1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

có quan điểm cho rằng đạo đức nghề luật không phải là cách người hành nghề luật thực hiện theo bộ quy tắc có sẵn mà chính là ở cái tâm của mỗi người

7 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Có Quan Điểm Cho Rằng Đạo Đức Nghề Luật Không Phải Là Cách Người Hành Nghề Luật Thực Hiện Theo Bộ Quy Tắc Có Sẵn Mà Chính Là Ở Cái Tâm Của Mỗi Người
Tác giả Nhóm 04
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Đạo Đức Nghề Luật
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 678,5 KB

Nội dung

Nhưng không phải ai trong xã hội cũng có ý thức chấp hành pháp luật.Để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm túc, phải có một đội ngũ đông đảo nhữngngười làm công tác thi hành pháp luật

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

ĐỀ BÀI

Có quan điểm cho rằng: “Đạo đức nghề luật không phải là cách người hành nghề luật thực hiện theo Bộ quy tắc có sẵn mà chính là

ở cái tâm của mỗi người” Hãy trình bày quan điểm của nhóm về vấn đề này.

NHÓM : 04 LỚP : N01.TL2

4624

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Khái quát chung 1

1 Đạo đức 1

2 Nghề luật 1

3 Đạo đức nghề luật 2

II Đạo đức nghề luật không phải là cách người hành nghề luật thực hiện theo Bộ quy tắc có sẵn mà chính là ở cái tâm của mỗi người 2

KẾT LUẬN 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5

1

Trang 3

MỞ ĐẦU

Để có thể thành công trong bất cứ công việc hay lĩnh vực gì thì con người bắt buộc phải có cái tâm Vì tâm ác sẽ làm việc ác, tâm thiện sẽ làm việc thiện, vô tâm sẽ làm việc thờ ơ hoặc không làm gì cả Con người làm việc thiếu đi chữ tâm thì sẽ khiến cho xã hội trở lên đảo điên, dối loạn, bất công Nghề nào cũng cần phải đặt chữ tâm lên hàng đầu và nghề luật cũng thế Nếu không có chữ tâm thì người am hiểu pháp luật, người thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật sẽ dễ lầm đường lạc lối, vì lợi ích bản thân mà phụng sự cho những thế lực xấu xa và gây hại cho người vô tội Bởi vậy có quan điểm cho rằng “Đạo đức nghề luật không phải là cách người hành nghề luật thực hiện theo Bộ quy tắc có sẵn mà chính là ở cái tâm của mỗi người” Đồng tình với quan điểm trên bài luận của chúng em sẽ đi sâu phân tích, làm sáng tỏ cái tâm của người hành nghề luật

NỘI DUNG

I Khái quát chung

1 Đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”

Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến đổi Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức mới Các giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo, yêu lao động; tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống văn minh, lành mạnh; có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả

2 Nghề luật

Khi pháp luật đã được ban hành thì mọi công dân, tổ chức phải chấp hành và thi hành pháp luật Nhưng không phải ai trong xã hội cũng có ý thức chấp hành pháp luật

Để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm túc, phải có một đội ngũ đông đảo những người làm công tác thi hành pháp luật

Nhiệm vụ của những người này là giúp người dân hiểu rõ pháp luật, tạo điều kiện cho họ hưởng các quyền công dân của mình, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, trong đó có lợi ích riêng của từng người dân

Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một

số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước v.v…

Nghề luật có sứ mệnh trong việc bảo vệ công lý, công bằng trong xã hội, là căn

cứ để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp

1

Trang 4

Để góp phần tạo nên một nét văn hóa riêng của nghề luật sư cũng như những người hành nghề luật thì mỗi người cần phải có những nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và phong cách văn hóa nói riêng của nghề luật sư

Những người hành nghề luật cần có trách nghiệm trong việc phát huy và duy trì được những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp

Nghề luật có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội cũng như là đối với mỗi người dân trong xã hội Trong thời đại hiện nay các quyền của con người ngày càng được pháp luật và nhà nước tôn trọng và bảo vệ do đó những người hành nghề luật có

ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân Đảm bảo cho những công bằng xã hội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách công bằng, công khai và minh bạch tạo sự tin tưởng của người dân đối với pháp luật và hệ thống chính trị của nhà nước Mọi hoạt động hành nghề luật đều hướng tới bảo vệ công lý, hướng tới việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân

3 Đạo đức nghề luật

Trong đời sống, mỗi nghề nghiệp khác nhau đều đòi hỏi phẩm chất đạo đức khác nhau Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân trong quá trình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó, phẩm chất đạo đức, nguyên tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể

Trải qua hàng trăm năm đã hình thành những tiêu chí chung về đạo đức nghề nghiệp của luật sư được nhiều nước chấp nhận Đó là các đức tính: trung thực, tận tụy, giữ bí mật

Trong hành nghề luật sư, các luật sư còn phải tự rèn luyện để có thêm các đức tính như: trung thành với Tổ quốc, với lợi ích quốc gia, khiêm tốn, hoà nhã, Đó là những đức tính của một công dân lương thiện Khi nói về đạo đức nghề nghiệp của luật sư thì các đức tính: trung thực, tận tụy, giữ bí mật là những đức tính riêng của luật

sư Luật sư nào vi phạm các đức tính này thì không thể hành nghề luật sư

II Đạo đức nghề luật không phải là cách người hành nghề luật thực hiện theo Bộ quy tắc có sẵn mà chính là ở cái tâm của mỗi người

Nghề luật sư từ khi được nhà nước thừa nhận chính thức bằng Pháp lệnh Luật

sư 1987 thì đạo đức nghề nghiệp đã được đặt ra, bàn luận không ngớt Năm 2002, Bộ

Tư pháp đã ban hành quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư Và giờ đây, với trách nhiệm tự quản của Liên đoàn Luật sư, việc xây dựng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp càng trở nên quan trọng, bức thiết

Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình Nhưng, do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được

Trong kinh doanh, các doanh nhân đương nhiên phải tính toán sao cho có lợi nhuận Nhưng, khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thông minh tạo

ra, nó không thể có sự gian dối Đó là đạo đức của người kinh doanh chân chính Và người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ được học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất “Chân, Thiện, Mỹ”, cũng đòi hỏi có khối

óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu

Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lãnh vực pháp luật của Nhà nước Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp

Trang 5

luật có liên quan mà thôi Như vậy tính chất nghề nghiệp của luật sư là rất phức tạp, đòi hỏi luật sư phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực đời sống

xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và phải chịu sức ép rất lớn khi thực hiện dịch vụ pháp

lý cho khách hàng

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư mới gồm 6 chương, 32 quy tắc Các quy tắc được xây dựng dưới dạng các quy phạm đạo đức mang tính chất cấm đoán (không được làm) hoặc tính chất khuyến nghị để các luật sư lựa chọn thái độ ứng xử cho phù hợp với truyền thống đạo đức nói chung và đặc tính nghề nghiệp luật

sư nói riêng Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc này mới chỉ là một khía cạnh có ý nghĩa tiền đề cho việc quản lý hoạt động luật sư

Việc tổ chức giám sát tuân thủ Bộ Quy tắc là trách nhiệm của ban chủ nhiệm các Đoàn Luật sư và của Thường vụ Liên đoàn Nhưng ban chủ nhiệm các Đoàn Luật

sư và Thường vụ Liên đoàn chỉ gồm những cá nhân luật sư, không phải là người có

“trăm tai, nghìn mắt” có thể bao quát hết từng ngõ ngách trong đời sống hằng ngày của luật sư, lại còn phải tự mình gương mẫu về tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cho xứng với chức danh mà mình đảm nhiệm Nhìn chung, nội dung Bộ Quy tắc với số lượng như thế không thể bao quát và dự liệu điều chỉnh hết các tình huống phát sinh trong hành nghề và sinh hoạt đời sống Bộ Quy tắc chỉ đưa ra những chuẩn mực chung nhất của đạo đức nghề nghiệp làm khuôn mẫu cho việc áp dụng, còn trong thực tế hành nghề và đời sống xã hội có biết bao tình huống, trường hợp cụ thể đòi hỏi từng luật sư phải tự mình ứng xử bằng cái “Tâm” trong sáng của mình mới có thể phát huy được truyền thống đạo đức nghề nghiệp luật sư

Điều rất quan trọng là phải biến những quy tắc dưới dạng các quy phạm khô khan thành hiện thực sinh động trong đời sống riêng tư và hành nghề của mỗi luật sư Vậy thì để có hiện thực sinh động trong thực thi Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp, mỗi luật sư phải tự mình ý thức về phẩm giá và uy tín của mình để tự mình điều chỉnh những hành vi của bản thân trong các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ nghề nghiệp nói riêng

Mối quan hệ giữa nói về đạo đức với thực hiện hành vi đạo đức trên thực tế là mối quan hệ giữa “nói và làm” Tạo ra được sự thống nhất của mối quan hệ này đối với mỗi người là một điều hết sức khó khăn trong cuộc đấu tranh với chính bản thân mình Phẩm giá và uy tín của mỗi luật sư không phải do ai ban cho hoặc sẵn có mà là kết quả của quá trình tu dưỡng bền bỉ, được tích lũy bằng tri thức, các kỹ năng hành nghề và hành vi đạo đức của bản thân luật sư Muốn vậy, mỗi luật sư phải biết quên

“cái bản ngã - cái tôi” của mình trong thái độ ứng xử, để sao cho khi hành vi của mình được thực hiện, mọi người đều nhận chân được mục đích cao cả của chủ thể hành vi là

vì sự nghiệp chung, vì uy tín chung của giới Luật sư Đức Phật Thích Ca đã dạy “Vạn pháp do Tâm” Về bản chất, con người vốn dĩ đã có “một cái tâm trong sáng”

Chữ "tâm" là một phạm trù trừu tượng, ẩn chứa trong sâu thẳm mỗi con người

"Tâm" của nghề luật sư cũng giống như các nghề khác là một điều không thể định lượng nhưng có thể được biểu hiện bằng sự yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và sự phấn đấu nghiêm túc, trong sáng Mặc dù vậy, chữ "tâm" ấy khó có thể tìm được chuẩn mực

để đo lường và đánh giá độ nông - sâu, sáng - tối Vả lại, "tâm" con người nếu được chủ động sắp đặt để thể hiện ra bên ngoài thì sẽ không còn là chữ "tâm" đích thực nữa Nghề luật sư là một nghề độc lập, tự do và chuyên nghiệp, yếu tố cá nhân không tránh khỏi là yếu tố chi phối lớn đối với công việc Có được chữ "tâm", luật sư sẽ có thể chiến thắng "cái tôi" cá nhân để đặt nhiệm vụ bảo vệ công lý lên cao nhất và luôn coi trọng quyền lợi hợp pháp của thân chủ "Tâm" giúp người luật sư gắng sức để vớt lấy

Trang 6

phần "người" ra khỏi phần "con" trong "con người" tội phạm, để không lạnh lùng quay

đi trước những điều bất bằng, phi lý nhưng cũng là để phân định rõ ranh giới giữa bảo

vệ lợi ích chung của xã hội và việc chạy theo lợi ích riêng của một thiểu số Người luật

sư có "tâm" sẽ luôn biết đấu trí để tìm ra những phương án giải quyết tối ưu vì lợi ích hợp pháp của khách hàng Chữ "tâm" ấy cũng thúc đẩy luật sư hành nghề sao cho để lại ấn tượng đẹp trong lòng khách hàng, xử sự đúng mực với đồng nghiệp Cho dù gặp trở ngại tới mấy trong nghề nghiệp, luật sư vẫn có thể vượt qua nhờ có "tâm" không ngại khó Vậy là nhờ có chữ "tâm", luật sư có được cả chữ "tín", chữ "đức" và chữ

"nhẫn", chữ “đạo” đúng như quan điểm của thạc sỹ Lê Quốc Hiền – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa từng nhận định “Hành nghề Luật sư là chở đạo”

Chỉ có điều trong quá trình sống, “cái Tâm” ấy trong mỗi người đã bị tạp nhiễm bởi những ham muốn vật chất và danh vọng qua thời gian làm cho nó bị mờ đi Rèn

“Tâm” chính là một biện pháp thanh lọc trong thân tâm, để “cái Tâm trong sáng” ấy hiện ra Và khi “cái Tâm trong sáng” hiện hữu thì thưa các đồng nghiệp, mọi tình huống phức tạp nào đó xảy ra trong đời sống cá nhân và hành nghề của từng Luật sư, đều trở nên đơn giản!

KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên, nhóm em khẳng định quan điểm "Đạo đức nghề luật không phải là cách người hành nghề luật thực hiện theo Bộ quy tắc có sẵn mà chính là

ở cái tâm của mỗi người” là hoàn toàn đúng đắn Bộ quy tắc đã soạn sẵn là một chuẩn mực được đặt ra cho nghề luật, những cá nhân, tổ chức hành nghề luật cần dựa vào đó

để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp Nhưng đạo đức nghề luật lại chính là ở cái tâm của người làm luật Bởi nghề luật là nghề nghiệp đặc thù, đòi hỏi sự “trong sáng về đạo đức” Người hành nghề luật với mục tiêu phụng sự công lý, tôn trọng và dựa trên pháp luật thì trước hết phải xuất phát từ cái tâm của chính mình Nếu không xuất phát từ nền tảng này thì không thể có ý thức tôn trọng pháp luật khi hành nghề

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Cảm nhận về nghề Luật sư (online), 2021

10/09/2022);

2 Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Nghĩ thêm về đạo đức của nghề Luật sư (online),

2021

cập lần cuối 10/09/2022);

3 Luật sư Trần Xuân Tiền, Đạo đức luật sư – suy nghĩ của người mới vào nghề

(online), 2011

https://dongdoilaw.vn/dao-duc-luat-su-suy-nghi-cua-nguoi-moi-vao-nghe/ (Truy cập lần cuối 10/09/2022)

Ngày đăng: 16/05/2024, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w