1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thực hành lập dự án đầu tư đề tài dự án trang trại trồng rau công nghệ cao ve clean

63 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự án trang trại trồng rau công nghệ cao VE - CLEAN
Tác giả Phạm Anh Tuấn
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Kim Liên
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Lập Dự Án Đầu Tư
Thể loại Bài thực hành học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 491,91 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN (7)
    • 1.1. Giới thiệu chủ đầu tư (7)
      • 1.1.1. Tên công ty: Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer Corperation) (7)
      • 1.1.2. Trụ sở chính: Tầng 12, tòa nhà MPlaza Saigon Số 39 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam (7)
      • 1.1.3. Người đại diện theo pháp luật của Công ty (7)
      • 1.1.4. Ngành nghề kinh doanh chính (7)
      • 1.1.5. Tư cách pháp nhân (7)
      • 1.1.6. Tình hình tài chính (7)
    • 1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án (8)
    • 1.3. Mục tiêu đầu tư (9)
      • 1.3.1. Mục tiêu chung (9)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (9)
    • 1.4. Sự cần thiết của dự án đầu tư (10)
      • 1.4.1. Thực trạng ‘thực phẩm kém chất lượng’ tại Việt Nam (10)
      • 1.4.2. Thực trạng ‘thực phẩm sạch’ ở Việt Nam (11)
      • 1.4.3. Xu hướng thị trường thực phẩm sạch (13)
    • 1.5. Căn cứ pháp lý (14)
    • 1.6. Căn cứ thực tế (15)
  • CHƯƠNG 2: SẢN PHẦM VÀ THỊ TRƯỜNG (17)
    • 2.1. Các loại sản phẩm (17)
    • 2.2. Kế hoạch thị trường (18)
    • 2.3. Kế hoạch quảng cáo (19)
    • 2.4. Kế hoạch kích thích tiêu thụ (20)
    • 2.5. Kế hoạch quan hệ công chúng (20)
    • 2.6. Xác định giá cả (21)
    • 2.7. Xác định kênh phân phối sản phẩm (21)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẢM BẢO SẢN XUẤT (23)
    • 3.1. Nhiệm vụ (23)
    • 3.2. Quy trình công nghệ (23)
    • 3.3. Tác động đến môi trường (24)
    • 3.4. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng (26)
    • 3.5. Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào (26)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN (28)
    • 4.1. Địa điểm (28)
    • 4.2. Phân tích về địa điểm (28)
    • 4.3. Điều kiện tự nhiên (29)
    • 4.4. Đặc điểm địa chất công trình (29)
    • 4.5. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của nhà nước (chưa có của địa phương) (30)
  • CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG - KIẾN TRÚC (32)
    • 5.1. Phương án kiến trúc xây dựng (32)
      • 5.1.1. Bản thiết kế dự án (32)
      • 5.1.2. Lựa chọn nhà thầu trong xây dựng (32)
    • 5.2. Các giai đoạn thi công (33)
  • CHƯƠNG 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC (34)
    • 6.1. Cơ cấu tổ chức (34)
    • 6.2. Phương thức tuyển dụng và đào tạo nhân viên (35)
      • 6.2.1. Quá trình tuyển dụng (35)
      • 6.2.2. Chính sách quản lý nhân viên của dự án (36)
  • CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN (46)
    • 7.1. Nguồn vốn đầu tư ban đầu (46)
    • 7.2. Các chi phí của dự án (47)
    • 7.3. Doanh thu, lợi nhuận của dự án (54)
    • 8.1. Hiệu quả kinh tế (57)
    • 8.2. Hiệu quả xã hội (59)
    • 8.3. Đóng góp ngân sách Nhà nước (61)
  • CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN.........................................................................................57 LỜI CẢM ƠN (62)

Nội dung

Mục tiêu chung Phát triển mô hình nông trại rau sạch ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sảnphẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo an toàn vệ sinhthực phẩm để phục vụ

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

Giới thiệu chủ đầu tư

1.1.1 Tên công ty: Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer

1.1.2 Trụ sở chính: Tầng 12, tòa nhà MPlaza Saigon Số 39 Lê Duẩn, Phường Bến

Nghé, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: 028-62563862

Website: http://www.masangroup.com/

1.1.3 Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông: Trương Công Thắng

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị

1.1.4 Ngành nghề kinh doanh chính

Sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, chádo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng và đồ uống đóng chai

Những thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh Hảo với chiến lược đặt người tiêu dùng Việt Nam làm trọng tâm.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000082 do Sở KHĐT Thành phố

Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 5 năm 2000

Vốn điều lệ: 14.237 tỷ đồng

Masan Consumer sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm thực phẩm nhanh, bao gồm gia vị, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và đồ uống đóng chai Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, Lào, và Campuchia Tổng công ty tiêu dùng Masan, mà trước đây gọi là Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan đã được đổi tên vào tháng 8 năm 2011 Công ty được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan hoạt động như một công ty con của Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH).

Mô tả sơ bộ thông tin dự án

Tên dự án : Trang trại trồng rau sạch ứng dụng công nghệ cao VE - CLEAN

 Địa điểm xây dựng: Huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

 Quy mô diện tích: 20 ha (20.000 m2)

 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

 Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

 Tổng mức đầu tư : 40.305.230.000 đồng.

- Vốn góp chủ đầu tư: 22.591.572.000 đồng = 56% vốn cố định

- Vốn vay thương mại: 17.713.658.000 đồng = 44% vốn cố định

 Vòng đời dự án: Trong vòng 7 năm, bắt đầu xây dựng từ quý II năm 2023 và đi vào hoạt động từ quý IV năm 2023

 Thành phần dự án : Dự án Trang trại trồng rau sạch chất lượng cao bao gồm

 Xây dựng nhà màng (nhà kính, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất rau quả công nghệ cao, công nghệ Organic) và tổ chức thực nghiệm

 Thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất.

 Trồng các loại rau sạch như: cà chua, dưa lưới và các loại rau củ, quả cung cấp cho thị trường.

Mục tiêu đầu tư

 Phát triển mô hình nông trại rau sạch ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ nhu cầu của mọi người dân trên cả nước, góp phần tăng thu nhập cho người lao động.

 Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.

 Xây dựng cơ sở sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn.

 Tổ chức Trang trại trồng rau sạch theo phương châm "năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững".

 Thông qua dự án này, Masan Consumer có thể hoàn thiện thêm hệ sinh thái hàng tiêu dùng của mình, ngày càng củng cố được vị trí, hình ảnh và tập ảnh hưởng doanh nghiệp hàng đầu trong lòng người tiêu dùng.

 Khi dự án đi vào hoạt động ổn định sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được 60% thị phần rau quả sạch trong nước.

 Xây dựng nhà màng (nhà kiếng, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất rau công nghệ cao) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), chuyển giao công nghệ sản xuất

 Khi dự án đi vào sản xuất với công suất ổn định, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 10.000 tấn rau quả các loại theo tiêu chuẩn của bộ Nông nghiệp Mỹ ( USDA Organic).

 Toàn bộ sản phẩm của dự án được gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất.

 Xây dựng dự án kiểu mẫu, thân thiện với môi trường, khai thác hiệu quả quỹ đất được giao

 Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của người lao động; thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước

 Góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như huyện ThạchThất nói riêng.

Sự cần thiết của dự án đầu tư

1.4.1 Thực trạng ‘thực phẩm kém chất lượng’ tại Việt Nam

 Số lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu trên rau quả đang ngày càng tăng Theo Bộ

Y tế Việt Nam, hơn 90% rau củ quả ở Việt Nam được điều trồng bằng phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa hóa chất độc hại.

 Nguồn gốc, nguồn cung của rau thường mơ hồ Tại các chợ và siêu thị, rau được tách ra từ bao bì, không có giấy chứng khoán nguồn gốc xuất xứ, nên người tiêu dùng không biết được rau này từ đâu đến và chất lượng ra sao.

 Rau bị ô nhiễm bởi môi trường Rau được trồng ở các đô thị hay các khu công nghiệp thường bị ô nhiễm do khí thải xe cộ, nước uống bị nhiễm bẩn, đất đai bị hóa chất ô nhiễm.

 Chưa có giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm Hiện nay, chưa có một hệ thống kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm rau củ quả đồng bộ và đầy đủ ở mức quốc gia tại Việt Nam.

 Tình trạng giả dược và lừa đảo trong nuôi trồng rau Hiện nay, xuất hiện nhiều trường hợp người trồng rau sử dụng phân bón ảo, chất kích thích cây trồng được tuyên truyền là có tác dụng kích thích sinh trưởng, đem lại năng suất cao nhưng thực ra lại gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho người tiêu dùng.

Vậy đâu là nguyên nhân?

 Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học: Việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học để tăng năng suất trồng rau sẽ khiến cho rau có nhiều hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng.

 Chất lượng giống cây trồng kém: Hiện nay, để tăng năng suất sản xuất, một số nông dân lại sử dụng giống cây trồng kém chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai, trong quá trình trồng rau Điều này khiến cho rau không đạt được tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Vi phạm quy định về sử dụng chất phụ gia: Nhiều chủ cửa hàng, tiểu thương bán rau, mầm non, trung tâm ẩm thực, nhà hàng, khách sạn sử dụng các loại chất phụ gia mang tính độc hại để bảo quản, làm cho rau có màu sắc tươi đẹp hơn, để thu hút khách hàng.

 Vấn đề phân phối không rõ nguồn gốc: Nhiều người tiêu dùng cũng không biết được rau mình mua từ đâu và được trồng và chăm sóc như thế nào, khiến cho độ an toàn thực phẩm rất mong manh.

1.4.2 Thực trạng ‘thực phẩm sạch’ ở Việt Nam

Thực phẩm an toàn thật giả khó phân biệt

Có một thực tế là người tiêu dùng rất khó phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn thật, đâu là thực phẩm đội lốt thực phẩm an toàn Mặc dù người tiêu dùng sẵn sàng trả một mức giá cao hơn để hi vọng vào một sản phẩm có chất lượng tốt hơn, bằng cách tìm đến những nơi bán thực phẩm với giá cao, như siêu thị, nhưng vẫn chưa chắc chắn vì thực tế đã có nhiều vụ việc trà trộn rau không an toàn vào siêu thị đã bị phanh phui mặc dù các sản phẩm đó đều có gắn mác là an toàn.

Gần đây nhất, có thể kể đến các vụ việc của siêu thị Fivimart, một trong các hệ thống siêu thị lớn và đã tồn tại khá lâu ở Việt Nam Sau sự phản ánh của người tiêu dùng, phóng viên Báo Người tiêu dùng đã đến trực tiếp các siêu thị Fivimart để tác nghiệp, kết quả là hầu hết các mặt hàng hoa quả, thực phẩm và một số đồ gia dụng hoàn toàn không có tem mác xuất xứ, một số khay thực phẩm còn không có cả thời hạn sử dụng… Một loạt các siêu thị lớn khác như Metro, BigC, Ocean Mart,

Citimart… đều đã bị phát hiện các vụ việc tương tự từ nhiều năm trước, như: Coop Mart, Metro, Big C bán chả cá thương hiệu “Hai chị em” bị nhiễm khuẩn; siêu thị BigC bán thịt lợn gạo; siêu thị Minh Hoa, siêu thị Citimart, Le’s Mart bán rau với giá rất cao, được gắn mác là rau an toàn, nhưng thực tế là do một công ty mua rau “trôi nổi” trên thị trường về gắn mác rau an toàn, thậm chí còn mua cả rau củ Trung Quốc trái vụ, cũng về gắn mác rau an toàn rồi cấp vào hệ thống các siêu thị trên.

Sự nhập nhằng của các siêu thị một phần là do người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là thực phẩm “sạch” và đâu là thực phẩm “bẩn”, họ chỉ còn biết trông mong vào uy tín và lương tâm của người bán, nhưng đứng trước mức lợi nhuận khủng do những hành vi gian dối mang lại, các siêu thị vẫn “sẵn sàng” lừa dối khách hàng Điều đó làm cho thị trường thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn ở Việt Nam thực sự gặp nhiều khó khăn khi niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm này không còn nhiều.

Thực phẩm an toàn có thực sự tốt như mong đợi

Vấn đề thứ hai là sự tin tưởng của người tiêu dùng về việc liệu sản phẩm có tốt như quảng cáo Bên cạnh rất nhiều các thông tin thực phẩm an toàn là tốt cho sức khỏe, nhiều chất dinh dưỡng, an toàn… thì vẫn còn nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo “chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng để chứng minh thực phẩm an toàn tốt hơn thực phẩm thông thường” Thực phẩm an toàn được sản xuất một cách “tự nhiên” cũng chỉ có thể cung cấp được các chất dinh dưỡng và hạn chế các chất có hại tương tự như thực phẩm “thông thường” mà thôi Thậm chí, thực phẩm an toàn còn “có phần” kém hơn do khó bảo quản hơn nên hàm lượng dinh dưỡng kém đi trong quá trình tồn trữ, vận chuyển.

Như vậy, theo các chuyên gia thì thực phẩm an toàn không hẳn là chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm an toàn thúc đẩy hành vi mua của người tiêu dùng Bên cạnh đó, nguyên nhân chính người tiêu dùng Việt Nam chuộng thực phẩm an toàn còn do xuất phát từ nỗi “sợ hãi” với thực phẩm bẩn tràn lan Thực tế khi nghiên cứu thị trường thực phẩm sạch này đã làm xuất hiện một số khách hàng hoài nghi về chất lượng của thực phẩm an toàn, qua đó hoài nghi về các tuyên bố dinh dưỡng của người bán hàng, cũng như nhà sản xuất thực phẩm an toàn.

Thực phẩm an toàn thông tin còn thiếu và không chính xác

Mặc dù thực phẩm an toàn đã trở thành một phong trào tiêu dùng trong thời gian gần đây, nhưng theo ý kiến của chuyên gia về vấn đề này, một trong các nguyên nhân làm thị trường thực phẩm an toàn kém phát triển là do người tiêu dùng còn chưa hiểu biết một cách thấu đáo về thực phẩm an toàn, thiếu các thông tin để truy xuất nguồn gốc, khó tìm hiểu và không hiểu về quá trình sản xuất Các bước trong quá trình cung cấp thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng như: sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển… người tiêu dùng cũng không nắm được, thiếu các thông tin.

Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020, được thông qua ngày 17/6/2020

- Luật Lao động, được thông qua vào năm 2019

- Luật Đầu tư, được thông qua ngày 17/6/2020

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc

- Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của

- Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý

- Nghị định 29/CP Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực nông nghiệp

- Quyết định số 417/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2021 phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 – 2030

Căn cứ thực tế

Việt Nam là một đất nước được tạo hóa ban tặng cho nhiều điều kiện thuận lời để phát triển nông nghiệp như khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, diện tích đồng bằng chiếm tỷ lệ lớn… Gắn bó với điều kiện thiên nhiên như vậy, rau là một phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân, cung cấp các vitamin và khoáng chất giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình trao đổi hấp thu các chất dinh dưỡng Các loại rau màu xanh thẫm như rau ngót, rau cải, rau muống… chứa nhiều vitamin C, K, folat; các loại rau quả màu sắc như rau giền, rau cải tím, cà chua, bông cải, ớt chuông quả đu đủ… giàu vitamin C, beta-carotene và các flavonoids - được chứng minh là có vai trò mạnh mẽ trong giảm quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật Rau quả còn rất giàu chất xơ có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và giảm cholesterol.

Theo số liệu thống kê từ các cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng thì tiêu thụ rau xanh và quả chín có nhiều biến động trong vài thập kỷ gần đây Vào những năm 1980, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa, còn nhiều khó khăn thì rau là thực phẩm chính trong bữa ăn với mức tiêu thụ bình quân 214g/người/ngày Đến năm

2000, số liệu cho thấy tiêu thụ rau có xu hướng giảm, còn 178g/ngày Mức tiêu thụ rau sau đó tăng dần, đạt 190g/ngày vào năm 2010 và đến năm 2020 đạt 218g/ngày.

Những số liệu trên cho thấy nhu cầu tiêu thụ rau của người dân nước ta là cực kỳ lớn Là một đất nước có nguồn nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp là vậy, nhưng những năm gần đây có một thực trạng là người dân trồng rau vì muốn nhanh chóng thu được thành quả cũng như giữ rau được xanh lâu đã không ngần ngại sử dụng nhiều loại thuốc kích thích cũng như hóa chất Những nguồn rau này chưa được qua kiểm định xác nhận hết hóa chất tồn dư đã được đưa ra thị trường tiêu thụ, điều này cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của người dân nước ta khi không dễ để phân biệt được đâu là rau sạch thực sự

Những năm gần đây, cũng có một số công ty xây dựng trang trại trồng rau sạch với cả quy mô lớn và quy mô nhỏ Những dự án trên đã xuất sản phẩm ra thị trường và cũng có uy tín nhất định đối với người dân Tuy nhiên, thị trường về rau sạch của miền Bắc vẫn còn rất lớn do các công ty trên mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân hay mua rau ở siêu thị mà chưa tính đến phân khúc rau bán ở chợ.

Nhận thấy vấn đề trên, công ty cổ phần tập đoàn Masan đã quyết định đầu tư xây dựng mới Trang trại trồng rau sạch ứng dụng công nghệ cao VE – CLEAN Dự án này nhằm giải quyết bài toán “đâu mới là rau sạch” của người dân cũng như đáp ứng được nhu cầu được sử dụng rau sạch Trồng rau ứng dụng công nghệ cao là một trong những ngành nghề nằm trong danh mục khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp Đầu tư trang trại trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội sẽ góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là trở thành một nước nông nghiệp công nghệ cao, ngoài ra dự án này còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho huyện Thạch Thất, tạo thêm việc làm cho người dân.

SẢN PHẦM VÀ THỊ TRƯỜNG

Các loại sản phẩm

• Các loại rau củ quả trồng trong nhà màng ( Cây dễ bị sâu bệnh tấn công, cây có giá trị cao) o Xà lách ( Khoảng 8 loại): Trồng vụ thu đông – đông xuân, o Cà chua : Trồng vụ thu đông – đông xuân o Đậu cove: Vụ trồng xuân hạ, thu đông o Dưa chuột: Vụ trồng thu đông, xuân hạ o Mồng tơi: Mùa hè – hè thu o Các loại cải: Thu đông- đông xuân – xuân hạ o Rau dền, rau ngót: Mùa hè – hè thu ( Chỉ trồng 1 phần, còn lại trồng đất bên ngoài) o Rau muống: Mùa hè là mùa chính, hè thu và thu đông tàn vụ Trồng trái vụ chính đông cây lên chậm, thời gian thu hoạch dài gấp đôi chính vụ Loại này dễ trồng ít sâu bệnh, trồng bên ngoài 1 phần. o Súp lơ và bắp cải, xu hào: Thu đông – đông xuân: Trồng 1 phần trong nhà màng, 1 phần bên ngoài. o Củ dền đỏ, củ cải đỏ: Thu đông – Đông – Đông xuân

• Các loại rau củ quả trồng bên ngoài hoặc nhà lưới (Cây ít bị sâu bệnh, cây giá trị bình thường) o Rau muống: Mùa hè –hè thu o Mồng tơi: Mùa hè – hè thu o Các loại rau gia vị: Gần như quanh năm o Su hào, bắp cải, súp lơ: Thu đông – đông – đông xuân o Các loại mướp: Xuân hè – hè – hè thu o Bầu và bí: Xuân hè, thu đông, đông xuân. o Su su: Chính đông o Cần tây: Thu đông – Đông – Đông xuân o Gừng, sả, hành, tỏi: Quanh năm o Đậu cove: Thu đông, xuân hè

Kế hoạch thị trường

Phân tích nhu cầu của thị trường

Theo số liệu thống kê từ các cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng thì tiêu thụ rau xanh và quả chín có nhiều biến động trong vài thập kỷ gần đây Vào những năm 1980, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa, còn nhiều khó khăn thì rau là thực phẩm chính trong bữa ăn với mức tiêu thụ bình quân 214g/người/ngày Đến năm 2000, số liệu cho thấy tiêu thụ rau có xu hướng giảm, còn 178g/ngày Mức tiêu thụ rau sau đó tăng dần, đạt 190g/ngày vào năm 2010 và đến năm 2020 đạt 218g/ngày

Những số liệu trên cho thấy nhu cầu tiêu thụ rau của người dân nước ta là cực kỳ lớn

Xác định mức tiêu thụ của dự kiến hàng năm

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2020, sản lượng sản xuất rau quả ước tính đạt 24,1 triệu tấn Tuy nhiên, không có số liệu chính thức về mức tiêu thụ rau quả hàng năm của Việt Nam Mức tiêu thụ rau quả của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, sở thích và thói quen ăn uống

Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế và tăng trưởng dân số, nhu cầu tiêu thụ rau quả của Việt Nam ngày càng tăng cao Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức tiêu thụ rau quả hàng năm của Việt Nam đang tăng trung bình từ 10-15% Các khu vực thành thị và đô thị đang trở thành thị trường tiêu thụ rau quả lớn tại Việt Nam

Mức tiêu thụ rau dự kiến hàng năm ở Hà Nội: Sản lượng rau đạt khoảng 700.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô (nhu cầu rau xanh khoảng 1 triệu tấn/năm), còn lại 30% cung cấp từ các địa phương lân cận

Giải pháp về thị trường

Toàn bộ sản phẩm được xác định là tiêu thụ toàn bộ trong nước Thị trường mục tiêu thị trường miền Bắc, khách hàng mục tiêu là toàn bộ người dân miền Bắc có nhu cầu sử dụng rau sạch, trước tiên dự án sẽ tập trung đáp ứng nhu cầu tại thành phố Hà Nội sau đó sẽ dần phân phối về các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

Kế hoạch quảng cáo

Bước 1: Mục tiêu khách hàng

Sau khi nghiên cứu kỹ về thị trường rau sạch, chúng tôi đã xác định dược 3 nhóm khách hàng mục tiêu chính sẽ nhắm tới đó là:

- Khách hàng mua lẻ (cá nhân): là người tiêu dùng trực tiếp, có nhu cầu sử dụng rau sạch, không thuốc, có nguồn gốc rõ ràng Nhóm khách hàng này có phạm vi sử dụng là hộ gia đình, thường mua với tần suất thường xuyên và số lượng ít

- Đối tượng khách hàng là nhà hàng, khách sạn: được xem như khách hàng sỉ, mua với số lượng lớn, tần suất đều đặn theo ngày, các nhà hàng thường mua sản phẩm về và chế biến lại theo thực đơn Đây là một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu lớn mà chúng tôi muốn nhắm vào

- Khách hàng đầu mối như chợ, siêu thị: là những nhà phân phối mua sỉ và bán lẻ lại cho người tiêu dùng, có kênh phân phối đa dạng và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn Sản phẩm sẽ được trưng bày trong những gian hàng rau xanh bắt mắt tại siêu thị, hay những khu chợ quen thuộc với người dân Thuộc nhóm đối tượng mục tiêu chính, khả năng bước đầu tiếp cận đối với siêu thị là khó nhất, yêu cầu nhiều tiêu chuẩn và khắt khe, nhưng là nhóm đối tượng tiềm năng, có thể đem lại nguồn doanh thu ổn định, lâu dài

Bước 2: Xây dựng thương hiệu

Trang trại trồng rau sạch ứng dụng công nghệ cao VE – CLEAN (thương hiệu gắn liền với việc trồng rau sạch chất lượng và uy tín)

Thiết kế logo độc đáo và slogan là “Tinh hoa từ đất – chấp cánh ước mơ “

Bước 3: Phuơng tiện quảng cáo

Quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter đê thu hút khách hàng. Quảng cáo trên các trang web liên quan đến ẩm thực và sức khỏe.

Tạo video giới thiệu trên các nền tảng như Youtobe, Vimeo

Sử dụng SEO để tăng độ tìm kiếm trên trang web của trang trại

Bước 4: Chiến dịch quảng cáo

Tạo ra thông điệp, hình ảnh, cách thức gọi hành động để thu hút khách hàng.

Kế hoạch kích thích tiêu thụ

Sử dụng những phương thức như:

 Khuyến mãi, giảm giá hay mua hai tặng một món đồ

 Quảng bá dịch vụ hay sản phẩm chất lượng trên các nền tảng khác nhau

 Tạo ra các trải nghiệm cho khách hàng như tham quan nơi trồng rau, trải nghiệm trồng rau, tham gia các hoạt động về rau sạch không những khiến khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm mà còn kích thích sự tin tưởng hơn khi mua hàng

 Đưa ra các lời khuyên hướng dẫn về cách sử dụng và bảo quản rau và thông tin chi tiết về từng loại rau cũng như công dụng của chúng

 Tạo ra các trang web để tăng tương tác với khách hàng.

Kế hoạch quan hệ công chúng

Lập mục tiêu : Tăng khả năng nhận thức của công chúng về sản phẩm rau sạch của trang trại đồng thời có sự ủng hộ của công ty Vingroup Đối tác : có được sự chú ý của các siêu thị lớn, của các blogger nổi tiếng về ẩm thực như Khoai Lang Thang, Ăn sập Sài Gòn, Ninh Nito,… và được đài truyền hình VTV quảng bá

Tổ chức các sự kiện đặc biệt như các buổi hội thảo về sức khỏe cũng như tiêu chuẩn cho các bữa ăn hằng ngày, chương trình giao lưu giữa trang trại và khách hàng

Quản lý thông tin : Quản lý thông tin về trang trại và sản phẩm để đảm bảo các thông tin được truyền tải đầy đủ và chính xác Đồng thời, phản hồi nhanh chóng và đáp ứng các câu hỏi và phản hồi của khách hàng và đối tác.

Xác định giá cả

Rau muống: khoảng 8.000 - 12.000 đồng/kg

Rau xà lách: khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg

Rau cải ngọt: khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg

Rau bắp cải: khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg Đậu cove: khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg

Rau mồng tơi: khoảng 8.000 - 12.000 đồng/kg

Cà chua: khoảng 25.000 - 50.000 đồng/kg

Bí ngô: khoảng 25.000 - 30.000 đồng/kg

Dưa leo: khoảng 11.000 - 13.000 đồng/kg

Xác định kênh phân phối sản phẩm

Kế hoạch bán hàng trực tiếp: Khách hàng đến các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm như Clever Food, Bác Tôm để mua rau sạch

Kế hoạch bán hàng gián tiếp: Bán hàng thông qua trang web, các trang thương mại điện tử như Facebook, Tiktok và giao tận nhà

Phân phối chọn lọc: Rau là thực phẩm cần thiết cho các bữa ăn hàng ngày bởi thành phần dinh dưỡng của nó, đặc biệt rau Organic - là loại rau hữu cơ được canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc diệt cỏ và không biến đổi gen, rất tốt cho sức khỏe, bổ sung đầy đủ chất xơ, các loại vitamin A, B9, sắt, canxi giúp giảm stress, làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư Chính vì vậy công ty chúng tôi chọn hình thức phân phối chọn lọc, chọn những nơi có nhu cầu tiêu thụ cao, phân phối sản phẩm đến khách hàng tiện lợi nhất Siêu thị lớn luôn là nhà phân phối chính như Lotte, Co.op Mart, Big C, Metro Ngoài ra còn phân phối đến các chuỗi cửa hàng thực phẩm như Bách hóa xanh,Vin Mart, Citi Mart và khu vực tập trung đông dân như các khu chung cư,

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẢM BẢO SẢN XUẤT

Nhiệm vụ

Rau là một loại thực phẩm rất cần thiết cho đời sống của con người mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế được Trong nhiều năm qua, người tiêu dùng đã và đang thật sự lo ngại và quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn thực phẩm bởi sự tồn dư chất độc hại.

Quy trình công nghệ

Với ưu thế nhà màng (nhà kính) giúp che mưa, nhà giúp ngăn ngừa sâu bệnh, giúp chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây trồng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu Đồng thời nhà có thể trồng được tất cả các loại rau, quả quanh năm, đặc biệt các loại rau khó trồng ngoài trời mùa mưa và hạn chế sâu bệnh,… Chính vì vậy việc lựa còn công nghệ nhà màng, nhà lưới là rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao.

Dự án sử dụng kiểu nhà màng: Kiểu nhà Gotic, thông gió mái cố định theo công nghệ Israel

Nhà màng sử dụng trồng rau, quả trên giá thể và trên đất, có hệ thống tăng cường khung nhà để treo đỡ cho rau ăn quả.

Thông gió mái: Khẩu độ thông gió mái cố định, chỉ lắp lưới ngăn côn trùng, không có rèm mái

Rèm hông mặt trước theo khẩu độ nhà màng: Vận hành lên xuống bằng mô-tơ Rèm hông theo chiều máng nước: Vận hành lên xuống bằng mô-tơ

Phủ mái nhà màng và rèm hông

Thanh nẹp màng PE và lưới ngăn côn trùng

Hệ thống tăng cường treo đỡ cây (chỉ cung cấp cho nhà màng trồng rau ăn quả).

Hệ thống tưới làm mát Coolnet:

Hệ thống tưới phân bón; bộ định lượng tự động FertikitL:

Bộ điều khiển tưới NMC-Pro:

Cáp điện và máng cho cáp điện

Bơm và các phụ kiện lắp đặt trạm bơm.

Kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà màng a, Chuẩn bị đất trồng

Sau khi đã có nhà lưới kiên cố, bạn tiến hành chuẩn bị đất trồng hoặc hệ thống thủy canh Đối với đất trồng phải chuẩn bị kỹ lưỡng đặc biệt là ở khâu làm đất Nhà nông phải xới kỹ, dùng thuốc diệt nấm và bọc lưới chặt Đối với hệ thống thủy canh thì cần đấu nối thùng thủy canh với khung giàn có ống thủy canh trồng rau Lựa chọn dung dịch dinh dưỡng đạt yêu cầu về trồng rau sạch thủy canh. b, Gieo trồng rau

Khi đã có nhà lưới thì bạn có thể tiến hành gieo trồng rau trong nhà lưới Bạn lưu ý đùng để bất kỳ sâu bệnh nào có cơ hội xâm nhập vào trong nhà lưới vì chỉ cần 100 con sâu tơ lọt vào trong nhà lưới, mỗi con đẻ 200 trứng thì vườn rau của bạn sẽ không còn gì Kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà màngsẽ rất ít tốn công chăm sóc Vì điều kiện trong nhà lưới rất thích hợp cho rau và có hệ thống tưới tự động nên sẽ giảm chi phí cho nhân công rất nhiều.

Tác động đến môi trường

a Giai đoạn xây dựng dự án

Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn

Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không có.

Tác động của nước thải:

Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp

Tác động đến sức khỏe cộng đồng:

Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các nhà máy lân cận Một số tác động có thể xảy ra như sau:

– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC, ), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;

– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án;

– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường

– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ tác động không đáng kể.

Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

Tác động do bụi và khí thải Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:

– Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);

– Từ quá trình sản xuất:

Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu;

Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất; Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu

Tác động do nước thải

Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

Tác động do chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy.

Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào

Xí nghiệp giống cây trồng Trung ương Ba Vì là đơn vị thành viên thuộc Công ty cổ phần Giống cây trồng ương (gọi tắt là Vinaseed) Vinaseed là doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất kinh doanh giống cây trồng và chuyển giao dịch vụ kỹ thuật nông lâm nghiệp Chuyên cung cấp ra thị trường những sản phẩm giống cây trồng năng suất, chất lượng cao cho người nông dân trong cả nước Hiện đơn vị có khối lượng sản phẩm tiêu thụ và bộ sản phẩm đa dạng nhất tại Việt Nam, hàng năm công ty tiêu thụ gần 3 vạn tấn hạt giống tương đương 1 triệu ha gieo trồng, thị phần chiếm 15% lúa, 10% ngô, 5% hạt rau với hệ thống mạng lưới trên 1000 đại lý cấp I toàn quốc Tại huyện Hạ Hòa, công ty đã cung ứng đến người dân một số sản phẩm chất lượng là giống lúa Thiên ưu 8, J02 và bí xanh FuJi 868 đã đem lại hiệu quả trong sản xuất, được đông đảo nhân dân tin tưởng, sử dụng.

ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

Địa điểm

Địa điểm sản xuất và cơ sở hạ tầng của dự án rau sạch ứng dụng công nghệ cao VE – CLEAN là ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Phân tích về địa điểm

Huyện Thạch Thất nằm ở ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa cách trung tâm thành phố khoảng 25km.

 Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ

 Phía Đông giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ

 Phía Nam giáp huyện Quốc Oai và huyện Lương Sơn (Hòa Bình)

 Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì

Tuy nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng Thạch Thất cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình : Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và có các địa hình chính là đông bằng, bán sơn địa – gò đồi, núi thấp

Khí hậu : Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt, với các đặc trưng khí hậu sau:

 Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4 độ C Nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,7 độ

C (tháng 1) Tháng nóng nhất là tháng 5 có nhiệt độ trung bình là 37,5 độ C, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

 Số giờ nắng nóng trong năm trung bình là 1680 giờ, năm cao nhất là 1700 giờ, năm thấp nhất là 1460 giờ

 Lượng mưa bình quân năm là 1628 mm Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336 mm Mua khô từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau

 Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80% - 89% Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm là không lớn

Tóm lại, khí hậu ở Thạch Thất có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hề và lạnh, khô về mùa đông Nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú đa dạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp sạch.

Đặc điểm địa chất công trình

Nông trại sản xuất của Công ty được xây dựng bằng nhiều chất liệu như nhà khung bê tông có tượng gạch xung quanh, nhà kính, nhà lưới do vậy nên việc khảo sát địa chất công trình sẽ được chú trọng tuyệt đối Để đảm bảo độ an toàn bền vững cho các công trình nhất là khu nông trại sản xuất chính, nông trại sẽ được sự tư vấn từ các chuyên gia đến từ Nhật Bản.

Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của nhà nước (chưa có của địa phương)

Theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện như Điều lệ Thuế đầu tư, chính sách thuế ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất rau sạch ở Việt Nam bao gồm:

- Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt: Nếu doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất rau sạch, sản phẩm của họ sẽ được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt Điều này áp dụng cho các loại thuốc trừ sâu, chất thải, đất sét trồng, v.v

- Thuế nhập khẩu ưu đãi: Nếu doanh nghiệp nhập khẩu máy móc và thiết bị đầu vào sản xuất rau sạch, họ sẽ được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

+ Theo chính sách hiện nay, Nhà nước Việt Nam thường giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị, máy móc và công nghệ liên quan đến sản xuất rau sạch khoảng 50-100% khi đầu tư vào dự án rau sạch (Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các quy định về thuế và các chính sách ưu đãi đang được cập nhật và điều chỉnh liên tục.)

- Thuế giá trị gia tăng: Sản phẩm rau sạch được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT).

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất rau sạch sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong khoảng 10 năm, tùy thuộc vào vị trí địa lý của doanh nghiệp

+ Theo thông tư số 83/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất rau sạch được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sản xuất và kinh doanh rau sạch theo quy định của pháp luật.)

- Thuế đất và tiền thuê đất: Tùy thuộc vào quy định của mỗi địa phương, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất rau sạch có thể được miễn hoặc giảm thuế đất và tiền thuê đất.

- Hỗ trợ vốn: Nhà đầu tư dự án trồng rau sạch có thể được hỗ trợ vốn từ ngân hàng, tổ chức tài chính với lãi suất ưu đãi.

- Phát triển thương hiệu: Các dự án trồng rau sạch cũng được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến thi trường trong nước và ngoài nước.

- Hỗ trợ kỹ thuật: Các nhà đầu tư còn có thể được hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về các phương pháp trồng rau sạch, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

XÂY DỰNG - KIẾN TRÚC

Phương án kiến trúc xây dựng

5.1.1 Bản thiết kế dự án

5.1.2 Lựa chọn nhà thầu trong xây dựng

Sau khi khảo sát cũng như tìm hiểu về các nhà thầu trên thị trường, chúng tôi quyết định lựa chọn Công ty Hachi là nhà thầu chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án với những ưu điểm nổi bật về hệ thống trang trại như:

- Nhà màng mái hở thông thoáng, sử dụng màng của Israel.

- Hệ thống vi khí hậu gồm lưới cắt nắng tự động, quạt thông gió, phun sương giúp giảm nhiệt độ trong nhà màng.

- Tủ điều khiển cảm biến, theo dõi và điều khiển toàn bộ hệ thống nhà màng theo các dữ liệu từ Sensor.

- Hệ thống thủy canh NFT hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt được tối ưu cho từng khu vực địa lý và khí hậu.

- Nền tảng IoT, quản lý theo thời gian thực, theo dõi dữ liệu nhiệt độ, độ ẩm, tích hợp mã truy suất nguồn gốc của trang trại.

- Các trang trại của Hachi xây dựng có thể giảm đến 50-70% chi phí nhân công so với phương pháp truyền thống.

- Giỏ phõn bún và hạt giống cũng sẽ được Hachi trợ giỏ chỉ cũn ẵ so với giỏ trờn thị trường Trung bình 1000m 2 sẽ tốn khoảng 5,000,000 VND cho chi phí hạt giống, phân bón và điện nước.

Với những cam kết của Hachi:

- Trang trại do Hachi xây dựng đều được cam kết năng suất và chất lượng đạt chuẩn VietGap.

- Kỹ sư của Hachi sẽ đồng hành hết vụ thu hoạch đầu tiên và cam kết sản lượng và sẵn sàng thi mua nếu xảy ra sự cố.

- Sau khi khách hàng nắng được đầy đủ kiến thức cơ bản, Hachi sẽ cấp chứng chỉ và tiếp tục hỗ trợ online trong vòng đời của sản phẩm.

Các giai đoạn thi công

Thi công sẽ gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giải phóng mặt bằng, cải tạo đất trồng.

- Giai đoạn 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm thiết kế và xây dựng khu vườn, hế thống tưới tiêu và các thiết bị hỗ trợ khác.

- Giai đoạn 3: Thử nghiệm trước khi đi vào hoạt động.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu tổ chức

Mô hình ban quản lý dự án

Chức vụ Số lượng Mức lương Thành tiền

4 Phòng tư vấn - giám sát

Phương thức tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Việc tuyển dụng nhân sự của dự án được thực hiện trực tiếp thông qua ban điều hành của công ty Quá trình này có sự hợp tác chặt chẽ của Sở Lao Động - Thương binh và

- Bước 1: Đăng tin tuyển dụng nhân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng:

+ Qua các trang website tuyển dung lớn: vietnamwork.com.vn, jobvietnam.com, topcv.vn

+ Đăng trực tiếp trên facebook và website của công ty.

- Bước 2: Sàng lọc hồ sơ ứng viên:

+ Tìm kiếm hồ sơ ứng viên có trình độ, kỹ năng và kinh nghiêm phù hợp với yêu cầu. + Xem chi tiết trực tuyến hồ sơ ứng viên.

+ Lưu lại những hồ sơ ứng viên quan tâm để sử dụng sau.

+ Liên lạc trực tiếp với các ứng viên để đặt lịch hẹn làm bài test: qua email hoặc gọi điện trực tiếp.

- Bước 3: Làm bài test các kiến thức cơ bản Để kiểm tra kiến thức chuvên môn cũng như kiến thức xã hội của từng ứng viên và để xác định, đánh giá sơ bộ về các kĩ năng mềm của ứng viên.

Những ứng viên đạt yêu cầu trong bài test sẽ tiếp tục được phỏng vấn để kiểm tra trình độ chuyên môn cũng như kiến thức của ứng viên.

Ngoài ra, thông qua việc phỏng vấn, các ứng viên sẽ trả lời 1 vài câu hỏi tình huống được đưa ra Từ đó, đánh giá được kĩ năng xử lý tình huống của ứng viên. Đối với các ứng viên ứng cử vào những vị trí quan trọng như Giám đốc dự án, Phó Giám đốc, Trưởng phòng thì sẽ được phỏng vấn kĩ hơn sau khi đã qua phỏng vấn lần đầu Có thể mời một số người liên quan tham gia buổi phỏng vấn để có thể đánh giá khách quan và thấu đáo hơn về ứng viên Qua buổi phỏng vấn này là có thể đưa ra quyết định chọn ứng viên nào cho vị trí phù hợp.

6.2.2 Chính sách quản lý nhân viên của dự án a Đào tạo nhân viên

- Lý thuyết: các nhân viên sẽ được huấn luyện về lý thuyết chuyên môn tùy theo từng phòng ban mà nhân viên đó thuộc về.

- Thực hành: Sau khi học xong lý thuyết chuyên môn, các nhân viên sẽ được thực hành ngay sau đó để có thể áp dụng triệt để các vấn đề lý thuyết được đào tạo. b Khen thưởng và kỉ luật

- Đánh giá việc thực hiện công việc bằng cách đối chiếu, so sánh sự hoàn thành công việc của mỗi cá nhân với tiêu chuẩn đã đưa ra.

- Có hệ thống phát hiện sai sót, khen thưởng cụ thể khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

6.3 Phân công chức năng và nhiệm vụ

6.3.1 Ban điều hành dự án

Bao gồm: Giám đốc dự án, Phó Giám đốc chuyên môn, Phó Giám đốc tài chính.

Gắn kết các bộ phận khác của dự án và tổng hợp, xử lí các thông tin Điều hành và ra các quyết định, phân công công việc cho các bộ phận khác. – Là bộ phận quan trọng nhất và có vai trò chủ đạo trong tổng thể dự án

Có khả năng lãnh đạo, quản lý, biết cách phân bổ công việc tới từng bộ phận một cách hợp lý.

Có tinh thần trách nhiệm và kiến thức về chuyên môn cao để xử lý thông tin chính xác.

Có khả năng ngoại ngữ

Bảng 6.1 Bảng phân công công việc của Ban điều hành dự án

STT Tên công việc Chú thích

1 Tổ chức thẩm định và duyệt dự án Có văn bản giấy tờ kèm theo

2 Họp toàn bộ các phòng và lên kế hoạch Ngay sau khi nhận văn bản kế hoạch dự án

3 Họp truyền đạt ý tưởng và mục đích Lưu ý bám sát mục đích

4 Phân công công việc cụ thể cho từng phòng, từ đó ấn định thời gian bắt đầu và kết thúc

Các trưởng phòng sẽ chịu trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên trong phòng mình

5 Nhận ý kiến phản hồi từ các trưởng phòng

Phối hợp cùng các trưởng phòng để giải quyết công việc

6 Theo dõi kiểm tra, điều hành tiến độ làm việc của các phòng

Phối hợp chặt chẽ với phòng kiểm tra giám sát và các trưởng phòng

8 Họp tổng kết rút kinh nghiệm

Bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 nhân viên

Ghi chép các vấn đề phát sinh trong dự án, in sao, photo và chuyển tài liệu cho các bộ phận, làm các công tác hành chính, nhân sự.

Nhanh nhẹn, chăm chỉ, có khả năng giao tiếp

Thành thạo các công việc văn phòng như: sử dụng máy vi tính, máy in, máy photo

Bảng 6.2 Bảng phân công công việc của Phòng hành chính

STT Tên công việc Chú thích

1 Tiếp nhận nhiệm vụ từ ban điều hành Có công văn kèm theo

2 Ghi lại mọi văn bản trong các cuộc họp, lưu trữ mọi hồ sơ cần thiết của dự án

3 Chấm công, quản lý nhân sự hàng ngày

Bám sát yêu cầu từ phía Ban điều hành

4 Lên kế hoạch họp bàn giữa các phòng và với chủ đầu tư

5 Thông tin cho các phòng ban khi có yêu cầu từ ban điều hành hoặc phòng thông tin

6 Phụ trách thu nhận, liên lạc, đào tạo nhân viên, lưu trữ hồ sơ nhân viên

Bao gồm: 1 kế toán trưởng, 2 nhân viên.

Quản lí điều hành chung về mặt tài chính, khai thác lập kế hoạch về vốn.

Nghiên cứu thị trường giá cả để tính toán các chi phí cho phù hợp với số vốn dự tính

Giải ngân phù hợp với trình tự thực hiện dự án, đảm bảo theo đúng tiến độ và chất lượng dự án.

Báo cáo các thay đổi về tài chính xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và báo cáo đề xuất liên quan đến tài chính với Ban điều hành dự án.

Thanh toán và lập báo cáo tài chính cho Ban điều hành.

Trung thực, có kinh nghiệm trong quản lý tài chính.

Xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra.

Có tinh thần trách nhiệm cao.

Bảng 6.3 Bảng phân công công việc của Phòng tài chính

STT Tên công việc Chú thích

1 Tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban điều hành dự án

Có công văn đi kèm

2 Phân tích thông tin Khách quan, trung thực

3 Tổng hợp thông tin Đảm bảo chính xác và đầy đủ Báo cáo phải văn bản hóa

4 Báo cáo cho Ban điều hành

5 Lập kế hoạch chi phí Được sự thống nhất bằng văn bản của các ban liên quan

6 Phân bổ chi phí cho từng giai đoạn Theo văn bản đã thống nhất

7 Lập báo cáo định kì Vào mỗi cuối tháng

8 Lập báo cáo thanh quyết toán Vào cuối mỗi quý

9 Thah quyết toán số tiền còn lại khi kết thúc dự án

Báo cáo trực tiếp cho chủ đầu tư,gồm các hóa đơn chứng từ liên quan

Bao gồm 1 trưởng ban, 2 nhân viên

Tính toán các rủi ro, phân tích các thông tin và truyền tải tới các bên liên quan Quản trị nguồn thông tin đến và đi, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và bí mật cho những thông tin nội bộ. Đảm bảo nguồn thông tin chính xác, độ tin cậy cao, cập nhật thường xuyên thông tin mới

Theo dõi và truyền tải thông tin đa phương giữa các bên có liên quan: chủ công trình, ban quản trị, các nhóm thực hiện và các thông tin bên ngoài.

Phân tích thông tin và dự tính rủi ro dựa vào số liệu thu thập được

Lập báo cáo thường xuyên lên ban điều hành.

Ngoại giao và truyền tải thông tin tốt.

Có khả năng cập nhật và xử lý thông tin.

Sử dụng thành thạo phần mềm quản trị dự án và quản trị thông tin.

Trung thực khi sử dụng thông tin.

Bảng 6.4 Bảng phân công công việc của Phòng thông tin

STT Tên công việc Chú thích

1 Tiếp nhận công việc tới Giám đốc dự án

Nội dung công việc được văn bản hóa

2 Xử lý, phân tích thông tin đến Tham khảo ý kiến của các ban liên quan

3 Họp ban Thông qua văn bản hoặc các công cụ truyền thông khác như email, web,…

4 Truyền đạt thông tin đến cho các phòng chức năng

Bám sát ý tưởng và mục đích

5 Thu thập thông tin phản hồi từ các ban

6 Phân tích và trao đổi thông tin

7 Đưa thông tin quảng cáo ra thị trường Đem thông tin đến trước với người tiêu dùng

8 Báo cáo kết quả cho Ban điều hành dự án

Kèm theo cả bảng phân tích

9 Họp các phòng chức năng và truyền đạt lại thông tin lần cuối

Sauk hi đã tổng hợp toàn bộ thông tin cần thiết

6.3.5 Phòng tư vấn - giám sát:

Bao gồm 1 trưởng phòng1 phó phòng, 3 nhân viên

Theo dõi tiến độ thi công các hạng mụcgiám sát quá trình thực hiện dự án, kịp thời phát hiện các sai sót, kiểm tra chất lượng từng bộ phận, tổng hợp và báo cáo thường xuyên lên bộ phận điều hành.

Tư vấn cho bạn điều hành quản lý dự án về các vấn đề: kĩ thuật công nghệ, kinh tế, pháp luật

Có khả năng làm việc độc lập với các bộ phận, hiểu biết sâu sắc về các tiêu chuẩn thiết kế, làm việc có trách nhiệm, trung thực.

Bảng 6.5 Bảng phân công công việc của Phòng tư vấn-giám sát

STT Tên công việc Chú thích

1 Tiếp nhận nhiệm vụ từ

Văn bản hóa thông tin

2 Lên kế hoạch kiểm tra giám sát

Nắm rõ ý tưởng và mục đích của dự án

3 Họp ban và phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên

Có căn cứ vào trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức

4 Thu thập thông tin Đa phương, khách quan phối hợp chặt chẽ với phòng thông tin

5 Vạch kế hoạch giám sát cụ thể

Trình cho giám đốc dự án trước khi tiến hành giám sát

6 Tiến hành giám sát báo cáo lên Ban điều hành

Liên tục báo cáo cho giám đốc dự án quản lý và giám sát đặc biệt với bộ phận thi công của nhà thầu.Định kì vào mỗi cuối tuần.Báo cáo trực tiếp cho giám đốc dự án bằng văn bản hóa

7 Tiếp nhận câu hỏi, yêu cầu từ Ban điều hành và đưa ra phương

Phối hợp với các ban liên quan

8 Kiểm tra chất lượng toàn bộ quá trình sản xuất

Kiểm tra sát sao quá trình trồng rau, đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng

9 Tư vấn nghiên cứu ra đề ra các giải pháp mới

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất rau

Bao gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 15 nhân viên.

Tiến hành thu mua hạt giống chất lượng cao

Tiến hành làm đất và gieo trồng hạt giống

Tiến hành các công việc chăm sóc như bón phân, tưới nước

Tiến hành công tác thu hoạch, sơ chế, đóng gói

Nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc

Có sức khỏe dẻo dai, chịu được cường độ áp lực công việc lớn

Làm việc trung thực, đảm bảo chất lượng đầu ra

Bảng 6.6 Bảng phân công công việc của Ban sản xuất

STT Tên công việc Chú thích

1 Xới đất, làm đất Đảm bảo đất có độ tươi xốp và dưỡng chất cần thiết

2 Mua hạt giống Phối hợp với phòng tư vấn – giám sát để thu mua được hật giống với chất lượng đảm bảo

3 Gieo trồng hạt giống Các nhân viên được các chuyên viên kỹ thuật hướng dẫn cách gieo trồng đúng quy cách

4 Chăm sóc hạt giống, cây trồng Đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng quy trình để thu được sản phẩm với chất lượng đảm bảo

5 Thu hoạch, sơ chế Sau khi thu hoạch, rau phải được sơ chế cẩn thận, đúng cách như: làm sạch, loại bỏ những lá rau không đạt yêu cầu

6 Đóng gói Đóng gói đúng quy cách, đủ cân nặng

7 Cung ứng rau ra thị trường Rau đủ chất lượng sẽ đuộc cung ứng ra thị trường qua hệ thống phân phối và các siêu thị

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

Nguồn vốn đầu tư ban đầu

 Tổng mức đầu tư : 40.305.230.000 đồng.

- Vốn góp chủ đầu tư: 22.591.572.000 đồng = 56% vốn cố định

- Vốn vay thương mại: 17.713.658.000 đồng = 44% vốn cố định

Các chi phí của dự án

Bảng 7.1: Chi phí phục vụ đầu tư Đồng

STT Hạng mục Hệ số Thành tiền

1 Lập dự án khả thi và tiền khả thi 0,325% vốn đầu tư bán đầu 130.991.998

2 Thẩm định dự án 0,02% vốn đầu tư ban đầu 8.061.046

3 Thẩm định thiết kế thi công xây dựng 0,127 % vốn đầu tư ban đầu 51.187.642

4 Lập hồ sơ gọi thầu, đánh giá 0,0066% vốn đầu tư ban đầu 2.660.145

5 Giám sát thi công và xây dựng cơ bản 1,2% vốn đầu tư ban đầu 483.662.760

6 Giám sát lắp đặt thiết 0,35 vốn đầu tư ban đầu 141.068.305

7 Tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường 0,1% vốn đầu tư ban đầu 40.305.230

8 Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình 2,1% vốn đầu tư ban đầu 846.409.830

9 Chi phí khởi công, khánh thành 1,5% vốn đầu tư ban đầu 604.578.450

10 Quản lý dự án 1,45% vốn đầu tư ban đầu 584.425.835

11 Bảo hiểm công trình 6% vốn đầu tư ban đầu 2.418.313.800

Bảng 7.2: Công suât của dự án qua từng năm

Công suất Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

Bảng 7.3: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

Phân bón Phân hữu cơ 2.902 2.902 2.902 2.902 3.316 3.731 4.145

Thuốc trừ sâu Thuốc trừ sâu sinh học 19.457 19.457 19.457 19.457 22.237 25.016 27.796

Bao bì Bao bì đóng gói 12.091 12.091 12.091 12.091 13.818 15.545 17.273

Bảng 7.4: Chi phí công nhân trực tiếp

Số lượng công nhân Lương Tổng

Bảng 7.5: Chi phí bán hàng

STT Loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

1 Chi phí tiếp thị, quảng bá sản phẩm 208.970 331.870 341.130 360.090 404.590 420.220 460.440

2 Chi phí dịch vụ mua ngoài 35.456.083 35.456.083 35.456.083 35.456.083 40.521.237 45.586.392 50.651.547

Bảng 7.6: Chi phí sản xuất chung

STT Loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

2 Chi phí dụng cụ sx 200 300 350 500 800 850 900

Bảng 7.7: Chi phí quản lý chung

STT Các loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

1 Chi phí nhân viên quản lý 10.466 10.966 11.466 11.966 12.466 12.966 13.466

2 Chi phí đồ dùng văn phòng 177 71 86 223 107 111 104

4 Chi phí nghiên cứu – phát triển 455 481 528 561 595 611 656

5 Chi phí hoạt động và điều hành 201 281 355 457 560 575 591

6 Chi phí đào tạo huấn luyện 150 50 31 191 50 54 55

Bảng 7.8: Chi phí khấu hao

STT Hạng mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

2 Giá trị phải thu hồi MM-TB 130.000

4 Giá trị phải thu hồi NX 950.000

Bảng 7.9: Chi phí lãi vay Đồng

STT Hạng mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

2 Trả vốn vay gốc ban đầu 2.530.522.57

3 Trả lãi vay vốn ban đầu

4 Tổng cả gốc và lãi 4.301.888.37

Doanh thu, lợi nhuận của dự án

Chủng loại sản phẩm Đơn giá (đồng) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

Cải bắp 15.000 1.590.000 1.590.000 1.590.000 1.590.000 1.817.143 2.044.286 2.271.429 Đậu cove 12.000 1.968.000 1.968.000 1.968.000 1.968.000 2.249.143 2.530.286 2.811.429 Rau cải ngọt 13.000 61.100.000 61.100.000 61.100.000 61.100.000 69.828.571 78.557.143 87.285.714

STT Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

3 Chi phí sản xuất chung 4.406.600 4.572.900 5.400.000 6.047.110 7.056.500 7.656.400 8.325.000

5 Chi phí quản lý chung 11.764.690 12.203.180 12.886.770 13.899.640 14.327.040 14.897.610 15.500.150

TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT 60.276.862 65.301.500 71.118.397 82.544.285 103.322.659 122.665.842 129.624.286

Mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

Doanh thu 176.755.000 176.755.000 176.755.000 176.755.000 202.005.714 227.256.429 252.507.143Chi phí 60.276.862 65.301.500 71.118.397 82.544.285 103.322.659 122.665.842 129.624.286Lợi nhuận trước thuế 116.478.138 111.453.500 105.636.603 94.210.715 98.683.056 104.590.587 122.882.857Thuế TNDN 29.119.535 27.863.375 26.409.151 23.552.679 24.670.764 26.147.647 30.720.714Lợi nhuận sau thuế 87.358.604 83.590.125 79.227.452 70.658.036 74.012.292 78.442.940 92.162.143

STT Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

2 Dòng ra 40.305.230 2.530.523 2.530.523 2.530.523 2.530.523 2.530.523 2.530.523 2.530.523 2.1 Đầu tư ban đầu

2.2 Trả vốn vay đầu tư 2.530.523 2.530.523 2.530.523 2.530.523 2.530.523 2.530.523 2.530.523

- Với NPV > 0, ta có thể thấy dòng tiền được tạo ra trong tương lai quy về giá trị hiện tại mang giá trị lơn hơn 0, tức số tiền có thể thu được trong tương lai đủ bù đắp các chi phí doanh nghiệp bỏ ra ban đầu; đồng thời cũng có thể đem lại khoản lợi nhuận trong tương lai.

- Với IRR > 10%, cho thấy khả năng hoàn vốn và sinh lời của dự án này tốt.

CHƯƠNG 8: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Hiệu quả kinh tế

Bảng 8.14: Bảng thuế giá trị gia tăng dự kiến

St t Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

Bảng 8.15: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Bảng 8.16: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Qua đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, dự án mang lại lợi nhuận và suất sinh lợi nội bộ cao cho chủ đầu tư.

- Hiệu quả kinh doanh tốt sẽ mang thêm uy tín cho doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu cho riêng mình, tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp khác, hợp tác cùng phát triển.

- Giúp chủ đầu tư thành công chiếm lĩnh thị trường mới và có cơ hội mở rộng thị trường

Hiệu quả xã hội

Vấn đề tạo công ăn việc làm của dự án: Việc hình thành dự án có tác động lớn đến đời sống và thu nhập của người dân của vùng Dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong và ngoài khu vực Thạch Thất

Dự án sẽ giúp cho người dân nơi đây có kiến thức về trồng trọt phát huy khả năng làm việc đồng thời giúp họ nâng cao tay nghề có nhiều kiến thức chuyên sâu hơn trong thời đại công nghệ phát triển.

Theo dự tính của phòng quản lý nhân sự thì có khoảng gần 80 nhân viên và chuyên viên phân tích còn lại là gần 50 người của các phòng ban quản lý khác nhau Đối với nhân viên mức lương trung bình tối thiểu là 7.000.000đ/người/tháng và các bên phòng ban thì lương tối thiểu là 10.000.000đ/người/tháng Nhờ vào đãi ngộ của doanh nghiệp nên khu vực thạch Thất đã giảm thiểu được việc thiếu việc làm cũng như chi phí sinh hoạt cho người dân. Đặc biệt, việc tạo lập và xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định đã đảm bảo thị trường tiêu thu sản phẩm nông sản do người dân trồng, qua đó tạo sự bình ổn đời sống và thu nhập cho dân cư trong vùng Tính hiệu quả của dự án không những thể hiện trên nhiều mặt khác nhau liên quan đến kinh tế, mặt khác các mặt về xã hội cũng đem lại nhiều thành quả rõ rệt.

Dự án có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến môi trường

 Tích cực: Đến với dự án rau sạch thì mọi thiết bị, công nghệ, đồ dùng đều được đảm bảo ít gây hại đến môi trường

Thuốc trừ sâu hóa học sẽ không được sử dụng trong dự án thay vào đó là những loại thuốc sinh học phù hợp và đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và môi trường xung quanh Đồng thời cũng giảm lượng rác thải, giảm thiểu quá trình vận chuyển, giảm lượng bao bì

Dự án rau sạch còn giúp giữ ẩm đất và tăng cường hoạt động của vi sinh vật có lợi, từ đó cải thiện sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tăng độ phì nhiêu và độ bền của đất.

Mặc dù dự án mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra một số tác động cho môi trường như

Sử dụng đất: Việc trồng rau sạch ở Thạch Thất cần nhiều diện tích đất hơn so với các phương pháp trồng truyền thống, điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất cho các mục đích khác.

Sử dụng nước: Một số loại rau sạch có thể cần nhiều nước hơn so với trồng rau theo phương pháp truyền thống, điều này có thể gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước.

Sử dụng phân bón và hóa chất: Mặc dù dự án trồng rau sạch giảm thiểu sử dụng phân bón và hóa chất độc hại, nhưng vẫn cần sử dụng một số loại phân bón hữu cơ hoặc tự nhiên, những chất này cũng có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nếu không sử dụng đúng cách.

Không khí: Việc sản xuất và vận chuyển rau sạch cũng có thể gây ra lượng khí thải và khí nhà kính gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

Đóng góp ngân sách Nhà nước

Dự án trồng rau sạch giúp phát triển kinh tế địa phương nhờ đó tạo việc làm và thu thuế cho nhà nước

Ngoài ra, dự án trồng rau sạch còn có thể được khuyến khích và hỗ trợ bởi chính phủ thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ, đầu tư phát triển nông nghiệp và chương trình quốc gia về phát triển nông thôn Việc này cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Dựa vào bảng thuế giá trị gia tăng dự kiến ta thấy riêng khoản thuế phải nộp của dự án cũng đã chiếm một khoản lớn (bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế khác,…) nếu dự án giúp cho khu vực Thạch Thất cải thiện vấn đề việc làm thì càng nhiều người đi làm có thêm thu nhập sẽ đóng góp vào ngân sách Nhà nước một khoản không nhỏ.

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w