1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành học phần dịch vụ logisticsđề tài vận tải đường biển và vận tải hàng không từ việt nam singapore

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Tải Đường Biển Và Vận Tải Hàng Không Từ Việt Nam - Singapore
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang_2020602658, Nguyễn Thị Quỳnh Trang_2020605696, Lê Đình Thắng_2020606419, Phạm Ngọc Tân_2020604570, Nguyễn Hữu Quang_2020606702
Người hướng dẫn GVHD: Hoàng Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Doanh
Thể loại Báo Cáo Thực Hành
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

Đây là điều cần thiết vừa có ý nghĩa về mặtlý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vì qua đó góp phần giúp doanh nghiệp ViệtNam hiểu rõ hơn về hai hình thức vận tải này.Cấu trúc của bà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

-BÁO CÁO THỰC HÀNH

HỌC PHẦN: DỊCH VỤ LOGISTICS

Đề tài: Vận tải đường biển và vận tải hàng không

từ Việt Nam - Singapore

Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Trang_2020602658

Nguyễn Thị Quỳnh Trang_2020605696

Lê Đình Thắng_2020606419 Phạm Ngọc Tân_2020604570 Nguyễn Hữu Quang_2020606702

Mã lớp : 20221BM6026003 (Sáng T6)

Trang 2

HÀ NỘI, 12-2022 MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

DANH MỤC BẢNG 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH 5

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 6

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 7

PHẦN 2 NỘI DUNG 8

2.1 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 8

2.1.1 Khái niệm 8

2.1.2 Phân loại 8

2.1.3 Vai trò 14

2.2 VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG 14

2.2.1 Khái niệm 14

2.2.2 Phân loại 15

2.2.3 Vai trò 16

2.3 SO SÁNH VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (B/L) VÀ VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (AWB) 17

2.4 VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN 18

2.4.1 Khái niệm 18

2.4.2 Đặc điểm 18

2.4.3 Ưu, nhược điểm 19

2.4.4 Cách tính cước phí 20

2.4.5 Các mặt hàng vận chuyển 20

2.5 VẬN TẢI ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 21

2.5.1 Khái niệm 21

Trang 3

2.5.2 Đặc điểm 21

2.5.3 Ưu, nhược điểm 22

2.5.4 Cách tính cước phí 23

2.5.5 Các mặt hàng vận chuyển 24

2.6 SO SÁNH GIỮA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 31

2.6.1 Vận tải hàng không so với vận tải đường biển 31

2.6.2 Vận tải hàng không hay đường biển? 31

2.7 VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ VIỆT NAM ĐI SINGAPORE BẰNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN 34

2.7.1 Thời gian vận chuyển 34

2.7.2 Cước phí vận tải 41

2.7.3 Các loại mặt hàng trong dịch vụ vận chuyển bằng đường biển đi Singapore 47

2.7.4 Lịch tàu của hãng Cosco từ Việt Nam trung chuyển qua Singapore 48 2.7.5 Quy trình gửi hàng đường biển đi Singapore 53

2.8 VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ VIỆT NAM ĐI SINGAPORE BẰNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 54

2.8.1 Thời gian vận chuyển 54

2.8.2 Cước phí vận tải 57

2.8.3 Các loại mặt hàng trong dịch vụ vận chuyển bằng hàng không đi Singapore 61

2.8.4 Quy trình gửi hàng đường hàng không đi Singapore 62

PHẦN 3 KẾT LUẬN 63

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.3.1: Điểm khác nhau giữa vận đơn hàng không và vận đơn hàng biển 17

Bảng 2.6.1: Thuận lợi và khó khăn giữa vận tải đường biển và vận tải hàng không 31

Bảng 2.6.2: So sánh giữu vận tải đường biển và vận tải hàng không 32

Bảng 2.7.1: Thời gian vận chuyển trung bình Việt Nam - Singapore bằng đường biển 34 Bảng 2.7.2: Lịch tàu Cát Lái - Singapore 34

Bảng 2.7.3: Lịch tàu Singapore - HCM 35

Bảng 2.7.4: Thời gian vận chuyển hàng nguyên container Hải Phòng - Singapore 37

Bảng 2.7.5: Lịch tàu Singapore - Hải Phòng 38

Bảng 2.7.6: Thời gian vận chuyển hàng nguyên container Đà Nẵng - Singapore 40

Bảng 2.7.7: Lịch tàu Singapore - Đà Nẵng 41

Bảng 2.7.8: Cước vận chuyển từ Cát Lái - Singapore cho cont 20DC & 40GP 42

Bảng 2.7.9: Cước vận chuyển từ Cát Lái - Singapore cho hàng lẻ 42

Bảng 2.7.10: Cước vận chuyển Hồ Chí Minh - Singapore cho cont 20’GP của một số công ty Logistics 43

Bảng 2.7.11: Cước vận chuyển Hồ Chí Minh - Singapore cho cont 40’GP của một số công ty Logistics 44

Bảng 2.7.12: Cước vận chuyển Hồ Chí Minh - Singapore cho cont 40’HQ của một số công ty Logistics 44

Bảng 2.7.13: Cước vận chuyển Hải Phòng - Singapore cho cont 20'GP của một số công ty Logistics 45

Bảng 2.7.14: Cước vận chuyển Hải Phòng - Singapore cho cont 40'GP của một số công ty Logistics 45

Bảng 2.7.15: Cước vận chuyển Hải Phòng - Singapore cho cont 40'HQ của một số công ty Logistics 46

Bảng 2.8.2: Thời gian bay thẳng trung bình từ Việt Nam - Singapore 55

Bảng 2.8.3: Thời gian và cước phí của một số công ty Logistics vận chuyển bằng hàng không 56

Bảng 2.8.4: Các loại cước phí vận tải đường hàng không sang Singapore 57

Bảng 2.8.5: Bảng giá gửi hàng nhẹ đi Singapore 60

Bảng 2.8.6: Bảng giá gửi hàng nặng đi Singapore 61

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1.1: Vận đơn đường biển 10

Hình 2.1.2: Vận đơn đường biển HB/L do Forwarder cấp 11

Hình 2.2.1: Vận đơn hàng không 15

Hình 2.4.1: Vận tải đường biển 18

Hình 2.5.1: Vận tải đường hàng không 21

Hình 2.8.1: Một số thông tin về thời gian bay và tần suất bay Việt Nam -Singapore 54

Hình 2.8.2: Sân bay Changi, Singapore 55

Hình 2.8.3: Sân bay Seletar, Singapore 56

Trang 6

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

chấm

GV chấm

Nguyễn Thị Thu Trang

- Vận đơn và Vận tảiđường biển

- Tổng hợp và làm nộidung báo cáo nhóm

- Góp ý bổ sung ppt

9.5

Nguyễn Thị Quỳnh Trang 2020605696

- Vận tải đường biển

- Tổng hợp và làm nộidung báo cáo nhóm

Trang 7

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

GDP từ giao thông vận tải ở Singapore tăng lên 6987 triệu SGD trong quý 4 năm

2021 từ 6153,2 triệu SGD trong quý 3 năm 2021 Tăng trưởng trong lĩnh vực logistics

sẽ đồng nghĩa với việc cải thiện cung cấp dịch vụ, dẫn đến tăng trưởng vận chuyểnhàng Singapore đường biển và đường hàng không với Việt Nam sẽ luôn được tăngtrưởng

Mức kim ngạch mua bán Việt Nam – Singapore: Theo số liệu của Tổng cục Hảiquan Việt Nam, năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam

và Singapore đạt hơn 8,25 tỷ USD Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Singapoređạt hơn 3,97 tỷ USD, chiếm 48,1% tổng giá trị xuất nhập khẩu; nhập khẩu của ViệtNam từ Singapore đạt hơn 4,28 tỷ USD, chiếm 51,9% tổng giá trị xuất nhập khẩu

Với những lý do trên, người viết chọn đề tài “Vận tải đường biển và vận tải hàng không từ Việt Nam - Singapore” Đây là điều cần thiết vừa có ý nghĩa về mặt

lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vì qua đó góp phần giúp doanh nghiệp ViệtNam hiểu rõ hơn về hai hình thức vận tải này

Cấu trúc của bài báo cáo gồm:

Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung

Phần 3: Kết luận

Trang 8

PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

2.1.1 Khái niệm

Bill of Lading – Vâ ̣n đơn – B/L là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đườngbiển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho ngườigửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận

Bill of lading là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong quy trình vậnchuyển Để vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào, vâ ̣n đơn (bill of lading) được yêu cầuhoạt động như một biên nhận (hay mô ̣t hợp đồng vâ ̣n chuyển) Thông tin trong vậnđơn rất quan trọng vì nó chỉ đạo cho các hành động của nhân viên vâ ̣n tải trong suốthành trình vâ ̣n chuyển hàng hóa trên tàu Các thông tin, thông số về số lượng, cáchthức thanh toán, cách xử lý trên bến tàu,… sẽ được thể hiê ̣n trong vâ ̣n đơn

Một Bill of lading hợp pháp cho thấy rằng hãng đã nhận được cước vận chuyểnnhư mô tả và có nghĩa vụ giao hàng hóa đó trong tình trạng tốt cho người nhận hàng

2.1.2 Phân loại

 Phân loại B/L theo chủ thể nhận hàng (Straight BL – To Order BL – Bearber BL)

Vận đơn đích danh (Straight Bill)

Là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàngđúng với tên, địa chỉ trên bill (Trong ví dụ là mục consignee, vận đơn trên là vận đơnđích danh)

Vận đơn theo lệnh (To order Bill)

Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order”tại mục consignee Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận

ký hậu của shipper là có thể nhận hàng

Trên vận đơn “To Order” ô Consignee có thể thi: To order of consignee, to order

of bank… Khi gặp vận đơn này phải chú ý ký hậu và đóng dấu Việc ký hậu và đóng

dấu là cách chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng (Thường ký hậu và đóng dấu vào mặt sau của Bill)

Trang 9

 Phân loại vận đơn đường biển theo chủ thể cấp vận đơn (Master BL – House BL)

Vận đơn chủ (Master Bill)

Do hãng tàu phát hành và thường được viết tắt là MBL hay MB/L Bạn sẽ thấytên và logo của hãng tàu trên đầu trang vận đơn Nếu làm quen thì sẽ nhận biết tênhãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL… Bạn có thểtìm hiểu tên một số hãng lớn trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam Mỗi lô hàng chỉphát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng nội dung)

Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu(không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ởnước nhập khẩu Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặccông ty mẹ con

Các bên đứng tên trên vận đơn:

Forwarder nước XK => Hãng tàu => Forwarder nước NK

Trang 10

Hình 2.1.1: Vận đơn đường biển

Đây là Bill gốc do hãng tàu SITC phát hành cho shipper, trên vận đơn có logocủa hãng tàu

Trang 11

 House Bill of Lading

Là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát

hành, dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.

Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàukhông tàu – NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành Nhưng ở ViệtNam chưa thấy loại hình này Thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp Sau khichủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuấtkhẩu, và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho kháchhàng

Trang 12

Hình 2.1.2: Vận đơn đường biển HB/L do Forwarder cấp

 Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển

Vận đơn gốc (Original Bil)

Là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay Bill gốc mangtính chủ sở hữu hàng hoá Ví dụ Bill trên của Maersk Line là vận đơn gốc, theo lệnh(to order)

Vận đơn bản sao (Copy B/L)

Nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được kýbằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE Có nghĩa là không được chuyểnnhượng

 Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa

Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board Bill)

Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc nhân viên của chủ tàu cấp chongười gửi hàng shipper khi hàng đã bốc lên tàu

Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment Bill)

Vận đơn này cam kết với chủ hàng rằng hàng sẽ được bốc lên tàu, trên con tàu đãthống nhất từ trước

 Căn cứ vào phê chú trên vận đơn đường biển

Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill)

Là loại vận đơn mà không có bất cứ ghi chú khiếm khuyết gì về ghi chú của lôhàng Điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để consignee hoặc ngân hàng cảmthấy an tâm về lô hàng khi shipper gửi

Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill)

Là loại vận đơn mà người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của lô hàng

Có thể ghi một số thông tin xấu về lô hàng như Case Leaking (thủng chảy), Bag Torn(bao rách)…

 Căn cứ vào phương thức thuê tàu

Vận đơn tàu chợ (Liner Bill)

Trang 13

Là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường Loại vận đơnnày khi bạn thuê tàu container để chở hàng (ví dụ trong bài viết đều là vận đơn tàuchợ).

Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill)

Là loại vận đơn phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng vàthường đi kèm “tobe used with charter party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu)

 Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa

Vận đơn đi thẳng (Direct Bill)

Là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàngkhông qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả

Vận đơn chở suốt (Through Bill)

Cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không Trong

loại vận đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở Tuy

nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất Trong loại này còn có các vận đơn congọi là vận đơn địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu Vận đơn địa hạt này như là 1biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau

Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill)

Vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door todoor” Có thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hơp như : đường biển, hàngkhông, đường bộ…

 Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa

Vận đơn gốc (Original B/L)

Người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng(D/O)

Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L)

Người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng

Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L)

Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó,thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành) Tương tự như Telex Release B/L phía

Trang 14

trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng

dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc

2.1.3 Vai trò

- Là bằng chứng xác nhâ ̣n hợp đồng vâ ̣n tải đã được ký kết bởi hai bên, nêu rõ nô ̣idung, điều khoản của hợp đồng đó Đồng thời B/L c甃̀ng chính thức xác địnhquan hê ̣ pháp lý giữa người vâ ̣n tải và chủ hàng, và quan hê ̣ pháp lý của người

vâ ̣n tải và người nhâ ̣n hàng

- B/L được xem như là biên lai xác nhâ ̣n của nhâ ̣n của người vâ ̣n tải cho ngườichuyên chở Người vâ ̣n tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình B/L hợp lê ̣ đầutiên mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng C甃̀ng chính vì vâ ̣y, B/L rất quan trọng vàđược đính kèm trong bô ̣ chứng từ trong các giao dịch ngoại thương

- B/L là chứng từ xác nhâ ̣n quyền sở đối với các loại hàng hóa đã được ghi trên nó.Tương ứng với viê ̣c, nó có thể có giá trị như mô ̣t loại giấy tờ dùng để cầm cố,mua bán và chuyển nhượng

2.2 VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

2.2.1 Khái niệm

- Vận tải hàng không: Vận chuyển hàng không là hình thức vận chuyển sử dụng

máy bay chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa (Cargo Aircraft hay Freighter)hoặc chở trong phần bụng máy bay dân dụng (Passenger Plane)

- Vận đơn hàng không là một thuật ngữ có tên tiếng Anh là Airway Đây một loại

chứng từ do đơn vị chuyên chở hàng vận hành bằng máy bay phát hành ra vớimục đích xác nhận việc đã nhận lô hàng

Cần phải lưu ý rằng vận đơn hàng không không lưu thông được kể cả bảngốc Trong đó: Chứng từ lưu thông được là giấy tờ mà người được hưởng lợi có thểchuyển giao quyền lợi của mình cho người khác bằng cách chuyển giấy tờ này theothủ tục pháp lý nhất định

Trong giao dịch thương mại quốc tế, việc chuyển giao các loại giấy tờ có thể lưuthông được từ người này sang người khác được tiến hành theo lệnh của người đượchưởng lợi hoặc bằng các kí hậu đối với loại giấy tờ đó

Trang 15

Hình 2.2.3: Vận đơn hàng không

2.2.2 Phân loại

Căn cứ vào người phát hành vận đơn:

Vận đơn của hãng hàng không (Airlines AWB): là vận đơn do hãng hàng khôngphát hành, trên đó có ghi biểu tượng nhận dạng (logo, mã nhận dạng) của hãng hàng

Trang 16

không Loại vận đơn này được sử dụng khi hãng hàng không đóng vai trò là ngườichuyên chở hàng không.

Vận đơn trung lập (Neutral AWB): là vận đơn tiêu chuẩn do IATA phát hành từnăm 1986, trên vận đơn không in sẵn tên và biểu tượng của người chuyên chở Loạivận đơn này được sử dụng khi người chuyên chở là người gom hàng hoặc đại lý củahãng hàng không

Căn cứ vào việc gom hàng:

Vận đơn của người gom hàng (House AWB- HAWB): là vận đơn mà người gomhàng (người giao nhận) cấp cho người gửi hàng khi người gửi hàng giao hàng lẻ chongười gom hàng Đây là vận đơn gốc, vì nó có tên của chủ hàng Trên vận đơn gomhàng sẽ có mã số của vận đơn chủ

Vận đơn chủ (Master AWB-MAWB): là vận đơn mà hãng hàng không cấp chongười gom hàng (người giao nhận) khi người này gửi cho hãng hàng không một lôhàng gồm nhiều chủ hàng lẻ

2.2.3 Vai trò

Vận đơn hàng không có 2 chức năng vô cùng quan trọng sau:

- Biên lai giao hàng cho người chuyên chở,

- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển

Cần lưu ý rằng, AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyểnnhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh) Trong trường hợp ngoại lệ, đểthanh toán bằng tín dụng thư (L/C), 2 bên mua bán sẽ phải thỏa thuận và phải làmthêm thủ tục cần thiết (chẳng hạn như: thư cam kết đảm bảo) nhờ ngân hàng chấp nhận

“ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng

Về mặt trình tự, sau khi người gửi hàng giao hàng cho hãng vận chuyển (carrier)

và hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, thì sẽ được bên vận chuyển cấp vận đơn hàngkhông Do thời gian vận chuyển bằng máy bay rất nhanh so với tàu biển, nên một bộAWB sẽ được gửi kèm cùng hàng hóa để các bên có thể tham chiếu nhanh và giúpngười nhận hàng làm sớm thủ tục nhập hàng tại nơi đích đến

Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành cùng lúc nhiều bản cho nhiều bên nhưngười chuyên chở, người nhận hàng, người gửi hàng… Sau khi hàng đến đích, ngườinhận hàng hoặc đại lý của họ đến văn phòng người chuyên chở để nhận AWB cùng bộ

Trang 17

chứng từ gửi kèm theo hàng hóa Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, ngườinhập khẩu c甃̀ng có thể nhận AWB và bộ chứng từ gốc qua đường chuyển phát nhanhtrước khi hàng đến để làm thủ tục nhập khẩu.

2.3 SO SÁNH VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (B/L) VÀ VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (AWB)

Những đặc điểm chung của vận đơn 2 phương thức vận tải này là:

- Đều là bằng chứng c甃̀ng như biên lai chứng minh hợp đồng vận chuyển

- Do bên vận chuyển phát hàng với nội dung cơ bản bao gồm tên của người gửihàng, tên người nhận hàng, thông tin cụ thể phương tiện vận chuyển và thôngtin cụ thể của lô hàng

Tuy nhiên điểm khác nhau giữa vận đơn hàng không và vận đơn hàng biển như sau:

Số lượng Phát hành ít nhất 9 bản Phát hành 3 gốc hoặc 1 surrender hoặc 1seaway (Theo yêu cầu của Shipper)

Có thể sử dụng với tất cả các điều kiệnquy định trong Incoterms 2010

1975, …

Công ước Brussel 1924, Quy tắc Hague

1931, Nghị định thư Visby 1968, Nghịđịnh thư SDR 1979, Công ước Hamburg1978

Trang 18

2.4 VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

2.4.1 Khái niệm

Vận chuyển đường biển là một trong những phương thức vận tải được ra đời từ

rất sớm, khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển tới trình độ cao Và ngoài ra chúngcòn ra đời khi mà con người chưa có khả năng chế tạo ra những chiếc tàu biển hiệnđại, có trọng tải lớn, tốc độ vận chuyển nhanh

Vận tải hàng hóa bằng đường biển là hình thức sử dụng phương tiện kết hợpcùng với các cơ sở hạ tầng đường biển để vận chuyển hàng hoá Tùy vào tuyến đường,loại hàng hóa mà phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể là tàuthuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục

vụ cho ngành vận tải biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…

Hình 2.4.4: Vận tải đường biển

2.4.2 Đặc điểm

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Bảng 2.3.1: Điểm khác nhau giữa vận đơn hàng không và vận đơn hàng biển

Trang 19

Nếu chia theo các phương thức vận tải thì vận chuyển hàng hóa bằng đường biểngồm có các loại như: Vận chuyển bằng container, bằng sà lan và vận chuyển bằngphương tiện giữ đông lạnh.

Mỗi phương thức vận chuyển sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau Và tùytheo đặc điểm, tính chất của mặt hàng xuất/nhập khẩu mà doanh nghiệp sẽ lựa chọnđược phương thức vận tải đường biển phù hợp để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo

an toàn cho hàng hóa xuất/nhập khẩu

Khi nào nên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Trước khi vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp cần xác định trọng lượng và thểtích của hàng hóa vận chuyển Khối lượng hàng hóa trong vận chuyển đường biển sẽđược tính theo giá trị nào cao hơn

Cách tính số lượng kiện trên container

Đối với container 20: Số lượng = 28/thể tích kiện (m3)

Đối với container 40: Số lượng = 60/thể tích kiện (m3)

Cách tính thể tích kiện theo công thức: Thể tích kiện (m) = Dài x Rộng x Cao

2.4.3 Ưu, nhược điểm

a Ưu điểm

- Năng lực vận chuyển lớn;

- Đây là phương thức vận chuyển thích hợp cho tất cả các loại hàng hóa Vận tảiđường biển là hình thức vận chuyển duy nhất phù hợp với hàng cồng kềnh, siêutrường siêu trọng, quá khổ quá tải;

- Chi phí xây dựng các tuyến đường thấp và phần lớn là tự nhiên Chính vì vậy

mà không tốn nhiều nguyên vật liệu, nhân công để xây dựng, bảo trì (Trừ nhữngkênh đào do con người xây dựng như kênh đào Suez và Panama…);

Trang 20

 Cước phí vận tải biển với hàng FCL

Đối với hàng FCL, đơn vị tính phí thường tính trên đơn vị container hoặc Billhoặc shipment Cách tính cước vận chuyển đường biển đối với hàng FCL như sau:

- Với những chi phí tính trên container: Cước vận chuyển = Giá cước x số lượngcontainer

- Với những chi phí tính trên Bill hoặc trên shipment: Cước vận chuyển = Giácước x số lượng bill hoặc số lượng shipment đó

 Cước phí vận tải biển với hàng LCL

Cách tính cước vận chuyển đường biển sẽ được áp dụng theo nguyên tắc so sánhgiá giữa thể tích và trọng lượng Theo đó cái nào có giá trị tính cao hơn sẽ được dùng

để tính cước Thể tích được tính theo đơn vị CBM còn trọng lượng tính theo đơn vịKGS

Công thức tính thể tính CBM hàng hóa như sau:

CBM = (Chiều dài x Rộng x Cao) x số lượng Trong đó đơn vị tính là mét (m)

Áp dụng công thức chuyển đổi từ CBM, trọng lượng theo KGS sẽ được tính nhưsau:

1 tấn < 3 CBM => Thuộc nhóm hàng nặng => Áp dụng theo bảng giá KGS

1 tấn >= 3 CBM => Thuộc nhóm hàng nhẹ => Áp dụng theo bảng giá CBM

2.4.5 Các mặt hàng vận chuyển

Những mặt hàng nên vận chuyển bằng đường biển có thể kể tới như:

Trang 21

- Nhóm các loại hàng hoá có tính chất lý hoá, đặc biệt là hoá chất;

- Nhóm các loại dung dịch hoá học, các chất dễ hút ẩm;

- Nhóm các loại hàng dễ bay bụi như bột,…

- Nhóm các loại hàng hoá dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi môi trường và dễ bịảnh hưởng bởi độ ẩm, nhiệt độ như thuốc lá, chè, gia vị,…

- Nhóm các loại hàng hoá khác như vật liệu xây dựng, máy móc, vật liệu côngnghiệp sản xuất,…

Vận chuyển hàng không là hình thức vận chuyển sử dụng máy bay chuyên dụng

để vận chuyển hàng hóa (Cargo Aircraft hay Freighter) hoặc chở trong phần bụng máybay dân dụng (Passenger Plane)

Tính đến nay, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tỉ trọng

nhỏ trong tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lạichiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị

Theo hãng chế tạo máy bay Boeing thống kê, trong năm 2012, máy bay chở hàngchuyên dụng vận chuyển khoảng 60% các lô hàng air trên toàn cầu và máy bay hànhkhách đảm nhiệm 40% còn lại

Trang 22

Hình 2.5.5: Vận tải đường hàng không

- Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác

- Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao

- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các phương tiệnvận tải khác

- Vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với các phương thứcvận tải khác

2.5.3 Ưu, nhược điểm

a Ưu điểm

- Ưu điểm lớn nhất là tốc độ cao (tốc độ bình quân vào khoảng 800-1000km/h)

- An toàn hơn so với đường bộ, đường sắt, và đường biển

Trang 23

- Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy Do đó cóthể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới.

- Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hànghóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng

- Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp

- Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác

- Phí lưu kho thấp do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…

b Nhược điểm

- Giá cước cao, tính tới từng kilogram

- Danh mục ít đa dạng, ít phù hợp để vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp

- Khối lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các hình thức khác Không phù hợp đểchuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn Vì khối lượng hàng

sẽ bị giới hạn bởi kích thước khoang, kích thước cửa, và trọng tải thực chở củamáy bay Với những lô hàng như vậy, tàu biển thường là giải pháp khả thi

- Yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn Liên quan đến quy định và luật pháp,nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳnghạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được chấp nhận vận chuyển Chẳng hạn như khi đi

du lịch trong quá trình kiểm tra hành khách, hàng hóa bằng máy quét

- Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: chuyến bay có thể bị trì hoãn do điều kiện thời tiếtkhông tốt như sương mù, mưa giông…

2.5.4 Cách tính cước phí

Công thức tính cước như sau:

Cước vận chuyển hàng không( AIR FREIGHT) = Đơn giá cước( unit rate) x Khối lượng tính cước( charge weight)

- Đơn giá cước (unit rate) – Cước vận chuyển đường hàng không

+ Đó là số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (ví dụ 3usd/kg).+Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượnghàng

++ Mỗi mức giá cước có sự thay đổi tùy theo khối lượng hàng, được chia thànhcác khoảng như sau:

 Dưới 45kgs

Trang 24

Cách viết tắt thường thấy là: -45, +45, +100, +250, +500kgs …

- Khối lượng tính cước (Chargeable Weight) – Cước vận chuyển đường hàng không

Chargeable Weight chính là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùytheo số nào lớn hơn

Nói cách khác, cước phí sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:

Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight), chẳng hạn lô hàng nặng 100kgKhối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Volume / Volumetric /Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức đượcHiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định Với các số đo thể tích theocentimet khối, thì công thức là:

 Đối với hàng air thường

Khối lượng thể tích = DÀI X RỘNG X CAO : 6000 ( ĐƠN VỊ CM)

HOẶC DÀI X RỘNG X CAO X 167 ( ĐƠN VỊ M)

 Đối với hàng chuyển phát nhanh qua tnt, dhl, fedex, ups,…

Khối lượng thể tích= DÀI X RỘNG X CAO : 5000 ( ĐƠN VỊ CM)

HOẶC DÀI X RỘNG X CAO X 200 ( ĐƠN VỊ M)

Các loại cước gửi hàng máy bay – Cước vận chuyển hàng không

Có nhiều loại cước, áp dụng cho loại hàng bách hóa, cho loại hàng đặc biệt, hoặctrong những điều kiện nhất định… Những loại cước phổ biến như sau:

- Cước thông thường (Normal Rate)

- Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR): là mức thấp nhất mà người vận chuyểnhàng không chấp nhận khi vận chuyển 1 lô hàng Đó là chi phí cố định của hãng

Trang 25

vận chuyển, nên nếu cước thấp hơn thì không hiệu quả, và họ chẳng muốn nhậnlàm gì Thông thường, thì đa số các lô hàng có cước phí cao hơn cước tối thiểu.

- Cước hàng bách hóa (General Cargo rate – GCR): Cước hàng bách hoá đượccoi là mức cước cơ bản, tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưuđãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển GCR dùng làm cơ sở để tínhcước cho những mặt hàng không có cước riêng

- Cước hàng theo loại (Class Cargo rate): Áp dụng đối với hàng hóa đã đượcphân loại thành các nhóm nhất định, chẳng hạn như hàng có giá trị (vàng, bạc,

… có mức cước = 200% so với cước bách hóa), các loài động vật sống (= 150%

so với cước bách hóa), sách, báo, hành lý…(= 50% so với cước bách hóa)

- Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): hàng được ưu tiên chuyển nhanh hơn, nêncước phí thường cao hơn 30-40%, thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửihàng bằng máy bay

- Cước container (Container rate): Sẽ áp dụng mức cước thấp hơn cho các loạihàng được đóng trong container hàng không (khác với loại container đườngbiển)

Vận chuyển hàng hóa đặc biệt

Đây là loại hàng hoá phải đòi hỏi xử lý đặc biệt trong quá trình lưu trữ và vậnchuyển liên quan đến thuộc tính hay giá trị của hàng hoá

Bao gồm các loại sau đây:

1 Động vật sống

2 Hàng hóa giá trị cao

Trang 26

3 Hành hóa ngoại giao

Một ví dụ về hàng hóa loại này: voi, cho phép chỉ trên máy bay hàng hóa vàB747s giới hạn độ tuổi: 12 tháng tuổi, trọng lượng giới hạn 400kg/bao bì trong mộthộp cứng hoặc thùng mà phải đáp ứng một số lượng lớn các chi tiết kỹ thuật được liệt

kê riêng

Hàng hóa có giá trị cao : Mã VAL

Đây là những lô hàng có giá trị từ 100.000 mỗi kg trở lên, c甃̀ng như các kim loạiquý, ghi chú ngân hàng v.v hàng hoá đó được lưu trữ trong điều kiện an toàn, được

Trang 27

giám sát bởi dịch vụ an ninh sân bay Dịch vụ này c甃̀ng chăm sóc vận chuyển đến và

đi giữa máy bay và xe an ninh

Hàng hóa ngoại giao: Mã số: DIP

Đây chủ yếu là những chuyến hàng rất quan trọng giữa các bộ trưởng, Cơ quanlãnh sự và đại sứ quán Lưu trữ có thể được thực hiện trong một phần kho đặc biệt

Loại 5: Các chất oxy hoá

Loại 6: Chất độc hại và lây nhiễm

Loại 7: Chất phóng xạ

Loại 8: Các chất ăn mòn

Loại 9: Các chất khác

Hàng hoá đó có thể nguy hại (qua lửa, nổ, rò rỉ, phóng xạ) đến:

– Những người trong máy bay

– Chính máy bay đó

– Các hàng hóa khác trên máy bay

Trang 28

Như vậy hàng hóa chỉ có thể được vận chuyển bằng đường hàng không với một

số điều kiện nhằm đảm bảo an toàn Tác nhân gây hại có thể xảy ra từ:

Vận chuyển bằng đường hàng không được thực hiện gần như độc quyền trongmáy bay chở hàng đầy đủ, nhưng trong một số trường hợp trong máy bay chở khách

và máy bay kết hợp Đối với tất cả các loại máy bay, một khối lượng tối đa cho mỗigói, bao bì bảo vệ và một nhãn đặc biệt được quy định Tất cả các điều kiện và hạn chế

về loại tàu vận tải, c甃̀ng như một danh sách của hơn 3000 chất hóa học được liệt kêtrong “quy định hàng hóa nguy hiểm”

Hàng hóa ướt : Mã số: WET

Ví dụ, vận chuyển cá chình và thịt

Trong trường hợp của cá chình, nhựa là đặt trên pallet trước và cá được phủ chănướt Với Thịt, nhựa được đặt trên pallet

Hàng hóa nặng mùi: Mã số: SMELL

Phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa Nghĩ rằng, ví dụ, của sheese Pháp, tỏi, tỏi,dầu hoặc một số chất khác

Hàng hóa khổ lớn: Mã số: BIG, HEAD

Khi tải một “vật lớn”, khả năng bám vào pallet khác cần được xem xét Khi tảimột “vật nặng”, ta nên thực hiện với những hạn chế của trọng lượng cho mỗi đơn vịdiện tích

Hàng hóa bị cấm vận chuyển

Một số hàng hóa cấm đường bay và chuyển có thể được liệt kê:

a Hàng nguy hiểm

Trang 29

Hàng nguy hiểm bao gồm các vật phẩm, vật chất gây rủi ro đến sức khỏe, an toànhoặc môi trường Bên cạnh những chất có tính nguy hiểm rõ ràng như axit, chất phóng

xạ, chất độc, chất nổ,… thì những chất không có tính chất nguy hiểm rõ ràng như namchâm, xe lăn sử dụng ắc quy ướt, thuốc trừ sâu, các dụng cụ thở với bình khí nén,…

c甃̀ng được xem là hàng nguy hiểm có thể sẽ không được vận chuyển trong ngành dịch

vụ logistics

Những vật phẩm không được mang lên máy bay như:

- Chất nổ như bom, mìn, kíp nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, đạn và các loạichất nổ khác,…

- Các chất dễ cháy như metal, các khí đốt hóa lỏng, cồn,… hoặc các chất lỏng dễcháy như xăng, dầu, sơn, dung môi,… Ngoài ra thì các chất rắn, hóa chất dễcháy c甃̀ng không được mang lên máy bay

- Các chất độc; chất lây nhiễm; chất ăn mòn như axit, muối; chất oxy hóa, chấttẩy hữu cơ,…

- Những đồ vật gắn với thiết bị báo động như cặp túi, két bạc…

- Những đồ vật bị cấm vận chuyển theo quy định hiện hành của các quốc gia,lãnh thổ mà máy bay bay đến, bay đi hoặc bay qua

- Bất cứ vật chất nào có thể đe dọa hành khách trên máy bay đều bị cấm

b Hàng dễ vỡ

Những vật dụng dễ vỡ như thủy tinh, chai rượu,… c甃̀ng bị cấm không vậnchuyển trong dịch vụ logistics Tuy nhiên đối với trường hợp khách hàng chấp nhậnchịu mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển thì hàng hóa sẽ được vận chuyển theo yêucầu của quý khách

c Đồ tươi sống

Hàng hóa được kiểm tra, phân loại kỹ lưỡng trước khi vận chuyển

Với những mặt hàng tươi sống, dễ hư hỏng c甃̀ng bị cấm không được vận chuyểnhoặc vận chuyển có điều kiện Chẳng hạn như hoa quả, rau, thịt cá, đồ ăn cho trẻ emhay các loại hoa và quả đã được cắt rời khỏi thân

Trang 30

C甃̀ng như mặt hàng dễ vỡ, nếu quý khách chấp nhận chuyên chở dưới dạng hành

lý ký gửi và chấp nhận mọi thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển thì có thểxem xét vận chuyển

Đối với những mặt hàng tươi sống như tôm, sầu riêng, mắm… có đặc tính gâymùi khó chịu sẽ không được vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi lẫn hàng xách tay.Trừ trường hợp những vật phẩm này được bao bọc, đóng gói cẩn thận không tỏa ramùi thì có thể chấp nhận vận chuyển, nhưng bị giới hạn về cân nặng, chỉ khoảng 3 líthoặc 3kg đối với nước mắm, 5kg đối với sầu riêng hoặc các đồ có mùi khác

d Chất lỏng

Không được mang quá 1 lít chất lỏng theo người và hành lý xách tay Ngoại trừcác loại chất lỏng, gel, thuốc chữa bệnh (phải mang theo đơn kê của bác sĩ), thức ănhoặc sữa cho bé sơ sinh (phải có bé sơ sinh đi cùng), đồ ăn kiêng phục vụ chữa bệnhhoặc các chất lỏng mua tại cửa hàng miễn thuế tại sân bay…

e Khác

Đối với những vật phẩm có giá trị tiền bạc như đồ trang sức, kim loại quý, phiếu

chứng khoán, văn bản thương mại, tác phẩm nghệ thuật… c甃̀ng được xem là mặt hàng cấm không được vận chuyển trong ngành dịch vụ logistics

– Các sản phẩm ghi tên bằng tiếng nước ngoài, tên sản phẩm không rõ ràng+Vì không thể phân loại được mặt hàng, tất cả những mặt hàng không rõ tên sảnphẩm sẽ được xếp vào hàng vận chuyển bộ

– Pin, sạc dự phòng và các sản phẩm tương tự (pin máy tính, pin điện thoại…)– Trang sức, hàng điện tử và các hàng hóa giá trị cao

+ Điện thoại, đèn pin, đồng hồ, bluetooth ko dây, tai nghe, loa, đèn led, loa diđộng, vòng tay thông minh,usb, wifi ,điều khiển, micro, máy in, mực in, đồ công nghệthông minh tích pin và điện, tông đơ…

Trang 31

Mặt hàng gửi hàng đi quốc tế bị hạn chế:

- Các mặt hàng cấm & hạn chế gửi hàng quốc tế qua máy bay ở hầu hết các quốcgia

- Các vật dụng dễ vỡ như thủy tinh, chai rượu…

- Những vật tươi sống dễ hư hỏng: thực phẩm tươi và đông lạnh, các loại thựcphẩm, các loại đồ ăn trẻ em như hoa, quả và các loại rau lá; các loại hoa và láđược cắt rời khỏi thân

- Những loại thực phẩm tươi sống, gây mùi như ( sầu riêng, mắm tôm….) sẽkhông được vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi và hành lý xách tay

- Thiết bị điện tử như: máy quay phim, máy ảnh, máy tính, điện thoại hoặc cácthiết bị điện tử tương đương

- Các vật phẩm có giá trị như: tiền bạc, đồ trang sức, kim loại quý, phiếu chứngkhoán , văn bản thương mại, đàm phán, tác phẩm nghệ thuật

Trang 32

2.6 SO SÁNH GIỮA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 2.6.1 Vận tải hàng không so với vận tải đường biển

Dưới đây là bảng để so sánh những ưu điểm và nhược điểm của từng phươngthức vận chuyển hàng hóa Nó chắc chắn sẽ giúp bạn có lựa chọn phương án vậnchuyển tốt hơn

● Giải pháp chuyển hàng hóa rủi ro

hơn so với vận chuyển hàng không

● Giải pháp vận chuyển hàng hóa

chậm nhất

Thuận lợi:

● Nhanh hơn rất nhiều so với vận chuyển đường biển

● Thuận lợi hơn cho các lô hàng nhỏ

● Quy trình thông quan dễ dàng hơn

● Giải pháp vận chuyển hàng hóa an toàn nhất

Hạn chế:

● Đắt hơn rất nhiều so với vận chuyển đường biển cho khối lượng lớn

● Một số loại hàng hóa có thể bị từ chối (pin li-ion)

Bảng 2.6.2: Thuận lợi và khó khăn giữa vận tải đường biển và vận tải hàng không

2.6.2 Vận tải hàng không hay đường biển?

Về mặt chi phí, vận tải hàng không thường cạnh tranh hơn so với vận chuyểnđường biển nếu hàng hóa của bạn nhỏ hơn 2 CBM và nhẹ hơn trung bình 150 kg Đốivới các lô hàng lớn hơn, vận chuyển đường biển sẽ rẻ hơn

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w