số tương quan của một biến quan sát với biến tổng đều lớn hơn 0.3 Bên cạnh đó tất cả các Cronbach’s alpha đều cao hơn 0.6 Kết quả trên đã đáp ứng yêu cầu cho việc đánh giá một thang đo có độ tin cậy.

Phân tích các nhân tố EFA

Chúng tôi đi đến bước phân tích từng nhân tố khám phá EFA nhằm định hình lại cấu trúc các nhóm thang đo của biến phụ thuộc (thiết lập mục tiêu; lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch) và biến độc lập (nhận thức của bản thân, thói quen, mối quan hệ, mạng xã hội và môi trường giáo dục) đồng thời loại bỏ đi các biến gây nhiễu, không phù hợp với mô hình nghiên cứu Từ đó, xem xét mối quan hệ tương quan giữa các nhóm biến.

Các biến quan sát sẽ tiếp tục được kiểm tra mức độ tương quan của chúng theo nhóm Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Garson, 2003) và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau Giá trị

Eigenvalues phải lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988) Do đó, trong mỗi nhân tố thì những biến quan sát có hệ số Factor loading bé hơn 0.5 sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố Các trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trên sẽ bị loại bỏ (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Chúng tôi thống kê số liệu và đưa ra kết quả phân tích thông qua KMO and Bartlett’s Test, Total Variance Explained, Rotated Component Matrix a

- KMO and Bartlett’s Test (Kaiser-Meyer-Olkin và kiểm định Bartlett).

+ Đối với hệ số KMO - xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, trị số phải đạt giá trị từ 0.5 trở lên mới đủ điều kiện để phân tích nhân tố có phải là nhân tố phù hợp với tập dữ liệu mà nhóm chúng tôi nghiên cứu Hutcheson & Sofroniou (1999) đã đề xuất ngưỡng giá trị KMO như sau:

KMO ≥ 0.5: mức chấp nhận tối thiểu

+ Bartlett’s Test - kiểm định xem xét có mối tương quan xảy ra giữa các biến EFA Nếu Sig0.05 không có sự tương quan nào xảy ra.

- Total Variance Explained (tổng phương sai trích)

+Total Variance Explained đạt giá trị ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.

+ Trị số Eigenvalue xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, những nhân tố có giá trị ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích

- Rotated Component Matrix a (hệ số tải nhân tố Factor Loading với phương pháp xoay matrix), giá trị này biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát và nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa các biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại Theo Hair & ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition thì:

Mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại.

Mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.

Mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.

Và giá trị tiêu chuẩn của Rotated Component Matrix a phụ thuộc vào số lượng phiếu mà nhóm chúng tôi đã thu thập được Với tổng 525 phiếu trả lời, chúng tôi đã lựa chọn tiêu chuẩn hệ số tải là 0.3

3.3.1 Biến phụ thuộc thiết lập mục tiêu

Bảng 3.18: Chỉ số KMO của thiết lập mục tiêu

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO của biến phụ thuộc thiết lập mục tiêu là 0.847 > 0.5, điều này chứng tỏ rằng dữ liệu dùng để phân tích nhân tố ở mức 3 – rất tốt và hoàn toàn thích hợp.

Kết quả kiểm định Bartlett's là 916.532 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05.Như vậy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố.

Bảng 3.19: Giá trị tổng phương sai trích của thiết lập mục tiêu

Kết quả cho thấy 5 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 1 nhóm.

Giá trị tổng phương sai trích = 60.102% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng nhân tố này giải thích 60.102% biến thiên của dữ liệu.

Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố cao: 3.005 > 1.

3.3.2 Biến phụ thuộc lập kế hoạch

Bảng 3.20: Chỉ số KMO của lập kế hoạch

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO của biến phụ thuộc lập kế hoạch là 0.850 > 0.5, điều này chứng tỏ rằng dữ liệu dùng để phân tích nhân tố ở mức

3 – rất tốt và hoàn toàn thích hợp.

Kết quả kiểm định Bartlett's là 1198.826 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05.Như vậy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố.

Bảng 3.21: Giá trị tổng phương sai trích của lập kế hoạch

Kết quả cho thấy 5 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 1 nhóm.

Giá trị tổng phương sai trích = 65.097% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng nhân tố này giải thích 65.097% biến thiên của dữ liệu.

Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố cao: 3.255 > 1.

3.3.3 Biến phụ thuộc thực hiện kế hoạch

Bảng 3.22: Chỉ số KMO của thực hiện kế hoạch

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO của biến phụ thuộc thực hiện kế hoạch là 0.819 > 0.5, điều này chứng tỏ rằng dữ liệu dùng để phân tích nhân tố ở mức 3 – rất tốt và hoàn toàn thích hợp.

Kết quả kiểm định Bartlett's là 1067.556 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05.Như vậy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố.

Bảng 3.23: Giá trị tổng phương sai trích của thực hiện kế hoạch

Kết quả cho thấy 5 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 1 nhóm.

Giá trị tổng phương sai trích = 62.301% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng nhân tố này giải thích 62.301% biến thiên của dữ liệu.

Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố cao: 3.115 > 1.

Bảng 3.24: Chỉ số KMO của các biến độc lập

Biến độc lập có giá trị KMO rất cao, KMO = 0.926 - ở mức 4 – xuất sắc.

Kết quả kiểm định Bartlett's là 6511.144 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 bằng với Sig của 3 biến phụ thuộc.

Với nhân tố này, chắc chắn đây là nhân tố rất thích hợp và hoàn toàn đủ điều kiện để phân tích, chúng có mối tương quan với nhau.

Bảng 3.25: Giá trị tổng phương sai trích của các biến độc lập

Từ 22 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 4 nhóm.

Giá trị tổng phương sai trích = 63.977% > 50%: đạt yêu cầu cho thấy mô hình EFA phù hợp; tuy nhiên vẫn bị thất thoát mất 36.023% của các biến quan sát.

Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố đầu tiên có Eigenvalues cao nhất là 9.061 và nhân tố thứ 4 có Eigenvalues thấp nhất 1.292 > 1.

Bảng 3.26: Bảng xoay các biến độc lập Để có được kết quả cuối cùng phải qua nhiều bước nghiên cứu và thay đổi, bỏ bớt đi các nhân tố gây nhiễu và không phù hợp với mô hình, đó là biến độc lập BT3, BT5, TQ5, MI1, MI2, GD1, GD2, GD3.

Kết quả cho thấy các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.3 thậm chí có nhân tố có hệ số tải rất cao - ở mức ± 0.7: biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.

Mà vẫn xảy ra trường hợp biến QH1, QH2, MI4, MI5 và BT2 cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau, nhưng hai nhân tố vẫn đảm bảo được giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải (0.3), ……….

So với mô hình dự kiến ban đầu có 5 biến độc lập, sau khi chạy mô hình xoay đã có sự thay đổi thành 4 biến độc lập – loại bỏ đi 1 biến GD: Môi trường giáo dục. Trong đó có 1 biến quan sát là BT4 di chuyển sang nhóm biến độc lập TQ: Thói quen.

Tóm lại có 4 nhóm nhân tố độc lập:

- Nhận thức của bản thân (BT1, BT2)

- Thói quen (TQ1, TQ2, TQ3, TQ4, BT4)

- Mối quan hệ (QH1, QH2, QH3, QH4)

- Mạng xã hội (MI3, MI4, MI5)

Ngoài ra không có thêm sự xáo trộn các nhân tố.

Phân tích tương quan

Mục đích của việc chạy phân tích tương quan giữa các biến là để kiểm qua mối tương quan giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập.

Trước khi chạy tương quan các biến, chúng tôi sẽ tính trung bình của từng nhóm nhân tố để dễ dàng cho việc đánh giá sự tương quan giữa các biến.

*Tính trung bình chỉ tiêu của từng nhân tố

Thiết lập mục tiêu (MT) được đo lường bởi 5 chỉ báo MT1, MT2, MT3, MT4,

MT_TB=MEAN (MT1, MT2, MT3, MT4, MT5)

Lập kế hoạch (KH) được đo lường bởi 5 chỉ báo KH1, KH2, KH3, KH4, KH5.

KH_MEAN (KH1, KH2, KH3, KH4, KH5)

Thực hiện kế hoạch (TH) được đo lường bởi 5 chỉ báo TH1, TH2, TH3, TH4,

TH_MEAN (TH1, TH2, TH3, TH4, TH5)

Nhận thức của bản thân (BT) được đo lường bởi 2 chỉ báo BT1, BT2 là có ý nghĩa Chỉ báo BT4 đã được chuyển sang biến TQ ở bước phân tích các nhân tố EFA do có ý nghĩa liên quan hơn Và hai chỉ báo BT3, BT5 bị loại do không đạt yêu cầu phù hợp với mô hình nghiên cứu.

Thói quen (TQ) được đo lường bởi 5 chỉ báo TQ1, TQ2, TQ3, TQ4, BT4 Chỉ báo TQ5 bị loại ở bước phân tích các nhân tố EFA do không đạt yêu cầu phù hợp với mô hình nghiên cứu.

TQ=MEAN (TQ1, TQ2, TQ3, TQ4, BT4)

Mối quan hệ (QH) được đo lường bởi 4 chỉ báo QH1, QH2, QH3, QH4.

QH=MEAN (QH1, QH2, QH3, QH4)

Mạng xã hội (MI) được đo lường bởi 3 chỉ báo MI3, MI4, MI5 Hai chỉ báo

MI1, MI2 bị loại ở bước phân tích các nhân tố EFA do không đạt yêu cầu phù hợp với mô hình nghiên cứu.

MI=MEAN (MI3, MI4, MI5)

So sánh sự tương quan giữa biến phụ thuộc là thiết lập mục tiêu (MT) với các biến độc lập là nhận thức của bản thân (BT), thói quen (TQ), mối quan hệ (QH), mạng xã hội (MI).

Bảng 3.27: Giá trị tương quan các biến mô hình 1

Từ bảng trên có thể thấy, các giá trị Sig của biến phụ thuộc MT đối với các biến độc lập BT, TQ, QH và MI đều bằng 0 đều nhỏ hơn 0.05, hệ số tương quan r giữa các biến có ý nghĩa. Ở dòng Pearson Correlation – hệ số tương quan r, các hệ số đều được ký hiệu

** thể hiện rằng sự tương quan giữa biến phụ thuộc với biến độc lập ở mức tin cậy đến 99% (tương ứng mức ý nghĩa 1%=0.01).

Hệ số tương quan r giữa biến MT với BT /r/=0.561, giữa biến MT với TQ /r/=0.654, giữa biến MT với QH /r/=0.335 và giữa biến MT với MI /r/=0.442 Theo Andy Field (2009), /r/ BT (0.293) > MI (0.102).

Trong mô hình nguyên cứu:

Biến Thói quen tác động mạnh nhất tới thiết lập mục tiêu

Biến Nhận thức của bản thân tác động mạnh thứ hai đến thiết lập mục tiêuBiến Mạng xã hội tác động yếu nhất đến thiết lập mục tiêu

Kỹ năng quản lý thời gian đánh giá thông qua Thiết lập mục tiêu = 0.885 + 0.461* Thói quen + 0.293* Nhận thức của bản thân + 0.102* Mạng xã hội.

Nhân tố thói quen (TQ), nhận thức của bản thân (BT) và mạng xã hội (MI) là ảnh hưởng chủ yếu đến thiết lập mục tiêu (MT), còn biến mối quan hệ (QH) không ảnh hưởng đến thiết lập mục tiêu (MT)

Mô hình phân tích hồi quy tuyến tính giữa biến phụ thuộc là lập kế hoạch (KH) với bốn biến độc lập là nhận thức của bản thân (BT), thói quen (TQ), mối quan hệ (QH), mạng xã hội (MI).

Các biến chạy hồi quy trong SPSS là giá trị trung bình của các chỉ báo từng nhân tố: Biến phụ thuộc (KH_TB), biến độc lập (BT_TB, TQ_TB, QH_TB, MI_TB).

Bảng 3.33: Bảng ANOVA mô hình 2

Trong bảng ANOVA ta thấy Sig=0.00 < 0.05 mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Bảng 3.34: Giá trị hiệu chỉnh R bình phương mô hình 2

Giá trị R² hiệu chỉnh bằng 0.472 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích có ảnh hưởng biến thiên đến biến phụ thuộc 47,2%, còn 52,8% là các biến khác mà nghiên cứu chưa đề cập đến.

Bảng 3.35: Hệ số hồi quy các biến mô hình 2

Hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 2 cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Các biến độc lập giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu

Giá trị Sig của kiểm định t các biến độc lập: BT_TB, TQ_TB và MI_TB đều nhỏ hơn 0.05 là các biến độc lập phù hợp với mô hình, không có biến nào bị loại khỏi mô hình Biến QH_TB có giá trị Sig=0.634 > 0.05 không phù hợp với mô hình và bị loại khỏi mô hình.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta đều lớn 0 cho thấy các biến độc lập BT_TB,TQ_TB và MI_TB có ảnh hưởng thuận chiều đến biến phụ thuộc.

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Đối với bản thân sinh viên

Sinh viên nên rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian của mình một cách có kế hoạch và mục tiêu cụ thể Tham gia các khóa học, lớp học đào tạo kỹ năng quản lý thời gian Quan trọng là sinh viên nên có thái độ chủ động tìm kiếm các cách thức quản lý thời gian cá nhân như phương pháp 4D, phương pháp 40-30-20-10 (bạn chỉ có một lựa chọn hợp lý duy nhất đó là tập trung vào 3 ưu tiên: Thực hiện lần lượt theo thứ tự ưu tiên từ thứ nhất đến thứ ba và chỉ dành một chút thời gian cho những công việc khác. Điều này qua thời gian sẽ giúp kế hoạch ban đầu được hoàn thành một cách toàn vẹn nhất),

Sinh viên nên rèn luyện thói quen lập kế hoạch cho công việc hàng ngày, hàng tháng bằng việc ghi chép cụ thể những công việc cần làm Đồng thời sinh viên cũng nên hạn chế lạm dụng thời gian cho những công việc không đem lại lợi ích.

Mỗi sinh viên nên chủ động lập kế hoạch dài hạn cho bản thân để có những sự chuẩn bị tốt nhất khi có công việc đột xuất phát sinh Việc này giúp sinh viên không bị rơi vào tình trạng bế tắc, có thể giải quyết vấn đề hiệu quả.

Đối với gia đình

Mặc dù với dữ liệu khảo sát thì yếu tố giáo dục không tác động đến ý định khởi nghiệp Nhưng theo kết quả thống kế mô tả đối với biến “ Môi trường giáo dục” thì giá trị trung bình của các biến quan sát khá cao ( ~3,5 – 3,7) Phần lớn các bạn đều đồng tính với phát biểu :”Sự quan tâm và giáo dục từ gia đình ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của bạn” Sự giáo dục của gia đình giúp nâng cao kỹ năng và khả năng quản lý thời gian Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các bạn sinh viên trong việc quản lý thời gian của bản thân Cha mẹ nên quan tâm đến kỹ năng quản lý thời gian cá nhân của con cái minh ngay từ khi còn nhỏ Rèn luyện cho con mình thói quen sắp xếp công việc và kỹ năng quản lý, nên để cho con mình sớm được tự lập. Việc gia đình tạo ra môi trường có sự tập trung, nghiêm túc và đề cao giá trị của thời gian sẽ giúp con mình phát triển kỹ năng quản lý thời gian

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể có những yêu cầu và kì vọng về các hoạt động của con mình, đẩy mạnh việc kết nối giữa sự thành công với kế hoạch và tiến độ đã đề ra.

Gia đình cũng có thể giúp đỡ bằng cách đưa ra một số phương pháp quản lý thời gian hiệu quả cũng như đưa ra giải pháp giải quyết khó khăn liên quan đến thời gian.

Đối với nhà trường

Tương tự , mặc dù biến “ Môi trường giáo dục” bị loại những theo kết quả thống kê mô tả thì giá trị trung bình của các biến quan sát khá cao Đa số các bạn sinh viên đều đồng tình với phát biểu của nhóm : “ Chương trình đào tạo của nhà trường giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả” Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các trường đại học trong việc nuôi dưỡng và phat triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn rằng nhà trường nên thực hiện một số giải pháp như sau:

Nhà trường nên mở các lớp học, các khóa học đào tạo kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên Để sinh viên có thể nắm được những kiến thức và kỹ năng sắp xếp và thực hiện kế hoạch của mình.

Ngoài ra, nhà trường cũng có thể mở các buổi hội thảo về chủ đề phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý thời gian, mời các chuyên gia về để trao đổi với sinh viên nhằm đưa ra những lời khuyên về những khó khăn gặp phải trong vấn đề quản lý thời gian của cá nhân.

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w