Chương 1 Những vấn đề cơ bản về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Lương thị thu Thuỷ Đại học kinh tế quốc dân MỞ ĐẦU Trong những năm qua thực hiện đường lối phát triển k[.]
Những vấn đề cơ bản về VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN
Kết cấu VLĐ của doanh nghiệp
Kết cấu VLĐ phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa thành phần trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, do sự khác biệt về đặc điểm quá trình sản xuất đã dẫn đến sự khác nhau về kết cấu VLĐ Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh hơn những đặc điểm về số VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng Từ đó, xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Mặt khác qua việc thay đổi kết cấu VLĐ của mỗi doanh nghiệp trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được mặt tịch cực và hạn chể về mặt chất lượng trong công tác quản lý VLĐ của từng doanh nghiệp Qua đây, ta sẽ thông qua cách phân loại VLĐ trong doanh nghiệp để có thể xác định được kết cấu VLĐ của doanh nghiệp Thông thường trong doanh nghiệp có những cách phân loại VLĐ sau:
Theo nguồn hình thành, VLĐ gồm:
- Nguồn vốn điều lệ : Là số VLĐđược hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
- Nguồn vốn liên doanh liên kết: Là số VLĐ được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá.
- Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại, vốn vay bằng trái phiếu doanh nghiệp.
- Việc phân chia VLĐ theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong kinh doanh của mình
Theo quan hệ sở hữu thì ta có.
- Vốn chủ sở hữu: là số VLĐ thuộc quyễn sở hữu của doanh nghiệp , doanh nghiệp có đầy đủ các quyễn chiếm hữu, chi phối và định đoạt Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần…
- Các khoản nợ: là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó, có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng VLĐ hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN
Hiệu quả sử dụng VLĐ là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu Hiệu quả sử dụng VLĐ được lược hoá thông qua các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn… Nó phản ánh quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ SXKD.Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ giúp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao tránh được tình trạng ứ đọng vốn, đáp ứng được các yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… từ đó giảm được tối thiểu những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng Quản lý có hiệu quả nguồn tiền mặt giúp doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp Có đầy đủ vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hoá số ngân quỹ hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hoá việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời.Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí hạ giá thành sản phẩm từ đó trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nguyên, nhiên vật liệu và nhu cầu VLĐ sẽ giảm đi, trong điều kiện đó doanh nghiệp có thể rút bớt VLĐ dùng trong sản xuất Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Do tác động của cơ chế thị trường muốn tồn tại và phát triể các doanh nghiệp buộc phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển được vốn của mình Sự bao cấp tràn lan về vốn không còn như trước nên các doanh nghiệp phải tự tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất Mặt khác hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp còn rất thấp đặc biệt là nguồn vốn lưu động VLĐ có tốc độ chu chuyển rất thấp bắt nguồn từ việc sản phẩm do không có khả năng cạnh tranh cao cho nên thường sản xuất cầm chừng gây tình trạng sản phẩm bị ứ đọng tồn kho nhiều Từ thực tế trên buộc các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nguồn VLĐ có vai trò quan trọng như vậy nhưng để nâng cao hiệu quả sử dụng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một số biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất để đạt hiệu qủa cao hơn Thông qua các chỉ tiêu về vòng quay, hiệu suất, thời gian… doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của mình.
1.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp nhanh hay chậm VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiêp càng cao và ngược lại
Số lần luân chuyển của VLĐ trong kỳ = Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ
Vòng quay dự trữ và tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì đựơc đánh giá là tốt vì chỉ cần đầu tư một lượng nhỏ hàng tồn kho mà vẫn đạt doanh thu cao.
Vòng quay hàng dự trữ, tồn kho = Giá vốn hàng bán
Tồn kho bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSLĐ ( vòng quay TSLĐ)
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản lưu động càng cao.
V òng quay TSL Đ trong k ỳ = Doanh thu thu ần trong k ỳ
TSL Đ b ình qu ân trong k ỳ
Hiệu quả sử dụng TSLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn TSLĐ Nó cho biết mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ = Lợi nhuận sau thuế
TSL Đ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ.Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả kinh tế càng cao.
Mức đảm nhiệm TSLĐ = TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Vòng quay hàng dự trữ, tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì được đánh giá là tốt vì chỉ cần đầu tư một lượng nhỏ hàng tồn kho mà vẫn đạt doanh thu cao.
Vòng quay hàng dự trữ, tồn kho = Giá v ốn hàng bán
Tồn kho bình quân trong kỳ
V òng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán hàng trong kỳ
Các khoản phải thu bình quân
Các hệ số thanh toán
- Hệ số thanh toán ngắn hạn : Đây là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp, thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động
- Hệ số thanh toán nhanh : Hệ số phản ánh khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá.
Vòng quay khoản phải thu = Vốn bằng tiền + các khoản phải thu
- Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền
Trên đây là các chỉ tiêu tài chính giúp doanh nghiệp xem xét dưới các góc độ khác nhau để đánh giá toàn diện công việc tổ chức đảm bảo và sử dụng VLĐ của mình.
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn Để hình thành 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
- Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động SXKD bao gồm các nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn
- Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành
TSLĐ Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với các nguồn ngắn hạn được gọi là nguồn VLĐ thường xuyên.
- VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ và đầu tư dài hạn
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ
Việc sử dụng VLĐchịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, để phát huy những nhân tố tích cực, đồng thời hạn chế những nhân tố tiêu cực tác động vào quá trình này đòi hỏi các nhà quản trị phải nhận thức được những a Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh
Chu kỳ sản xuất đây là một đặc điểm rất quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng VLĐ Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo và mở rộng SXKD Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi các khoản phải trả cho các khoản vay Ngược lại nếu chu kỳ sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phản ứng ra một lượng VLĐ tương đối lớn, doanh nghiệp hoạt đông trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ, thì nhu cầu VLĐ giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, tiền thu về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng thường gặp những khó khăn Cho nên việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa chi và thu bằng tiền của doanh nghiệp cũng khó khăn. b Môi trường kinh doanh
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
- Sự ổn định của nền kinh tế
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về VLĐ của doanh nghiệp Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh, những rủi ro này ảnh hưởng đến chi phí về đầu tư, chi phí về lãi vay, chi phí mua nguyên vật liệu, hàng tồn kho
Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanh nghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình, cũng phải phấn đấu để phát triển với nhịp độ tương đương Khi doanh thu tăng lên, sẽ đưa đến việc gia tăng tài sản, các nguồn phải thu và các loại tài sản khác.
- Ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế
Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng ảnh hưởng tới VLĐ của doanh nghiệp Sự tăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự tăng giảm về chi phí tài chính và sự hấp dẫn các hình thức tài trợ khác nhau Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy động vốn vay Sự tăng giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư từ đó quyết định đến quy mô nguồn VLĐ.
- Sự cạnh tranh của thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
Sự cạnh tranh về sản phẩm đang sản xuất và các sản phẩm tương lai giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và có liên quan chặt chẽ đén khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp Từ đó, ảnh hưởng đến lượng tiền mặt , khoản phải thu, hàng tồn kho của doanh nghiệp. Cũng tương tự như vậy sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý Nếu trông tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị, đổi mới sản phẩm sẽ có nguy cơ dẫn doanh nghiệp tới tình trạng làm ăn thua lỗ do sản phẩm không còn phù hợp với thị trường
- Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp :
Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soat và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế Thông qua chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế…Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kế hoạch vi mô Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng đầu tư phát triển kinh doanh, với các đòn bẩy kinh tế, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh có lợi Bởi thế để đi đến quyết định đầu tư bao nhiêu vốn, đầu tư nhu thế nao, trước tiên doanh nghiệp phải xét đến các chính sách của nhà nước.
- Sự hoạt động cảu thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian:
Khi thị trường tài chính phát triển, doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn sự lựa chọn và phương thức huy động vốn như phát hành trái phiếu, cỏ phiếu, sử dụng hình thức tín dụng trung và dài hạn như bán và tái thuê Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể vay vốn từ ngân hàng với các điều kiện tín dụng và thủ tục thuận tiện hơn Rõ ràng, đó là những điều kiện giúp doanh nghiệp có khả năng huy động vốn tốt hơn, hiệu quả sử dụng VLĐ vì thế được nâng cao. c Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp
Hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức huy động vốn, sản xuất kinh doanh phân phối lợi nhuận, ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn ( vốn cố định và vốn lưu động). d Cơ cấu tổ chức
Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn nguồn vốn của doanh nghiệp e Các nhân tố khác
Môi trường tự nhiên: Những rủi ro bất thường như hoả hoạn, thiên tai có thể mang lại cơ hội cũng như những khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sử dụng vốn lưu động, tác động nhất định đến quá trình sản xuất, sử dụng vốn Ngoài ra còn các nhân tố khác như: điều kiện về địa lý tự nhiên(địa hình, khí hậu, địa chất), điều kiện về dân số và lao động, tình hình chính trị và các chính sách luật lệ), tình hình ngoại hối( cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, nợ nần )….
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức sử dụng VLĐ trong doanh nghiêp Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác. Để hạn chế đến mức thâp nhất ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả tổ chức của vốn lưu động, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu sao cho nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đông đến mức cao nhất.
Thực trạng sử dụng VLĐ của công ty vận tải hàng hoá đường sắt
Khái quát về công ty vận tải hàng hoá
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty vận tải hàng hoá đường sắt là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng cônng ty Đường sắt Việt Nam được thành lập theo quyết định số 1231/QĐ/ĐS-TCCB-LĐ ngày 01/09/2003 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.Ngày 1/10/2003 công ty vận tải hàng hoá đường sắt chính thức hoạt động theo mô hình tổ chức mới của Tổng công ty đường sắt việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức các xí nghiệp liên hợp vận tải khu vực Công ty vận tải hàng hoá đường sắt được giao nhiệm vụ tiếp nhận phần chuyển giao của xí nghiệp liên hiệp vận tải đường sắt khu vực II Tên giao dịch : Công ty vận tải hàng hoá đường sắt
Trụ sở chính : 130 đường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội
Tên gọi tắt : Công ty vận tải hàng
Tên giao dịch quốc tế : RAILWAYFREIGHTTRANSPORT COMPANY.Viết tắt RFTCO
Công ty có 24 đơn vị thành viên Với số công nhân là 1238 Các đơn vị này được tổ chức rộng khắp 3 miền đất nước, đan xen giữa vận tải hàng hoá với vận tải hành khách Danh sách các đơn vị thành viên của công ty vận tải hàng hoá đường sắt.
TT Tên đơn vị thành viên Trụ sở trú đóng
1 Xí nghiệp đầu máy Hà Lào Phường Hồng Hà, Thị xã Yên Bái, Tỉnh
2 Xí nghiệp vận dụng toa xe Hà
Số 130, đường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội
3 Xí nghiệp Đầu máy Vinh Xã Đông Hưng, Thành phố Vinh, Tỉnh
4 Xí nghiệp vận dụng toa xe Sài
Số 1A, Nguyễn Thông, Quận 3, Thành phố Hồ chí Minh
5 Xí nghiệp toa xe Vinh Đường Trần Bình Trọng, Xã Đông
Vĩnh, thành phố Nghệ An
6 Xí nghiệp toa xe Đà Nẵng Số 128, đường Hải Phòng, quận Thanh
Khê, Thành phố Đà Nẵng.
7 Xí nghiệp cơ khí xếp dỡ Sài
Số 27/8A, đường Trường Trinh, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
8 Xí nghiệp vận tải đường sắt
Thị trấn Đông Anh, huyện đông Anh, Thành phố Hà Nội
9 Xí nghiệp vận tải đường sắt
Thị trấn Mạo KHê, Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh.
10 Ga Giáp Bát Km 6, đường Giải phóng, huyện Thanh
Trì, Thành phố Hà Nội.
11 Ga Thịnh Châu Xã Châu Sơn, Thị Xã Phủ Lý, tỉnh Hà
12 Ga Bỉm Sơn Phường Ngọc Trạo, Thị Xã Bỉm Sơn,
13 Ga Hoàng Mai Xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
14 Ga Đông Hà Thị Xã Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.
15 Ga Sóng Thần Thị Xã Dĩ An, huyện Dĩ An, Tỉnh Bình
16 Ga Yên Viên Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm,
17 Ga Đồng Đăng Trị trấn Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
18 Ga Tiên Kiên Xã Tiên Kiên, Huyện Lâm Thao, Tỉnh
19 Ga Lào Cai Đường Nguyễn Huệ, phưởng Phố Mới,
Thị Xã Lào Cai, Tỉnh Lào Cai.
20 Ga Hải Phòng Số 75, đường Lương Khánh Thiệnh,
21 Chi nhánh VTHHĐS Đà Nẵng 83, đường Trần Cao Vân, thành phố Đà
22 Chi nhánh VTHHĐS Sài Gòn Số 76, Nguyễn Phúc Nguyên, Quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh.
23 Xí nghiệp cao su Đường sắt Số 9 Đường Láng Hạ, Ba Đình, Thành phố Hà Nội
24 Ga Xuân Giao Xã Xuân Giao, Huyện Bảo Thắng, Tỉnh
Công ty vận tải hàng hoá đường sắt là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam lấy kinh doanh vận tải hàng hoá làm nòng cốt nhưng ngoài ra công ty còn tham gia vào rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nữa như: Kinh doanh du lịch lữ khách trong và ngoài nước; dịch vụ vận tải, đại lý vận tải; kinh doanh khách ,sạn nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, hoạt động thể dục thể thao và giải trí khác; cho thuê địa điểm, văn phòng, phương tiện, kho bãi, sân chơi thể thao, xây dựng các công trình vừa và nhỏ; sản xuất, mua bán dụng cụ thể thao, sản phẩm nhựa, quần áo may sẵn; mua bán nguyên vật liệu xây dựng, đại lý xăng, dầu mỡ và đại lý bảo hiểm các loại….
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty vận tải hàng hoá đường sắt tổ chức quản lý theo mô hình trực thuộc tổng công ty Trong đó:
- Tổng giám đốc là người có quyền lực cao nhất trong Công ty Tổng giám đốc do Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm( hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng), điều động, luân chuyển, khen thưởng, và kỷ luật theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người phụ trách chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tài vụ.
- Phó giám đốc công ty do Tổng giám đốc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm( hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng), điều động, luân chuyển,khen thưởng, k ỷ luật theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty
Phó tổng giám đốc phụ trách đầu máy toa xe Phó tổng giám đốc phụ trách nghiệp vụ vận tải Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính
Phòng bảo vệ quân sự
Phòng đầu máy toa xe
Phòng kỹ thuật nghiệp vụ vận tải
Phòng tổ chức cán bộ lao động
Phòng hợp tác quốc tế và phát triển thị trường
Phòng tài chính kế toán và kiểm thu
Phòng thống kê máy tính
SƠ ĐỒ 01 : CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG SẮT
Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ chức năng
Phó tổng giám đốc Công ty là người giúp Tổng giám đốc công ty điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc Công ty có 3 phó tổng giám đốc: phó tổng giám đốc phụ trách đầu máy toa xe, phó tổng giám đốc phụ trách nghiệp vụ vận tải, phó tổng giám đốc phụ trách tài chính
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty gồm các phòng ban sau:
1 Phòng kế hoạch đầu tư: Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong công tác kế hoạch: kế hoạch sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, kế hoạch vận dụng đầu máy toa xe,kế hoạch đầu tư, sửa chữa nâng cấp đầu máy, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và các công trình duy tu các công trình kiến trúc, kế hoạch mua sắm và quản lý các trang thiết bị vật tư, phụ tùng Xây dựng các biện pháp và giải pháp hoàn thành kế hoạch Phối hợp chặt chẽ với các phòng và chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và các mặt kế hoạch khác.
2 Phòng bảo vệ quân sự: Đảm bảo công tác bảo vệ trật tự, an ninh, giữ gìn trật tự an ninh và tài sản của công ty Đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, công tác quân sự địa phương Chỉ đạo công tác bảo vệ quân sự đối với các đơn vị thành viên
3 Phòng kỹ thuật nghiệp vụ vận tải : Tham mưu cho Tổng giám đốc công tác về quản lý kỹ thuật về nghiệp vụ vận tải khai thác đường sắt, công tác tổ chức khai thác vận tải đường sắt, công tác an toàn vận tải, vận tải liên quốc tế Chỉ đạo các đơn vị, các bộ phận thực hiện các công việc liên quan đến vận tải đường sắt của công ty.
4 Phòng đầu máy toa xe: Là bộ phận giúp việc trong bộ máy quản lý của Công ty vận tải hàng hoá đường sắt Giúp Tổng giám đốc quản lý khai thác về công tác đầu máy toa xe, máy móc thiết bị Có chức năng sau: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực quản lý kỹ thuật chuyên ngành về đầu máy toa xe, máy móc thiết bị,khoa học kỹ thuật,dụng cụ chuyên dùng để sửa chữa, vận dụng khai thác vận tải…;Xây dựng các chương trình đóng mới, trang bị mới, sửa chữa,cũng như đánh giá chất lượng thanh lý các đầu máy toa xe, máy móc thiết bị…Tham mưu quản lý thiết bị dụng cụ, hệ thống thường trực cứu chữa tai nạn giao thông ngành đường sắt
5 Phòng thống kê máy tính: Phòng thống kê máy tính là một phòng nghiệp vụ thuộc bộ máy quản lý kinh tế của Công ty vận tải hàng hoá đường sắt, có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc công tác thống kê, cung cấp kịp thời chính xác kết quả hoạt động kinh doanh cho lãnh đạo công ty và báo cáo cấp trên theo quy định Ngoài ra phòng còn tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
6 Phòng tổng hợp: Là phòng vừa thực hiện tham mưu chỉ đạo sản xuất kinh doanh, vừa phục vụ hậu cần cho đối nội, đối ngoại của Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của Công ty Thực hiện các nội dung của công tác văn thư,quản trị văn phòng Theo dõi đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Tổng giám đốc đã triển khai Tham mưu cho Tổng giám đốc công tác thi đua, khen thưởng, trong hoạt động thể dục thể thao, thông tin, tuyên truyền, văn hoá văn nghệ trong toàn công ty.
7 Phòng hợp tác quốc tế và phát triển thị trường: Tham mưu trong các lĩnh vực hợp tác đường sắt với các nước, các tổ chức quốc tế, về công tác liên vận quốc tế, vận tải đa phương thức Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị của Công ty thực hiện các nghiệp vụ liên vận quốc tế, vận tải đa phương thức, các chính sách và biện pháp về phát triển thị trường trong và ngoài nước
8 Phòng tài chính kế toán và kiểm thu: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, thực hiện đúng pháp lệnh và luật kế toán của nhà nước Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ tài chính kế toán ở các xí nghiệp thành viên, đơn vị cơ sở của công ty nhằm đảm bảo thực hiện đúng chính xác kịp thời và có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác thu chi vận tải theo đúng thể lệ vận tải hàng hoá, hành khách và các văn bản hiện hành Tổ chức chỉ đạo việc lập hoá đơn thu cước vận tải theo đúng chế độ sử dụng hoá đơn của Nhà nước và nghiệp vụ kế toán ga, chỉ đạo công tác kế toán, tổng hợp thu vận tải đảm bảo chính xác trung thực theo đúng quy định Chỉ đạo việc triển khai các chủ trương và biện pháp tăng doanh thu vận tải của Tổng công ty và công ty, đồng thời tổ chức kiểm tra tài vụ của các ga xí nghiệp vận tải Thông qua kiểm tra giám sát, công tác thẩm hạch thu để phát hiện những yếu kém của nghiệp vụ thu và những vi phạm về tài chính để có những biện pháp uốn nắn và xử lý kịp thời, đảm bảo chính xác trung thực theo đúng các quy định về biểu mẫu.
Thực trạng sử dụng VLĐ của công ty vận tải hàng hoá đường sắt
- Còn thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, công nhân kỹ thuật tay nghề cao.
- Thị phần còn nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vận tải hàng hoá tuy có tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp.
- Sản xuất kinh doanh chưa ổn định, tổ chức còn phân tán manh mún; không quy tụ được tiệm lực nhất là vốn và công nghệ liên kết trong hoạt động còn rời rạc vì chưa tạo được sự gắn kết với nhau về sản phẩm thị trường ngoài ngành còn rất nhỏ, sức cạnh tranh yếu.
Nguyên nhân, của kết quả hoạt động này phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau nhưng ở đây chúng ta chỉ phân tích việc sử dụng VLĐ đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung của công ty như thế nào.
3.1.2 Thực trạng sử dụng VLĐ của công ty vận tải hàng hoá đường sắt
Cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản của công ty
Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải tài trợ VLĐ thường xuyền cần thiết bằng nguồn vốn dài hạn tức là nguồn vốn chủ sở hữu cộng với nợ dài hạn Có nghĩa là nguồn vốn dài hạn trước hết là để đầu tư hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được hình thành TSLĐ.
BIỂU 02 CƠ CẤU VỐN VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY VTHHĐS Đơn vị :đồng
A TSLĐ Đầu tư ngắn hạn
B TSCĐ Đầu tư dài hạn 630.469.741.907 79,245 693.217.637.529 76,25 Tổng cộng 795.598.018.936 100 909.955.967.179 100 nguồn vốn
Nợ dài hạn 3.274.903.859 0,37 2.458.000.000 0,27 Vốn chủ sở hữu 201.266.768.179 25,34 170.485.647.999 18,74 Tổng cộng 795.598.018.936 909.955.967.179
“Nguồn từ báo cáo tài chính của công ty vận tải hàng hoá đường sắt năm
Qua biểu 02 ta thấy, đến 31/12/2004 tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm79,245% tổng tài sản, trong khi đó nguồn vốn dài hạn chỉ chiếm 25,71% tổng nguồn vốn Như vậy một phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, tức là từ nợ ngắn hạn chiếm 79,245%-25,71%S,535% tổng nguồn vốn, hay bằng 53,535%*795.598.018.936 đồng
B5.923.399.437 đồng Điều đó có nghĩa là nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ Công ty phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của công ty mất thăng bằng, công ty phải dùng 1 phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến nợ phải trả Để đáp ứng nhu cầu vốn cho những tài sản lưu động tạm thờu chỉ cần sử dụng nguồn vốn ngắn hạn bởi vì chi phí sử dụng vốn dài hạn bao giờ cũng lớn hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn ( ngay cả khi công ty tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu) Mặt khác tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn sẽ mang lại rủi ro cho Công ty, Công ty luôn phải đối phó với việc trả nợ các nguồn vay này, vì nguy cơ mất khả năng thanh toán sẽ rất cao. Đến 31/12/2005 thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn chỉ chiếm 76,25% tổng tài sản, lúc này nguồn vốn dài hạn chỉ còn 19,11% tổng nguồn vốn Như vậy năm 2005 vẫn tồn tại tình trạng một phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn cảu công ty được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, chiếm 76,25%- 19,11%W,14% tổng nguồn vốn hay bằng 57,14%*909.955.967.179 đồng
Q9.948.839.646,08 đồng Qua trên ta thấy việc sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ không những giảm so với năm 2004 mà còn có xu hướng tăng.Từ đấy cho thấy việc bố trí cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản của công ty trong năm 2004 và 2005 là không hợp lý Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu dài hạn là hết sức mạo hiểm, và việc sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ tạm thời sẽ làm cho chi ph sử dụng vốn của công ty tăng lên. Để xem xét kỹ hơn việc tổ chức, đảm bảo nguồn vốn của công ty ta đi vào phân tích tình hình VLĐ của công ty.Đối với doanh nghiệp việc tổ chức đảm bảo VLĐ sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu VLĐ đồng thời giảm được chi phí sử dụng vốn là một vấn đề rất được quan tâm Bởi lẽ VLĐ là loại vốn được doanh nghiệp sử dụng thường xuyên liên tục Nếu thiếu vốn sẽ dẫn đến việc sản xuất kinh doanh bị ngừng, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng…Do vậy, doanh nghiệp phải luôn xem xét việc tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ như vậy đã hợp lý chưa để có biện pháp điều chỉnh làm lành mạnh hoá tình hình tài chính đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tình hình VLĐ của công ty năm 2005
BIỂU 03 TÌNH HÌNH VLĐ CỦA CÔNG TY VTHHĐS Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
2, Các khoản tương đương tiền
4,Các khoản phải thu khác
1, Hàng mua đang đi trên đường
2,Nguyên vật liệu tồn kho
3,Công cụ dụng cụ trong kho
4,Chi phí SXKD dở dang
5,Thành phần tồn kho 2107753124 3152226578 1044473454 49,55 6,Hàng hoá tồn kho 221741936 485386591 263644655 118,90
Tài sản lưu động khác 3980024417 2,41 4554311870 2,10 574287453 14,43
3, chi phí chở kết chuyển
4,Tài sản thiếu chờ xử lý
5, Thế chấp ký cược ký quỹ
“Nguồn từ báo cáo tài chính của công ty vận tải hàng hoá đường sắt năm
Qua Biểu 03 ta thấy so với thời điểm đầu năm thì kết cấu VLĐ của Công ty vào cuối năm 2004 có nhiều thay đổi.
- Số VLĐ của công ty vào cuối năm 2005 đã tăng so với đầu năm là
51610052621 đồng tức là 31,25% Cụ thể do sự biến dộng của các khoản sau:
- Tại thời điểm cuối năm 2005 vốn bằng tiền tăng 3307920466 đồng tức là 134,64% so với đầu năm và tỷ trọng của loại vốn này trong tổng số VLĐ của Công ty tăng từ 12,55% lên 16,56% vào cuối năm.
- Hàng tồn kho vào cuối năm 2005cũng tăng so với đầu năm là
24157744145 đồng tức là 36,64%, Tỷ trọng của loại vốn này cũng tăng từ 39,92% lên 41,56% vào cuối năm.
-Các khoản phải thu cũng tăng 11714410377 đồng tức là 15,73% ở thời điểm cuối năm 2005 so với đầu năm 2005 Tuy nhiên tỷ trọng của loại vốn này chiếm trong tổng VLĐcủa công ty giảm từ 45,11% đầu năm xuống còn 39,77% vào cuối năm.
-Tài sản lưu động khác cũng tăng vào cuối năm 2005 tăng 574287453 đồng, nhưng tỷ trọng lại giảm từ 2,41% từ đầu năm xuống còn 2,1% so với cuối năm 2005,
- Như vậy so với thời điểm đầu năm thì VLĐ của công ty vào cuối năm
2003 đã có nhiều biến động Nhìn chung về mặt số tuyệt đối thì các khoản trong nguồn VLĐ đều tăng điều đó chứng tỏ công ty đã chú trọng đến vấn đề nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn lưu động Tuy nhiên, việc các khoản phải thu có tỷ trọng giảm là một điều cần đáng quan tâm vì đây là nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn lưu động Nếu như tình hình không được cải thiện thì việc giảm cơ cấu các khoản phải thu kéo dài sẽ khiến cho công ty gặp khó khăn Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty hai năm như trên là hợp lý hay chưa ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ ở các phần tiếp theo.
2.2.2 Đánh giá thực trạng sử dụng VLĐ của công ty vận tải hàng hoá đường sắt a Những kết quả đạt được
BIỂU04:THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VLĐ CỦA CÔNG TY
1 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,16 0,17 0,01 6,207
2 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,04 0,05 0,01 28,510
3 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 0,28 0,29 0,01 3,580
3 Số vòng quay VLĐ Vòng 1,460 4,290 2,831 193,952
4 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 246,652 83,909 -162,743 -65,981
5 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,442 9,806 6,364 184,888
6 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
7 Vòng quay khoản phải thu Vòng 3,235 10,787 7,551 233,396
8 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 111,269 33,374 -77,894 -70,006
9 Hàm lượng vốn lưu động % 68,515 23,308 -45,206 -65,981 1
Sức sinh lời của VLĐ % 24,593 54,725 30,132 122,523
Nguồn báo cáo tài chính của Công ty vận tải hàng hoá đường sắt năm
- Hệ số thanh toán tức thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn Vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Hệ số thanh toán của công ty vận tải đường sắt vào thời điểm 31/12/2004 là 0,04 lần, tăng lên 0,05 lần vào cùng kỳ năm 2005, Mặc dù hệ số thanh toán tức thời của công ty có tăng nhưng nó vẫn còn quá thấp và có thể coi là không an toàn Hệ số này quá nhỏ công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vì vào lúc cần công ty có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản vứi giá thấp để trả công nợ.
- Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty vào cuối năm 2005 tăng so với đầu năm 2005 từ 0,28 lần lên 0,29 lần tức là tăng 0,01 lần tương đương với tăng 3,58 lần.Nhưng không thể coi là an toàn bởi vì vào thời điểm cuối năm công ty phải giải phóng đến 1/0,29 00 % TSLĐ và đầu tư ngắn hạn hiện có mới đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.Tuy nhiên, khi xét tới khía cạnh đó chúng ta cần phải xem xét tới đây là ngành vận tải cho nên TSLĐ thường chiếm tỷ trọng nhỏ tong tổng tài sản nên hệ số này thấp hơn so với ngành nghề khác.
- Hệ số thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp Hệ số này được xác định bằng cách lấy vốn bằng tiền cộng với các khoản phải thu sau đó chia cho nợ ngắn hạn Sở dĩ loại hàng tồn kho ra bởi vì hàng tồn kho là loại tài sản không dễ gì chuyển đổi thành tiền, có nghĩa là nó có khả năng thanh tháon rất thấp Qua biểu trên ta thấy rằng hệ số thanh toán nhanh của công ty tuy tăng từ 0,16 lên
0,17 vào cuối năm 2005 nhưng hệ số này vẫn thấp Như vậy việc các khoản phải thu có tỷ trọng giảm đi đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
- Vòng quay VLĐ của doanh nghiệp là chỉ tiêu đánh giá tổng quát hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Chỉ số này năm 2004 và 2005 lần lượt là 1,46 vòng và 4,29 vòng Như vậy năm 2005 so với năm 2004 VLĐ đã luân chuyển nhanh hơn 2,831vòng và tỷ lệ tăng là 193,952 % Nguyên nhân của kết quả trên là do trong năm doanh thu thuần và VLĐ bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần là 285,82% trong khi đó tốc độ tăng của VLĐbình quân là 23,75% Kết quả của việc này là vòng quay VLĐ nhanh lên Từ đó, dẫn đến kỳ luân chuyển VLĐtăng từ 246,6 ngày năm 2004 xuống còn 83,09 ngày năm 2005 Đây là kết quả khá tốt trong việc sử dụng VLĐ của công ty trong thời gian qua.
Một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty vận tải hàng hoá đường sắt
Phương hướng hoạt động của công ty vận tải hàng hoá đường sắt trong thời gian tới (2006-2010)
Từ năm 2006 đến năm 2010 toàn Đảng, toàn dân ta sẽ thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng mở ra thời cơ, vận hội mới song vẫn còn nhiều khó khăn thử thách
Về thuận lợi: Kinh tế đất nước phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, tình hình chính trị đất nước tiếp tục ổn đinh, khối đại đoàn kết được tăng cường Cán bộ giàu kinh nghiệm, sáng tạo đoàn kết.
Về khó khăn: Về vốn, phương tiện, vật tư thiết bị và cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nhiều luôn trong tình trạng mất an toàn Sự đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của khách hàng và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của phương tiện vận tải khác, đồng thời chịu sự tác động của nhiều mặt của nền kinh tế thị trường.
3.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng về sản lượng vận tải và doanh thu bình quân tăng 10% năm; thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, tiến tới tích luỹ Không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng và tai nạn nặng; giảm thiểu tối đa tai nạn nhẹ, vi phạm quy trình quy phạm gây trở ngại chạy tầu do chủ quan.
- Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài sản xuất chính, đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tạo thêm việc làm, phấn đấu toàn thể công nhân viên chức trong Công ty đều có việc làm, thu nhập tăng 7% năm.
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tầu dưới ga và cơ triển khai chỉ đạo thực hiện luật Đường sắt Việt Nam sau khi công bố có hiệu lực thi hành Để đạt được những mục tiêu trên công ty đã đưa ra các nhiệm vụ cụ thể như sau:
-Về tổ chức : Tổ chức thường xuyên kiểm tra về công tác đảm bảo an toàn, phối hợp với các địa phương và cơ quan liên quan giữ gìn trật tự an ninh trên tầu, dưới ga, cơ quan xí nghiệp và bảo vệ an toàn giao thông đường sắt, tăng cường kiểm tra giám sát phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tiêu cực Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy hoạch cán bộ quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực tỏ chức quản lý và điều hành, đủ khả năng đảm nhiệm việc được giao.
Cải tiến lề lối làm việc, kiện toàn bộ máy quản lý các cấp theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, trong sạch có năng lực thực sự.
- Về cơ sở vật chất của công ty
Củng cố và phát triển ga, tầu.
Tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống đường, ghi, kho, bãi, thiết bị hiện có Đẩy mạnh xếp dỡ cơ giới, xếp dỡ ban đêm, ngày nghỉ thực hiện mục tiêu rút ngắn thời gian tác nghiệp; khẩn trương triển khai nhanh dự án đầu tư thiết bị xếp dỡ 24 tỷ động của quỹ cổ phần hoá và sắp xếp bố trí sử dụng có hiệu quả, phải giảm được tác nghiệp xếp dỡ ở những ga được trang bị để tăng nhanh quay vong xe Tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng nhà ga thành các trung tâm đầu mối dịch vụ
Chỉ đạo thực hiện tốt việc tổ chức chạy tàu theo đúng biểu đồ chạy tầu, tăng cường ứng dụng tin học, khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý và điều hành.
Củng cố phát triển đầu máy, toa xe
Phấn đấu đến năm 2010 không vận dụng loại đầu máy TY trên đường chính tuyến, thay thế dần các loại đầu máy có công suất nhỏ bằng đầu máy có công suất lớn; tiếp nhận và khai thác có hiệu quả đầu máy, toa xe mới.
Quản lý, vận dụng khai thác tốt đầu máy hiện có, thanh lý dần những đầu máy lạc hậu cũ kỹ, cải tạo nâng cấp những toa xe còn có khả năng sử dụng.
- Về kinh doanh dịch vụ, sản xuất công nghiệp
Củng cố mở rộng các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh ngoài vận tải, khai thác tốt tiềm năng của Công ty để lĩnh vực này trở thành ngành sản xuất, kinh doanh quản trọng, có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho vận tải.
Chú trọng đầu tư các cơ sở sửa chữa đầu máy, toa xe theo hướng chuyên môn hóa Từng bước đầu tư thiết bị hiện đại, mở rộng hình thức liên doanh liên kết và đổi mới công nghệ cho các đơn vị sản xuất của Công ty và ngành; đẩy nhanh việc đi đường sắt về địa điểm mới và nhanh chóng quy hoạch để mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm tạo thêm việc làm thu nhập cho người lao động.
- Về đời sống người lao động
Chủ động khai thác mọi tiềm năng về cơ sở vật chât, kỹ thuật, nguồn nhân lực có cơ chế khuyến khích đúng mức phát huy trí tuệ sáng tạo trong lao động sản xuất của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng suất lao động, sản lượng vận tải và doanh thu; đông thời đẩy mạnh các hoạt động đa dạng hoá trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ tạo thêm việc làm, phấn đấu mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều có việc làm, thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước 7%.
Phấn đấu bố trí đủ lao động làm việc 40 giờ trong một tuần, những cán bộ công nhân viên mới được tuyển vào làm việc phải qua đào tạo cơ bản trong
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty vận tải hàng hoá đường sắt
Thực hiện tốt chính sách xã hội, phát huy dân chủ, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá- xã hội- thể thao, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ công nhân viên.
3.2.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty vận tải hàng hoá đường sắt
3.2.1 Chủ động trong việc xây dựng nhu cầu VLĐ
Trước hết phải xác định nhu cầu VLĐ tối thiểu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trên cơ sở nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết phải xác định được Công ty tổ chức huy đông vốn có tính đến sự an toàn và phí sử dụng của từng nguồn.
Chú trọng thực hiện các biện pháp thu hút tạo nguồn vốn đảm bảo sử dụng có hiệu quả và hoàn trả đúng kỳ hạn tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của Tổng công ty và cơ quan các đơn vị ban ngành trong và ngoài ngành.
Tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tránh gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá; vốn chậm luân chuyển và phát sinh chi phí không cần thiết.
3.2.4 Từng bước có chiến lược makettinh- hoạch định thị trường phù hợp
Muốn tăng doanh thu điều bắt buộc của các nhà quản lý là phải nắm bắt đựoc luồng khách bao gồm cả tâm lý, số lượng, yêu cầu của khách đi tàu, Để làm được điều này, cần phải khảo sát hàng loạt thông tin: giá vé, giá cước là bao nhiêu là hợp lý, trang thiết bị vận chuyển đối với từng chủ hàng như thế nào.Mở rộng thị trường là một trong những mục tiêu chiến lược của bất cứ công ty nào Để mở rộng thị trường trước hết công ty cần:
- Cạnh tranh thị phần vận tải trong nền kinh tế thị trường là hết sức quyết liệt chính vì vậy công ty phải tiến hành thăm dò, nghiên cứu thị trường kết hợp với tìm kiếm bạn hàng mới Cần chủ động trong cơ chế điều hành, cơ chế giá, cần có các chiêu khuyến mại lôi kéo khách hàng, quản cáo tiếp thị Đặc biệt có chính sách ưu tiên cho các chủ hàng có khối lượng chuyên chở lớn, các khách hàng lâu năm.
- Trong nền kinh tế thị trường, việc nghiên cứu , tìm tòi để cho ra đời sản phẩm mới và làm mới các sản phẩm luôn được xem là điều không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp Để có thể nâng cao sản lượng vận tải hàng hoá và hành khách, thúc đẩy nhanh việc phát triển thị phần vận tải bằng đường sắt, công ty vận tải hàng hoá phải xây dựng chiến lược kinh doanh, trong đó đặc biệt là phải chú trọng đến việc quảng bá các sản phẩm vận tải mới.
3.2.4 Quản lý chặt chẽ vốn dự trữ, giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và tăng tốc độ luân chuyển thì một trong những vấn đề mấu chốt là phải quản lý tốt vốn tồn kho dự trữ.Quản lý hàng tồn kho tốt và hợp lý giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn snả xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng nguồn vốn.
- Vào thời điểm cuối năm 2005, lượng nguyên vật liệu tồn kho của công ty tương đối lớn Nguyên nhân năm 2006 công ty thực hiện hàng loạt các kế hoạch và dự án lớn như lắp ổ bi hoá và lắp van hãm tiên tiến thay cho van K2, sửa chữa đầu máy toa xe TY, đóng mới 30 xe M… bên cạnh đó cũng có nguyên nhân từ những khó khăn trong việc nhập nguyên vật liệu nước ngoài Tuy nhiên việc tăng nguyên vật liệu vào cuối năm cũng đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Trong năm tới, để khắc phục tình trạng này, công ty cần:
- Cố gắng tìm nguồn nguyên liệu cung cấp ổn định cả trong và ngoài nước, giảm thời hạn giao hàng tránh tình trạng phải dự trữ nguyên vật liệu quá nhiều như hiện nay, vì việc dự trữ nhiều nguyên vật liệu sẽ dẫn đến tốn kém chi phí lưu kho và nguyên vật liệu bị giảm chất lượng do tác động của môi trường và các yếu tố khác.
- Đối với vật tư, dụng cụ không đủ yêu cầu về chất lượng, về kỹ thuật và không thích hợp với hoạt động sản xuất nữa thì công ty cần thanh lý nhanh chóng để thu hồi vốn và giảm chi phí tồn kho Do đó, công ty cần có ban kiểm tra,kiểm kê, phân loại, xác định giá trị của hàng tồn kho Khi thanh lý các mặt hàng này công ty cần phải thực hiện công khai minh bạch để hạn chế các tiêu cực vì đây là hoạt động rất nhạy cảm.
- Việc mua sắm các nguyên vật liệu phải được nghiên cứu và lựa chọn cán bộ kỹ lưỡng Cán bộ mua sắm đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn giỏi:
Có như vậy chất lượng sản phẩm mới đảm bảo, thời gian giao hàng mới đúng hạn tránh được hiện tượng nguyên liệu này thì thừa nguyên liệu kia thì thiếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty.Tổ chức quản lý tốt sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính là một trong những nhân tố quan trọng Nhờ vào việc bố trí hợp lý ở khâu sản xuất có thể hạn chế sự lãng phí nguyên liệu, giảm thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu mua sắm vật tư sẽ tránh được những tổ thất cho sản xuất như việc ngừng sản xuất do thiếu vật tư, nguyên liệu Thông qua việc tổ chức sử dụng vốn kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm, từ đó phát hiện ngăn chặn kịp thời tình trạng ứ đọng mất mát, hao hụt vật tư, sản phẩm.Việc đẩy mạnh sự chu chuyển vốn có thể giảm sút nhu cầu vay vốn, và sữ giảm bớt chi phí phải trả tiền lãi vay.
3.2.4 Đầu tư năng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, việc nghiên cứu, tìm tòi để cho ra đời các sản phẩm và làm mới các sản phẩm luôn được xem là điều không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp Để có thể nâng cao sản lượng vận tải hành khách và hàng hoá, thúc đẩy việc phát triển thị phần vận tải, công ty cần xây dựng chiến lược kinh doanh đặc biệt là việc quảng bá các sản phẩm vận tải mới. Củng cố mở rộng các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh ngoài vận tải, khai thác tốt tiềm năng của Công ty để lĩnh vực này trở thành ngành sản xuất kinh doanh quan trọng, có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho vận tải.
Chú trọng đầu tư các cơ sở sửa chữa đầu máy, toa xe theo hướng chuyên môn hoá Từng bước đầu tư thiết bị hiện đại, mở rộng hình thức liên doanh liên kết và đổi mới công nghệ cho các đơn vị sản xuất của Côn ty và ngành; đẩy nhanh việc di đường sắt về địa điểm mới và nhanh chóng quy hoạch để mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm để tạo thêm thu nhập cho người lao
3.2.7 Tăng cường công tác quản lý thu hồi nợ
Một số kiến nghị
Với những kết quả đạt được trong những năm qua, công ty đã góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội chung của cả nước nói riêng và của cả ngành nói chung, phục vụ nhu cầu vận chuyển, đi lại của nhân dân. Tuy nhiên để công ty tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thời kỳ mới, tương xứng với vị thế và vai trò là một bộ phận then chốt của một ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển của ngành thì công ty phải quản lý thật tốt đối với nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn lưu động.Sao cho sử dụng vốn tiết kiệm chống lãng phí mà vẫn đạt hiệu quả cao một số kiến nghị đối với Tổng công ty và cơ quan nhà nước như sau:
3.4.1 Kiến nghị với Tổng công ty
- Quan tâm chỉ đạo các hoạt động của công ty tiếp tục điều chỉnh sắp xếp bộ máy tổ chức sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao Đồng thời xây dựng một chế độ thưởng phạt nghiêm minh phù hợp với đặc điểm của ngành
- Xây dựng tiêu chuẩn hoá về chất lượng, kỹ thuật theo hướng dẫn của các chuyên gia khoa học ngành vận tải nhằm thu hút được sự chú ý, tin tưởng của khách hàng Tăng cường các quản hệ với bạn hàng, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm mở rộng thị trưòng và đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công ty.
- Bố trí đủ vốn để công ty hoàn thành dứt điểm các dự án nhóm A,B, C chuyển tiếp đã bị kéo dài quá quy định Hiện nay còn thiếu khoảng 200 tỷ để thanh toán các dự án này trong 2 năm 2006-2007.
- Cho phép công ty chủ động hơn trong công tác huy động vốn vì hiện nay việc vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng của công ty vẫn phải thông qua tổng công ty khiến cho quá trình vay mượn còn diễn ra chậm chạp nhiều khi làm chậm hoạt động sản xuất của công ty.
- Cho phép có cơ chế ưu đãi về vốn và công nghệ cho Công ty
- Song song với việc Tổng công ty đầu tư vốn vào công ty, cần phải mở rộng phạm vi huy động vốn cho công ty thông qua việc páht huy tối cao các kênh thu hút vốn của các công ty con Tổng công ty nên kiểm soát công ty theo các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động chứ không nên kiểm soát các nghiệp vụ quá chi tiết như hiện nay Tổng công ty giữ vai trò chỉ đạo định hướng chiến lược cho công ty và thực hện trợ giúp ở mức cần thiết.
- Tổng công ty cần nhanh chóng hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ, tổ chức phối hợp giữa kiểm toán nội bộ với hội đồng quản trị và các ban chức năng(đặc biệt là ban tài chính kế toán) để kịp thời điểu chỉnh các vấn đề phát sinh trong qúa trình hoạt động của các đơn vị thành viên.
- Việc tiến hành cho thuê tầu khách ngoài việc tăng thêm nguồn thu, công ty còn được dịp học tập kinh doanh của các đối tác đề nghị tổng công ty cho phép thực hiện dự án này.
- Trong nội bộ đường sắt để kích thích sản xuât, để từng cá nhân cho đến mọi thành viên đều phấn đấu nâng cao sản lượng, hạ giá thành, để tất cả thành viên đều có thể tổ chức hạch toán được thì cần buôn bán với nhau trong nội bộ ngành Bởi vì về nguyên tắc cơ bản là mỗi thành viên đều được giao quản lý một số tài sản và phương tiện, thiết bị và nhân lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ kinh doanh được giao Nếu chia tách mà không hạch toán riêng được thì việc chia tách đó chỉ là hình thức, trở thành vô nghĩa và làm rối loạn tổ chức Chính vì vậy, yêu cầu tổng công ty duyệt phương án đó là “ bất cứ công ty nào trong tổng công ty mà không thuộc sự quản lý của đơn vị khi sử dụng tài sản, phương tiện, thiết bị và nhân lực thuộc quyền quản lý của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trả cho công ty một khoản phí”.
3.4.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước
- Bố trí đủ vốn để cho ngành đường sắt hoàn thành dứt điểm các dự án để từ đó tổng công ty có khả năng rót vốn đủ xuống công ty.
- Cấp vốn từ nguồn Ngân sách Nhà nước khoảng 25 triệu USD đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại đóng mới toa xe từ các nước công nghiệp phát triển như Đức, Pháp, Nhật Bản… để ngành đóng mới toa xe Việt Nam có thể đáp ứng như cầu trong nước theo tiến trình phát triển, hội nhập và tạo điều kiện chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, trước mắt là thị trường các nước ASEAN.
- Tiếp tục cho vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển cho công tác đóng mới toa xe, lắp ráp chế tạo đầu máy để tăng cường sức kéo, sức chở cho Ngành đường sắt nói riêng và cho công ty nói riêng.
- Kiến nghị với Bộ Tài chính có sự quan tâm hơn nữa trong hoạt động của công ty như ưu tiên vay vốn dài hạn với số lượng lớn song lãi suất thấp, có chính sách ưu tiên trong việc nôp ngân sách,
- Kiến nghị với Nhà nước trong việc ra các quyết định hợp lý hơn nữa nhằm tạo một hành lang pháp lý thông thoáng cho công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung
- Đặc thù của cong ty là ngành vận tải nên khi giá xăng dầu lên cao công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn chính vì vậy kiến nghị nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, lãi suất cho vay, hỗ trợ vốn