1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luận Phân Tích Hiệu Quả Tài Chính Trong 3 Năm 2020 – 2022 Và Lập Dự Án Đầu Tư Cho Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn (Vhc.pdf

58 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIBỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1

BÀI THẢO LUẬN

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 61.1 Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính 6

1.2 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 6

1.2.1 Ý nghĩa của báo cáo tài chính 6

1.2.2 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 6

1.3 Nội dung của phân tích báo cáo tài chính 6

1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 6

1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 7

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG 3 NĂM 2020 – 2022 VÀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN (VHC)

Trang 4

2.3.3 Phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp 32

2.4 Phân tích chính sách đầu tư và mô hình tài trợ của

3.2.1 Đối với nhà nước 50

3.2.2 Đối với CTCP Vĩnh Hoàn 51

LỜI KẾT 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

4

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa ngành công nghiệp thực phẩm, việc phân tích và đánh giá báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trở nên cực kỳ quan trọng Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ tập trung vào việc phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC), một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cá tra đông lạnh Công ty Vĩnh Hoàn đã xây dựng được một danh tiếng vững chắc và được công nhận trên thị trường trong suốt nhiều năm qua Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm cá tra chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất chất lượng, VHC đã tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện xuất khẩu sang nhiều thị trường trên toàn cầu Trong quá trình phân tích, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời và các chỉ số tài chính khác để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Chúng ta cũng sẽ xem xét các chiến lược mở rộng và đầu tư của công ty, cùng với các rủi ro và thách thức mà VHC có thể đối mặt trong ngành công nghiệp thực phẩm Mục tiêu của bài thảo luận này là cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiệu suất tài chính và sự phát triển của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Qua việc phân tích báo cáo tài chính, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài chính của công ty và đánh giá khả năng của nó trong việc duy trì và tăng trưởng trong tương lai Hãy cùng tìm hiểu và phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn để hiểu rõ hơn về sự phát triển và tiềm năng của doanh nghiệp này trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Trang 6

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.1.Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính: Là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính: là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho các nhà phân tích tài chính có liên quan đến lợi ích của họ trong doanh nghiệp.

1.2.Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

1.2.1 Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tín về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của chủ quản lý doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế

BCTC không chỉ cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài DN như các nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan thống kê,… mà còn cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để họ phân tích đánh giá một các hoàn thiện về tình hình tài chính của công ty.

1.2.2 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính cung cấp kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư để họ có những quyết định đúng đắn trong

6

Trang 7

tương lai để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực kinh tế cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài

Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tính hợp lý của cấu trúc tài chính… Từ đó, các nhà quản lý có căn cứ tin cậy, khoa học để đề ra các quyết định quản trị đúng đắn

Cung cấp các thông tin và căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.3.Nội dung của phân tích báo cáo tài chính

1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định theo hai cách phân loại tài sản và nguồn hình thành tài sản, đồng thời phải cân đối với nhau.

Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần

Phần tài sản: phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tính đến thời điểm lập báo

cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp Bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản Bao gồm nợ

phải trả nguồn vốn chủ sở hữuvà Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm sau:

Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị, vậy nên chúng ta có thể tổng hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tạo một thời điểm Từ đó cho phép chúng ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các chỉ tiêu trên

Thời điểm phản ánh của các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán thường là vào ngày cuối của ngày hạch toán Căn cứ vào hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ có thể đánh giá những biến động của tài sản và nguồn vốn giữa các kỳ kế toán.

Bảng cân đối kế toán phản ánh hai mặt của một lượng tài sản, cho nên tổng tàu sản luôn bằng tổng nguồn vốn:

Tài sản = Nguồn vốn

Hoặc: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Trang 8

Vậy nên, thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể biết được toàn bộ toàn bộ tài sản

hiện có của doanh nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp.

1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh là một trong ba báo cáo quan trọng ( bao gồm báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh; bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tề ) được sử dụng để công bố hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tập trung vào: Doanh thu; chi phí; lãi và lỗ của doanh nghiệp

Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận

Trong đó:

Doanh thu là tổng các giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm các khoản góp vốn của cổ đông và chủ sở hữu.

Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán bao gồm các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc các phát sinh làm giảm giá trị của vốn chủ sở hữu trừ những khoản phân phối cho cổ đông.

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.

+ Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác

+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN

1.4.Phân tích các tỷ số về tài chính

1.4.1 Các tỷ số về tính lỏng

Tỷ số thanh toán hiện hành: cho biết doanh nghiệp có bao nhiên tài sản c thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tỷ số này do lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh: được tính dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền

Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn 8

Trang 9

1.4.2 Tỷ số sử dụng tài sản

Hệ số lưu chuyển các khoản phải thu: được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu Hệ số lưu chuyển các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty

Hệ số lưu chuyển các khoản phải thu = Doanh số (bán ch ị u)

Các khoản phải

Hệ số lưu chuyển hàng tồn kho: là tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.

Hệ số lưu chuyển hàng tồn kho = Doanh số

Hệ số: được dùng để đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hệ số sử dụng tổng tài sản = Doanh s ố

Tổng tài sản 1.4.3 Tỷ số về khả năng sinh lợi

Tỷ số sinh lợi trên doanh thu: cho thấy một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ số sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận ròngDoanh thu thuần x 100

Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản: đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào công ty.

Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) = Lãi ròng

Tổng tài sản x 100

Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần: cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty.

Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) = Lợi nhuận ròngVốn cổ phần x 100

Trang 10

1.4.4 Tỷ số sử dụng nợ

Tỷ số nợ trên tài sản: cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản được tài trợ bằng vốn vay - Tổng nợ: bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo

tài chính, gồm:

+ Các khoản phải trả vay ngắn hạn

+ Nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn

- Tổng tài sản: Bao gồm toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.

Tỷ số nợ = Tổng nợ

Tổng tài sản Ngoài ra:

Hệ số thu nhập trên lãi = Thu nhập trước tiền lãi và thuế

Tiền lãi vay

Hệ số thu nhập trên khoản thanh toán cố định =

Thu nhập trước khoản thanh toán cố định và thuế Các khoản thanh toán cố định

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG 3 NĂM 2020 – 2022 VÀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN (VHC)2.1.Tổng quan về ngành cá tra

2.1.1 Đặc điểm của ngành của cá tra

Cá tra là loại cá thịt trắng nuôi đặc sắc của Việt Nam, cá tra ngày càng được người tiêu dùng trên thị trường thế giới yếu thích vì sự tiện lợi, hương vị trung tính, giá cả phù hợp và dễ chế biến Năm 2022, cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường thế giới, trong đố có những thị trường truyền thống và khắt khe về các quy định kỹ thuật như Mỹ, EU hay cả những thị trường không ưu chuộng cá nuôi như Nhật Bản.

Trong giai đoạn từ năm 2017 – 2022, diện tích nuôi cá tra có xu hướng giảm nhưng sản lượng tăng từ 1,2 triệu tấn lên 1,7 triệu tấn Điều nay cho thấy rằng năng suất nuôi các tra ngày càng được cải thiện.

10

Trang 11

Diện tích (nghìn ha)Sản lượng (triệu tấn)

Số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra cũng tăng liên tục trong những năm gần đây Năm 2020 có 320 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, nhưng đến năm 2022 số doanh nghiệp xuất khẩu đã tăng lên 435.

Trong tổng xuất khẩu cá tra những năm qua, cá tra phile đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất Năm 2020, sản phẩm này chiếm tới 90% tổng giá trị xuất khẩu các tra của Việt Nam Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, tỷ trọng của cá tra phile đông lạnh giảm còn khoảng 85%.

2.1.2 Thị trường cá tra

a Thị trường xuất khẩu cá tra thế giới

Thi trường Mỹ

Năm 2021 – một năm xuất khẩu cá tra thuận lợi và tăng trưởng tích cực tại thị trường Mỹ Tổng giá trị xuất khẩu đạt 370,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2020 Cuối tháng 6/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 đối với các lô hàng cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ 01/08/2018 – 31/07/2019 Theo đó hai doanh nghiệp XK cá tra của Việt Nam là: Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP ) Công ty Cổ phần NamViệt ( NAVICO)

Trong quý I năm 2022, xuất khẩu cá tra sang Mỹ ước tính đạt 153,3 triệu USD,

+110% YoY và +26% QoQ Sản lượng xuất khẩu đạt 33.4 nghìn tấn, +28% YoY và +3% QoQ Giá bán trung bình đạt 4,580 USD/tấn, +82% YoY và +23% QoQ.

Trang 12

Theo số liệu thống kê Hải quan Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ chiếm 23% với hơn 421 triệu USD, tăng 87% so với 8 tháng của năm 2021.

Thị trường Trung Quốc

Từ năm 2020, Trung Quốc luôn duy trì vị trị thị trường nhập khẩu cá tra số 1 của Việt Nam, vượt qua cả thị trường Mỹ So với các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam, thị trường Trung Quốc luôn giữ vị trí tăng trưởng cao nhất.

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 9/2021, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh trở lại do nhu cầu dữ trữ cá tra để chuẩn bị cho các dịp lễ tết cuối năm Trong đó, tháng 12/2021, giá trị XK đạt 73,2 triệu USD, tăng 144,3% so với cùng kỳ năm 2020

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản, 6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 427,6 triệu USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có hơn 400 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị thường Trung Quốc Trong đó những doanh nghiệp hàng đầu gồm: Công ty CP Vĩnh Hoàn chiếm trên 16% kim ngạch cá tra sang Trung Quốc, Công ty TNHH Biển Đông

12

Trang 13

chiếm gần 6%, các công ty TNHH Chế biến Thực phẩm XNK Vạn Đức Tiền Giang, Công ty CP Nam Việt và Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I đều chiếm 5% …

Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc, T1- T9/2022

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I 5,0

Công ty CP Chế biến và XNK Thủy sản Cadovimex

Tính đến hết tháng 10 năm 2022, xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Trung Quốc đạt trên 489 triệu USD, tăng 115% Xuất khẩu cá tra tươi/đông lạnh mã 0303 đạt trên 163 triệu USD Ước tính khối lượng cá tra phile đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc tính đến cuối tháng 10 đạt khoảng 215 nghìn tấn.

Các nước thuộc hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương( CPTPP )

Năm 2021, tổng giá trị XK cá tra sang khối thị trường này đạt 207,8 triệu USD, tăng 0,6% so với năm 2020 Mexico và Canada là hai thị trường nổi bật của CPTPP Năm trước, XK cá tra sang Mexico đã “hồi sinh” sau nhiều năm giảm sút Tổng giá trị XK cá tra sang Mexico đạt 69,2 triệu USD, tăng 37,3%; sang Canada đạt 32,7 triệu USD, tăng 7,5% so với năm trước.

Trang 14

Trong khối CPTPP, Mexico là nước nhập khẩu lớn nhất, chiếm 4,5% với gần 73 triệu USD Theo sau là sự tăng trưởng đột biến của thị trường Canada, khi giá trị nhập khẩu cá tra cao gấp hơn 4 hơn so với cùng kì năm ngoái, chiếm 2,5% với trên 40 triệu USD.

Ngoài ra, Australia cũng là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam với trung bình nhập khẩu tương đối cao, đạt 3,26 USD/kg trong 6 tháng đầu năm 2022 và 3,3 USD/kg trong tháng 7/2022.

b Thị trường cá tra Việt Nam

Thị trường sản xuất

Cá tra được nuôi và phát triển chủ yếu ở 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang Ngoài ra còn các tỉnh Tây Ninh và Quảng Nam.

Các tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp là những vùng nuôi lớn nhất cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm hơn 75% tổng sản lượng cá tra cả nước Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2020, tổng diện tích thả nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.700 ha và tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 1,56 triệu tấn.

Hiện nay, có khoảng 100 nhà máy sản xuất cá tra tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long Phần lớn các cơ sở nhà máy đều được trang bị các thiết bị và công nghệ tiên tiến cho phép tự động hóa một số công đoạn của dây chuyển sản xuất Các sản phẩn cá tra đều tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt như GlobalGAP, ASC, BAP,…

Thách thức dành cho ngành cá tra Việt Nam

Trong năm 2022, ngành chế biến cá tra xuất khẩn đã gặt hái được nhiều lợi nhuận, tuy nhiên ngành này cũng đang đối mặt với nhiều thách thữc như giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, cước vận chuyển tăng nhưng giá bán rất khó tăng.

Theo đại diện Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA), hiện giá phân phối cá file đông lạnh catfish nội địa (Mỹ) nguồn cung rất hạn chế, đánh bắt biển của quốc gia này cũng bị hạn chế do ảnh hưởng COVID-19, do vậy cá nuôi nước ngọt thịt trắng như cá tra của Việt Nam sẽ còn nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường này.

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi về thị trường thì ngành nuôi trồng chế biến cá tra xuất khẩu đang đối mặt với nhiều thách thức như: chất lượng con giống cá tra chưa được kiểm soát tốt; giá thức ăn nuôi cá tra, vật tư đầu vào tăng mạnh, nên mặc dù giá bán có tăng chút ít nhưng nhưng lợi nhuận của cả chuỗi ngành hàng bị sụt giảm.

14

Trang 15

Chỉ trong hơn 1 tháng đầu năm 2022 đã có 14 ha cá tra bị nhiễm các bệnh về gan thận mủ, xuất huyết và các bệnh ký sinh trùng khác Do đó NAFIQAD đã đề nghị các địa phương tăng cường kiểm soát vùng nuôi; đầu tư công nghệ chế biến và nghiên cứ quy định thi trường để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Ngoài ra các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc, Campuchia đã mở rộng diện tích nuôi trồng loại thủy sản nước ngọt này Hiện nay, tổng sản lượng cá tra trong toàn bộ khu vực tăng lên gần 3 triệu tấn nhưng Việt Nam chỉ chiếm hơn một nửa số lượng

Do đó thị trường các tra Việt Nam cần phải có chính sách khắc phục dịch bệnh, cảithiện chất lượng chăn nuôi cá tra Ngoài ra cần phải đa dạng thị trường, đa dạngsản phẩm xuất khẩu

2.2.Khái quát về Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC)

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển a Thông tin khái quát

Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): VINH HOAN CORPARATION

Thành lập năm 1997

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1400112623

Người đại diện theo pháp luật: Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch Hội Đồng Quản

Trị kiêm Tổng Giám Đốc.

Vốn điều lệ: 1.833.769.560.000 VND (theo Báo cáo thường niên năm 2022)

Trang 16

Địa chỉ: Quốc lộ 30, Phường 11, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

1998: Chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH Vĩnh Hoàn.1999: Xí nghiệp chế biến thủy sản đầu tiên đi vào hoạt động.

2007: Xí nghiệp chế biến thủy sản thứ hai (DL.61) đi vào hoạt động Chính thức niêm

yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

2008: Xí nghiệp chế biến thủy sản thứ 3 (DL.500) đi vào hoạt động.

2010: Vươn lên đứng đầu ngành cá tra Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu theo thống

kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

2015: Vinh Wellness bắt đầu hoạt động sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra.2016: Nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% Công ty tăng khả năng thu hút

nhà đầu tư chiến lược trong tương lai.

2017: Thành lập công ty Cổ phần Thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp, nhằm gia tăng

năng lực sản xuất của Công ty.

2018: Thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Vĩnh Phước nhằm gia tăng năng lực sản

xuất của Công ty.

2019: Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá tra Vĩnh Hoàn được thành lập Khu ca giống

mới này sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, cải thiện quy trình nhằm sản xuất ra con giống chất lượng cao.

2020: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Vĩnh Hoàn Collagen được hoàn thành

và đưa vào hoạt động nhằm tập trung phát triển ứng dụng sản phẩm mới.

16

Trang 17

+ Hội đồng Quản Trị Vĩnh Hoàn đã thống nhất thông qua mua cổ phần của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Sa Giang, chiếm 49,89% vốn điều lệ.

+ Hội Đồng Quản Trị Vĩnh Hoàn thống nhất thông qua việc thành lập Công ty Vinh Technology tại Singapore.

2021: Thành lập Công ty TNHH Nông sản Thực phầm Thành Ngọc (TNG Food) mở

ra ngành nghề kinh doanh mới của công ty, Vinh Agriculture.

+ Hoàn thành nhà máy Sa Giang 3 chuyển chế biến các sản phẩm từ gạo.

+ Hoàn thành hai block nhà chung cư cho các bộ công nhân viên tại tỉnh Đồng Tháo với diện tích xây dựng hơn 10.000 m2 cho hơn 300 căn hộ.

+ Thương hiệu BASAmaster có mặt trên 17/19 chuỗi siêu thị toàn quốc 2.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Các công ty con, liên doanh, liên kết ( tính đến ngày 31/12/2022)

5 Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá tra Vĩnh Hoàn 98

Các ngành nghề kinh doanh

+ Nuôi trồng thủy sản nội địa;

+ Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;

Trang 18

+ Mua bán nông sản nguyên liệu và sơ chế, mua bán nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản; Mua bán thủy hải sản, mua bán nông sản thực phẩm, súc sản phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản;

+ Mua bán hóa chất phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản; + Sản xuất dầu mỡ, động thực vật;

+ Chiết xuất và sản xuất gelatin, collagen thủy phân;

+ Xuất nhập khẩu gelatin, collagen thủy phân, hóa dược phẩm; nhập khẩu hóa chất, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất Gelatin, Collagen thủy phân, hóa dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

Danh mục các sản phẩm chínhNhóm thực phẩm: cá tra, cá chẽm phile

Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng: cá tẩm bột, cá tẩm bột định hình, cá tẩm gia vị,

xiên que, cá nướng, snack ăn liền.

Nhóm thực phẩm chức năng: Collagen và gelatin

Nhóm phụ phẩm: bột cá, mỡ cá dùng để chế biến thức ăn gia súc, mỡ cá cao cấp, vi

cá,…

18

Trang 19

2.2.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn

Trở thành công ty dẫn đầu về sản phẩm thủy sản nuôi trồng bền vững, góp phần xây dựng một thế giới thực phẩm an toàn, ngon, tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Sứ mệnh

Khẳng định vị thế và phát triển tiềm năng của nuôi trồng thủy sản bền vững trên thế giới thông qua cải tiến liên tục, bảo vệ môi trường và cải thiện hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Triết lý kinh doanh: Đáp ứng hơn sự mong đợi của khách hàng, trung thực trong kinh

doanh và tuân thủ luật pháp

Giá trị cốt lõi

Thể hiện ở 5C:

CAM KẾT: Nói đúng và hành động đúng CẢI TIẾN: Không ngừng khác biệt để phát triển

CỐNG HIẾN: Làm việc bằng cả tấm lòng, không vì lợi ích cá nhân CHIA SẺ: Sẵn lòng cho đi cũng là hạnh phúc nhận về

CHUYÊN NGHIỆP: Tuân thủ và tốc độ trong mọi hành động

Trong đó,

LÒNG BIẾT ƠN: là nền tảng của 5C

2.2.4 Phân tích SWOT 2.2.4.1 Điểm mạnh

Vị trí địa lý: được xây dựng với hơn 40,000 m2 trên quốc lộ 30 cạnh Sông Tiền (một trong hai nhánh sông chính của đồng bằng sông Cửu Long), nhà máy nhờ đó có vị trí địa lý thuận lợi cho khâu nguyên liệu và việc lưu thông bằng cả đường bộ và đường thủy.

Chất lượng sản phẩm danh tiếng: Những năm trước 2008 với những khoản chi lớn vào hệ thống quản lý chất lượng, công ty đã phải chấp nhận tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn các doanh nghiệp trong ngành Tuy nhiên chính điều này đã tạo ra một lợi thế dài hạn của công ty so với các đối thủ, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế

Chuỗi sản xuất hoàn chỉnh: Công ty đã tạo dựng nên hệ thống sản xuất hoàn chỉnh từ sản xuất thức ăn cho cá, nuôi cá đến chế biến cá Mặc dù hiện tại vùng nuôi của

Trang 20

công ty chỉ có khả năng cung cấp hơn 45% nhu cầu cá nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của công ty, nhưng công ty có chiến lược rất rõ ràng trong việc phát triển vùng nuôi đảm bảo vùng nuôi có thể đáp ứng được 70% nhu cầu trong 2 năm tới

Ban quản trị tâm huyết với công ty: có bề dày kin nghiệm và tầm nhìn chiến lược Đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, kinh nghiệm và gắn bó.

Định hướng chiến lược phát triển bền vững và rõ ràng: Vĩnh Hoàn theo đuổi chính sách phát triển bền vững phù hợp với xu hướng thế giới nên có khả năng tiếp cận thị trường mới và dễ dàng vượt qua các rào cản kỹ thuật, tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ Những năm tới đây, sẽ là những cột mốc mới Nhà máy gạo của Vĩnh Hoàn 2 trong giai đoạn hoàn thiện toàn hệ thống Nhà máy Collagen của Vĩnh Hoàn 5 đã khởi công vào đầu năm 2013 Vĩnh Hoàn vẫn sẽ tiếp tục mở rộng và hoàn thiện khâu nuôi giống, nuôi cá thịt và sản xuất thức ăn cho cá

Thương hiệu sản phẩm Vĩnh Hoàn uy tín trên thị trường quốc tế về chất lượng hàng hóa, hệ thống quản lý chất lượng Nhờ đó, công ty xây dựng được hệ thống khách hàng chiến lược thân thiết VHC là doanh nghiệp chế biến cá tra lớn thứ hai Việt Nam năm 2009 với kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu USD và sản lượng xuất khẩu đạt 38,373 tấn Trong giai đoạn từ 1/1/2010 đến 31/5/2010, lần đầu tiên VHC đã vươn lên đứng vị trí thứ 1 trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, vượt lên trên HVG (CTCP Hùng Vương); Với 11 năm phấn đấu, nỗ lực trong mọi hoạt động Vĩnh Hoàn đã có được một vị thế nhất định trên thị trường thế giới

Quy trình sản suất hiện đại và khép kín: từ khâu con giống, thức ăn đến sản phẩm đầu ra, nguồn nguyên liệu có chứng nhận quốc tế Diện tích nuôi trồng lớn, khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu cao.

Năng lực ứng dụng công nghệ cao: để nâng cao giá trị sản phẩm, đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng nâng cao giá trị phụ phẩm thu hồi làm tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.

2.2.4.2 Điểm yếu

Nhạy cảm với lãi suất: Các khoản vay ngắn hạn thường được duy trì ở mức cao do khoảng thời gian từ lúc mua nguyên liệu đến lúc khách hàng trả tiền khá dài và hàng ngày công ty phải duy trì lượng hàng tồn kho lớn thức ăn thủy sản để đảm bảo cho vùng nuôi của mình Hơn nữa do đầu tư lớn vào việc xây dựng và tu bổ các nhà máy thời gian gần đây, nên số dư các khoản vay dài hạn đến thời điểm cuối quý 1/2010 vẫn còn khá lớn Vì vậy kết quả kinh doanh của công ty vẫn khá nhạy cảm với những biến động về lãi suất.

20

Trang 21

Chi phí hoạt động cao Trong năm 2010 và vài năm tới, chi phí hoạt động sẽ vẫn duy trì ở mức cao do những khoản chi phí lớn vào hệ thống quản lý chất lượng, gánh nặng khấu hao và các chi phí hoạt động khác do các nhà máy chế biến đang hoạt động dưới công suất thiết kế.

Chưa bứt phá khỏi sự cạnh tranh: Tuy Vĩnh Hoàn đã là một thương hiệu tốt nhưng vẫn chưa bứt phá khỏi sự cạnh tranh gay gắt về giá bán một cách rõ ràng và mạnh mẽ.

Biến động từ các thị trường xuất khẩu (Mỹ và châu âu): Thị trường xuất khẩu 70% là Mỹ và EU nên biến động từ các thị trường này có khả năng tác động đến hoạt động công ty.

2.2.4.3 Cơ hội

Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Ngành thủy sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, dự kiến tiếp tục tăng trưởng 12% - 15% mỗi năm.Thị trường tiêu thụ cá tra còn nhiều tiềm năng phát triển ngày càng tăng đối với thị trường truyền thống cũng như các thị trường mới.

Phát triển bền vững phù hợp với xu thế phát triển của thế giới Vĩnh Hoàn theo đuổi chính sách phát triển bền vững phù hợp với xu hướng thế giới nên có khả năng tiếp cận thị trường mới và dễ dàng vượt qua các rào cản kỹ thuật, tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Tìềm năng ở các ngành phụ trợ và mở rộng Còn nhiều tiềm năng ở các ngành phụ trợ hoặc mở rộng, đặc biệt là định hướng gia tăng giá trị từ phụ phẩm.

2.2.4.4 Thách thức

Rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu Suy thoái kinh tế ở Châu Âu.

Biến động về nguyên liệu và chi phí sản xuất, chi phí nuôi ngày càng cao Cạnh tranh ngày càng gay gắt:

- Thị trường của ngành chế biến cá tra nói chung đang bị thu hẹp do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu;

- Giá bán giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Nguyên nhân chủ yếu do cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành dẫn tới hiện tượng bán phá giá;

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w