1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Động lực học tiếng anh của sinh viên khoa kinh tế trường đại học thủ dầu một

3 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Trang 1

Vuong Thi Thanh Tam Trường Đại học Thủ Dầu Một

Email: tamnvb @tdmu.edu.vn

amend "ru

Tóm tắt: Động lực học tập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập Đề tài này khảo sát động cơ của sinh viên về việc học tiếng Anh tại Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi định lượng để xác định các loại động lực học tiếng Anh của sinh viên khoa Kinh tế và mức độ hài lòng của sinh viên đối với các khóa học tiếng Anh, giảng viên tiếng Anh và chương trình học Nghiên cứu cho thấy sinh viên khoa Kinh tế chủ yếu có

động lực học tiếng Anh để phát triển cá nhân /nghề nghiệp Bên cạnh đó, sinh viên hài lòng với các

khóa học tiếng Anh, giáo viên tiếng Anh và chương trình học ở mức độ trung bình trở lên Từ khóa: động lực, học tiếng anh, hài long

Nhận bài: 10/02/2022; Phản biện: 14/02/2022; Duyệt đăng: 16/02/2022 1 Đặt vấn đề:

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ toàn cầu và được xác định là ngoại ngữ quan trọng nhất trong các cấp học tại Việt Nam Các chương trình giảng dạy tiếng Anh trong giáo dục đại học Việt Nam có thể được phân thành hai nhóm: chương trình chuyên Anh và chương trình không chuyên Anh (Hoang, 2008a; To, 2010)

Tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU), sinh viên phải học bổ sung chứng chỉ Anh văn không chuyên trong chương trình học của mình Mặc dù đã có thời gian học tiếng Anh khá lâu nhưng trình độ tiếng Anh của sinh viên chưa tốt Theo Tran va Baldauf Jr (2007) và Lê (2011), trình độ tiếng Anh thấp của sinh viên Việt Nam có thể là do sinh viên thiếu động lực hoặc mất động

lực Do vậy, cần có những hình thức khuyến khích sinh viên học tiếng Anh Nghiên cứu này được thực hiện với sự tham gia của các sinh viên đã học chương trình tiếng Anh không chuyên để tìm hiểu các loại động lực có thể ảnh hưởng đến thành tích học tiếng Anh của họ Sinh viên

được yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến của họ Hy vọng rằng kết quả của nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố thúc đẩy sinh viên Kinh tế trong việc học tiếng Anh Ngoài

ra, kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển các kỹ năng tiếng Anh của sinh viên

2 Cái khái niệm

Theo Gardner (1985b), động lực là “sự kết hợp của nễ lực cộng với mong muốn đạt được mục tiêu học ngôn ngữ cộng với thái độ thuận lợi đối với việc học ngôn ngữ” (tr.10) Từ định nghĩa của mình, Gardner chỉ ra rằng động lực bao gồm 4.khía cạnh: “mục tiêu”, “nỗ lực”, “nong muốn đạt được mục tiêu”, “thái độ tích cực” xuất phát từ bên trong cá nhân của người học Những học sinh có 110 © Biá0 chức Việt Nam

động cơ mạnh mẽ sẽ có thái độ tích cực và nỗ lực rất nhiều trong học tập Một điểm mạnh trong việc hình thành khái niệm của Gardner là nó có nguồn gốc từ và

đã được thử nghiệm rộng rãi bằng nghiên cứu thực nghiệm (Dornyei, 1998) Tuy nhiên, Dömyei (1994) cho rằng định nghĩa của Gardner bị giới hạn trong phạm vi và phải được mở rộng “ra bên ngoài” để bao gồm một số biến động lực khác

Một định nghĩa khác về động lực ngôn ngữ thứ hai cua William va Burden (1997) là “động lực là một trạng thái kích thích nhận thức và cảm xúc; dẫn đến một quyết

định có ý thức để hành động, và; điều này tạo sự cố

gắng về trí tuệ và thể chất để đạt được mục tiêu hoặc các mục tiêu đã đặt ra trước đó” (tr 120)

Theo lý thuyết tự quyết định (Deci và Ryan, 1995), có 2 loại động lực trong việc học ngoại ngữ : động cơ bên trong và động lực bên ngoài Kurum (2011) gợi ý rằng “động cơ bên trong xuất hiện khi bạn đam mê một nhiệm vụ và thực hiện nó vì niềm vui hoàn toàn Động lực bên ngoài xảy ra khi bạn thực hiện một nhiệm vụ bởi vì một số tác động bên ngoài đối với bạn (tiền bạc, phần thưởng, hình phạt) hoặc bên trong bạn (giá trị hoặc niềm tin tác động đến cảm giác giá trị của bản

thân) thúc đẩy bạn thực hiện” (Kurum, 2011, tr.300) Hai loại động lực này đều quan trọng và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau

Trang 2

viên về cách giảng viên, đồng nghiệp và phụ huynh ảnh

hưởng đến động lực học tiếng Anh của họ

Theo Hoàng Thị Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016) “động lực là một yếu tố quan trọng của việc giảng dạy hiệu quả và là nền tảng cho quá trình học tập (Slavin,

2008) Động lực tạo ra nguồn năng lượng mạnh mẽ khiến người học hành động và duy trì hành động để đạt

được mục tiêu học tập Kết quả học tập, những điều học được và áp dụng vào thực tế sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sau này của người học Bài báo này tập trung vào các yếu tố liên quan đến trường đại học ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên kinh tế tại Đại học Thủ Dầu Một dựa trên khảo sát 495 sinh viên Kết quả cho thấy động cơ học tập của các em bị ảnh hưởng tích cực bởi các yếu tố chính bao gồm hoạt động ngoại khóa, chất lượng giáo viên, chương trình giảng dạy, điều kiện học tập và môi trường học tập

Nguyễn Thuỳ Dương và Phan Thục Anh (2012) tin

rằng động lực là một yếu tố quan trọng trong sự thành _ công của việc học ngoại ngữ Bài viết này trình bày ' tổng quan về động cơ học tiếng Anh của sinh viên Việt

Nam và nhiệm vụ của giáo viên liên quan đến động cơ, báo cáo kinh nghiệm của tác giả trong các tình huống giảng dạy thực tế và trình bày một số hàm ý sư phạm 4 Các yếu tố thúc đẩy sinh viên Khoa Kinh tế học tiếng Anh tại Đại học Thủ Dầu Một

Nghiên cứu dựa trên 184 câu trả lời của sinh viên

Kinh tế đã học các khóa tiếng Anh không chuyên tại TDMU để phân tích Kết quả như sau: 4.1 Lý do học tiếng Anh: Bảng †1 Lý do học tiếng Anh Điểm sD trung binh Động lực bên trong 3,88 0,87 Học tiếng Anh vì sự phát triển cá nhân 4,27 0,83 Học tiếng Anh vì sở thích 3,48 0,90 Động lực bên ngoài 4,0 0,87 Hoc tiếng Anh dé tim việc làm 4,27 0,94

Học tiếng Anh vì đáp ứng yêu cầu của gia đình,| 4,16 0,78

nhà trường

Hoc tiếng Anh dé đi nước ngoài 3,42 0,91

Theo khảo sát, điểm trung bình của động lực nội tại là 3,88 và động lực bên ngoài là 4,0 Do đó, động lực bên ngoài của sinh viên nhiều hơn một chút so với

động lực bên trong của họ Sinh viên chọn học tiếng Anh để tìm việc làm sau tốt nghiệp và để phát triển cá nhân Ngoài ra, sinh viên chọn học ngoại ngữ để đáp

ứng điều kiện tốt nghiệp cũng như mong muốn của

gia đình

4.2 Sự hài lòng của sinh viên trong việc học ngoại 'ngữ tại Trường Đại học Thủ Dầu Một:

Bảng 2 Sự hài lòng của sinh viên với giảng viên Điểm sD trung binh Giang viên có chuyên môn phụ hợp 3,72 0,71 Giang viên có phương pháp giảng day tốt 3,65 0,75

Giảng viên sẵn sàng chia sẽ kiến thức và kinh 3,79 0,72

nghiệm

Giảng viên hỗ trợ người học 3,61 0,74

Giảng viên phân hỏi nhanh chóng 3,70 0,78

Giảng viên nhiệt tình trong giảng dạy 3,88 0,71

Giảng viên giảng day theo đề cương _ 3,89 0,80

Total 3/72 0,74

4.2.1 Sự hài lòng của sinh viên đối với giảng viên

Dữ liệu bảng 2 đã cho thấy hai mục “giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt” và “giáo viên luôn hỗ trợ người học” có điểm trung bình, các mục còn lại đạt điểm cao Tuy nhiên, điểm trung bình chung về mức độ hài lòng của sinh viên đối với giáo viên tiếng Anh của họ cho thấy mức độ hài lòng cao với 3,72 điểm

Để đẩy mạnh việc dạy và học trước tiên nhà trường cần có đội ngũ giảng viên giỏi và nhiệt tình, giảng dạy phải cân bằng giữa lý thuyết và thực hành

4.2.2 Sự hài lòng của sinh viên với khoá học Bảng 3 Sự hài lòng của sinh viên với khoá học ơ ĐD trung bỡnh

Giỏo trỡnh được cập nhật thường xuyên 3,65 0,73

Nội dung trong giáo trình phù hợp với nhu cầu 3,57 0,76 Chương trình học đáp ứng nhu cầu thực tế 3,49 0,84 0ð sở vật chất trong lớp đầy đủ và hữu ích 3,75 0,79 Số lượng học viên phù hợp 3,68 0.73

Total 3,63 0,77

Bảng 3 nêu chỉ tiết điểm trung bình của những sinh viên đã trả lời đánh giá chương trình trong các khóa học tiếng Anh Điểm trung bình thấp nhất là 3,49 là “chương trình học đáp ứng nhu câu thực tế” Các mục “Cơ sở vật chất trong lớp đây đủ và hữu ích” có điểm trung bình cao nhất Tuy nhiên, tất cả các mặt đều có mức độ hài lòng vừa phải Điều này được thấy rõ qua điểm trung bình là 3,63 trong bảng Việc xây dựng chương trình học thiết thực với tài liệu được cấp nhật thường xuyên, theo kịp sự phát triển kinh tế, xã hội của thế giới là một đòi hỏi tất yếu

5 Kết luận

Trang 3

(Deci & Ryan, 2012) Phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra khi sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, họ mới có thể trở nên có trách nhiệm và tham gia sâu vào việc học Ngoài ra họ còn bày tỏ mong

muốn mạnh mẽ để cảm thấy có động lực khi học tiếng Anh Miễn là họ cảm thấy hứng thú và yêu thích công việc, họ sẽ kiên trì và dành nhiều nỗ lực hơn cho việc học

tiếng Anh Như vậy, một hàm ý khác là niềm yêu thích học tiếng Anh vốn có của sinh viên cần được nuôi dưỡng Ngoài chương trình học, trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khoá như tổ chức thi hát, hùng biện, diễn kịch bằng tiếng Anh để sinh viên tự tin sử dụng ngoại ngữ hoặc khuyến khích sinh viên tham gia lớp học tình

thương, dạy Anh văn cho trẻ em nghèo để nâng cao giá

trị bản thân và mang lại giá trị cho cộng đồng 5, 1 Đề xuất đối với giảng viên tiếng Anh

Để thu hút sinh viên sẵn sàng học tập, giảng viên

cần nâng cao năng lực hoc tiếng Anh của ho bằng cách Vay yy I Oe Vu ry va

cung cấp phản hồi mang tính xây dựng và tích cực tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ tiếng Anh của họ Hơn nữa, những người quan trọng, đặc biệt là giảng viên, cần cho họ cơ hội lựa chọn trong việc học (tức là chọn nhiệm vụ học tập yêu thích để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của họ) để họ cảm thấy tự chủ và

có trách nhiệm với việc học của mình Mối quan hệ

quan tâm và hỗ trợ với sinh viên có thể nâng cao trách

nhiệm và tính hiệu quả của sinh viên trong việc học

tiếng Anh, thúc đẩy động cơ nội tại của sinh viên Hơn

nữa, việc kết nối với sinh viên cũng mang đến cho cơ

hội lắng nghe tiếng nói của sinh viên về mong muốn và động lực học tập của họ để giải quyết những vấn để này tốt hơn Cụ thể, do kết quả nghiên cứu này, các

giảng viên nên dạy tiếng Anh thực tế, tập trung vào

giao tiếp tiếng Anh

5.2 Đề xuất dành cho sinh viên

Để cải thiện kết quả học tập của sinh viên, sinh viên phải tận dụng các khóa học tiếng Anh bằng cách tích

cực hơn trong học tập Để nâng cao kỹ năng nói, họ cần thường xuyên luyện tập kỹ năng nói và trao đổi thông tin với người khác hoặc tích cực tham gia các lớp học nói Ngoài ra, sinh viên nên tham gia các câu lạc bộ tiếng

Anh để phát triển khả năng tư duy, lập luận và vận dụng

tiếng Anh Cuối cùng, sinh viên nên dành nhiều thời gian

hơn để học tiếng Anh [1 Tài liệu tham khảo

[1] Dornyei, Z (2003) Attitudes, orientations, and motivations in language learning Advances in

theory, research, and applications Language

Learning 53 3-32

[2] Dornyei Z & Kormos J (2000) The role of individual

and social variables in oral task performance

Language Teaching Research, 4, 275-300

(3] Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016) Phân tích các nhân tố tác động đến động lực học tập

của sinh viên kinh tế Trường Đại học Cần Thơ Can

Tho University Journal of Sclence doi: I0.22144/ ctu.jvn 575;

[4] Noels K A (2001la) Learning Spanish as a second

language: Learners’ orientations and perceptions of their teachers’ communication style Language Learning, 51(1), 107-144 doi: 10.1111/0023 8333.00149 [5] Noels K A (2001b) New orientations in language

learning motivation: Towards a model of intrinsic, extrinsic, and integrative orientations and motivation In'Z Dérnyei & R W Schmidt (Eds.) Motivation and second language acquisition (pp 43- 68) Honolulu, HI: University of Hawaii Press

[6] Nguyén Thay Dung, Phan Thi Thuc Anh (2012)

Những nhân tổ tác động đến động lực học tập của

sinh viên: Nghiên cứu tại một trường ở đại học Hà

Noi Journal of Economics and Development [7] Y Kirkg6z, Knowledge Acquisition from L2

Specialist Texts (Birmingham: Aston University 2005) Unpublished Ph.D dissertation

English language learning motivation of students at the Faculty of Economics, Thu Dau Mot University Vuong Thi Thanh Tam

Thu Dau Mot University Email: tamnvb@tdmu.edu.vn

Abstract: Motivation is an important element of learning English The present research investigates the motivation of students in learning English at the Faculty of Economics - Thu Dau Mot University Study used quantitative questionnaires to identify the types of motivation to learn English reported by Economics students and their satisfaction on their English courses, their English teachers and the program in these courses The present research»s finding that Economics students were mostly motivated to learn English for personal/professional development Besides, Economics students have been satisfied with their English courses, English teachers and the programs at moderate degree or above

Keywords: motivation, learning English; satisfied

Ngày đăng: 28/10/2022, 10:37

w