Đe dọa gia nhập mới Các rào cản gia nhập:Chi phíVới mức đầu tư khủng của các công ty ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến thông quanhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn và không ngừng cải tiến ứn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BÀI THẢO LUẬN : PHÂN TÍNH CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH TRONG
NGÀNH GIAO ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN HIỆN NAY
Thành viên nhóm:
Trang 2MỤC LỤC
I Sử dụng công cụ 5 Forces trong phân tích cạnh tranh của M Porter 2
II Ngành giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam 3
1 Đe dọa gia nhập mới 3
2 Mối đe dọa của sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế 4
3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng 5
3.1 Quyền lực thương lượng của Nhà cung ứng 5
3.2 Quyền lực thương lượng của khách hàng 6
4 Cạnh tranh giữa các ĐTCT hiện tại 8
5 Quyền lực tương ứng giữa các bên liên quan khác 10
Tổng kết 11
I Sử dụng công cụ 5 Forces trong phân tích cạnh tranh của M Porter
Phân tích 5 Áp lực cạnh tranh của Porter là một công cụ quan trọng để hiểu các lực lượng hình thành sự cạnh tranh trong một ngành Nó cũng giúp bạn điều chỉnh chiến lược của DN cho phù hợp với môi trường cạnh tranh và cải thiện lợi nhuận tiềm năng
Hoạt động bằng cách xem xét sức mạnh của năm lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến cạnh tranh
Trang 31 Mối đe dọa của sự gia nhập mới: các đối thủ mới có thể dễ dàng tham gia
thị trường hay ko nếu họ thấy rằng DN của bạn đang kiếm được lợi nhuận tốt
2 Đe doạ từ các sp/dv thay thế
3 Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp
4 Quyền lực thương lượng của người mua
5 Đối thủ cạnh tranh
Bằng cách suy xét về cách mỗi áp lực ảnh hưởng đến DN và bằng cách xác định sức mạnh và xu hướng của nó, DN có thể nhanh chóng đánh giá vị trí của mình Sau đó, DN có thể xem mình cần thực hiện những thay đổi chiến lược nào
để mang lại lợi nhuận lâu dài
II Ngành giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
Hầu hết các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đều là là các doanh nghiệp ngoại Grab và ShopeeFood (trước đây là Now) là hai ứng dụng được cho là chiếm thị phần nhiều nhất Tuy nhiên, thị phần của các ứng dụng này cũng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi những người đến sau như Gojek, Baemin
1 Đe dọa gia nhập mới
Các rào cản gia nhập:
Chi phí
Với mức đầu tư khủng của các công ty ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến thông qua nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn và không ngừng cải tiến ứng dụng, các dịch
vụ giao hàng đã thu hút được số lượng lớn đối tác trong ngành
Trang 4Nói về các tác động của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đối với các cửa hàng thông thường thì mỗi mô hình kinh doanh có một bài toán chi phí khác nhau Đối với mô hình quy mô nhỏ hay kinh doanh gia đình chỉ qua tâm đến vấn đề về giá và sản phẩm thì ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến sẽ giúp tiết kiệm được chi phí vận hành
Gia nhập vào hẹ thống
Với những DN vừa và lớn được đầu tư ngay từ ban đầu để phục vụ như dịch vụ truyền thống với số lượng cửa hàng hạn chế Thì ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến có thể là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng khách hàng rộng hơn, nhanh hơn Cũng như kích thích nhu cầu chi tiêu nhiều hơn nhờ tính tiện lợi mà giao đồ ăn trực tuyến mang lại Người tiêu dùng cũng không mất quá nhiều thời gian và công sức để có được sản phẩm trên tay
Cuộc chiến về giá – Chuyên biệt hóa sản phẩm
Cùng với sức ép của các chương trình khuyến mãi thì sự phát triển của giao đồ ăn trực tuyến sẽ có thể làm mờ đi các giá trị thương hiệu khác như không gian, dịch
vụ, nhân viên…
“Các ứng dụng thường xuyên có các chương trình khuyến mãi từ 20%-30% giá, có nơi lại miễn phí giao hàng Chính vì vậy giá gọi đồ ăn về cũng không đắt hơn là bao, thậm chí đôi lúc còn rẻ hơn so với ra ngoài quán” Nhưng nếu không có sự cân đối đầu tư và quản lý hợp lý, doanh thu tăng thêm nhờ giao đồ ăn trực tuyến khó có thể bù lại tất cả chi phí đã đầu tư vận hành các chuỗi cửa hàng
2 Mối đe dọa của sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế
Chỉ số gia nhập thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam khoảng 5.5% vào năm 2018 Nhưng đến năm 2019, Chỉ số gia nhập thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam khoảng 12,9%, cao hơn nhiều so với chỉ số gia nhập thị trường của các lĩnh vực giao nhận khác Điều này khiến cho cạnh tranh trong ngành trở nên khốc liệt hơn
Q&Me đã thực hiện một cuộc khảo sát vào tháng 12/2021, với nhóm đối tượng nam nữ trong độ tuổi 18-40 ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng) 83% người được hỏi có sử dụng dịch vụ giao hàng ăn uống Con số này đã tăng lên đáng kể so với 62% của năm 2020
Trang 5Trong số các ứng dụng giao hàng, Grab (sử dụng bởi 72% người trả lời), Now/ShopeeFood (66%) và Baemin (54%) là 3 ứng dụng phổ biến nhất Trong khi Grab vẫn là ứng dụng được nhiều người sử dụng nhất thì Baemin có tốc độ gia tăng thị phần khá tốt, từ 46% ở năm trước lên thành 54%
Trong số những người có sử dụng dịch vụ giao hàng ăn uống này, có đến 77% có
sử dụng các ứng dụng giao hàng trên điện thoại Tỷ lệ người sử dụng app giao hàng tăng lên trong khi tỷ lệ các cuộc gọi đến cửa hàng để đặt hàng trực tiếp có xu hướng giảm Các ứng dụng giao đồ ăn trở thành cách thức đặt hàng phổ biến nhất
ở Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM
3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng
3.1 Quyền lực thương lượng của Nhà cung ứng
QUY MÔ THỊ TRƯỜNG( hay mức độ tập trung của ngành )
Theo ước tính của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có giá trị quy mô 33 triệu USD trong năm 2018, dự kiến sẽ đạt quy mô khoảng 38 triệu USD vào năm 2020 và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới
Còn theo Công ty nghiên cứu thị trường Kantar TNS, doanh thu thị trường giao thức ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng trung bình 28.5%/ năm Dự kiến năm 2019, doanh số thị trường này sẽ lên tới 207 triệu USD và năm 2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD
Trang 6Trong đó, doanh thu từ mảng giao hàng từ nhà hàng đến người tiêu dùng khoảng
117 triệu USD ( chiếm 79%) và doanh thu của các nền tảng đến người tiêu dùng
khoảng 32 triệu USD ( chiếm 21%) Doanh thu năm 2023 ước tính có thể lên tới
449 triệu USD
Số lượng người sử dụng dịch vụ giao thức ăn trực tuyến trong năm 2018 khoảng 5.3 triệu người, chủ yếu sử dụng dịch vụ từ nhà hàng đến người tiêu dùng (chiếm 92%) Dự báo đến năm 2023, số lượng người sử dụng dịch vụ giao thức ăn tăng hơn gấp 2 lần, khoảng 13 triệu người
Trang 7Dẫn đầu thị phần thảo luận toàn ngành là GrabFood với 33.38%, thứ 2 là NowFood với 23.16%, thứ 3 là Baemin với 21.95% Tháng 05/2020, Baemin đạt lượng thảo luận tương đương GrabFood ở cùng thời điểm khi thương hiệu này bắt đầu đẩy mạnh hoạt động truyền thông Fanpage là nguồn đem lại các thảo luận lớn về các thương hiệu (chiếm 55.48%)
3.2 Quyền lực thương lượng của khách hàng
MỐI QUAN TÂM CỦA KHÁCH HÀNG TỚI TỪNG THƯƠNG HIỆU.
Theo nghiên cứu, Promotion (gồm Chương trình khuyến mãi, giảm giá; Chương trình quảng bá marketing) là mối quan tâm hàng đầu của Khách hàng, trong đó Baemin dẫn đầu thị trường với các nội dung "Khao khủng, Khuyến mãi, Freeship"
và chiến dịch truyền thông đặc sắc, bộ nhận diện thương hiệu “mèo béo” bắt mắt
và loạt content marketing “bắt trend” NowFood và GrabFood dẫn đầu về thị phần thảo luận dịch vụ giao hàng, đặc biệt các đánh giá về sự chuyên nghiệp của shipper, tốc độ giao hàng mang tính tích cực GoFood có tỷ trọng thảo luận cao về Trải nghiệm app khi thương hiệu này mới thay đổi app; đứng sau đó là Loship với
đa dạng dịch vụ được tích hợp như Lo-supply, Lozat, Lomec
Trang 9Thương hiệu NowFood có lượt nhắc đến các chương trình giảm giá, khuyến mãi có
tỷ trọng cao nhất (chiếm 46.86%), đứng thứ 2 là GrabFood (chiếm 17.86%); mặc
dù có khá nhiều hoạt động “Khao lớn” nổi bật từ tháng 05/2020, nhưng Baemin vẫn xếp chung cuộc ở vị trí thứ 4
Trong suốt mùa Covid-19, GrabFood tạo sự liên tưởng lớn về sự an toàn, đáng tin cây và sự tử tế trong suốt mùa dịch, với 55.04% được nhắc tới với các nội dung liên quan, đứng ngay sau đó là Baemin, với 29.06%
GrabFood và NowFood đang dẫn đầu thị trường về sự đa dạng món ăn, nhà hang
và hình thức Freeship Baemin nổi trội với các hình thức liên kết thanh toán tiện lợi
và nhiều mã giảm giá, đồng đời Baemin cùng với GrabFood được yêu mến bởi các nội dung về câu chuyện người tài xế, các hoạt động cộng đồng,…
=> khách hàng có thể tự do lựa chọn các nhà cung cấp theo nhu cầu
4 Cạnh tranh giữa các ĐTCT hiện tại
- Số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành : Bao gồm Grab food , Now, Baemin, Gojek( Go Food), Loship
GrabFood hưởng lợi thế khổng lồ từ hệ sinh thái rộng lớn gồm ví Moca và Grabbike Nhờ đó, GrabFood có thể tận dụng mạng lưới tài xế đông đảo, kết hợp
hệ thống quán ăn nhà hàng liên kết khá đa dạng, cùng ứng dụng Grab mang trải
Trang 10nghiệm tiện dụng Điều này giúp “anh cả” trong lĩnh vực giao thức ăn Online dễ dàng chinh phục khách hàng hơn
Phân khúc khách hàng: nhắm đến mọi đối tượng: nhân viên văn phòng, những ngườitrẻ, hssv, những người có thu nhập khá trở lên
Trước sự cạnh tranh vô cùng cam go, Now đã có hàng loạt chương trình ưu đãi, kết hợp chiến lược liên kết với Shopee Mục tiêu của thương hiệu là để tăng đơn đặt hàng Chiến lược mang về thành công nhất định, đặc biệt vào ngày 12-12-2020, chương trình ưu đãi đã giúp Now ghi nhận hơn một triệu đơn đặt hàng thức ăn được giao trong 24 giờ trên khắp Việt Nam
Phân khúc khách hàng: nhắm đến thế hệ Z và Millenials, hssv, những người yêuthích mua hàng qua ứng dụng trực tuyến
Trang 11BAEMIN, nó nóng và giòn!" là khẩu hiệu đặc trưng củathương hiệu, thể hiện tốc
độ giao đồ ăn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho tàixế Cho đến năm 2022, BAEMIN đã chính thức phủ sóng tại 6 thành phố lớn trên khắpcả nước bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu và Cần Thơ Phân khúc khách hàng: nhắm đến giới trẻ, thế hệ gen Z và Millenial
Gojek
Go Food Là một trong ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến được phát triển từ Gojek, gia nhập vào thị trường này vào tháng 11/2018 liên kết hơn 80,000 đối tác nhà hàng Bằng các chiến dịch khuyến mãi như miễn phí giao hàng trong bán kính 5km điều đó đã giúp Go Food có thể chiếm giữ thị phần trong lĩnh vực này, không những thế Go Food còn liên tục đạt tốc độ tăng trưởng hơn 30% mỗi tháng trong những tháng gần đây
Phân khúc khách hàng: nhắm đến giới trẻ, hssv, những người có thu nhập trung bình
Loship
Gia nhập vào năm 2018, hơn 50,000 đối tác cửa hàng Đặc biệt hơn, các ưu đãi giảm giá miễn phí vận chuyển trong khoảng cách dưới 5km đã thu hút rất nhiều khách hàng và điều đó giúp gia tăng số lượng đơn hàng một cách hiệu quả Phân khúc khách hàng: nhắm đến mọi đối tượng, những người có thu nhập trung bình
Thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến càng có cơ hội phát triển, bùng nổ
mạnh mẽ Nó làm hành vi của khách hàng có sự thay đổi lớn, có xu hướng đặt đồ
ăn trực tuyến hơn là đến trực tiếp ăn tại nhà hàng, quán ăn Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng, giành được thị phần lớn hơn
5 Quyền lực tương ứng giữa các bên liên quan khác.
Chính phủ:
Vai trò và thái độ của Chính phủ về ngành kinh doanh mới như giao đồ ăn trực tuyến nhận được nhiều sự quan tâm, tích cực và chào đón từ các quan chức địa phương, phù hợp với luật đầu tư nước ngoài tại VN Thị trường giao đồ ăn trực tuyến là thị trường mới nổi, thuộc lĩnh vực công nghệ, nằm trong danh sách các
Trang 12ngành được ưu tiên phát triển và có sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài, liên quan cả về lĩnh vực giao thông
Vì thế nên pháp luật VN còn nhiều hạn chế, tồn tại nhiều khó khăn, bất cập, quy định về pháp luật còn chưa chặt chẽ , hạn chế hơn so với một số nước khác đối với ngành giao đồ ăn trực tuyến
Ví dụ
Như luật lao động và chế độ đãi ngộ với người lao động , mức lương thưởng giữa người lao động( tài xế) với các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến chưa rõ ràng Hay các quy định về thuế giá trị gia tăng( VAT) cần phải chặt chẽ hơn các doanh nghiệp kinh doanh giao đồ ăn trực tuyến vừa là doanh nghiệp công nghệ khi có sử dụng các ứng dụng , vừa là các doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển, đảm bảo được lợi ích kinh tế của đát nước cũng như lợi ích của người lao động tham gia vào các doanh nghiệp này (VD: mới đây tháng 4/2022 cục thuế đã bắt đầu lập biên bản truy thuế vs các cá nhân kinh doanh online như shopee,lazada,…)
Ngành giao đồ ăn trực tuyến có những đóng góp tích cực trong khoảng thời gian đại dịch COVID- 19 ( thời gian giãn cách do dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến phát triển hơn)
Tổng kết
Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, việc mở rộng thị trường giao thức ăn nhanh tại Việt Nam không chỉ đem lại thuận lợi cho người tiêu dùng mà còn tạo cơ hội cho nhiều nhà hàng, quán ăn nhỏ, thậm chí là các gia đình có sở trường nấu ăn mà không có điều kiện mở mặt bằng, tạo nên thị trường thức ăn phong phú, hấp dẫn thực khách không chỉ địa phương mà cả khách du lịch trong và ngoài nước Ngoài
ra, đơn vị giao hàng nào nhanh nhất, nhiều khuyến mãi nhất và nhiều thực đơn phong phú nhất ắt sẽ thắng trong cuộc đua giành thị phần này