1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề số 17 chỉ ra những điểm hạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định của bộ luật dân sự năm 2015 về một trong các loại hợp đồng thông dụng

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chỉ Ra Những Điểm Hạn Chế Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Năm 2015 Về Một Trong Các Loại Hợp Đồng Thông Dụng
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 82 KB

Nội dung

Đề số 17: Chỉ ra những điểm hạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về một trong các loại hợp đồng thông dụng... Những điểm hạn chế trong quy định về HĐTCTS.

Trang 1

Đề số 17: Chỉ ra những điểm hạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về

một trong các loại hợp đồng thông dụng.

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Những điểm hạn chế trong quy định về HĐTCTS 1

1 Hạn chế trong quy định về tính đền bù hoặc không có đền bù của HĐTCTS 1

2 Hạn chế trong quy định về tặng cho có điều kiện 1

2.1 Hạn chế trong quy định về điều kiện tặng cho của tặng cho có điều kiện 1

2.2 Chưa có quy định đối với trường hợp bên được tặng cho thực hiện được một phần của điều kiện tặng cho 2

3 Chưa có quy định về hủy HĐTCTS 2

II Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015 về HĐTCTS 3

KẾT LUẬN 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong các hợp đồng thông dụng, TCTS là một hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt BLDS năm 2015 quy định về loại hợp đồng này từ Điều 457 đến Điều

462 Bên cạnh những đổi mới so với BLDS năm 2005 thì những quy định về TCTS còn tồn tại một số hạn chế Vì vậy trong bài tập lần này, em sẽ chỉ ra những điểm hạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015 về HĐTCTS

NỘI DUNG

I Những điểm hạn chế trong quy định về HĐTCTS

1 Hạn chế trong quy định về tính đền bù hoặc không có đền bù của HĐTCTS

Theo quy định tại Điều 457 BLDS 2015 thì bản chất của HĐTC là loại hợp đồng không có đền bù Nhưng theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 về

HĐTC có điều kiện thì: "Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho tài sản

thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho" BLDS năm 2015

đã không quy định cụ thể về điều kiện tặng cho, nên nếu bên tặng cho yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một điều kiện nhằm mang lại lợi ích về mặt vật chất cho bên tặng cho thì HĐTCTS lúc này lại trở thành hợp đồng có đền bù Khi đó, điều kiện đưa ra có đúng với tính chất không đền bù của hợp đồng được quy định tại Điều 457 hay không? Và với tính chất không đền bù được quy định tại Điều 457 thì trong trường hợp này hợp đồng có được thừa nhận hay không? Như vậy, quy định về TCTS đã có sự mâu thuẫn về tính có đền bù hay không có đền bù của HĐTC

2 Hạn chế trong quy định về tặng cho có điều kiện

2.1 Hạn chế trong quy định về điều kiện tặng cho của tặng cho có điều kiện

1

Trang 5

Khoản 1 Điều 462 đã nhắc tới điều kiện tặng cho của HĐTC có điều kiện, cụ

thể là “không được vi phạm điều cấm của luật” và “không trái với đạo đức xã hội”.

Tuy nhiên, điều luật này quy định chưa rõ ràng về điều kiện tặng cho, gây ra khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tặng cho tài sản có điều kiện Bên tặng cho có thể đưa ra điều kiện về việc chuyển giao tài sản hay thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc Điều 462 BLDS năm 2015 chưa dự liệu đến khả năng thực hiện được của điều kiện tặng cho Vì vậy, trên thực tế sẽ có khả năng xảy ra trường hợp bên tặng cho đặt ra điều kiện tặng cho mang tính chất thách đố, nằm ngoài khả năng thực hiện của con người

Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn trong việc quy định HĐTC là hợp đồng có đền

bù hay không có đền bù cũng làm ảnh hưởng đến điều kiện tặng cho của loại hợp đồng này Nếu hiểu HĐTC là hợp đồng không đền bù thì điều kiện tặng cho chỉ dừng lại ở các công việc không mang lại lợi ích cả vật chất lẫn tinh thần cho bên tặng cho, ví dụ như: ông A tặng cho con trai căn nhà với điều kiện là chỉ được ở, không được bán Ngược lại, nếu hiểu HĐTC là hợp có đền bù thì điều kiện tặng cho có thể vì các lợi ích vật chất của bên tặng cho

2.2 Chưa có quy định đối với trường hợp bên được tặng cho thực hiện được một phần của điều kiện tặng cho

Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 chỉ mới đưa ra quy định giải quyết khi bên được tặng cho “không thực hiện” điều kiện mà chưa bao quát phương thức giải quyết đối với trường hợp bên được tặng cho đã thực hiện được một phần điều kiện Thực tế tồn tại rất nhiều trường hợp bên tặng cho có thực hiện điều kiện nhưng chỉ thực hiện một phần Ví dụ như trường hợp cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất và

2

Trang 6

nhà cho con trai và dâu với điều kiện là họ phải nuôi dưỡng đứa em bị tâm thần cho đến khi chết Trong thời gian 8 năm đầu kể từ khi nhận tài sản họ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo nhưng sau đó thì họ bỏ bê, thậm chí không cho ăn uống Trong ví dụ này người được tặng cho không thuộc trường hợp “không thực hiện điều kiện tặng cho” mà họ vẫn thực hiện nhưng thực hiện không đầy đủ điều kiện

3 Chưa có quy định về hủy HĐTCTS

Khác với hợp đồng mua bán, trao đổi, vay có lãi, các bên trong hợp đồng đều nhận được lợi ích vật chất thì HĐTCTS là hợp đồng mà chỉ có một bên thu được lợi ích vật chất Khi xác lập hợp đồng này, tài sản của bên tặng cho bị giảm sút mà không mang lại lợi ích vật chất nào cho họ Do vậy, việc hủy bỏ hợp đồng tặng cho cũng cần có một số điểm đặc biệt so với các loại hợp đồng khác

Bên tặng cho xác lập hợp đồng tặng cho tài sản thường nhằm giúp đỡ bên được tặng cho về mặt vật chất Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người được tặng cho

vô ơn, làm hại tới người tặng cho Ví dụ: cha mẹ cho con cái toàn bộ tài sản họ làm

ra được, sau khi nhận được tài sản thì họ có những cư xử không đúng với cha mẹ như đánh đập, chửi bới, mặc kệ khi cha mẹ họ bệnh tật, ốm đau Theo như đạo lý của người Việt Nam ta, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thì việc vô ơn đã là không thể chấp nhận, việc xâm hại tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người đã có ơn với mình là càng khó chấp nhận hơn Vì vậy, cần có những quy định về việc hủy bỏ HĐTC để giải quyết các tranh chấp trong trường hợp người được tặng cho

vô ơn, xâm phạm đến một số quyền con người cơ bản của người tặng cho

II Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015 về HĐTCTS

3

Trang 7

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy một số điểm hạn chế trong quy định về HĐTCTS trong Bộ luật Dân sư năm 2015 Sau đây là một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định đó:

Thứ nhất, hoàn thiện những yêu cầu cụ thể đối với điều kiện trong HĐTCTS

có điều kiện về việc: Điều kiện tặng cho là thực hiện một công việc cụ thể thì cần xét đến việc công việc ấy có thể thực hiện được hay không? Nó có đem lại lợi ích cho bên tặng cho tài sản hay không? Từ đó thống nhất tính có đền bù hay không có đền bù của loại hợp đồng này

Thứ hai, bổ sung khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 theo hướng

quy định bao quát trường hợp bên được tặng cho đã thực hiện một phần điều kiện:

“Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho

không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại Nếu bên được tặng cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì được thanh toán chi phí tương ứng khi bên tặng cho đòi lại tài sản”.

Thứ ba, bổ sung quy định về việc hủy bỏ HĐTCTS theo hướng: bên được

tặng cho không thực hiện các điều kiện tặng cho; bên được tặng cho có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm với bên tặng cho; bên được tặng cho vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng bên tặng cho

KẾT LUẬN

Qua những phân tích và kiến nghị trên, có thể thấy các quy định hiện hành về HĐTCTS còn tồn tại nhiều hạn chế Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế và sự gia tăng nhanh chóng của các giao dịch dân sự trong đời sống,

4

Trang 8

các quy định về hợp đồng nói chung và HĐTCTS nói riêng ngày cần phải hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn

5

Trang 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ luật Dân sự năm 2015;

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập II,

Nxb Công an nhân dân;

3 TS Lê Thị Giang (2020), Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam

– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn: Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp;

4 PGS.TS Nguyễn Văn Cừ – PGS.TS Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên, 2017),

Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân;

5 Ngô Hoàng Oanh (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm

2015, Nxb Lao động;

6 Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự

năm 2015, NXB, Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam;

7 Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Tư pháp;

8 Luật sư Đặng Hồng Dương (2020), Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện quy định

pháp luật hiện hành về hợp đồng tặng cho có điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Truy cập: 01/08/2022

Nguồn: https://lsvn.vn/danh-gia-va-kien-nghi-hoan-thien-quy-dinh-phap-luat- hien-hanh-ve-hop-dong-tang-cho-co-dieu-kien-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-2015.html;

9 Phạm Thị Hằng (2018), Tặng cho tài sản có điều kiện và một số vướng mắc từ

thực tiễn, Truy cập: 01/08/2022

6

Trang 10

Nguồn: https://tapchitoaan.vn/tang-cho-tai-san-co-dieu-kien-va-mot-so-vuong-mac-tu-thuc-tien

7

Ngày đăng: 16/05/2024, 06:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w