1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “TRANG TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO DHA”

330 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 330
Dung lượng 20,65 MB

Cấu trúc

  • 1. Xuất xứ của dự án (11)
    • 1.1. Thông tin chung về dự án (11)
    • 1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (12)
    • 1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, (12)
  • 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM (13)
    • 2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM (13)
    • 2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án (19)
    • 2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường (19)
  • 3. Tổ chức thực hiện ĐTM (19)
    • 3.1. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao DHA (20)
    • 3.2. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Giải pháp và Công nghệ Môi trường Enteso Việt Nam (20)
    • 3.3. Danh sách những người thực hiện (21)
  • 4. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường (22)
  • 5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM (24)
    • 5.1. Thông tin về dự án (24)
    • 5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường (28)
    • 5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án (29)
    • 5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án (33)
    • 5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án (36)
  • CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN (40)
    • 1.1. Thông tin về dự án (40)
      • 1.1.1. Tên dự án (40)
      • 1.1.2. Chủ đầu tư dự án (40)
      • 1.1.3. Vị trí địa lý của dự án (40)
    • 1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án (48)
      • 1.2.1. Các hạng mục công trình chính (51)
      • 1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án (56)
      • 1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý môi trường của dự án (63)
    • 1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án (65)
    • 1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành (81)
    • 1.5. Biện pháp tổ chức thi công (85)
      • 1.5.1. Trình tự thi công các hạng mục công trình (85)
      • 1.5.2. Biện pháp thi công các hạng mục (86)
      • 1.5.3. Biện pháp an toàn trong thi công (91)
      • 1.5.4. Giải pháp kiến trúc (91)
      • 1.5.5. Phương án vật liệu xây dựng công trình (92)
    • 1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án (92)
      • 1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án (92)
      • 1.6.2. Vốn đầu tư (92)
      • 1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án (92)
  • CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN (94)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội (94)
    • 2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án (106)
    • 2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án (115)
    • 2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án (115)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (117)
    • 3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường (117)
      • 3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động (117)
      • 3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường (152)
      • 3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động (167)
      • 3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường (207)
    • 3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (246)
    • 3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo (248)
  • CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG (251)
  • CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG (252)
    • 5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án (252)
    • 5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án (256)
      • 5.2.1. Giám sát môi trường giai đoạn xây dựng (256)
      • 5.2.2. Giám sát môi trường giai đoạn vận hành ổn định (256)
  • CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ THAM VẤN (259)
    • 6.1. Quy trình tham vấn ý kiến (259)
    • 1. Kết luận (262)
    • 2. Kiến nghị (262)
    • 3. Cam kết của chủ dự án đầu tư (262)
      • 3.1. Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường (263)
      • 3.2. Cam kết với cộng đồng (264)
      • 3.3. Cam kết tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án (264)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (265)

Nội dung

Trang 1 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “TRANG TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO DHA” Địa điểm: Địa điểm: Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An Trang 3 MỤC LỤC DANH

Xuất xứ của dự án

Thông tin chung về dự án

Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực của đất nước Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất

Thực hiện quy hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 với mục tiêu gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng

Dựa trên các chủ trương, chính sách phát triển của Nhà nước, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao DHA đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Trang trại heo giống công nghệ cao DHA” tại Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An với mục tiêu xây dựng trang để chăn nuôi heo giống Đây là dự án thuộc loại hình đầu tư mới được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 07/9/2023

Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn thuộc mục số 16, phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường Do đó dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

Thực hiện các quy định về Luật Bảo vệ môi trường, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao DHA đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Giải pháp và Công nghệ Môi trường Enteso Việt Nam lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Trang trại heo giống công nghệ cao DHA” tại Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt

Nội dung và cấu trúc báo cáo ĐTM được tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về môi trường và hướng dẫn của Mẫu số 04 thuộc Phụ lục II, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: UBND tỉnh Nghệ An

- Chủ đầu tư: có trách nhiệm tổ chức lập dự án và triển khai thực hiện dự án sau khi dự án được các cấp có thẩm quyền quyết định chấp thuận đầu tư; chịu sự theo dõi, kiểm tra của chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước.

Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Việc đầu tư thực hiện “Trang trại heo giống công nghệ cao DHA” tại Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An là hình thức chăn nuôi heo nái, sinh sản heo giống; đồng thời dự án góp phần phát triển chăn nuôi lợn củatỉnh theo hướng tập trung, công nghiệp, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi là phù hợp với quan điểm của Chiến lược phát triển chăn nuôi tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045

- Dự án là phù hợp với Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, cụ thể:

+ Trong đó đến năm 2030, mật độ chăn nuôi các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 1 đơn vị vật nuôi/ha Như vậy, theo báo Tài nguyên và Môi trường, tổng diện tích tỉnh Nghệ An là 1.648.649 ha, nhóm đất nông nghiệp đạt 90,5% là 1.484.675 ha

+ Căn cứ theo nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ số đơn vị vật nuôi (với lợn nái nội là 0,4; lợn nái ngoại là 0,5; lợn đực là 0,6;lợn thịt nội là 0,16, lợn thịt ngoại là 0,2) sử dụng hệ số lớn nhất tương đương lợn thịt là 600.000 đơn vị vật nuôi Theo Báo cáo quy hoạch tỉnh Nghệ An thì năm 2020 là 904.744 con, đến năm 2030 là 1.300.000 con Như vậy, mật độ đơn vị vật nuôi trên diện tích tỉnh Nghệ An là hoàn toàn phù hợp

- Dự án phù hợp với quan điểm, mục tiêu cơ cấu, phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày

25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Dự án phù hợp với nội dung của Nghị quyết số 168/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của HĐND tỉnh Nghệ An và Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa

- Dự án phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 07/10/2022 với mục đích sử dụng đất: đất nông nghiệp khác;

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Dự án phù hợp với đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 4222/QĐ-UBND ngày 9/11/2021 Theo đó, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống; sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

- Dự án phù hợp với đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 với mục tiêu gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng.

Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013;

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018; b Nghị định

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 16/8/2014 của Chính phủ về Thoát nước thải và xử lý nước thải;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thú y;

- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về việc quy định đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

- Nghị định 06/2020/NĐ-CP ngày 20/02/2020 sửa đổi bổ xung Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định 80/2022/NĐ-CP ngày 13/10/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của ngày 24/11/2020 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghi định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi c Thông tư

- Thông tư số 19/2022/tt-bnnptnt ngày 02/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác;

- Thông tư 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

- Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/08/2021 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/20219 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;

- Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về quản lý thức ăn chăn nuôi;

- Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT ngày 11/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam;

- Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư 13/2016/TT- BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y;

Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

có thẩm quyền về dự án

- Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 07/09/2023 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận chủ đầu tư dự án

“Trang trại heo giống công nghệ cao DHA” tại Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Đề xuất dự án đầu tư “Trang trại heo giống công nghệ cao DHA” tại Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An;

- Hồ sơ thiết kế cơ sở dự án “Trang trại heo giống công nghệ cao DHA” tại Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”;

- Kết quả quan trắc môi trường khu vực dự án;

- Kết quả tham vấn dân cư về các nội dung thực hiện dự án

- Các thông tin, tài liệu và bản vẽ khác có liên quan đến dự án.

Tổ chức thực hiện ĐTM

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao DHA

Đại diện: Ông Hà Nguyễn Thanh Hải Chức vụ: Chủ tịch HĐQT Địa chỉ: Khu đấu giá 36m, xóm 11, xã Nghi Kim thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Điện thoại: 0985.849.292

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Giải pháp và Công nghệ Môi trường Enteso Việt Nam

Đại diện: Ông Mai Đăng Khoa

Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Số 8, hẻm 46, ngách 90, ngõ 13, đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Danh sách những người thực hiện

Danh sách chuyên gia, cán bộ trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 0.1 Danh sách chuyên gia, cán bộ trực tiếp tham gia lập báo cáo

STT Họ và Tên Học hàm/Học vị Chức vụ Nội dung phụ trách trong quá trình lập ĐTM Ký tên

I CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO DHA

1 Hà Nguyễn Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT

Cung cấp hồ sơ dự án; tham gia khảo sát hiện trạng, kinh tế - xã hội, tham vấn cộng đồng; kiểm soát thực hiện báo cáo

II CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENTESO VIỆT NAM

1 Mai Đăng Khoa Thạc sĩ Giám đốc Trực tiếp chỉ đạo công tác lập báo cáo, ký báo cáo

2 Lê Thị Vân Nga Thạc sĩ Chuyên viên Tham mưu về nội dung trong quá trình lập báo cáo

3 Lê Thị Thanh Bình Thạc sĩ Chuyên viên Khảo sát hiện trạng, tham vấn cộng đồng, tổng hợp báo cáo

4 Nguyễn Văn Cường Thạc sĩ Chuyên viên Viết mở đầu, Chương 1 và Chương 2

5 Đỗ Thị Hoa Lê Thạc sĩ Chuyên viên Khảo sát hiện trạng, tham vấn cộng đồng, viết Chương 3

6 Nguyễn Ngọc Phát Thạc sĩ Chuyên viên Kiểm soát biện pháp giảm thiểu

7 Nguyễn Thị Minh Tâm Cử nhân KHMT Chuyên viên Viết Chương 5, Chương 6 và kết luận

8 Nguyễn Văn Cường Thạc sĩ Chuyên viên Tổng hợp nội dung báo cáo

Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

 Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment) Được thực hiện dựa vào các hệ số ô nhiễm đã được các Tổ chức Quốc tế (Ngân hàng Thế giới hay Tổ chức Y tế Thế giới) xây dựng và khuyến cáo, áp dụng để tính toán nhanh tải lượng hoặc nồng độ của một số chất ô nhiễm trong môi trường Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh và tương đối chính xác về tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm (được áp dụng trong Mục 3.2.1, Chương 3 của báo cáo)

 Phương pháp mạng lưới (Networks)

Chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động Phương pháp có thể chỉ rõ và tập hợp các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lý môi trường của dự án (được áp dụng trong Mục 3.2.1, Mục 3.2.2, Chương 3 và Mục 5.1, Chương 5)

 Phương pháp liệt kê môi trường Được sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia ra đời ở một số nước - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống (được áp dụng trong Mục 3.2.1, Chương 3)

Cho phép xác định các quan hệ lẫn nhau về nguyên nhân tác động giữa các hoạt động khác nhau của dự án và các tác động của chúng đối với các thành phần môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động do hoạt động dự án gây ra (được áp dụng trong Mục 3.2.1, Mục 3.2.2, Chương 3)

 Phương pháp chồng ghép bản đồ

Phương pháp chập bản đồ là phương pháp đánh giá tác động môi trường trong qui hoạch xây dựng, trong đó dựa trên cơ sở của hệ thống thông tin địa lí (GIS) là công cụ quan trọng, có thể hỗ trợ tốt cho quá trình đánh giá, phân tích môi trường vùng và qui hoạch xây dựng (được áp dụng trong Chương 1 và các Mục 3.2.1, Mục 3.2.2,

Thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3, điều 26, Nghị định số 08/2022/NĐ-

CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường a Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử

Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, Chủ dự án gửi nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường để tham vấn; b Tham vấn bằng văn bản

Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến UBND xã

Hạ Sơn, MTTQ xã Hạ Sơn, Chi cục Thủy lợi – Sở NN và PTNT Nghệ An nhằm xin tham vấn về nội dung: Vị trí thực hiện dự án, tác động môi trường của dự án đầu tư, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư c Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học

Thực hiện tham vấn chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án

 Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường

- Phương pháp được áp dụng cho Mục 2.2, Chương 2 của báo cáo - Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện,…

- Quá trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi

 Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với các nội dung chính như: Vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích… (được áp dụng trong Mục 2.2, Chương 2)

 Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung

Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặt còn hạn chế và tránh những sai lầm

Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự án, có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt động của Dự án

Các nguồn tài liệu được tham chiếu: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, tài liệu nội bộ của Công ty và các nguồn khác có liên quan (được áp dụng cho Mục 2.2, Chương 2, Mục 3.2.1, Mục 3.2.2, Chương 3 của báo cáo)

Phương pháp so sánh là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm… trên cơ sở so sánh với các quy chuẩn môi trường liên quan, các tiêu chuẩn của Bộ Y tế cũng như những đề tài nghiên cứu và thực nghiệm có liên quan trong nước và trên thế giới (được áp dụng trong Mục 3.2.1, Chương 3)

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Thông tin về dự án

Trang trại heo giống công nghệ cao DHA tại Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

1.1.2 Chủ đầu tư dự án

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO DHA

- Đại diện: Ông Hà Nguyễn Thanh Hải Chức vụ: Chủ tịch HĐQT

- Địa chỉ: Khu đấu giá 36m, xóm 11, xã Nghi Kim thành phố Vinh, tỉnh Nghệ

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0110162437; ngày cấp: 26/10/2022, thay đổi lần thứ 2 ngày 11/4/2023

1.1.3 Vị trí địa lý của dự án

Dự án được thực hiện tại Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ

An Dự án gồm 2 cụm trại tại hai khu vực cách nhau khoảng 127m, tổng diện tích dự án là khoảng 25,48 ha Bao gồm:

Khu vực 1: Có diện tích khoảng 12,67ha, vị trí tại Thung Mơ, xóm Món, xã Hạ

Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An các phía tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp: Đất sản xuất lâm nghiệp;

- Phía Nam giáp: Đất sản xuất lâm nghiệp;

- Phía Đông giáp: Đất sản xuất lâm nghiệp;

- Phía Tây giáp: Đất sản xuất lâm nghiệp;

Khu vực 2: có diện tích khoảng 12,81ha, vị trí tại Thung Trào, xóm Món, xã

Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An các phía tiếp giáp như sau

- Phía Bắc giáp: Đất sản xuất lâm nghiệp;

- Phía Nam giáp: Đất sản xuất lâm nghiệp;

- Phía Đông giáp: Đất sản xuất lâm nghiệp;

- Phía Tây giáp: Đất sản xuất lâm nghiệp;

Hình 1.1 Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án Bảng 1.1 Tọa độ các điểm mốc ranh giới của khu vực Dự án

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư]

Hình 1.2 Bản đồ khu đất thự hiện dự án

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án a Hiện trạng quản lý, sử dụng đất

Khu đất thực hiện dự án thuộc Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An gồm toàn bộ khu đất là đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm (NHK), hiện các hộ dân đang sản xuất trồng mía và keo Dự án không thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt

Nguồn gốc sử dụng đất Đất do UBND cấp xã quản lý là 0,15 ha, bao gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Không có

+ Đất giao thông: Khoảng 0,15ha Hiện trạng: Là đường đất để đi lại vào sản xuất các thửa đất ruộng và đất rừng, chiều dài đường đi qua dự án khoảng 290m, chiều rộng mặt đường bình quân 4,0m (phần diện tích chiếm đất rộng khoảng 6,5m) Đối với phần đất do hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng đã được cấp GCNQSD đất là 15,45 ha, bao gồm:

+ Đất rừng sản xuất: 13,65ha, đã thực hiện thủ tục cấp GCNQSD đất cho ông

Lê Viết Ngọc (Giám đốc xin thực hiện Dự án)

+ Đất nông nghiệp (Đất lúa): 1,8ha, cơ bản các thửa đất đã được cấp theo Nghị định 64/CP, tuy nhiên chưa được cấp đổi GCNQSD đất sau khi đo đạc chính quy; một số thửa chưa được cấp đổi GCNQSD đất nhưng đủ điều kiện xét đề nghị cấp GCNQSD đất nông nghiệp; đất hiện tại không tranh chấp; hiện trạng có bỏ hoang, nuôi cỏ Đất chưa được cấp GCNQSD đất là 2,02ha, bao gồm:

+ Các thửa đất trồng cây hàng năm khác (1,01ha) và đất trồng lúa (0,07ha): Do các hộ gia đình, cá nhân khai hoang sử dụng

+ Đất rừng sản xuất (0,94ha): Hộ ông Lê Viết Ngọc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ hộ gia đình được giao đất theo Nghị định số 02/CP

+ Về điều kiện để cấp GCNQSD đất: 05 thửa đất trên có đủ điều kiện để được cấp GCNQSD đất theo quy định (các thửa đất sử dụng ổn định, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án…) Đánh giá khu đất:

Lô đất thực hiện dự án thuộc địa hình đồi cấp 3

- KV.1: Diện tích khoảng 3,6ha là khu vực có cao độ địa hình thấp, độ dốc thấp, bề mặt lồi lõm;

- KV.2: Diện tích khoảng 7,73ha là khu vục có cao độ địa hình trung bình, độ dốc cao;

- KV.3: Diện tích khoảng 6,33ha là khu vực có cao độ địa hình cao, độ dốc cao, nhiều đá tảng, phong hóa b Hệ thống sông, suối

Trong khu vực thực hiện dự án không có khe nước hay suối nước chảy tự nhiên, chỉ có nguồn nước mặt chảy tràn khi mùa mưa đến và mạch nước ngầm

Hướng thoát nước mưa, nước mặt theo độ dốc địa hình tự nhiên vào các khe nước (khe cạn), hướng thoát từ phía Tây Bắc xuống phía Đông Nam c Hiện trạng đối tượng tự nhiên

Hiện tại, khu vực dự án có đường dân sinh rộng 4m kết nối từ khu vực dự án tới trục giao thông chính, chiều dài khoảng 2,0km (vị trí tiếp giáp khu đất tại giữa điểm

M31 và M32 – phía Đông Nam khu đất) Nhìn chung đi vào dự án khá thuận lợi, quá trình hoạt động chỉ cần tu sửa, sữa chữa là đảm bảo tuyến đường vận hành của dự án

Khu đất chưa có nguồn cấp điện Khi đi vào thực hiện dự án, nguồn điện cung cấp cho dự án được lấy từ nguồn điện 220,4KV của trạm biến áp khu vực xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp

Do đặc điểm khu vực lập dự án toàn bộ là đất nông nghiệp nên chưa có hệ thống cấp nước vào trong khi đất Dự án sẽ sử dụng giếng khoan và lập thủ tục xin cấp phép khai thác nước theo đúng quy định

Hiện trạng về các báo cáo thăm dò nước và không nằm trong khu vực giới hạn khai thác nước ngầm

- Hiện trạng hệ thống cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn (CTR), chất thải nguy hại (CTNH)

+ Hệ thống cấp nước khu vực: Trên địa bàn chưa có hệ thống cấp nước sạch Người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan

+ Hệ thống tiêu thoát nước khu vực: Qua khảo sát, khu vực địa bàn chưa có hệ thống thoát nước Nước mưa một phần tự ngấm xuống đất, một phần chảy theo các rãnh địa hình thoát ra suối

Khu vực đất tự nhiên thực hiện dự án có địa hình cao ráo, không bị ngập nước Nước tập trung về các khe nước nhỏ sau đó đổ ra các suối lớn hơn, về mùa khô các khe và suối ít nước hoặc không có nước nhưng về mùa mưa nước lên và xuống rất nhanh

Do đó, địa hình dễ thoát nước mặt khi có mưa lớn hoặc lũ

+ Quản lý, thu gom chất thải: Khu vực xung quanh Dự án có mật độ dân cư thưa thớt, mức độ đô thị hóa không cao nên chất thải rắn chiếm lượng rất nhỏ, ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh CTR phát sinh từ các hộ dân chủ yếu xử lý bằng cách tự đốt, chưa có đơn vị vệ sinh môi trường vào thu gom Do vậy, khi dự án đi vào hoạt động sẽ hợp đồng với đơn vị thu gom trên địa bàn huyện để thu gom định kỳ

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

* Vị trí dự án đến khu dân cư

Trong bán kính 1km quanh dự án không có các công trình trường học, bệnh viện, chợ, khu dân cư Dự án cách khu vực dân gần nhất khoảng 600m, cách Ủy ban nhân dân xã Hạ Sơn khoảng 4km về phía đông

Hình 1.3 Vị trí dự án và khoảng cách an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Tổng mặt bằng xây dựng trang trại diện tích khoảng 25,48 ha thuộc 02 khu vực được bố trí phân khu chức năng theo yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi và quy mô đầu tư của doanh nghiệp

Phân khu chức năng thành các khu riêng biệt rõ rệt, phát triển theo hướng đông bắc về hướng tây nam, cụ thể:

+ Diện tích xây dựng công trình: 64.753,30 m 2

+ Mật độ xây dựng: Khu vực 1 là 25,56%; khu vực 02 là 25,27%

- Diện tích giao thông hoàn trả kết nối giao thông khu vực cho dân cư có diện tích là 921,6 m 2

Bảng 1.2 Bảng tổng các hạng mục công trình của dự án

Stt Hạng mục công trình Đơn vị Số tầng Diện tích

7 Nhà xuất nhập heo (02 nhà) m 2 1 180,00

8 Nhà xuất heo nái loại m 2 1 48,00

9 Nhà nhập heo hậu bị m 2 1 31,11

10 Nhà nghỉ công nhân số 1 m 2 1 280,00

11 Nhà nghỉ công nhân số 2 m 2 1 192,00

16 Nhà để máy phát điện m 2 1 40,00

17 Kho cám + kho vôi + kho dụng cụ m 2 1 108,00

20 Nhà heo đực + lấy tinh m 2 1 445,00

22 Nhà nái mang thai (03 nhà) m 2 1 4.186,68

24 Bể ngâm rửa đan (07 cái) m 2 - 43,75

26 Nhà lạnh chứa xác heo m 2 1 20,00

38 Nhà đặt máy ép phân + trộn phân vi sinh m 2 1 80,64

39 Nhà vận hành xử lý nước thải m 2 1 35,00

40 Hệ thống xử lý nước thải m 2 - 750,00

41 Khu vực bố trí hệ thống xử lý chất thải, nước thải m 2 - 19.504,92

7 Nhà xuất nhập heo (02 nhà) m 2 1 180,00

8 Nhà xuất heo nái loại m 2 1 48,00

9 Nhà nhập heo hậu bị m 2 1 31,11

10 Nhà nghỉ công nhân số 1 m 2 1 280,00

11 Nhà nghỉ công nhân số 2 m 2 1 192,00

16 Nhà để máy phát điện m 2 1 40,00

17 Kho cám + kho vôi + kho dụng cụ m 2 1 108,00

20 Nhà heo đực + lấy tinh m 2 1 445,00

22 Nhà nái mang thai (03 nhà) m 2 1 4.186,68

24 Bể ngâm rửa đan (07 cái) m 2 - 43,75

26 Nhà lạnh chứa xác heo m 2 1 20,00

38 Nhà đặt máy ép phân + trộn phân vi sinh m 2 1 80,64

39 Nhà vận hành xử lý nước thải m 2 1 35,00

40 Hệ thống xử lý nước thải m 2 - 750,00

41 Khu vực bố trí hệ thống xử lý chất thải, nước thải m 2 - 20.597,55

1.2.1 Các hạng mục công trình chính

Các hạng mục công trình chính của dự án bao gồm:

- Kích thước: Chiều rộng 4,5m; chiều dài 16m; Tổng chiều cao 5,8m; chiều cao tầng 4,8m; chiều cao mái 1,0m

- Hoàn thiện: Tường trát vữa xi măng 2 mặt, mặt trong quét hồ dầu tới trần, mặt ngoài bả matit sơn nước Trần đóng tôn lạnh mái lợp tôn

Giải pháp kết cấu: móng cột bê tông cốt thép, móng gạch đỡ tường, cột bê tông đỡ kèo thép mái Nền nhà bằng BTCT, đỉnh tường được giằng BTCT; mái vì kèo, xà gồ thép hình

 Nhà xuất nhập heo (02 nhà):

- Kích thước: chiều rộng 6m; chiều dài 15m Tổng chiều cao 4,0m chiều cao nền 0,5m; chiều cao tầng 3,0m; chiều cao mái 1,0m

- Hoàn thiện: Nền đổ bê tông Tường trát vữa xi măng 2 mặt cao 90cm ngoài quyét vôi trắng trong quyét hồ dầu Mái lợp tôn

- Giải pháp kết cấu: cột bê tông đỡ kèo thép mái; bao che xây gạch, mái lợp tôn, nền đổ bê tông

 Nhà xuất heo nái loại:

- Kích thước: chiều rộng 6m; chiều dài 8m Tổng chiều cao 4,0m chiều cao nền 0,5m; chiều cao tầng 3,0m; chiều cao mái 1,0m

- Hoàn thiện: Nền đổ bê tông Tường trát vữa xi măng 2 mặt cao 90cm ngoài quyét vôi trắng trong quyét hồ dầu Mái lợp tôn

- Giải pháp kết cấu: cột bê tông đỡ kèo thép mái; bao che xây gạch, mái lợp tôn, nền đổ bê tông

 Nhà nhập heo hậu bị:

- Kích thước: chiều rộng 5,1m; chiều dài 6,1m Tổng chiều cao 4,0m chiều cao nền 0,5m; chiều cao tầng 3,0m; chiều cao mái 1,0m

- Hoàn thiện: Nền đổ bê tông, tường trát vữa xi măng 2 mặt cao 90cm ngoài quyét vôi trắng trong quyét hồ dầu Mái lợp tôn

- Giải pháp kết cấu: cột bê tông đỡ kèo thép mái; bao che xây gạch, mái lợp tôn, nền đổ bê tông

 Nhà nghỉ công nhân số 1:

Nhà nghỉ công nhân số 1 được chia thành các phòng nghỉ khép kín có nhà vệ sinh riêng

- Kích thước: chiều rộng 8m; chiều dài 35m Tổng chiều cao 5,0m chiều cao nền 0,3m chiều cao tầng 3,5m chiều cao mái 1,5m

- Hoàn thiện: Nền nhà lát gạch ceramic, nền nhà vệ sinh lát gạch ceramic chống trơn Tường phòng trát vữa xi măng 2 mặt, bả matit sơn nước Tường nhà vệ sinh ốp gạch cao 2m Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính Trần đóng tôn lạnh, mái lợp tôn

Giải pháp kết cấu: móng cột bê tông cốt thép, móng gạch đỡ tường, cột bê tông đỡ kèo thép mái Đỉnh tường được giằng BTCT; vì kèo mái, xà gồ thép hình

 Nhà nghỉ công nhân số 2:

Nhà nghỉ công nhân số 2 được chia thành các phòng nghỉ khép kín có nhà vệ sinh riêng

- Kích thước: chiều rộng 8m; chiều dài 24m Tổng chiều cao 5,0m chiều cao nền 0,3m chiều cao tầng 3,5m chiều cao mái 1,5m

- Hoàn thiện: Nền nhà lát gạch ceramic, nền nhà vệ sinh lát gạch ceramic chống trơn Tường phòng trát vữa xi măng 2 mặt, bả matit sơn nước Tường nhà vệ sinh ốp gạch cao 2m Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính Trần đóng tôn lạnh, mái lợp tôn

Giải pháp kết cấu: móng cột bê tông cốt thép, móng gạch đỡ tường, cột bê tông đỡ kèo thép mái Đỉnh tường được giằng BTCT; vì kèo mái, xà gồ thép hình

Nhà ăn được chia thành 2 khu vực: khu vực sơ chế, nấu ăn, rửa dọn và khu vực ăn

- Kích thước: Chiều rộng 8m; chiều dài 16m Tổng chiều cao 5,0m; chiều cao nền 0,3m; chiều cao tầng 3,5m; chiều cao mái 1,5m

- Hoàn thiện: Nền nhà lát gạch ceramic, nền khu vực bếp lát gạch ceramic chống trơn Tường phòng trát vữa xi măng 2 mặt, bả matit sơn nước Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính Trần đóng tôn lạnh, mái lợp tôn

Giải pháp kết cấu: móng cột bê tông cốt thép, móng gạch đỡ tường, cột bê tông đỡ kèo thép mái Đỉnh tường được giằng BTCT; vì kèo mái, xà gồ thép hình

Nhà kỹ thuật được chia thành các phòng làm việc và nghỉ khép kín có nhà vệ sinh riêng

- Kích thước: Chiều rộng 8m; chiều dài 30m Tổng chiều cao 5,0m chiều cao nền 0,45m;0 chiều cao tầng 3,5m; chiều cao mái 1,5m

- Hoàn thiện: Nền nhà lát gạch ceramic, nền nhà vệ sinh lát gạch ceramic chống trơn Tường phòng trát vữa xi măng 2 mặt, bả matit sơn nước Tường nhà vệ sinh ốp gạch cao 2,1m Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính Trần đóng tôn lạnh, mái lợp tôn

Giải pháp kết cấu: móng cột bê tông cốt thép, móng gạch đỡ tường, cột bê tông đỡ kèo thép mái Đỉnh tường được giằng BTCT; vì kèo mái, xà gồ thép hình

Nhà điều hành được chia thành các phòng chức năng và các phòng sát trùng dành cho người đến làm việc

- Kích thước: chiều rộng 8m; chiều dài 46m Tổng chiều cao 5,0m chiều cao nền 0,3m chiều cao tầng 3,5m chiều cao mái 1,5m

- Hoàn thiện: Nền nhà lát gạch ceramic, nền nhà vệ sinh và các phòng sát trùng lát gạch ceramic chống trơn Tường phòng trát vữa xi măng 2 mặt, bả matit sơn nước Tường nhà vệ sinh, tường các phòng sát trùng ốp gạch cao 2,1m Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính Trần đóng tôn lạnh, mái lợp tôn

Giải pháp kết cấu: móng cột bê tông cốt thép, móng gạch đỡ tường, cột bê tông đỡ kèo thép mái Đỉnh tường được giằng BTCT; vì kèo mái, xà gồ thép hình

- Kích thước: Chiều rộng 15m; chiều dài 25m Tổng chiều cao 4,2m; chiều cao nền 0,5m; chiều cao tầng 2,4m chiều cao mái 1,8m

- Hoàn thiện: Mặt nền đổ bê tông, mặt dưới chuồng đánh hồ dầu, mặt lối đi tạo nhám Tường trát vữa xi măng 2 mặt, mặt trong quét hồ dầu tới trần, mặt ngoài quét vôi Cửa đi thép hình thưng tôn, cửa sổ khung thép mặt kính Vì kèo thép, mái lợp tôn

Giải pháp kết cấu: móng cột bê tông cốt thép, móng gạch đỡ tường, cột bê tông đỡ kèo thép mái Hệ đà đỡ chuồng bằng bê tông cốt thép Đỉnh tường được giằng BTCT; vì kèo mái, xà gồ thép hình

- Kích thước: Chiều rộng 15m; chiều dài 40m Tổng chiều cao 4,2m; chiều cao nền 0,5m; chiều cao tầng 2,4m chiều cao mái 1,8m

- Hoàn thiện: Mặt nền đổ bê tông, mặt dưới chuồng đánh hồ dầu, mặt lối đi tạo nhám Tường trát vữa xi măng 2 mặt, mặt trong quét hồ dầu tới trần, mặt ngoài quét vôi Cửa đi thép hình thưng tôn, cửa sổ khung thép mặt kính Vì kèo thép, mái lợp tôn

Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1 Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến a Giai đoạn thi công xây dựng

Do đặc tính của hoạt động thi công xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế (tiến độ thi công thực tế của từng hạng mục công trình, nguồn kinh phí thực hiện cho từng thời điểm, quy mô nhà thầu thực hiện sau công tác đấu thầu, thời tiết,…) nên không thể xác định chính xác số lượng máy móc trong giai đoạn hoạt thi công xây dựng của dự án Vì vậy chỉ có thể liệt kê loại thiết bị phương tiện cần sử dụng cho hoạt động thi công xây dựng cơ bản và một số thiết bị phụ trợ cho cơ sở hạ tầng được trình bày trong Bảng sau:

Bảng 1.3 Dự kiến nhu cầu máy móc, thiết bị cho giao đoạn thi công xây dựng

STT Tên máy Đơn vị SL Nguồn gốc

1 Máy cắt uốn cốt thép 5kW Chiếc 4

Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản

2 Đầm bánh hơi tự hành 16T Chiếc 2

6 Máy trộn bê tông 250 lít Chiếc 1

7 Máy trộn vữa 80 lít Chiếc 2

11 Cần trục bánh hơi 6T Chiếc 2

12 Máy khoan Chiếc 2 Việt Nam

13 Máy mài Chiếc 4 Việt Nam b Giai đoạn đi vào vận hành

Bảng 1.4 Bảng nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn vận hành

STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng Năm sản xuất

1 Máy áp lực phun rửa xe trước khi vào cổng trại 4,5KW 01 2020 Italya

2 Tủ khử trùng công cụ dụng cụ bằng

UV chia 2 tầng 01 2020 Việt Nam

4 Hệ Thống đèn UV kho cám 35W 04 2021 Việt Nam

5 Quạt hút gió Panasonic 02 2020 Nhật

6 Tủ bảo quản vaccine Fox nhiệt,

7 Cân điện tử, cửa thông hai đầu 1 tấn 01 2020 Italya

8 Quạt hút nhập 1,1KW 192 2020 Italya

9 Hệ thống cấp thức ăn (silo cám) 20 2020 Việt Nam

10 Máy xịt áp lực xịt chuồng, dây công suất 3,5KW 20 2022 Italya

11 Hệ thống cung cấp nước uống 5 2020 Việt Nam

12 Dàn mát, khung inox, lưới chắn chuột tấm 915 2020 Việt Nam

13 Điều hòa nhiệt độ 03 2022 Nhật

17 Hệ thống xịt rửa chuồng 15 2022 Italya

18 Máy ép phân 01 2022 Việt Nam

1.3.2 Khối lượng nguyên vật liệu

1.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng Để đảm bảo dự án được triển khai thi công xây dựng đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, Chủ dự án sẽ đảm bao huy động các nguồn lực để thực hiện dự án

Do đặc tính của hoạt động thi công xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế (tiến độ thi công thực tế của từng hạng mục công trình, nguồn kinh phí thực hiện cho từng thời điểm, quy mô nhà thầu thực hiện sau công tác đấu thầu, thời tiết,…) nên không thể xác định chính xác số lượng máy móc trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án Vì vậy, chỉ có thể liệt kê các loại thiết bị phương tiện cần sử dụng cho hoạt động thi công xây dựng cơ bản và một số thiết bị phụ trợ cho cơ sở hạ tầng được trình bày trong Bảng sau:

Nhu cầu đất đào đắp

Hệ thống san nền bám theo các đường đồng mức tự nhiên, giảm thiểu khối lượng đào và đắp và giảm độ dốc cho các tuyến đường Hướng dốc và độ dốc san nền đảm bảo việc thoát nước mặt san nền và thoát nước về hướng có hệ thống thoát nước tự nhiên

Căn cứ vào hiện trạng khu vực và phân khu chức năng, cao độ san nền được tổ chức cho phù hợp và giảm thiểu chi phí thấp nhất có thể

Bảng 1.5 Bảng khối lượng đất đào, đắp hạng mục của dự án

STT Tên hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng

- Khu chuồng trại và các hạng mục công trình, hồ sinh thái m 3 187.677,3

- Khu chuồng trại chăn nuôi, các hạng mục phụ trợ, đường giao thông m 3 173.985,4

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư, năm 2023]

Bảng 1.6 Dự kiến nhu cầu máy móc, thiết bị cho giao đoạn thi công xây dựng

STT Tên máy Đơn vị Số lượng Nguồn gốc

I Máy thi công xây dựng

Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản

1 Máy cắt uốn cốt thép 5kW Chiếc 4

2 Đầm bánh hơi tự hành 16T Chiếc 2

6 Máy trộn bê tông 250 lít Chiếc 1

7 Máy trộn vữa 80 lít Chiếc 2

8 Cần trục bánh hơi 6T Chiếc 2

11 Máy hàn xoay chiều, 23kW Chiếc 8

STT Tên máy Đơn vị Số lượng Nguồn gốc

I Máy thi công xây dựng Trung Quốc,

12 Máy đầm đất cầm tay, 60kg Chiếc 2

13 Máy xúc đào SK200 Gầu

IV Các loại máy khác

[Nguồn: Tổng hợp từ Dự toán xây dựng công trình]

Toàn bộ khối lượng đất đào phát sinh từ quá trình thi công sau khi được san đắp sẽ được lưu giữ vào khu trồng cây xanh của trang trại mà không đổ thải ra bên ngoài

Nhu cầu nguyên vật liệu thi công

Khối lượng vật liệu xây dựng của dự án được tính toán dựa vào khối lượng thi công các hạng mục công trình của dự án Ước tính khối lượng vật tư của dự án được trình bày trong các bảng sau:

Bảng 1.7 Nhu cầu nguyên vật liệu của dự án

STT Tên vật liệu Đơn vị Trọng lượng riêng Số lượng vật liệu

1 Gạch đặc không nung Viên 2 kg/viên 1.656 3,312

2 Gạch ceramic và Granite nhân tạo 210x210 Viên 2,8 kg/viên 250

3 Gạch ceramic và Granite nhân tạo 40x40 Viên 1,8 kg/viên 800

4 Xi măng PC30, PC40 Tấn - 8.350 8.350

[Nguồn: Tổng hợp bảng dự toán công trình dự án, năm 2023] Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các Công ty liên doanh, các cơ sở nhà máy sản xuất sẵn có tại địa phương và các vùng lân cận như sau:

- Đá phục vụ cho bê tông, sử dụng đá của các cơ sở sản xuất đá tại địa bàn và các huyện lân cận

- Cát xây dựng: Cát vàng, cát sạn, cát mịn sử dụng các nguồn cung cấp tại địa phương

- Xi măng sử dụng xi măng PCB30, PCB40 đáp ứng yêu cầu chất lượng của công tác xây dựng và được mua tại các nguồn cung ứng trong tỉnh

- Tấm lợp: Sử dụng tấm lợp kim loại màu của các Công ty liên doanh trong nước với các độ dài thích hợp, các tấm nhựa lấy ánh sáng sử dụng các tấm nhựa trong của các nhà máy nhựa và được phân phối bởi các đơn vị trong tỉnh

Thép xây dựng: bao gồm thép tròn dùng cho kết cấu BTCT và thép hình chế tạo kết cấu thép v.v cũng được lấy từ các đơn vị cung ứng trên địa bàn huyện

Dự kiến quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng là khoảng 30 km (bao gồm chiều đi và về)

Nhu cầu về điện, xăng, dầu diezen

Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho các trạm biến áp của dự án được lấy từ đường dây 35kV chạy qua địa bàn xã, xuất phát từ trạm 110kV Quỳ Hợp.

- Lưới điện trung thế 35kV đến trạm biến áp ngoài ranh giới trang trại đi nổi và trong ranh giới đi ngầm

- Hệ thống điện sinh hoạt 0,4kV chủ yếu bằng cáp ngầm từ tủ hạ thế TBA đến các tủ điện tổng của công trình

Căn cứ vào khối lượng thực hiện thi công và các thiết bị trong giai đoạn thi công thì lượng điện tiêu thụ ước tính trong giai đoạn này là khoảng 2.159 kW, lượng dầu diezen sử dụng cho các loại xe diezen là khoảng 6.307 lít

Nước cấp cho dự án phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường, nước sử dụng cho thi công, nước tưới làm ẩm để giảm mức phát tán bụi trong quá trình thi công

Việc tuyển dụng công nhân xây dựng sẽ tăng cường sử dụng nhân lực địa phương, bố trí công nhân nghỉ tại nhà trọ ở gần công trường để giảm bớt lán trại Dự kiến trong giai đoạn này sử dụng 50 công nhân

+ Nước sử dụng cho sinh hoạt:

Với định mức sử dụng nước là 80 lít/người.ngày (Theo QCVN 01:2021/BXD –

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng) thì lượng nước cần cấp cho các hoạt động sinh hoạt là: QSH = 50 x 80 = 4.000 lít/ngày.đêm = 4 m 3 /ngày.đêm

+ Lượng nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng

Dựa theo khối lượng thi công của dự án và theo kinh nghiệm của các nhà thầu thi công dự án có quy mô tương tự, nhu cầu sử dụng nước phục vụ thi công dự án được dự báo như sau:

Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nước cho thi công

STT Nhu cầu sử dụng nước Lưu lượng

1 Nước phối trộn vật liệu 5,0

2 Bảo dưỡng bê tông, vật liệu 3,0

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư, năm 2023]

Công nghệ sản xuất, vận hành

( 1) Công nghệ chăn nuôi heo nái lấy giống

Tóm lược quy trình thực hiện của Dự án:

Hình 1.4 Quy trình công nghệ chăn nuôi heo theo công khép kín

Thuyết minh: Đơn vị hợp tác giao heo con khoảng 55 - 56 ngày tuổi tới trang trại, heo giống được nhập về từ trang trại heo cùng hệ thống trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, hoặc các trang trại giống heo các tỉnh lân cân Heo con có trọng lượng không thấp hơn 10 kg/con và nuôi gia công thành heo thịt có trọng lượng từ 90 – 120 kg/con, thời gian nuôi trung bình là 5 - 5,5 tháng cho một đợt nuôi Khi đủ trọng lượng sẽ được bên đơn vị hợp tác thu mua lại Khi kết thúc đợt nuôi cần phải để trống chuồng 21 ngày để làm vệ sinh sạch sẽ, sát trùng chuồng cho mỗi đợt nuôi

Tiêu chuẩn nuôi gia công:

+ Sử dụng con giống đầu vào có chất lượng tốt

1 Nhập heo con từ đối tác

Tẩy giun sán cho lợn

Vắc xin dịch tả lần 3

Vắc xin lở mồm long móng lần 2

120kg Đối tác thu mua lại

Bụi, khí thải, tiếng ồn

Khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn

Bụi, khí thải, tiếng ồn Nước thải

+ Không sử dụng chất kích thích tăng tưởng, các loại chất cấm trong chăn nuôi theo quy định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ Quá trình chăn nuôi heo một cách khoa học, giảm thiểu tối đa các tác động tới môi trường

+ Heo đầu ra đạt chất lượng tốt, an toàn cho người tiêu dùng

Quy trình nhập heo (lợn)

- Heo (lợn) nhập vào trang trại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có) Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh Chỉ nên mua heo (lợn) mới từ 1-2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại

- Khi heo (lợn) về đến trại, phải chuyển heo (lợn) xuống ngay, đưa vào ủ ấm hoặc làm mát bằng các thiết bị chuyển dụng để nuôi thích nghi Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của heo (lợn) trong quá trình nuôi thích nghi

- Sau khi nhập heo (lợn) phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn heo (lợn), quan tâm đến một số bệnh như: Lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp (PRRS), tai xanh

- Cử người thường trực để kịp thời cách ly heo (lợn) bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh Khu cách ly heo bệnh được bố trí trong mỗi chuồng heo với diện tích khoảng 50 m 2 theo đúng quy định để đảm bảo an toàn và xử lý heo nuôi bị dịch bệnh

Dinh dưỡng và nước uống

Thời gian nuôi heo thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau

Heo thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 - 60 kg Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây hại cho môi trường, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm Người chăn nuôi nên cho heo ăn theo khẩu phần có 17 - 18% protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3100 - 3250 Kcal

Heo thịt được nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 -

105 kg Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra Nên giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn Dư dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất sẽ làm heo trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng Giai đoạn này nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn có khẩu phần có protein thô từ 14 - 16%, giá trị khẩu phần có từ 3000 - 3100 kcal

Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao, tỷ lệ máu ngoại trở lên

Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao, và cả hai giai đoạn nuôi đều phải cân đối thành phần các axít amin và axít béo không no mạch dài

Phẩm chất thức ăn có quan hệ trực tiếp đến phẩm chất thịt heo khi giết mổ Nếu khẩu phần chứa nhiều chất béo xấu thì sẽ cho quầy thịt có mỡ bệu, dễ bị hóa lỏng và ôi dầu khi tồn trữ lạnh lâu (chất béo của bột cá xấu sẽ tạo mùi tanh cho thịt và ít người ưa chuộng)

- Số lượng thức ăn: Theo như phần trình bày về dinh dưỡng ở trên thì cơ thể heo phát triển theo 2 giai đoạn Ở giai đoạn đầu cơ thể heo sẽ phát triển số lượng tế bào cơ và giai đoạn còn lại sẽ phát triển kích thước tế bào Do đó, ở giai đoạn đầu ta cần cho heo thịt ăn với số lượng tự do theo nhu cầu để giúp heo tăng tối đa số lượng tế bào và ở giai đoạn sau cho heo ăn theo định mức để hạn chế quá trình hình thành tế bào mỡ Như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho đàn heo thịt và tăng tỉ lệ nạc

+ Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần

+ Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau

+ Cho heo ăn đúng giờ

+ Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột

+ Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần

+ Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất

+ Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1:1

+ Cho heo uống thỏa mãn nhu cầu

+ Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và lượng ăn hàng ngày Trong khi cho ăn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào của từng con trong chuồng Ngoài ra, cần chú ý đến chất lượng thức ăn phải đủ dưỡng chất và không bị nhiễm độc tố nấm mốc

- Đảm bảo đủ nước uống sạch, tốt nhất nên sử dụng núm uống tự chảy, cho heo uống nước tự do

- Sau khi heo nhập về phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau

+ Mật độ nuôi thích hợp như sau: từ 10 - 35 kg có 0,4 - 0,5 m 2 /con, từ 35 - 100 kg có 0,8 m 2 /con

Lưu ý: Nên nuôi tách riêng heo thịt đực và cái vì giới tính có liên quan đến mức tăng trọng của heo, nhất là từ giai đoạn heo đạt khoảng 50 kg trở lên

* Chuồng trại và vệ sinh

- Việc quản lý đàn heo thông qua thiết kế chuồng trại phù hợp, mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi, các stress nhiệt và chất lượng không khí cũng rất quan trọng

- Chuồng trại thoáng mát, có sự lưu chuyển không khí với vận tốc gió trung bình từ 0,5 – 1m/giây Thông gió bằng quạt hút cần điều chỉnh vận tốc cho phù hợp với từng mùa, tránh sự ngột ngạt, và nên đề phòng sự cố mất điện, quạt không chạy dẫn đến đàn heo bị chết do ngộp

- Nền chuồng luôn khô ráo, có độ dốc thoát nước tốt, tránh trơn trợt hoặc gồ ghề, hạn chế chất thải trong khu vực nuôi

Biện pháp tổ chức thi công

1.5.1 Trình tự thi công các hạng mục công trình

* Công tác chuẩn bị thi công

- Chuẩn bị các thủ tục pháp lý phục vụ cho việc triển khai thực hiện thi công công trình, hồ sơ thiết kế, hồ sơ cắm mốc ranh giới xây dựng của dự án;

- Lập sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể mặt bằng tổ chức thi công tại hiện trường gồm: Đường vào, đường ra, khu văn phòng – quản lý, bãi chứa vật liệu, nhà kho, làm đường công vụ (nếu có) ;

- Phối hợp với UBND xã cắm mốc danh giới rõ ràng

- Ký hợp đồng kinh tế với các Nhà thầu thi công xây dựng; Nhà thầu Tư vấn giám sát để tổ chức thực hiện dự án bảo đảm chất lượng và tiến độ;

- Kiểm tra, thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu được sử dụng trong công trình theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành

* Tổ chức thi công ngoài hiện trường:

- Ban chỉ huy khu vực thi công: Gồm có cán bộ của nhà thầu và các cán bộ giúp việc chỉ đạo thi công công trình

- Chỉ huy trưởng khu vực thi công: Đại diện cho nhà thầu ở khu vực thi công, có trách nhiệm điều hành toàn bộ dự án - điều tiết các đơn vị thi công về tiến độ, quan hệ trực tiếp với chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thi công

- Bộ phận vật tư: Đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình, không được làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Cán bộ quản lý cần có kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên ngành phụ trách, chịu trách nhiệm tổng thể Chịu trách nhiệm trước chỉ huy trưởng, chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến việc thi công như: thay đổi thiết kế, phát sinh công việc, thay đổi vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình, tổ chức kiểm tra kỹ thuật v.v thống nhất chương trình nghiệm thu, bàn giao với chủ đầu tư Chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán theo giai đoạn và toàn bộ công trình Ngoài ra còn có các kỹ thuật viên phụ trách chi tiết công việc

- Đội ngũ công nhân: Các đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công xây dựng công trình như: các đội thợ bê tông, thợ cốt thép, thợ cốp pha, thợ xây, thợ điện, thợ nước Trong mỗi giai đoạn, công nhân sẽ được điều đến khu vực thi công để kịp tiến độ thi công

* Phương án bố trí mặt bằng, tổ chức thi công:

- Căn cứ vào phương án tổng mặt bằng dự án đã được lựa chọn, tiến trình thực hiện, mặt bằng tổ chức thi công được phân ra thành các khu chức năng và bố trí theo phương án sau:

- Khu điều hành làm việc của Ban QLDA, chuyên gia, các tổ chức tư vấn nằm trong khu đất phía Tây Bắc mặt bằng nơi dự kiến xây dựng khu hành chính điều hành Trong giai đoạn đầu xây dựng nhà làm việc tạm quy mô nhỏ, sau khi xây dựng xong các hạng mục công trình khu hành chính sẽ sử dụng ngay các hạng mục công trình này làm nhà làm việc của Ban QLDA, chuyên gia, các tổ chức tư vấn

- Đường thi công: Đường thi công trong mặt bằng dự án sẽ được thiết kế, thi công ngay Mạng đường thi công sẽ bám theo trục mạng đường giao thông nội bộ và sau khi thi công xong sẽ hoàn thiện đường nội bộ theo thiết kế đã định

- Đường vận tải ngoài dự án phục vụ vận chuyển vật tư, thiết bị và phương tiện thiết bị thi công của các nhà thầu sẽ dựa vào các tuyến giao thông bộ hiện có trong khu vực

- Điện thi công: được cung cấp từ tuyến điện 220kV hiện có tại khu vực Đường dây, các trạm điện thi công sẽ được Chủ đầu tư cho thực hiện xây dựng sớm Đường điện thi công từ các trạm điện thi công tới các hộ tiêu thụ điện sẽ do các nhà thầu thực hiện phù hợp với thiết kế mặt bằng tổ chức thi công chung của dự án Đường nước thi công: Sử dụng nguồn nước giếng khoan tại khu vực dự án

* Bố trí thiết bị, công xưởng phục vụ, lao động kỹ thuật thi công công trình Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm kết cấu các hạng mục công trình, giải pháp xử lý nền móng và tiến độ thi công công trình, các nhà thầu xây lắp phải có đủ các phương tiện thiết bị, máy thi công chính cần thiết như:

- Thiết bị phương tiện phục vụ công tác vận chuyển vật tư, thiết bị: cần cẩu bốc dỡ, đầu kéo, xe tải

- Thiết bị, máy phục vụ công tác nền móng: máy bơm bê tông, máy xúc, máy ủi, máy đầm

- Thiết bị, máy phục vụ công tác bê tông, xây trát: Sử dụng máy trộn vữa di động, đầm dùi, đầm bàn, cốp pha thép, cốp pha trượt, giàn giáo kim loại

- Thiết bị, máy phục vụ công tác gia công cốt thép, kết cấu thép: máy cắt, máy uốn, máy hàn, máy nén khí, thiết bị làm sạch, thiết bị phun sơn

- Thiết bị, máy phục vụ công tác lắp kết cấu thép, thiết bị: cần cẩu tự hành sức nâng từ 7T- 15T

Thiết bị phục vụ công tác đo đạc, thí nghiệm, thử nghiệm

1.5.2 Biện pháp thi công các hạng mục

Công trình Dự án Trang trại nuôi lợn thịt là công trình bao gồm các hạng mục công trình khác nhau có khẩu độ và chiều cao trung bình, điển hình, sử dụng các kết cấu bê tông và kết cấu thép, có thiết bị kích thước, tải trọng Vì vậy đòi hỏi các nhà thầu tham gia xây dựng phải có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề có trình độ kỹ thuật và phải bố trí đủ nhân lực theo tiến độ thi công Đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề bao gồm các nhóm thợ sau:

- Thợ gia công, tổ hợp kết cấu thép

- Thợ vận hành máy: trạm trộn, phương tiện vận tải, máy hàn, máy cắt, máy nén khí, thiết bị phun sơn

- Thợ lắp thiết bị, kết cấu thép

* Biện pháp thi công nền móng:

Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án

+ Quý I-II/2024: Hoàn thành các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng…;

+ Quý II/2024 - Quý III/2025: Khởi công và xây dựng các hạng mục công trình; + Quý IV/2025: Hoàn thành dự án đưa vào hoạt động

Tổng vốn đầu tư: 185.072.000.000 đồng (Bằng chữ: (Một trăm tám mươi lăm tỷ, không trăm bảy mươi hai triệu đồng), cụ thể:

- Vốn góp của nhà đầu tư: Vốn góp của Công ty là 39.000.000.000 đồng, chiếm

- Vốn vay: là 146.072.000.000 đồng, chiếm 78,963% tổng mức đầu tư

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.6.2.1 Tổ chức quản lý trong giai đoạn thi công

Trong giai đoạn này chủ dự án thuê đơn vị thầu xây dựng để xây dựng trang trại Giai đoạn này có khoảng 50-100 công nhân xây dựng, chủ đơn vị thầu xây dựng sẽ phối hợp với chủ dự án quản lý giám sát trong giai đoạn này Nhà thầu có trách nhiệm giám sát, đảm bảo vệ sinh môi trường đặc biệt trong việc bố trí công nhân thu dọn đất đá, nguyên vật liệu rơi vãi trên các tuyến đường vận chuyển

1.6.2.2 Tổ chức quản lý khi dự án đi vào vận hành

Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao DHA là Chủ dự án, chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý dự án Công ty sẽ chịu trách nhiệm về việc hoàn thiện khu chuồng nuôi, xây dựng các công trình và các hoạt động chăn nuôi của dự án Đồng thời, Công ty sẽ tiến hành giám sát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu đối với các vấn đề môi trường hay rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án theo đúng quy định pháp luật Chủ dự án sẽ phối hợp với các đơn vị có đủ chức năng để thực hiện giám sát môi trường

Tổ chức bộ máy tổ chức nhân sự của trang trại sẽ được bố trí gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động tốt và có hiệu quả cao Với kế hoạch triển khai như trên, dự kiến số lượng lao động trong trang trại đi vào hoạt động ổn định như sau:

Bảng 1.16 Nhu cầu sử dụng lao động của dự án

TT HẠNG MỤC LÀM VIỆC SỐ LƯỢNG

6 Tổ nhà bếp và vệ sinh 4

Công ty sẽ ưu tiên tuyển dụng các lao động tại địa phương Các cán bộ quản lý, vận hành được tuyển dụng yêu cầu có chuyên môn và được đào tạo tại công ty Việc tuyển dụng sẽ tuân theo các quy định và luật pháp Việt Nam có liên quan Mọi công nhân đều được ký hợp đồng lao động, được đóng bảo hiểm và các chế độ phúc lợi khác có liên quan Công nhân được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc Công ty luôn tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất

2.1.1.1 Điều kiện về địa lý

Dự án được thực hiện tại Xóm Món, Xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ

An Dự án gồm 2 cụm trại tại hai khu vực cách nhau khoảng 127m, tổng diện tích dự án là khoảng 25,48ha

Xã Hạ Sơn nằm ở phía đông nam huyện Quỳ Hợp, có ranh giới địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía bắc tiếp giáp với xã Văn Lợi;

- Phía nam tiếp giáp với huyện Tân Kỳ;

- Phía tây tiếp giáp với xã Châu Lý;

- Phía đông tiếp giáp với huyện Tân Kỳ

Xã Hạ Sơn là một xã trung du miền núi, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 43,15 km 3 Khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, cách đường quốc lộ 48D khoảng 3,0km, gần với trục đường liên xã Xung quanh phạm vi dự án 500m không có hộ dân nào sinh sống Nhìn chung vị trí địa lý thực hiện dự án khá thuận lợi cho quá trình thi công xây dựng và đi vào hoạt động của dự án

Vì vậy vị trí dự án đảm bảo quy định khoảng cách từ trang trại đến đường giao thông chính tối thiểu 100m theo quy định tại mục 2.1.2 QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học

2.1.1.2 Điều kiện về địa chất a Đặc điểm địa chất

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An, huyện Quỳ Hợp có hai nhóm đất chính là đất phù sa và đất đồi núi Trong đó, đất phù sa chỉ chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên gồm 4 loại: bãi cát ven sông, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất phù sa không được bồi và đất phù sa ngòi suối, dốc tụ Đất đồi núi chiếm tới 85% diện tích đất tự nhiên bao gồm 8 loại: Đất Pheralit nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ, đất Pheralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi, đất Pheralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, đất Pheralit đỏ vàng phát triển trên đá sa thạch, đất Pheralit vàng đỏ phát triển trên đá Mácma axit (Granite), đất Pheralitic xói mòn trơ sỏi đá, đất Pheralitic trên núi (độ cao từ 200 - 700 m), đất Pheralitic mùn trên núi (độ cao 800 - 1.500 m)

Khu vực dự án thuộc hệ tầng Bắc Sơn, đã được nhiều nhà địa chất trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu

Năm 1965, Đovjikov A.E và nnk đã tiến hành đo vẽ bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000, trong đó các thành tạo lục nguyên carbonat được xếp vào tuổi Cacbon sớm (hệ tầng La Khê) và tuổi Cacbon – Permi (C-P), nằm trong đới Phu Hoạt

Năm 1981, Lê Duy Bách, Đặng Trần Quân và nnk thành lập Bản đồ Địa chất tỷ lệ 1: 200.000 tờ Thanh Hoá - Vinh và được hiệu đính năm 1996 Trong bản đồ này, các thành tạo trầm tích carbonat được xếp vào hệ tầng Bắc Sơn tuổi Carbon - Permi Nằm dưới các thành tạo trầm tích carbonat là các trầm tích lục nguyên - silic tuổi Carbon sớm thuộc hệ tầng La Khê Xuyên cắt các thành tạo carbonat và trầm tích lục nguyên là các đá granitoit thuộc phức hệ Bản Chiềng tuổi Paleogen

Năm 1983, Hoàng Văn Ưu (Liên đoàn Địa chất 4) tiến hành công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 vùng Bắc Vinh, Nghệ Tĩnh Đặc điểm phân tầng địa chất khu vực dự án như sau: a1 Giới Paleozoi thượng

* Hệ Cacrbon, thống dưới - Hệ tầng La Khê (C 1 lk)

Hệ tầng La khê do A E Dovjikor xác lập khi đo vẽ bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (1965) Đặng Trần Quân và nnk khi đo vẽ bản đồ địa chất tờ Thanh Hoá - Vinh 1: 200.000 năm 1981, được hiệu đính năm 1996, đã xếp các trầm tích lục nguyên – silic này vào tuổi Carbon sớm hệ tầng La khê

Các đá của hệ tầng lộ ra với diện tích nhỏ phân bố ở phía tây nam khu thăm dò, tạo thành các dải đồi thấp và thoải Hệ tầng có đặc điểm thạch học như sau: Cuội kết, cát kết, bột kết, đá phiến silic, đá phiến sét, đá vôi phân lớp mỏng Dày 400m

* Hệ Carbon - Hệ Permi, hệ tầng Bắc Sơn (C - P bs )

Các trầm tích carbonat ở khu vực Quỳ Hợp được A.E Dovjikov (1965) xếp vào mức tuổi Paleozoi muộn, hệ Carbon-Permi nằm trong đới Phu Hoạt Đặng trần Quân

(1981) trong bản đồ địa chất tờ Thanh Hoá – Vinh tỷ lệ 1:200,000 đã mô tả các đá vôi và đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút trong hệ tầng Bắc Sơn mức tuổi C – P chuyển tiếp trên các thành tạo lục nguyên – silic của hệ tầng La Khê Nguyễn Văn Hoành và Lê Duy Bách (1996) khi hiệu đính loạt tờ bản đồ Bắc Trung Bộ 1: 200,000 đã xếp các trầm tích carbonat vùng Quỳ Hợp vào hệ tầng Bắc Sơn tuổi Carbon-Permi (C-P bs)

Hệ tầng Bắc Sơn nằm chuyển tiếp trên hệ tầng La Khê tạo thành các khối núi đá hoa phân bố rộng rãi thuộc nửa phía bắc khu vực nghiên cứu Cấu thành nên hệ tầng chủ yếu là đá hoa màu trắng, trắng xám, xám trắng đôi chỗ xen ít thấu kính đá hoa sọc dải mầu xám, xám đen, đá thường phân lớp dày đến dạng khối; kích thước hạt từ trung bình đến thô Thành phần khoáng vật gồm chủ yếu là calcit, ít muscovit, chlorit Ở phần ven rìa nơi tiếp xúc với các đá magma, đá thường bị biến chất trao đổi có mầu xám, xám xanh, xám đen, đi cùng calcit còn có olivin, tremolit, pyroxen xiên, actinolit Thế nằm của các lớp đá hoa trong khu mỏ là 130-195 o  25-35 o

Căn cứ vào đặc điểm màu sắc, có thể phân biệt các lớp đá hoa màu trắng, và các lớp đá hoa màu xám và sọc dải Chiều dày chung của tầng đá hoa dao động từ

Theo các kết quả phân tích hoá học, các lớp đá hoa màu trắng có hàm lượng CaO cao, hàm lượng MgO, SiO2, AL2O3 và tổng sắt thấp, đủ tiêu chuẩn để sản xuất bột carbonat calci Ngược lại, các lớp và thấu kính đá hoa sọc dải màu xám có hàm lượng MgO và SiO2 khá cao

* Hệ Trias, thống giữa, bậc Anizi

Hệ tầng Đồng Trầu; phân hệ tầng dưới (T2ađt 1 )

Bề dày chung của hệ tầng theo mặt cắt này là 1.050m Trong phạm vi vùng nghiên cứu, hệ tầng Đồng Trầu lộ với một diện tích nhỏ ở phía đông nam có thành phần chủ yếu là các trầm tích lục nguyên, đá phun trào axit và tuf của chúng gồm: Cát kết, bột kết, đá phiến sét, cuội kết tuf màu xám, nâu đỏ Các đá của hệ tầng nằm phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Sông Cả Chiều dày của hệ tầng khoảng 900 -1000m a2 Giới Kainozoi (KZ); Hệ Đệ Tứ (Q)

Lớp phủ bazan Pleistocen trung - thượng (βQ 1 2-3 ): Thành tạo bazan phân bố ở phía đông bắc vùng nghiên cứu, tạo nên các đồi thấp có sườn thoải Phần dưới là bazan đặc sít, rắn chắc; phần trên là bazan dạng bọt Bazan có kiến trúc dolerit, được gọi chung là bazan olivin Dày 30 ÷ 40 m

Holocen trên (Q 2 3 ): Các trầm tích Holocen trên phân bố dưới dạng các dải hẹp trong thung lũng sông Con, có nguồn gốc sông với thành phần đặc trưng là cuội, sỏi, cát, ít bột sét Chiều dày từ 1 ÷ 7 m

Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

Khi dự án thực hiện các đối tượng bị tác động và các yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm:

- Khu dân cư thuộc xã Hạ Sơn cách dự án khoảng 1,0km về phía Nam;

- Đất rừng sản xuất của các hộ gia đình thuộc Xóm Móm, xã Hạ Sơn

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường

2.2.1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường

Chương trình quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Nghệ An năm 2021 được thực hiện theo Quyết định số 4333/QĐ-UBND ngày 02/12/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình quan trắc môi trường tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025 Theo báo cáo, chất lượng môi trường khu vực dự án năm 2021 như sau: a Môi trường nước mặt

Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021 tiếp tục có biểu hiện ô nhiễm một số thông số hữu cơ, vô cơ và vi sinh

- Các hồ chứa nước có biểu hiện ô nhiễm bởi 13 thông số, trong đó các thông số pH, COD, DO, TSS, Cl - , F - , NO2 -, PO4 3-, Mn, Coliform vượt Quy chuẩn rải rác tại một số điểm; các thông số BOD5, NH4 +, E.Coli vượt Quy chuẩn tại nhiều điểm quan trắc trên lưu vực

- Hệ thống sông Lam và phụ lưu có biểu hiện ô nhiễm/vượt Quy chuẩn bởi 13 thông số, trong đó các thông số ô nhiễm/vượt quy chuẩn rải rác gồm pH, Cl - , NO2 -, Fe, ô nhiễm/vượt quy chuẩn trên diện rộng BOD5, COD, DO, TSS, NH4 +, Mn và E.coli

- Hệ thống sông Hiếu và phụ lưu (cách dự án khoảng 9,0km) có biểu hiện ô nhiễm/vượt Quy chuẩn bởi 10 thông số trong đó rải rác pH, BOD5, As, Cd, Pb, Mn,

Fe, E.Coli, ô nhiễm/vượt quy chuẩn trên diện rộng COD, TSS

- Các kênh mương tiếp nhận nước thải gần các cụm công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm bởi 06 thông số, COD, TSS, Cl - , NO2 -, Mn, Fe

Tuy nhiên, nguồn nước thải của dự án sau xử lý được tuần hoàn toàn bộ sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất, vì vậy nguồn nước thải của dự án không xả thải ra các nguồn tiếp nhận b Môi trường nước dưới đất

Chất lượng nước dưới đất đã có biểu hiện ô nhiễm bởi các thông số PH, Pemangannat, NH4 +, Clorua (Cl - ) Cadimi (Cd), Mangan (Mn) và Sắt (Fe) tại một số điểm quan trắc Riêng thông số Coliform và E.Coli xuất hiện ô nhiễm hầu hết tất cả các điểm quan trắc c Môi trường không khí xung quanh

Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh năm 2021 cho thấy chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021 cơ bản đáp ứng yêu cầu về chất lượng môi trường không khí xung quanh theo các Quy chuẩn kỹ thuật do

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Hầu hết giá trị các thông số quan trắc đều thấp hơn Quy chuẩn hiện hành Trong

07 thông số quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh, chỉ có thông số tiếng ồn tại một số điểm đã vượt quy chuẩn cho phép với mức vượt không đáng kể d Môi trường đất

Chất lượng môi trường đất không có biểu hiện ô nhiễm bởi kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo hữu cơ Kết quả phân tích các thông số đều thấp hơn ngưỡng quy định tại QCVN 03-MT:2015/BTNMT (cột đất nông nghiệp) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (đất nông nghiệp) và QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

2.2.1.2 Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích về hiện trạng môi trường Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án, chủ đầu tư phối hợp cùng đơn vị tư vấn và đơn vị thực hiện lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường nền là Công ty TNHH Phát triển Khoa học công nghệ và Môi trường Thành Công (Đơn vị có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu VIMCERTS 298 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp kèm theo Giấy chứng nhận số 857/QĐ-BTNMT ngày 26/4/2022) thực hiện khảo sát, đo đạc, lấy mẫu hiện trường môi trường nền tại khu vực thực hiện dự án

- Địa điểm lấy mẫu: Xóm Món, xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

- Đặc điểm thời tiết: Trời nắng nhẹ, có gió

Các vị trí khảo sát chất lượng môi trường khu vực Dự án được lựa chọn căn cứ theo cơ sở:

- Điểm được lựa chọn là đại diện cho hiện trạng môi trường khu vực;

- Đặc điểm các nguồn phát thải;

- Đặc điểm nhạy cảm của các đối tượng tiếp nhận

Kết quả thu được dùng để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường hiện tại (so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành) cũng như việc kiểm soát, phòng ngừa các vấn đề ô nhiễm sau này

Quá trình đo đạc và lấy mẫu được thực hiện trong điều kiện đảm bảo và mẫu được bảo quản trước khi vận chuyển về Phòng thí nghiệm Vị trí lấy mẫu được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.7 Vị trí lấy mẫu quan trắc hiện trạng môi trường nền

Stt Vị trí lấy mẫu Tọa độ

1 Mẫu không khí khu vực 1 của dự án 2126796 0550248

2 Mẫu không khí khu vực 2 của dự án 2127303 0550487

1 Mẫu nước ngầm tại hộ dân Nguyễn

Thị Sáu gàn dự án 2126038 0551058 10/01/2024

Stt Vị trí lấy mẫu Tọa độ

1 Mẫu đất tại khu vực thực hiện dự án 2126787 0550248 10/01/2024

* Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nền của dự án được thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 2.8 Kết quả lấy mẫu phân tích không khí xung quanh

Stt Thông số Đơn vị Phương pháp thử nghiệm

5 Bụi lơ lửng àg/Nm 3 TCVN 5067:1995 59 56 300

6 CO àg/Nm 3 TCED/PT.CO

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w