- Với lợi thế tuyệt đối về tốc độ, các loại hàng đòi hỏi phải được giao ngay sẽ được vận chuyển nhanh chóng, dịch vụ vận tải này khi kết hợp với những loại hình khác sẽ cho ra hiệu quả v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
-BÁO CÁO THỰC HÀNH
HỌC PHẦN: DỊCH VỤ LOGISTICS
Đề tài: Vận tải đường biển và vận tải hàng không từ
Việt Nam - Singapore
Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Trang_2020602658
Nguyễn Thị Quỳnh Trang_2020605696
Lê Đình Thắng_2020606419 Phạm Ngọc Tân_2020604570 Nguyễn Hữu Quang_2020606702
Mã lớp : 20221BM6026003 (Sáng T6)
GVHD : Hoàng Thị Hương
HÀ NỘI, 12-2022
Trang 2CHỦ ĐỀ: DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
1 Khái niệm và vai trò của dịch vụ vận tải hàng không:
1.1 Khái niệm
Dịch vụ vận tải hàng không là sử dụng các phương tiện máy bay
để vận chuyển hàng hóa Hàng hóa được đóng gói kĩ càng và cho lên các máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chở hàng của máy bay vận chuyển hành khách Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
sự giao thương mở cửa giữa khu vực các nước, hình thức vận chuyển này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm ưu thế
1.2 Vai trò
a) Vai trò đối với nền kinh tế
- Tạo mạng lưới kết nối giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ
- Nhằm mang lại nguồn lợi về mặt kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh toàn cầu và dịch vụ du lịch, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay
- Nếu muốn khai thác các thị trường lớn và tiềm năng, dịch vụ vận tải hàng không là yếu tố quan trọng không thể thiếu, theo
số liệu đã thống kê thì ước tính có khoảng 25% các công ty bán hàng đều phụ thuộc vào hoạt động của vận tải đường hàng không
- Với lợi thế tuyệt đối về tốc độ, các loại hàng đòi hỏi phải được giao ngay sẽ được vận chuyển nhanh chóng, dịch vụ vận tải này khi kết hợp với những loại hình khác sẽ cho ra hiệu quả vô cùng tối ưu
-b) Vai trò đối trong đời sống xã hội
- Vận tải hàng không mang lại một vai trò vô cùng lớn trong việc phát triển du lịch, từ đó giúp cải thiện đời sống của người dân, góp phần giữ được sự ổn định lâu dài
- Loại hình vận tải này có thể dễ dàng cung cấp hàng hóa, bưu kiện với thời gian tối ưu nhất đến những nơi xa xôi và là cầu nối giữa các nền văn hóa trên thế giới với nhau
- Vận tải hàng không mang lại sự phát triển bền vững bằng cách tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, bên cạnh đó còn tăng thuế lợi tức, phát triển nền kinh tế quốc dân
2 Đặc điểm, quy định vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
2.1 Đặc điểm:
- Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là những đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau
Trang 3- Tốc độ của vận tải hàng không cao, trọng tải khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh
- Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác
- Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao
- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các phương tiện vận tải khác
- Vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác
2.2 Quy định vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
a) Hàng hóa
Những hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không Phải là hàng hóa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Hàng hóa trong vận chuyển hàng không được phân ra làm hai loại Hàng hóa thông thường và hàng hóa nguy hiểm Đối với hàng hóa thông thường việc vận chuyển phải tuân thủ các quy định về về bao
bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hoá của người vận chuyển Đối với hàng hóa nguy hiểm, ngoài việc tuân theo các quy định của
người vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm chỉ được vận chuyển khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không theo Quyết định 13/2007/QĐ-BGTVT và theo phụ lục 18, Công ước về hàng không dân dụng quốc tế
b) Vận đơn
Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá và bằng chức của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển
Chức năng của vận đơn hàng không: là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng, bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng, giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá, hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hóa
Nếu như vận đơn trong vận tải đường biển đóng vai trò rất quan trọng trong giao dịch, nó vừa là chứng từ sở hữu hàng hóa Trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn vẫn có thể giao dịch được, và vận đơn không được xem là chứng từ sở hữu hàng hóa như vận đơn đường biển
Trang 4Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành
Các loại vận đơn: Có nhiều cách phân loại vận đơn hàng không Nếu căn cứ vào người phát hành có hai loại vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill) và vận đơn trung lập ( Neutral airway bill) Nếu căn cứ và việc gom hàng có vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB) và vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB)
Nội dung của vận đơn: vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA
standard form) Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ
Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và
những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú
ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”
Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau
để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
3 Các loại hàng hóa trong vận chuyển hàng không
3.1 Những hàng hóa phù hợp cho vận chuyển hàng không:
a) GENERAL CARGO (Hàng thông thường)
Là loại hàng hóa mà thuộc tính của nó không xảy ra các vấn đề liên quan đến bao bì, nội dung và kích thước,…Điều này cho thấy, không phải tất cả lô hàng đều được cho phép vận chuyển bằng
đường hàng không Trước hết sẽ phải kiểm tra xem kích thước của kiện không quá lớn đối với khoang hàng (không gian vận chuyển hàng hóa) của các loại máy bay vận chuyển Thêm nữa, bao bì phải
đủ mạnh để chịu được vận chuyển và xếp dỡ
b) SPECIAL CARGO (Hàng đặc biệt)
Là hàng hóa đòi hỏi phải xử lý đặc biệt trong quá trình lưu trữ và vận chuyển, liên quan đến các thuộc tính và giá trị của hàng hóa Điều này bao gồm các loại sau đây:
- Động vật sống
- Hàng hóa giá trị cao
- Hàng hóa ngoại giao
Trang 5- Hài cốt
- Hàng dễ hỏng
- Hàng nguy hiểm
- Hàng hóa ướt
- Hàng hoá nặng mùi
- Hàng hóa có khổ lớn
ST
1 Động vật sống AVI
Vận chuyển động vật sống phải chú trọng tới những hạn chế và các điều kiện liên quan đến quá trình tiếp nhận, đóng gói hàng hóa Hầu hết tất cả động vật đều được vận chuyển bằng đường hàng không, trừ những động vật lớn thì phải cần cấp giấy phép Tóm lại, các loại động vật không gây mùi khó chịu thì sẽ được vận tải bằng máy bay chuyên chở hàng hoặc máy bay chuyên chở khách
2 Hàng hóa giá trị cao VAL
Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
Những loại hàng hóa có giá trị cao như: kim loại quý hiếm, trang sức có chất liệu bằng vàng, kim cương, những loại vật phẩm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, các trang thiết bị điện tử
Trong các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, Vận chuyển loại hàng hóa có giá trị cao không phải là điều dễ dàng vì trong quá trình vận tải nếu hàng hóa của
khách hàng xảy ra những sự cố đáng tiếc thì đơn vị vận chuyển phải bồi thường Do đó, khi vận chuyển hàng có giá trị cao phải lựa chọn đơn vị có mức bồi thường phù hợp
Trang 63 Hàng hóa ngoại giao DIP
Hàng hóa ngoại giao là mặt hàng rất quan trọng được vận chuyển từ các cơ quan lãnh đạo
và đại sứ quán, vì vây mặt hàng này sẽ được đưa vào kho chứa đặc biệt
4 Tro, hài cốt HUM
Hài cốt dạng tro phải được đóng gói cẩn thận và bắt buộc phải có giấy kiểm dịch của cơ quan y tế Hàng hóa dạng xương phải được đóng kín trong hòm kín, phải có giấy kiểm dịch
từ cơ quan y tế Qua đó, bạn có thể thấy hài cốt được vận
chuyển phải đòi hỏi thủ tục và đóng gói cực kỳ nghiêm ngặt
5 Hàng dễ hỏng PER
Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
Đây là mặt hàng thích hợp để vận chuyển bằng đường hàng không Hàng dễ hỏng bao gồm: thịt tươi, trái cây, rau quả,
6 Mặt hàng nguy hiểm Các loại hàng hóa nguy hiểm
bao gồm:
Các loại hóa chất, chất nổ công nghiệp Các khí gas
dễ bốc cháy, khí gas độc hại
Những chất lỏng nguy hiểm dễ cháy, các dung dịch lỏng gây ra các phản ứng hóa học gây cháy nổ
Các chất phóng xạ, các chất ăn mòn, các chất lây nhiễm, các chất nguy hiểm khác
Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói kỹ càng và những lưu ý nhất định Trước khi vận chuyển mặt hàng này thì phải xin giấy phép, bởi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là điều bắt buộc
Trang 77 Hàng hóa ướt WET
Hàng hóa ướt được đóng gói kỹ càng trước khi đưa lên khoang chứa
8 Hàng hóa khổ lớn BIG,
HEA
Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
Các loại hàng hóa có khối lượng lớn trên 500kg hoặc quá lớn để vận chuyển trên pallet thì phải
có giải pháp đặc biệt, các lô hàng hóa lớn thường có chi phí vận chuyển cao
9 Hàng hóa nặng mùi
Trong các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, Vận chuyển hàng hóa nặng mùi bằng máy bay là điều rất khó hoặc không thể, vì vậy trước khi vận tải phải tham khảo và lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp
3.2 Những hàng hóa bị cấm và hạn chế vận chuyển bằng đường hàng không
a) Cấm những mặt hàng dễ gây cháy nổ
Cũng giống như các hình thức vận tải khác, vận chuyển hàng không sẽ không được phép vận chuyển những hàng hóa là nhiên liệu
và các chất dễ gây cháy nổ, cụ thể như sau:
- Chất khí dễ cháy: bình gas, bật lửa các loại
- Chất khí không cháy, không độc, bình oxy để thở dùng trong y tế
- Thuốc nổ: Áp dụng đối với mọi dạng thuốc nổ, từ dân sự cho đến quân sự
- Chất rắn dễ cháy: các loại bột kim loại, gây cháy khi có tác động của thay đổi nhiệt độ
- Chất lỏng dễ cháy: sơn, xăng, dầu, cồn, rượu chứa nồng
độ cồn cao, keo, các chất phản ứng khi tiếp xúc với nước tỏa ra khí dễ cháy
- Chất có khả năng tự bốc cháy
Trang 8b) Cấm những mặt hàng gây độc
Bên cạnh những mặt hàng dễ gây cháy nổ, các chất gây độc và
có khả năng chuyển hóa thành chất độc cũng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm khi vận chuyển hàng không, chúng thường là các mặt hàng sau:
- Chất oxy hóa hữu cơ và oxy hóa vô cơ
- Chất độc (thuốc trừ sâu, trừ cỏ, )
- Chất lây nhiễm (đồ dùng bị phát hiện có chứa các loại virus gây bệnh với con người hay động vật, )
- Vật dụng có chứa chất phóng xạ (ẩn chứa trong các trang thiết bị y tế, thiết bị trong ngành khai thác dầu khí, )
c) Cấm các loại vũ khí và hung khí có thể gây tai nạn
Các loại vũ khí và các mặt hàng có thể trở thành hung khí như dao kéo, mũi tên, vật sắc nhọn cũng thuộc danh mục hàng hóa
không được vận chuyển bằng đường hàng không
d) Một số mặt hàng khác
Các loại mặt hàng khác có thể bị cấm hoặc hạn chế khi vận tải hàng không có thể kể đến như:
- Sạc dự phòng, điện thoại, máy tính bảng,…
- Kim loại (khối lượng trên 200g)
- Nam châm hoặc các vật liệu có chứa từ tính
- Phụ tùng, phụ kiện xe: xe hơi, xe mô tô, xe đạp,…
Ngoài những danh mục cụ thể được nêu trên, các loại chất như:
ma túy, chất gây nghiện, tài sản quốc gia… đều thuộc danh mục cấm vận chuyển của Nhà nước Nếu phát hiện vận chuyển, người gửi hàng sẽ bị vi phạm và chịu các hình phạt của Pháp luật
4 Ưu, nhược điểm của vận chuyển hàng không
4.1 Ưu điểm
- Thời gian vận chuyển nhanh, đáp ứng được nhu cầu giao/nhận hàng hóa trong vài ngày thậm chí trong ngày
- Tính an toàn tuyệt đối
- Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới
- Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh
- Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây ra
Trang 9- Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
- Phí lưu kho thường tối thiểu do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử
lý thủ tục nhanh chóng…
4.2 Nhược điểm:
- Cước phí vận chuyển cao
- Không thích hợp cho hàng hóa có giá trị thấp
- Không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn
- Chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, kể cả trong những điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa giông… cũng dễ gây trì hoãn hoặc hủy chuyến bay, làm ngưng trệ dịch vụ vận chuyển hàng không
- Rủi ro hơn với những hư hỏng nhỏ, tai nạn va quệt, cướp máy bay… Tiêu chuẩn hàng không ngặt nghèo hơn, nên chỉ cần một vài thông số bị trục trặc, là đã ảnh hưởng đến lịch trình bay, thậm chí phải hủy chuyến bay
- Yêu cầu ngặt nghèo hơn liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được hãng hàng không chấp nhận vận chuyển
5 Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không ở Việt Nam
Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, đơn vị xuất nhập khẩu thực hiện những bước sau:
Bước 1: Đặt chỗ
Bước đầu tiên trong quy trình vận chuyển hàng không là đặt chỗ (thuê máy bay).Nếu bên xuất chịu trách nhiệm thuê máy bay, bạn cần liên hệ các doanh nghiệp Logistics và chọn công ty có mức giá phù hợp nhất Khi nhận được thông tin đặt chỗ, doanh nghiệp xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các thông tin như: sân bay đi, sân bay đích, thời gian khởi hành, khối lượng, thể tích hàng hóa… để chuẩn bị hàng hóa cho kịp thời gian
Bước 2: Đóng gói hàng hóa
Hàng hóa được đóng gói ngay tại kho của doanh nghiệp xuất khẩu
và ký hiệu bằng ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu Công ty Logistics sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến kho hàng tại sân bay đi và cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR –
Forwarder’s Certificate of Receipt) để xác nhận việc đã nhận hàng hóa để vận chuyển
Trang 10Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu
Hàng hóa sau khi được đưa đến sân bay đi, bên xuất sẽ chuẩn bị bộ chứng từ để gửi đến hãng hàng không để thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu Bên xuất có thể tự thực hiện các công việc khai báo hải quan hoặc có thể sử dụng Dịch vụ khai báo hải quan thuê ngoài
để thực hiện trước thời điểm máy bay khởi hành Đồng thời, bên xuất phải thực hiện các nghiệp vụ khác như Xin giấy phép xuất khẩu, Hun trùng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần)
Bước 4: Phát hành vận đơn hàng không
Sau khi quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu được hoàn thành, hãng hàng không sẽ phát hành vận đơn chủ cho lô hàng, người giao nhận thuộc công ty Logistics sẽ phát hành vận đơn của người gom hàng và gửi kèm bản gốc vận đơn hàng không (AWB) số 2 cùng bộ chứng từ
do đơn vị nhập khẩu yêu cầu theo lô hàng Bản gốc AWB số 3 được giao lại cho người gửi hàng cùng thông báo cước và phí có liên quan (nếu có)
Bước 5: Gửi chứng từ (nếu cần)
Bên xuất khẩu không cần gửi riêng bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu mà có thể vận chuyển bộ chứng từ kèm với bản AWB gốc theo cùng lô hàng Nguyên nhân là do phương thức vận tải hàng không, đơn nhập khẩu không cần xuất trình AWB gốc để nhận hàng
Bước 6: Nhận chứng từ trước qua email
Do đó, bên xuất sẽ gửi bản scan của AWB gốc số 3 và toàn bộ các chứng từ khác thông qua email để đơn vị nhập khẩu chủ động trong việc chuẩn bị thủ tục hải quan nhập khẩu trong thời gian lô hàng đang được vận chuyển đến
Bước 7: Thông báo hàng đến
Trước ngày máy bay đến, đại lý của hãng vận tải tại sân bay đích sẽ gửi Thông báo hàng đến cho đơn vị nhập khẩu Bên nhập khẩu cần kiểm tra kỹ các thông tin về: Ngày hàng đến, kho hàng hoặc nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp… để chủ động cho việc làm thủ tục hải quan
Bước 8: Lệnh giao hàng
Ngay khi hàng đến, người giao nhận từ công ty Logistics thu lại vận đơn chủ bản gốc số 2 và đưa đến hãng hàng không hoặc đại lý của
họ để nộp các khoản phí như: phí lệnh giao hàng (D/O), phí làm hàng (Handling), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa